BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/2014/TT-BKHĐT
|
Hà Nội, ngày
14 tháng 10 năm 2014
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 216/2013/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM
2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ; NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/2012/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 02 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH VỀ CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ
Căn cứ Luật
Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật
Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của
Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu
tư;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết định
số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê,
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban
hành Thông tư hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu
tư; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với thanh
tra chuyên ngành thống kê.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt
động của thanh tra chuyên ngành thống kê gồm: Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là
Cục Thống kê), Cục trưởng Cục Thống kê, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra
chuyên ngành thống kê; tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành thống kê; trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành thống kê và chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành thống
kê.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thống kê.
2. Thủ trưởng cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thống kê.
3. Người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.
4. Đối tượng thanh tra
chuyên ngành thống kê; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động
thanh tra chuyên ngành thống kê.
Chương II
NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục Thống kê
1. Xây dựng kế hoạch
thanh tra chuyên ngành thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, trình
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt và tổ chức thực hiện theo thẩm
quyền.
2. Thanh tra việc chấp
hành pháp luật về thống kê tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm
vi quản lý của Cục Thống kê.
3. Thanh tra những vụ việc
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thống kê thuộc thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Cục
Thống kê.
5. Thực hiện công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Tổng hợp, báo cáo Tổng
cục Thống kê kết quả công tác thanh tra chuyên ngành thống
kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong
phạm vi quản lý của Cục Thống kê.
7. Thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục trưởng Cục Thống kê
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện và kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành
thống kê thuộc phạm vi quản lý.
2. Báo cáo Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê xử lý việc chồng chéo về thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, nội
dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của Cục Thống kê.
3. Quyết định thanh tra
theo kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt; thanh tra đột xuất khi
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống
kê.
Cuộc thanh tra của Đoàn thanh tra
chuyên ngành thống kê do Cục Thống kê tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp
phức tạp có thể kéo dài hơn, nhung không quá 45 ngày. Thời hạn của cuộc thanh
tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh
tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh
tra do Cục trưởng Cục Thống kê quyết định.
4. Kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định phù hợp với yêu
cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện
qua công tác thanh tra.
5. Xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục
Thống kê.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền
hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thống kê
1. Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ
trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thực hiện thanh tra
theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng
cơ quan quản lý trực tiếp giao.
3. Giúp Thủ trưởng cơ
quan quản lý trực tiếp thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công.
4. Giúp Thủ trưởng cơ
quan quản lý trực tiếp tổng hợp, đánh giá, báo cáo về công tác thanh tra chuyên
ngành thống kê, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng.
5. Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý trực
tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra.
6. Xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát
hiện qua công tác thanh tra.
7. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao theo quy định của pháp luật.
Chương III
KẾ
HOẠCH THANH TRA CỦA CỤC THỐNG KÊ; CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA
CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ
Điều 6. Xây dựng và
phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của Cục Thống kê
1. Căn cứ hướng dẫn của
Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm
trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trước ngày 25 tháng 11 của năm trước
năm kế hoạch.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có
trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng
12 của năm trước năm kế hoạch.
2. Khi cần điều chỉnh kế
hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Cục trưởng Cục Thống kê phải báo cáo Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt bổ sung.
3. Việc xây dựng, phê
duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23
tháng 4 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định
hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
4. Kế hoạch thanh tra
quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 7. Chế độ thông
tin, báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành thống kê
1. Quy định về việc gửi
kết luận thanh tra chuyên ngành thống kê
a) Kết luận thanh tra của
cuộc thanh tra chuyên ngành thống kê do Tổng cục Thống kê tiến hành phải được gửi
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản
lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có
liên quan.
b) Kết luận thanh tra của cuộc thanh
tra chuyên ngành thống kê do Cục Thống kê tiến hành phải được gửi Tổng cục Thống
kê, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng
thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Quy định về báo cáo
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là văn bản
tổng hợp tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
a) Trách nhiệm báo cáo
Cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng
cục Thống kê về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Cục Thống kê; các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thống kê về công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình.
Tổng cục Thống kê có trách nhiệm tổng
hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng của Tổng cục Thống kê.
b) Các loại báo cáo
Báo cáo định kỳ là báo cáo
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hàng
quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.
Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê.
c) Nội dung báo cáo định
kỳ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng thực hiện theo đề cương và các mẫu biểu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời kỳ
lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo định kỳ
Báo cáo quý I: Thời kỳ lấy số liệu từ
ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 3 của năm báo cáo. Tổng cục Thống
kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 3 của năm
báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 3 của
năm báo cáo.
