UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
64/2005/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 13 tháng 10 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH KON TUM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 166/2004/NĐ-CP
ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Thông tu liên tịch số
21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV, ngày 23/7/2004 của Liên bộ Bộ giáo dục và đạo tạo -
Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định về tổ chức
và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày ký ban hành và thay thế quyết định số 487/QĐ-UB, ngày 10/12/1993 của
UBND tỉnh Kon Tum.
Điều 3: Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc Sở Nội vụ ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các
huyện, Thị xã và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ
- Bộ GD&ĐT
- Bộ tư pháp
- Tổng cục du lịch
- Đoàn đại BQH tỉnh
- TT Tỉnh uỷ
- TT HĐND tỉnh
- Sở Tư pháp
- Như điều 3
- HĐND các huyện, Thị xã
- Lưu: VT, VX.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hà Ban
|
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KON
TUM
(Ban hành theo quyết định số 64/2005/QĐ-UBND, ngày 13/10/2005 của UBND tỉnh
Kon Tum)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Bản quy định này quy định chi tiết một số vấn đề về tổ
chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; về phân
công; phân cấp quản lý công tác tổ chức - cán bộ đối với ngành giáo dục và đào
tạo trong phạm vi tỉnh Kon Tum.
Việc ban hành quy định này nhằm
một bước thống nhất, kiển toàn cơ chế quản lý của ngành giáo dục và đào tạo và
cơ chế quản lý phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thị xã (sau đây
gọi chung là UBND cấp huyện) theo quy định về phần cấp quản lý hiện hành.
Điều 2:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ,
UBND các huyện,c ác ban, ngành có liên quan trong công tác quản lý về hệ thống mạng
lưới trường lớp, công tác chuyên môn, tài chính, ngân sách, tổ chức - cán bộ,
công tác đào tạo và bồi dưỡng,... thuộc ngành giáo dục và đào tạo.
Chương II
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYÊN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG
MỤC 1. VỀ
CÔNG TÁC TỔ CHỨC
Điều 3: Ví
trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo .
1. Vị trí và chức năng: Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo (trừ
đào tạo nghề), chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ giáo dục và đào tạo trng
phạm vi toàn tỉnh về các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; giáo
dục chuyên nghiệp; giáo dục chính quy; giáo dục không chính quy; công tác phổ
cập; và các loại hình trường, lớp đào tạo: Công lập, ngoài công lập trong hệ
thống giáo dục quốc dân; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạnt eho sự uỷ quyền
của UBND tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chịu sự
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn: Thực
hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV, ngày
23/7/2004 của Liên tịch Bộ giáo dục và đào tạo - Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo và đào tạo ở địa
phương.
Điều 4:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ubc ác huyện
và các ban ngành có liên quan trong việc xây dựng và thẩm định kế hoạch, quy
hoạch và phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp từ thẩm định kế hoạch, quy
hoạch và phátt riển hệ thống mạng lưới trường lớp từ mầm non, phổ thông, chuyên
nghiệp hàng năm, trung hạn, dài hạn với các hình thức đào tạo chính quy, không
chính quy của các loại hình công lập, ngoài công lập trình UBND tỉnh phê duyệt
và phối hợp với UBND huyện, các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện sau
khi kế hoạch được phê duyệt.
Điều 5:
1.Sở Giáo
dục và Đào tạo trực tiếp quản lý toàn diện các trường trung học phổ thông, các
trường Trung học phổ thông (có cấp 2 và cấp 3), các trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tỉnh và huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Ngoại ngữ,
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, các trường trung học chuyên nghiệp,
các trường chuyên biệt, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại chức, trường lớp dành
cho người tàn tật và một số loại hình trường khác theo quy định của Bộ giáo dục
và đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với trường Cao Đảng sư phạm, giúp UBND tỉnh
chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và phát huy quyền tự chủ hoạt động của trường trong
công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) trong tỉnh.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường xuyên nghiệp
của Trung ương và của các ngành khác đóng chân trên địa bàn tỉnh (Nếu có).
Điều 6:
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thành lập, sáp nhập, chia
tách, giải thể các cơ sở giáo dục và đào tạo.
1. Tham gia và thẩm định việc
xây dựng quy hoạch và sắp xếp mạng lưới trường, lớp ở các huyện và thoả thuậnb
ằng vănb ản với UBND các huyện về việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể
các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc huyện quản lý theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành và UBND huyện tham mưu trình UBND tỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở
giáo dục và đào tạo do sở trực tiếp quản lý (các trường Trung học phổ thông,
cácv trường dân tộc nội trú, các trường chuyên nghiệp, các trung tâm); xây dựng
kế hoạch, chương trình, đề án phát triển giáo dục và tổ chức thực hiện việc
thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc
tỉnh quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. trình UBND tỉnh cấp giấy phép
hoạt động cho các tổ chức dịch vụ du học tự túc và chịu trách nhiệm theo dõi,
kiểm tra hoạt động các tổ chức này theo quy định của pháp luật trong phạm vi
toàn tỉnh.
