BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/2021/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 11 năm 2021
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG;
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN TRONG KỲ XÉT THĂNG HẠNG
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định
số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Sau khi có ý kiến
thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 4621/BNV-CCVC ngày 20 tháng 9 năm
2021;
Theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét
thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng
sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập.
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định
tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác
định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập, các trường cao đẳng công
lập có nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý
nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là trường cao đẳng sư phạm)
và cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng
đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập, viên chức
các trường cao đẳng công lập giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ
cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây
gọi chung là viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm), cơ sở giáo
dục đại học công lập đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương
II
TIÊU
CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG
Mục
1. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Điều
3. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21
Viên chức giảng dạy
trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21
khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng
sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức
danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22.
3. Được xếp loại chất
lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước
năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm
chính (hạng II), mã số V.07.08.21; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các
quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật
Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
5. Đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II),
mã số V.07.08.21 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư
số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương
đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập.
Trường hợp viên chức
đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản
6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì đáp ứng yêu
cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét
thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
6. Đáp ứng yêu cầu về
thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư
phạm (hạng III), mã số V.07.08.22 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 5 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Điều
4. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20
Viên chức giảng dạy trong
các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi
có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng
sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức
danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
3. Được xếp loại chất
lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước
năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm
cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các
quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật
Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
5. Đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I),
mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư
số 35/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức
đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản
6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về
tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng
giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
6. Đáp ứng yêu cầu về
thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư
phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Mục
2. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THI HOẶC XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TRONG CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Điều
5. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng
viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02
Viên chức giảng dạy
trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ
các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục đại
học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét
thăng hạng.
2. Đang giữ chức
danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
3. Được xếp loại chất
lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước
năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng
II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không
trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên
quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng
viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
5. Đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư số
40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối
với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Trường hợp viên chức
đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản
6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về
tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng
giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
6. Đáp ứng yêu cầu về
thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III),
mã số V.07.01.03 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản
3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.
Điều
6. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01
Viên chức giảng dạy
trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ
các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục đại
học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét
thăng hạng.
2. Đang giữ chức
danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.
3. Được xếp loại chất
lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước
năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng
I), mã số V.07.01.01; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không
trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên
quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
5. Đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư số
40/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức
đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản
6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về
tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng
giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
6. Đáp ứng yêu cầu về
thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng
II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương theo quy định tại điểm h
khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.
Chương
III
NỘI
DUNG, HÌNH THỨC XÉT THĂNG HẠNG VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN TRONG KỲ XÉT
THĂNG HẠNG
Điều
7. Nội dung và hình thức xét thăng hạng
1. Nội dung xét
thăng hạng
Nội dung xét thăng hạng
bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề
nghiệp dự xét thăng hạng; trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Hình thức xét
thăng hạng
Hình thức xét thăng
hạng bao gồm việc xét hồ sơ theo Điều 36 Nghị định số
115/2020/NĐ-CP, thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng
hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với
chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng; trong đó, có tính điểm quy đổi
kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và được thực hiện qua 02 (hai) bước như
sau:
a) Bước 1: Xét hồ sơ
và thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng quy định
tại Điều 3, Điều 4, Điều 5
và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp
đăng ký dự xét thăng hạng;
b) Bước 2: Tính điểm
quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức dự xét đã đảm bảo
tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng ở Bước
1, thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
8. Kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tính điểm quy đổi
1. Kết quả hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ được tính điểm quy đổi (chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư này) gồm:
a) Kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
b) Bài báo khoa học;
c) Sách phục vụ đào
tạo: Sách chuyên khảo, sách giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn;
d) Kết quả hướng dẫn
học viên được cấp bằng thạc sỹ; hướng dẫn học viên bảo vệ thành công luận văn
chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú đối với giảng viên giảng dạy các ngành thuộc
nhóm ngành khoa học sức khỏe; hướng dẫn nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ;
đ) Công trình nghiên
cứu, sáng tác được giải thưởng quốc gia, quốc tế đối với giảng viên giảng dạy
các ngành nghệ thuật; thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải
thưởng quốc gia, quốc tế đối với giảng viên giảng dạy các ngành thể dục thể
thao.
2. Mỗi kết quả hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ được quy đổi tại khoản 1 Điều này phải có nội dung phù hợp
với ngành, chuyên ngành đang giảng dạy của viên chức, phù hợp với vị trí việc
làm mà viên chức đang đảm nhiệm. Đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01, điểm quy đổi kết quả
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được được tính từ sau khi viên chức được bổ nhiệm
chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương
đương.
3. Bài báo khoa học,
sách phục vụ đào tạo đã công bố có nội dung trùng lặp từ 30% trở lên với công
trình khác của cùng tác giả chỉ được tính điểm quy đổi một lần. Không thực hiện
tính điểm quy đổi đối với sách phục vụ đào tạo, bài báo khoa học được hình
thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được tính điểm quy
đổi.