Báo cáo 6 tháng: Thời kỳ lấy số liệu từ
ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 6 của năm báo cáo. Tổng cục Thống
kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 6 của năm
báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 6 của
năm báo cáo.
Báo cáo 9 tháng: Thời kỳ lấy số liệu từ
ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 9 của năm báo cáo. Tổng cục Thống
kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 9 của năm
báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 9 của
năm báo cáo.
Báo cáo năm: Thời kỳ lấy số liệu từ
ngày 10 tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 12 của năm báo cáo. Tổng cục Thống
kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 của
năm báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng
12 của năm báo cáo.
e) Thời kỳ lấy số liệu
và thời hạn gửi báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê.
Chương IV
TIÊU
CHUẨN, TRANG PHỤC, THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ
Điều 8. Tiêu chuẩn của
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê
1. Người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê là công chức thuộc biên chế của Tổng
cục Thống kê và Cục Thống kê (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành
thống kê).
2. Công chức thanh tra
chuyên ngành thống kê phải đáp ứng các tiêu chuẩn
a) Có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn theo quy định của ngạch Thống kê viên trở lên, được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành thống kê;
b) Có ít nhất 01 năm làm
công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành;
c) Có nghiệp vụ thanh
tra.
Điều 9. Trang phục của
công chức thanh tra chuyên ngành thống kê
1. Công chức thanh tra
chuyên ngành thống kê thuộc bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thống
kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê được cấp trang phục.
2. Trang phục của công
chức thanh tra chuyên ngành thống kê thực hiện theo Thông tư số 03/2010/TT-TTCP ngày 16 tháng 7 năm 2010 của
Thanh tra Chính phủ hướng dẫn về màu sắc, chất liệu, quy cách và quản lý, sử dụng
trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.
3. Việc cấp phát trang
phục thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 150/2007/TTLT-BTC-TTCP ngày 14 tháng 12 năm 2007
của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát trang
phục của Thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.
4. Kinh phí may, sắm
trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành thống kê do ngân sách nhà nước
cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị.
5. Trang phục công chức
thanh tra chuyên ngành thống kê chỉ sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra và
các ngày lễ của ngành Thanh tra. Công chức thanh tra có trách nhiệm bảo quản
trang phục được cấp.
Điều 10. Phù hiệu, biển
hiệu, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thống kê
1. Phù hiệu của công chức
thanh tra chuyên ngành thống kê
Phù hiệu là biểu tượng của Thanh tra
chuyên ngành thống kê, phù hiệu được may trên tay áo, gắn trên mũ kêpi, in trên
biển hiệu.
Phù hiệu thanh tra chuyên ngành thống
kê ở giữa có biểu tượng ngành Thống kê trên nền xanh đậm; phía trên có dòng chữ
“TỔNG CỤC THỐNG KÊ” viết theo
cung tròn, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu vàng; phía dưới có dòng chữ
"THANH TRA THỐNG KÊ" viết hàng ngang, phông chữ Arial, chữ in hoa,
màu đỏ; được đặt trên bánh răng và hai bông lúa màu vàng.
Phù hiệu thêu trên vải, gắn trên tay
áo trái cách cầu vai 80 - 100 mm, hình khiên, chiều cao 78 mm, chiều rộng 70 mm, đường kính
biểu tượng ngành Thống kê 21 mm, cỡ chữ phù hợp.
Phù hiệu gắn trên mũ kêpi làm bằng đồng,
gồm: Phù hiệu tròn, có đường kính 39,53 mm, đặt trên
cành tùng mầu vàng. Kích thước cành tùng chiều cao 55,25 mm, chiều rộng 70,49
mm.
Phù hiệu được in ở phía bên trái biển
hiệu.
2. Biển hiệu thanh tra
chuyên ngành thống kê
Biển hiệu thanh tra chuyên
ngành thống kê (sau đây gọi tắt là biển hiệu) là dấu hiệu để nhận biết cơ quan
thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê. Biển hiệu
được gắn ở trên ngực áo trái.
Biển hiệu làm bằng đồng, được phủ nhựa
bóng, nền màu đỏ cờ, chiều dài 80 mm, chiều rộng 25 mm, được chia
làm 2 ô: Ô bên trái có hình vuông in
phù hiệu tròn, đường kính 23 mm; ô bên phải, trên cùng có dòng chữ “THANH TRA
THỐNG KÊ”, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 12; phía dưới ghi Mã số
biển hiệu, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 10.
Thiết kế chi tiết của phù hiệu, biển
hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê theo Phụ lục số 2.