MỤC 2: VỀ
CÔNG TÁC CÁN BỘ
Điều 7:
Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý cán bộ công
chức, viên chức thuộc cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và cac đơn vị trực thuộc
sở (được quy định tai điều 5) trừ các chức danh do Ban thường vụ Tỉnh uỷ và
UBND tỉnh trực tiếp quản lý.
Điều 8: Về
công tác điều động, chuyên chuyển
Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết
định điều động cán bộ, công chức, viênc hức trong khối các đơn vị trực thuộc và
Văn phòng sở (trừ các chức danh do UBND tỉnh tr75c tiếp quản lý )trên cơ sở
biên chế được giao hàng năm và nhu cầu công tác của ngành và gửi quyết định về
Sở Nội vụ để phối hợ theo dõi.
Điều 9: Về
công tác tuyển dụng công chức, viên chức.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo tham
gia với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh trong việc:
a. Thẩm định nhu cầu biên chế về
giáo dục và đào tạo đối với UBND các huyện, các đơn vị trực thuộc sở và xây
dựng nhu cầu biên chế và quỹ tiền lương của toàn ngành giáo dục và đào tạo theo
năm học báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt;
b. Phân bộ chỉ tiêu biên chế của
ngành giáo dục và đào tạo đối với UBND huyện và các đơn vị trực thuộc sở trên
cơ sở đề nghị của UBND huyện và các đơn vị trực thuộc sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
c. Tổ chức thi hoặc xét tuyển
công chức, viên chức của ngành dựa vào biên chế được phânb ổ đúng theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo hợp
đồng viên chức sau khi trúng tuyển về các đơn vị trực thuộc sở theo biên chế đã
được giao.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo quyết
định công nhận hết thời gian thử việc, bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức
hoặc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng thử việc đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trên cơ sở đề nghị của các đơn vị
trực thuộc.
Điều 10: về
công tác đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ:
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp
với Sở Nội vụ lập các thủ tục trình UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
chức trưởng các đơn vị trực thuộc sở (Hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm).
Chương III
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Điều 11:
Tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo gồm có: Giám
đốc, các Phó giám đốc sở và một số phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp việc cho
Giám đốc sở.
Điều 12: Cơ
cấu tổ chức bộ máy giúp việc và biên chế
1. Văn phòng sở
2. Thanh tra sở
3. Các Phòng chuyên môn, nghiệp
vụ
3.1- Phòng kế hoạch - tài chính
3.2- Phòng tổ chức cán bộ
3.3- Phòng Giáo dục tiểu học và
mầm non;
3.4- Phòng giáo dục Trung học
phổ thông
3.5- Phòng giáo dục chuyên
nghiệp;
3.6- Phòng Khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục
3.7- Phòng giáo dục Dân tộc và
chínht rị tư tưởng
Biên chế - quỹ tiền lương thuộc
khu vực hành chính và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được UBND tỉnh giao.
Điều 13:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc sở
Giám đốc sở là thủ trưởng của cơ
quan chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
và trước pháp luật về toàn bộ các mặt công tác của sở, Giám đốc sở có nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
1. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ quy định tại chương II của quy định này, đảm bảo kịp thời và đạt
hiệu quả; chịu trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh theo quy
định về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong phạm
vi toàn tỉnh.
2. Quản lý, sử dụng và chịu
trách nhiệm về hiệu quả việc quản lý sử dụng cán bộ, công chức, tài chính, tài
sản, ... của cơ quan theo quy định của Nhà nước.
3. Thực hiện tốt chính sách,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ,
công chức của cơ quan.
4. Làm chỉ tài khoản của cơ quan.
5. Chỉ đạo các phòng chuyên môn
nghiệp vụ của sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được phân công.
6. Tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành văn bản hướng dẫn, thực hệinc ác quy định của Nhà nước về công tác Giáo
dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn tỉnh.
7. Quyết định theo thẩm quyền
quản lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản của các
ngành, các cấp trái pháo luật hoặc không còn phù hợp về công tác giáo dục và
đào tạo.
8. Phân công cho Phó Giám đốc sở
phụ trách một số lĩnh vực công tác sở, uỷ quyền giải quyết một số công việc
thuộc thẩm quyền của giám đốc sở khi giám đốc sở vắng mặt.