4. Kết quả hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi có nhiều tác giả tham gia thì tác giả chính được
hưởng 1/3 số điểm, số điểm còn lại được chia theo giá trị đóng góp của từng
thành viên giam gia, kể cả tác giả chính; trường hợp không thể xác định cụ thể
giá trị đóng góp của mỗi người thì số điểm còn lại được chia đều cho các thành
viên tham gia, kể cả tác giả chính. Trường hợp không thể xác định được tác giả
chính thì chia đều cho từng người
Điều
9. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
1. Xác định người
trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Người trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính
(hạng II), mã số: V07.08.21 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định
đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này,
trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 2,0
(hai) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu
thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao;
b) Người trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp
(hạng I), mã số: V07.08.20 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt
tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này,
trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 4,0
(bốn) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu
thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao;
c) Người trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số:
V.07.01.02 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn,
điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, trong đó
điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 3,5 (ba phẩy
năm) điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu
thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao;
d) Người trúng tuyển
trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số:
V.07.01.01 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn,
điều kiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, trong đó
điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 8,0 (tám) điểm
và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức
danh nghề nghiệp được giao.
2. Trường hẹp có từ
02 (hai) người trở lên có điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi
bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu
tiên như sau:
a) Viên chức là nữ;
b) Viên chức là người
dân tộc thiểu số;
c) Viên chức có thời
gian công tác nhiều hơn;
d) Viên chức nhiều
tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh).
3. Trường hợp vẫn
không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên thì người đứng
đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức
và quyết định người trúng tuyển trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền quản lý viên chức.
4. Không bảo lưu kết
quả cho các kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.
5. Thông báo kết quả
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Trong thời hạn 10
(mười) ngày kể từ ngày hoàn thành việc xét, Hội đồng xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp viên chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức về kết quả xét; đồng thời
công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và
gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức dự xét về điểm xét
thăng hạng để thông báo cho viên chức được biết;
b) Trong thời hạn 15
(mười lăm) ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm xét thăng hạng, viên chức dự
xét có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả điểm xét thăng hạng. Hội đồng
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thành lập Ban
phúc khảo và tổ chức xét phúc khảo, công bố kết quả xét phúc khảo chậm nhất 15
(mười lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại
khoản này;
c) Chậm nhất 05
(năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả xét phúc khảo, Hội đồng xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt
kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển;
d) Chậm nhất 05 (năm)
ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có
trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản
tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét.
Chương
IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều
10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2021.
2. Các Thông tư sau
đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 18/2017/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng
hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập;
b) Thông tư số 08/2018/TT-BGDĐT ngày 12 năm 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng
hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập.
Điều
11. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm, Thủ
trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trường hợp các
văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực
hiện theo các văn bản mới đó.
3. Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được
hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Hội đồng Giáo sư nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
- Như Điều 11;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, NGCBQLGD (10).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
PHỤ LỤC
CÁCH TÍNH ĐIỂM QUY ĐỔI KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
(Kèm theo Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM
QUY ĐỔI
|
ĐIỂM QUY ĐỔI
|
I
|
Kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được nghiệm thu từ mức đạt trở lên
|
|
1
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp quốc gia
|
3,0 điểm
|
2
|
Thành viên thực hiện
chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia
|
1,0 điểm
|
3
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh
|
1,0 điểm
|
4
|
Thành viên thực hiện
chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh
|
0,5 điểm
|
5
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp cơ sở
|
0,5 điểm
|
II
|
Bài báo khoa học
|
Cho điểm tối đa theo khung điểm đối với các bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí khoa học do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định
|
III
|
Sách phục vụ
đào tạo đã xuất bản
|
|
1
|
Sách chuyên khảo về
vấn đề khoa học liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực
|
3,0 điểm
|
2
|
Sách chuyên khảo về
vấn đề khoa học trong phạm vi ngành, lĩnh vực
|
2,0 điểm
|
3
|
Giáo trình được Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
|
3,0 điểm
|
4
|
Giáo trình được
người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hoặc hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm
phê duyệt, lựa chọn
|
2,0 điểm
|
5
|
Sách tham khảo
|
1,5 điểm
|
6
|
Sách hướng dẫn
|
1,0 điểm
|
IV
|
Kết quả đào tạo
|
|
1
|
Hướng dẫn chính nghiên
cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ
|
2,0 điểm
|
2
|
Hướng dẫn phụ
nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sỹ
|
1,0 điểm
|
3
|
Hướng dẫn học viên
được cấp bằng thạc sỹ
|
0,5 điểm
|
4
|
Hướng dẫn học viên
bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sỹ nội trú
|
0,5 điểm
|
V
|
Công trình
nghiên cứu, sáng tác trong lĩnh vực nghệ thuật được giải thưởng quốc gia, quốc
tế
|
|
1
|
Tác phẩm nghệ thuật
đạt giải thưởng quốc tế (giải nhất)
|
2,0 điểm
|
2
|
Tác phẩm nghệ thuật
đạt giải thưởng quốc tế (giải nhì)
|
1,5 điểm
|
3
|
Tác phẩm nghệ thuật
đạt giải thưởng quốc tế (giải ba)
|
1,0 điểm
|
4
|
Tác phẩm nghệ thuật
đạt giải thưởng quốc gia (giải nhất)
|
1,0 điểm
|
5
|
Tác phẩm nghệ thuật
đạt giải thưởng quốc gia (giải nhì)
|
0,75 điểm
|
6
|
Tác phẩm nghệ thuật
đạt giải thưởng quốc gia (giải ba)
|
0,5 điểm
|
VI
|
Thành tích huấn
luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế
|
|
1
|
Thành tích huấn luyện,
thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (giải nhất)
|
2,0 điểm
|
2
|
Thành tích huấn
luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (giải nhì)
|
1,5 điểm
|
3
|
Thành tích huấn luyện,
thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (giải ba)
|
1,0 điểm
|
4
|
Thành tích huấn
luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia (giải nhất)
|
1,0 điểm
|
5
|
Thành tích huấn
luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia (giải nhì)
|
0,75 điểm
|
6
|
Thành tích huấn
luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia (giải ba)
|
0,5 điểm
|