3. Thẻ công chức thanh
tra chuyên ngành thống kê: Công chức thanh tra chuyên ngành thống kê sử dụng thẻ
công chức do Tổng cục Thống kê cấp.
4. Công chức thanh tra
chuyên ngành thống kê khi thực hiện nhiệm vụ được giao phải đeo thẻ công chức của
mình và biển hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê.
Điều 11. Mã số biển
hiệu
1. Mã số biển hiệu gồm một chuỗi ký hiệu
được dùng để nhận biết rõ cơ quan thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành thống
kê.
a) Hai ký tự đầu tiên có
mã số chung là “A26” (mã số cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Quyết
định số 93/2005/QĐ-BNV ngày 30 tháng 8 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định Danh mục mã số các cơ quan nhà nước).
b) Hai ký tự tiếp theo
là “TK” (viết tắt của cụm từ Thống kê).
c) Hai ký tự tiếp theo
là mã số tỉnh được ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính
Việt Nam. Đối với biển hiệu do cơ quan Tổng cục Thống kê quản lý thì hai ký tự
này là “00”.
d) Hai ký tự cuối là số
thứ tự biển hiệu của đơn vị (bắt đầu từ 01).
2. Mã số biển hiệu cụ thể
đối với các cơ quan, đơn vị như sau:
- Tổng cục Thống kê:
A26 - TK - 00 - số thứ tự biển hiệu;
- Cục Thống kê: A26 -
TK - mã số tỉnh - số thứ tự biển hiệu.
Điều 12. Quản lý, cấp
phát và sử dụng biển hiệu
1. Biển hiệu của công chức
thanh tra chuyên ngành thống kê do Tổng cục Thống kê trang bị. Số lượng biển
hiệu cấp cho mỗi đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê do Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê quyết định.
2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế
và Thanh tra Thống kê
thuộc Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát biển hiệu cho công
chức thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê khi được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành thống kê.
3. Cục trưởng Cục Thống
kê chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát biển hiệu cho công chức của Cục Thống kê
khi được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.
4. Trách nhiệm của công
chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành thống kê.
a) Gắn biển hiệu ở trên
ngực áo trái và đeo thẻ công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành;
b) Nộp lại biển hiệu cho
người có thẩm quyền khi kết thúc nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành được giao.
Chương V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 12 năm 2014.
Điều 14. Trách nhiệm
thi hành
1. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, đơn vị, cá nhân gửi ý kiến về
Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Thủ
tướng Chính phủ;
- Các
Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn
phòng Chính phủ;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Các
Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND
tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Bộ
trưởng, các Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục
Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Các
đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các
đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê;
- Cục
Thống kê tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Công
báo, Cổng
thông tin điện tử Chính phủ:
- Cổng
thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu:
VT, TCTK (10b).
|
BỘ TRƯỞNG
Bùi Quang Vinh
|
PHỤ
LỤC 1
ĐỀ CƯƠNG, BIỂU MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
THỐNG KÊ
(Ban hành
kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
TỔNG CỤC
THỐNG KÊ
(TÊN ĐƠN VỊ BÁO CÁO)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-……
|
…….,
ngày tháng năm 201…..
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC
THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ...(QUÝ ...
NĂM ... HOẶC NĂM ...)
Khái quát tình hình thực hiện các nhiệm
vụ, kế hoạch của cơ quan, đơn vị tác động trực tiếp đến việc thực hiện công tác
thanh tra, tóm tắt chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt; tình
hình khiếu nại, tố cáo, về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân tại đơn vị.
I. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA
1. Thanh tra
chuyên ngành
a) Việc triển khai các
cuộc thanh tra
- Tổng số cuộc thanh
tra thực hiện, chia ra: số cuộc có thành lập đoàn, số cuộc thanh tra độc lập
(Nêu cụ thể từng lĩnh vực thanh tra: Thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở,
chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, thực hiện phương án điều tra);
- Số đối tượng được
thanh tra (cá nhân, tổ chức);
- Số cuộc chưa kết
thúc.
b) Kết quả thanh tra:
- Số cá nhân, tổ chức
vi phạm;
- Nội dung các vi phạm
chủ yếu phát hiện qua thanh tra;
- Tổng số quyết định xử
phạt vi phạm hành chính được ban hành (chia ra theo hình thức xử phạt); tổng số
tiền vi phạm; số tiền xử lý tài sản vi phạm; số tiền kiến nghị thu hồi; số tiền
xử phạt vi phạm; tổng số biện pháp khắc phục hậu quả đã được áp dụng;
- Kết quả thực hiện quyết
định xử phạt vi phạm hành chính và thu hồi.
