BỘ
KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
06/2010/TT-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2010
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
08/2008/QĐ-BKHCN NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học
và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng
9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng các phòng
thí nghiệm trọng điểm”;
Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt
động của phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung Điều 13, Điều 14 của Quyết
định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 7 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Hội đồng phòng thí nghiệm
trọng điểm.
Hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm
gồm: Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm (sau đây gọi tắt là Hội
đồng chuyên ngành) và Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm.
1. Hội đồng chuyên ngành phòng thí
nghiệm trọng điểm
Hội đồng chuyên ngành Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng
văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhân sự thành viên Hội đồng
chuyên ngành, có nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng chuyên ngành thực hiện chức năng tư vấn
và giám sát về hoạt động chuyên môn của phòng thí nghiệm trọng điểm. Hội đồng
chuyên ngành có nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu phân tích, xử lý các
tài liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động của phòng thí nghiệm trọng
điểm.
b) Có ý kiến nhận xét bằng văn bản
về việc đánh giá, thẩm định, xác định và giám sát tính khả thi của phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm của
phòng thí nghiệm trọng điểm.
c) Thực hiện việc đánh giá định kỳ
hoặc đột xuất về kết quả và hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm
theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; có ý kiến đánh giá đối với Báo cáo
đánh giá hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm theo yêu cầu của Cơ quan
đánh giá.
d) Đề xuất kịp thời với Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan về giải pháp xử lý các vướng mắc,
tồn tại trong hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm hoặc về giải pháp điều
chỉnh hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
đ) Chủ trì nghiên cứu một số chuyên
đề khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
2. Hội đồng các
phòng thí nghiệm trọng điểm
Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng
điểm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, có nhiệm kỳ 5
năm. Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thường xuyên nắm bắt tình hình
hoạt động của các Hội đồng chuyên ngành, đề xuất các vấn đề cần giải quyết và
yêu cầu Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm có liên quan báo cáo về các vấn đề
đó để duy trì hoạt động ổn định của phòng thí nghiệm trọng điểm.
b) Tư vấn thẩm định kế hoạch phát
triển 5 năm và hàng năm của các phòng thí nghiệm trọng điểm; xử lý tổng hợp báo
cáo đánh giá hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm do Hội đồng chuyên ngành
thực hiện; tham gia kiểm tra thực tế hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm
và hoạt động của các Hội đồng chuyên ngành trong trường hợp cần thiết.
c) Tư vấn về nội dung hoạt động
liên kết giữa các phòng thí nghiệm trọng điểm để giải quyết các nhiệm vụ chung
mang tính liên ngành.
d) Tư vấn về đầu tư các trang thiết
bị nghiên cứu chuyên dụng có giá trị lớn để sử dụng chung giữa các phòng thí
nghiệm trọng điểm.
đ) Tham gia nghiên cứu xây dựng quy
hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển các phòng thí nghiệm trọng điểm.
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác
theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Tổ chức và chế độ làm việc
của Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm.
1. Tổ chức của Hội đồng chuyên
ngành:
a) Hội đồng chuyên ngành có 5 thành
viên, trong đó Cơ quan chủ trì có không quá 2 thành viên và không kiêm nhiệm chức
vụ Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành.
b) Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
chuyên ngành:
- Là cán bộ khoa học và công nghệ
trong nước, nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có trình độ thạc
sĩ, tiến sỹ thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ của phòng thí nghiệm trọng
điểm, trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
- Có năng lực và uy tín trong hoạt
động khoa học và công nghệ, thể hiện bằng số lượng các công trình nghiên cứu
công bố trong nước và quốc tế; số lượng các sáng chế, sản phẩm khoa học và công
nghệ được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ; số lượng tiến bộ khoa học kỹ thuật
đã được ứng dụng và chuyển giao.
- Được sự tín nhiệm của cộng đồng
khoa học theo kết quả thăm dò giới thiệu do Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành.
c) Cơ quan thường trực giúp việc
cho Hội đồng chuyên ngành đặt tại phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Cơ quan chủ
trì.
2. Tổ chức của Hội đồng các phòng
thí nghiệm trọng điểm:
a) Thành viên Hội đồng các phòng
thí nghiệm trọng điểm gồm: đại diện một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; một số nhà khoa học, nhà quản
lý, Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
là nhà khoa học:
Nhà khoa học tham gia Hội đồng được
lựa chọn theo các tiêu chuẩn quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
c) Cơ quan thường trực giúp việc
cho Hội đồng đặt tại Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ.
3. Chế độ làm việc của Hội đồng
chuyên ngành và Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm.
a) Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng
các phòng thí nghiệm trọng điểm họp định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp đột
xuất khi có quá nửa số thành viên của Hội đồng yêu cầu hoặc theo yêu cầu của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hội đồng chuyên ngành có thể làm việc
trực tiếp với Cơ quan chủ trì và Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm để giải
quyết những công việc cần thiết; nội dung và thời gian làm việc của Hội đồng được
thông báo trước cho Thủ trưởng Cơ quan chủ trì và Giám đốc các phòng thí nghiệm
trọng điểm.
b) Quy định về hoạt động của Hội đồng
chuyên ngành và Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm do Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ quyết định.
c) Phòng thí nghiệm trọng điểm bảo
đảm điều kiện cần thiết cho các buổi họp, làm việc của Hội đồng chuyên ngành.
Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội
đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm bảo đảm điều kiện cần thiết cho các buổi họp,
làm việc của Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm.
d) Chi phí hoạt động của Hội đồng
chuyên ngành được cân đối trong kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Cơ
quan chủ quản giao cho Cơ quan chủ trì và Phòng thí nghiệm trọng điểm quản lý.
Chi phí hoạt động của Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm được cân đối
trong kinh phí quản lý hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ và giao cho Cơ
quan thường trực giúp việc Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm quản lý”.
Điều 2.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Thủ
trưởng các Cơ quan chủ quản, Thủ trưởng các Cơ quan chủ trì, Chủ tịch Hội đồng
chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm, Chủ tịch Hội đồng các phòng thí nghiệm
trọng điểm, Giám đốc các phòng thí nghiệm trọng điểm chịu trách nhiệm thực hiện
Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Quân
|