Điều 14:
Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc
1. Được Giám đốc sở phân công
giúp cho Giám đốc sở một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đớc
sở và trước pháp luật về toàn bộ nội dung công việc thuộc lĩnh vực được Giám
đốc sở phân công; tham gia ý kiến với Giám đốc sở về công việc chung của cơ
quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Giám đốc Sở khi Giám đốc sở đi vắng uỷ quyền.
3. Được chủ tài khoản uỷ quyền
đăng ký chữ ký tại kho bạc Nhà nước .
Chương IV
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 15:
Chế độ làm việc
1. Xây dựng chương trình kế
hoạch công tác:
Trên cơ sở đường lối, chỉ thị,
nghị quyết và chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình công
tác của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và
Đào tạo tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch công tác từng việc triển kahi
thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Thời gian giải quyết công
việc:
a. Những công việc thuộc chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở, nếu pháp luật đã quy định thời gian giải
quyết, thì phải giải quyết xong trong thời gian đó; nếu pháp luật không quy
định thời gian giải quyết, thì trong thời gian 07(bảy) ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải giải quyết và trả lời cho tổ chức hoặc công dân.
Trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết được phải trả lời rõ lý do
bằng văn bản để đương sự biết.
b. Những vấn đề thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND tỉnh thì Giám đốc sở phải có văn bản đề nghị trình UBND
tỉnh quyết định theo quy định làm việc của UBND tỉnh. Nếu công việc liên quan
đến nhiều ngành, nhiều cấp thì Giám đốc sở phải chủ trì phối hợp với các cấp,
các ngành trao đổi và thống nhất bằng văn bản trước khi trình UBND tỉnh quyết
định.
3. Chế độ soạn thảo,tình hình
trình ký và ban hành văn bản:
Việc soạn thảo văn bản thực hiện
đúng quy trình, thể thức văn bản. Nội dung văn bản phải rõ ràng, cụ thể và
không được trái với quy định của pháp luật; ban hành văn bản phải đến đúng đối
tượng thi hành trong văn bản.
a. Đối với văn bản thuộc thẩm
quyền của UBND tỉnh, khi trình ký Giám đốc sở phải duyệt nội dung, thể thức và
ký tắt. Chánh Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm trình ký chính thức.
b. Đối với văn bản thuộc thẩm
quyền của Giám đốc sở: Việc ký và ban hành văn bản do Giám đốc sở chịu trách
nhiệm về nội dung và thể thức văn bản.
4. Chế độ thông tin báo cáo;
a. Hàng tháng, quý, 6 tháng, cả
năng Giám đốc sở thực hiện báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ với UBND tỉnh,
Bộ Giáo dục và đào tạo theo đúng thời gian quy định.
b. Khi đi công tác ngoài tỉnh,
Giám đốc sở phải xin phép UBND tỉnh.
c. Khi có vấn đề đột xuất này
sinh vượt quá thẩm quyền thì Giám đốc sở phải báo cváo với UBND tỉnh để xử lý
kịp thời.
5. Công tác lưu trữ;
Việc lưu trữ phải tiến hành
thường xuyên, kịp thời và đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 16:
Mối quan hệ công tác.
1. Đối với HĐND, UBND tỉnh, Bộ
Giáo dục và đào tạo:
a. Chịu sự giám sát của HĐND
tỉnh trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
b. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo,
kiểm tra trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh về các mặt công tác được giao.
c. Chịu sự hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Với UBND các huyện.
Mối quan hệ giữa Sở Giáo dục và
Đào tạo với UBND huyện là mối quan hệ phối hợp quản lý theo ngành và quản lý
theo lãnh thổ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo.
3. Với các Ban của Đảng:
Mối quan hệ giữa Sở Giáo dục và
Đào tạo với các ban của đảng là mối quan hệ trong việc thực hiện nghị quyết,
quyết định của cấp trên về công tác giáo dục và đào tạo; qua các ban của Đảng
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Tỉnh uỷ về công tác giáo dục và đào tạo trên
địa bàn tỉnh.
4. Đối với các doanh nghiệp Nhà
nước :
Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước
đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
thanh tra, kiểmt ra doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy đinh của Nhà nước
về giáo dục và đào tạo theo đúng quy định. Tham gia trong việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước.
Chương V.
KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 17.
Khen thưởng
Cán bộ công chức thuộc Văn phòng
Sở và các đơn vị trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm
các quy định của Đảng và Nhà nước và bản quy định này thì được khen thưởng theo
chế độ hiện hành.
Điều 18: Kỷ
luật
Cán bộ công chức thuộc Văn phòng
sở và các đơn vị trực thuộc không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm
pháp luật, vi phạm quy định này thì tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử
lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào quy định định
nhiệm vụ cụ thể và lề lối làm việc của từng phòng chuyên môn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định này. trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung kịp thời báo cáo về
UBND tỉnh xem xét quyết định./.