2. Kết quả xây dựng,
hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác thanh tra
- Tổng số văn bản (hướng
dẫn, chỉ đạo) về công tác thanh tra mới được ban hành;
- Tổng số văn bản (hướng
dẫn, chỉ đạo) về công tác thanh tra được sửa đổi, bổ sung;
- Số lớp tập huấn,
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thanh tra được tổ chức; tổng số người tham
gia.
II. KẾT QUẢ CÔNG
TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Công tác tiếp
công dân
a) Kết quả tiếp công dân
(tiếp thường xuyên, định kỳ và đột xuất) của các đơn vị thuộc Tổng cục
Thống kê/Cục Thống kê; số vụ việc (cũ, mới phát sinh); số đoàn đông người (báo
cáo cụ thể các đoàn đông người có tính chất phức tạp);
b) Nội dung tiếp công
dân (số vụ việc khiếu nại, tố cáo và nội dung khiếu nại, tố cáo ở các
lĩnh vực: hành chính; tư pháp; chính trị, văn hóa, xã hội; tố cáo tham
nhũng);
c) Kết quả phân loại, xử
lý qua tiếp công dân (số vụ việc chưa được giải quyết, đã được giải quyết).
2. Tiếp nhận,
phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
a) Tiếp nhận
- Số đơn tiếp nhận
trong kỳ;
- Số đơn chưa được xử
lý kỳ trước chuyển sang.
b) Phân loại đơn
- Theo loại đơn: Khiếu
nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh.
- Theo nội dung: lĩnh vực
hành chính; tư pháp; chính trị, văn hóa, xã hội, tố cáo tham
nhũng.
- Theo thẩm quyền: đơn
thuộc thẩm quyền, đơn không thuộc thẩm quyền.
- Theo trình tự giải quyết: chưa
được giải quyết; đã được giải quyết lần đầu; đã được giải quyết nhiều lần).
c) Kết quả xử lý đơn thư khiếu
nại, tố cáo nhận được: Số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; số lượng
văn bản đôn đốc việc giải quyết; số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ
quan có thẩm quyền; số đơn thuộc thẩm quyền; số đơn lưu do
đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh,...
3. Kết quả giải
quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
a) Giải quyết đơn khiếu
nại thuộc thẩm quyền:
- Tổng số: Đơn khiếu nại;
vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết (thông qua giải thích, thuyết
phục; giải quyết bằng quyết định hành chính); số vụ việc giải
quyết lần 1, lần 2;
- Kết quả giải quyết:
số vụ việc khiếu nại đúng, số vụ việc khiếu nại sai, số vụ việc khiếu nại đúng
một phần; tổng số tiền, tài sản (đất,...) kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước và
trả lại cho công dân; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết khiếu
nại (kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý); chấp
hành thời hạn giải quyết theo quy định;
- Việc thi hành kết luận,
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (tổng số quyết định giải
quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong);
- Kết quả thực hiện
kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (về kinh tế,
hành chính và chuyển cơ quan điều tra xử lý).
b) Giải quyết đơn tố cáo
thuộc thẩm quyền:
- Tổng số: Đơn tố cáo,
vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết;
- Kết quả giải quyết: Số vụ việc tố
cáo đúng, số vụ việc
tố cáo sai, số vụ việc tố cáo đúng một phần; tổng số tiền, tài sản (đất,...) kiến
nghị thu hồi về cho Nhà nước và trả lại cho công dân; phát hiện và kiến nghị xử
lý vi phạm qua giải quyết tố cáo (xử lý hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử
lý); việc chấp hành thời gian giải quyết theo quy định;
- Việc thi hành quyết định
xử lý tố cáo (tổng số quyết định phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực
hiện xong);
- Kết quả thực hiện quyết
định xử lý tố cáo (về kinh tế, hành chính và chuyển cơ quan điều tra xử lý).
4. Kết quả xây dựng,
hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo
- Tổng số văn bản (hướng
dẫn, chỉ đạo) về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo mới được ban hành;
- Tổng số văn bản (hướng
dẫn, chỉ đạo) về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo được sửa đổi, bổ sung;
- Số lớp tập huấn,
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo được tổ chức; tổng số người tham
gia.
III. KẾT QUẢ CÔNG
TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Việc quán triệt,
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; công tác
lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách
a) Các hình thức cụ thể
đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Việc ban hành văn bản,
hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo,
điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Tình hình tổ chức, bộ
máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham
nhũng; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham
nhũng (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách);
d) Các kết quả khác đã
thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật
về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng.
2. Kết quả thực
hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
a) Việc thực hiện các
quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị;
b) Việc xây dựng, ban
hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
c) Việc xây dựng, thực
hiện quy tắc ứng xử của công chức, viên chức;
d) Việc chuyển đổi vị
trí công tác của công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng;
đ) Việc thực hiện các quy định về minh
bạch tài sản và thu nhập;
e) Việc xem xét, xử lý
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
f) Việc thực hiện cải
cách hành chính;
g) Việc đổi mới phương
thức thanh toán, trả lương qua tài khoản;
h) Việc tăng cường áp dụng
khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị;
i) Các nội dung khác đã
thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng (nếu có).
3. Kết quả phát
hiện, xử lý tham nhũng
a) Kết quả phát hiện, xử
lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ thuộc phạm vi quản lý của các cơ
quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê;
b) Kết quả công tác
thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh
tra;
c) Kết quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại,
tố cáo;
d) Kết quả điều tra,
truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của cơ quan,
đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê;
đ) Kết quả rà soát, phát hiện tham
nhũng qua các hoạt động khác.
IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ
BÁO
1. Đánh giá về
công tác thanh tra
a) Ưu điểm, tồn tại,
hạn chế, khuyết điểm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh
tra;
b) Đánh giá vai trò của
cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thống kê trong việc phát hiện,
xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng và góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về thống kê và việc chấp hành chính sách, pháp luật về thống kê của
cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra; Nguyên nhân chủ quan, khách quan của
những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và kinh nghiệm rút ra qua tổ chức,
chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra.
2. Đánh giá tình
hình khiếu nại, tố cáo
a) Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng khiếu nại, tố cáo;
b) Đánh giá ưu điểm, tồn
tại, hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư
và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Đánh giá ưu điểm, tồn
tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
+ Việc rà soát, chỉnh sửa, ban hành mới
văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo; việc
ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện;
+ Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập
huấn cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện pháp luật về khiếu
nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại,
tố cáo;
+ Công tác tổ chức xây dựng lực lượng:
Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công
dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Nguyên nhân những ưu điểm,
tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực
hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Đánh giá tình
hình tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng
a) Đánh giá tình hình
tham nhũng trong phạm vi quản lý của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê/Cục Thống
kê và nguyên nhân;
b) So sánh tình hình
tham nhũng kỳ này với
cùng kỳ năm trước;
c) Đánh giá chung về hiệu
lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê;
d) So sánh hiệu quả công
tác phòng, chống tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước;
đ) Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục
tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng;
e) Đánh giá những khó
khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- Nêu cụ thể những khó
khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục
Thống kê trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Phân tích rõ nguyên
nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân.
4. Dự báo tình
hình khiếu nại, tố cáo; tình hình tham nhũng
a) Tình hình khiếu nại,
tố cáo của công dân trong kỳ tiếp theo (diễn biến; mức độ phức tạp; khiếu kiện
đông người, vượt cấp...);
b) Dự báo tình hình tham
nhũng trong thời gian tới (khả năng tăng, giảm về số vụ việc, số
đối tượng, tính
chất, mức độ vi phạm...);
c) Dự báo những lĩnh vực,
nhóm hành vi tham nhũng dễ xảy ra nhiều, cần phải tập trung các giải pháp phòng
ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng.
V. PHƯƠNG HƯỚNG
NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỔ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG TRONG KỲ TIẾP THEO
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản,
những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong các công tác sau:
- Công tác thanh tra sẽ
được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo;
- Công tác tiếp công
dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ được tập trung thực hiện
trong kỳ báo cáo tiếp theo;
- Công tác phòng, chống tham
nhũng sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo nhằm đạt được mục
tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng đã đề ra.
VI. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền
a) Kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác
thanh tra (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
b) Kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác tiếp
công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu phát hiện có sơ hở,
bất cập);
c) Kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về phòng, chống
tham nhũng (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
d) Kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra
(nếu có vướng mắc);
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng
dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, xử lý đơn
thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có vướng mắc);
e) Kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng (nếu có vướng mắc);
f) Các nội dung khác.
2. Đề xuất
a) Đề xuất các giải
pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác thanh tra;
b) Đề xuất các giải
pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải
quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Đề xuất các giải
pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
khắc phục những khó khăn, vướng mắc;
d) Các nội dung khác./.
Nơi nhận:
- Vụ PCTTTCTK;
- Thủ
trưởng đơn vị (để b/c);
- ….;
- Lưu:
VT,
….
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
(Ký
tên, đóng dấu)
|