ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
99/1998/QĐ-UB
|
Bình
Phước, ngày 08 tháng 08 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
PHÍ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn
của UBND Tỉnh được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi)
đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số
09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 50/CP
ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường,
thị trấn.
- Căn cứ Nghị quyết 79/1998 của
HĐND Tỉnh Bình Phước khóa 5 kỳ họp thứ 3.
- Theo đề nghị của Trưởng ban
Tổ chức chính quyền Tỉnh và Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá Tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1:
Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định tạm thời về
chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, Thị trấn ở Tỉnh Bình Phước”.
ĐIỀU 2:
Quyết định này thay thế Quyết định số 2484/QĐ-UB ngày
30/12/1997 của UBND Tỉnh Bình Phước.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
ĐIỀU 3:
Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng ban Tổ chức
chính quyền Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá, Chủ tịch UBND huyện, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Bùi Huy Thống
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ, THỊ TRẤN Ở TỈNH
BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/1998/QĐ-UB, ngày 8/8/1998 của UBND Tỉnh
Bình Phước)
A. VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG CỦA UBND XÃ, THỊ TRẤN:
ĐIỀU 1:
Xã, Thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) là đơn vị hành
chính cơ sở. Chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống bộ máy hành
chính Nhà nước 4 cấp của nước ta. UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã đồng
thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND Huyện.
UBND xã có chức năng quản lý
hành chính Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng
và chăm lo đời sống nhân dân trên địa bàn, đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật
được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động, đảm bảo quyền lợi của công dân, động viên mọi người dân làm
tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Cán bộ xã là những cán bộ được bầu
cử theo nhiệm kỳ, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại xã và được hưởng chế
độ sinh hoạt phí hàng tháng.
B. SỐ LƯỢNG
CÁN BỘ CHO TỪNG LOẠI XÃ VÀ MỨC SINH HOẠT PHÍ:
ĐIỀU 2:
Quy định số lượng cán bộ làm công tác Đảng, chính
quyền, đoàn thể ở xã như sau:
- Xã loại 1 bố trí không quá 26
cán bộ.
- Xã loại 2 bố trí không quá 24
cán bộ.
Các xã biên giới bao gồm: Lộc
Thành, Lộc Tấn, Lộc Hòa, Lộc Thiện, Lộc An, Tân Tiến, Tân Thành, Thanh Hòa, Thiện
Hưng, Hưng Phước thuộc huyện Lộc Ninh, xã Đak-ơ và Bù Gia Mập thuộc huyện Phước
Long được bố trí thêm 9 dân quân thường trực cho mỗi xã.
Riêng xã An Phú thuộc huyện Bình
Long được bố trí 7 dân quân thường trực. ĐIỀU 3: Xã, Thị trấn, khu, ấp thôn,
sóc được phân loại và thống nhất tên gọi như sau:
1. Xã, Thị trấn được phân thành
2 loại:
a) Xã, Thị trấn loại 1 bao gồm:
- Các Thị trấn trong tỉnh.
- Các xã biên giới.
- Các xã có trên ½ dân số là đồng
bào dân tộc thiểu số.
- Các xã miền núi có từ 8.000
nhân khẩu trở lên.
- Các xã đồng bằng có từ 10.000
dân trở lên.
b) Xã loại 2 gồm: Các xã còn lại
trong Tỉnh.
2. Dưới xã, Thị trấn có các khu,
ấp, thôn, sóc và thống nhất tên gọi như sau:
- Dưới thị trấn gọi là khu.
Dưới xã gọi là ấp, những xã có số
đồng bào dân tộc ít người mà trước đây tên gọi là sóc thì có thể giữ nguyên tên
gọi là sóc (dưới đây gọi chung là ấp).
Ấp được phân thành 2 loại như
sau:
* Ấp loại 1 :Gồm các ấp có trên
300 hộ dân.
* Ấp loại 2: Gồm các ấp có dưới
300 hộ dân.
ĐIỀU 4:
Căn cứ vào số lượng cán bộ hưởng sinh hoạt phí được quy định
tại Điều 2 nêu trên để bố trí vào các chức danh như sau:
a) Hệ Đảng: 2 cán bộ
- Bí thư Đảng ủy xã (hoặc bí thư
chi bộ nơi chưa thành lập Đảng ủy).
- Phó bí thư (hoặc Thường trực cấp
ủy xã).
b) Hệ chính quyền:
* HĐND xã: 2 cán bộ
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch
HĐND và Phó Chủ tịch HĐND thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp.
c) UBND xã: Thực hiện theo Nghị
định 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ, cụ thể:
- Chủ tịch UBND phụ trách chung,
phụ trách kế hoạch và đất đai.
- 01 Phó Chủ tịch phụ trách nội
chính, Trưởng Công an. Những nơi Phó Chủ tịch không kiêm Trưởng công an thì phân
công Phó chủ tịch phụ trách sản xuất kinh tế.
- 01 ủy viên UBND phụ trách công
tác quân sự trực tiếp làm xã đội trưởng.
- 01 ủy viên UBND phụ trách công
tác tài chính, ngân sách, thương nghiệp, dịch vụ.
- 01 ủy viên UBND phụ trách công
tác văn hóa thông tin, thể thao, môi trường.
- 01 ủy viên UBND phụ trách công
tác giao thông, xây dựng, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
- 01 ủy viên UBND phụ trách công
tác văn phòng.
d) Cán bộ chuyên môn: 4
- 01 cán bộ văn phòng – thống kê
– văn thư.
- 01 cán bộ tư pháp, hộ tịch,
hòa giải.
- 01 cán bộ công tác kế toán –
tài chính.
- 01 cán bộ công tác địa chính.
đ) Đoàn thể: 6
- 01 Chủ tịch Uûy ban Mặt trận Tổ
quốc.
- 01 Chủ tịch Hội Nông dân.
- 01 Chủ tịch Hội Cựu chiến
binh.
- 01 Bí thư Đoàn Thanh niên
CSHCM.
- 01 Hội trưởng Hội Chữ thập đỏ.
e) Cán bộ khác thuộc UBND:
- 01 Xã Đội phó.
- 01 Phó Công an xã.
- 01 cán bộ Lao động – TBXH.
- 01 cán bộ Dân số – Kế hoạch
hóa gia đình kiêm Chăm sóc bảo vệ trẻ em.
Căn cứ vào việc phân loại xã và căn
cứ vào số lượng cán bộ xãđược quy định
chung trên đây, UBND Huyện, hướng
dẫn việc phân công công việc cho cán bộ xã theo hướng kiêm nhiệm để thực hiện đầy
đủ các mặt công tác ở xã.
ĐIỀU 5:
a) Ngoài các chức danh cán bộ Đảng, đoàn thể và chính quyền
đã nêu ở Điều 4, theo nghị quyết của HĐND bố trí thêm cấp phó cho 5 đoàn thể có
hưởng phụ cấp như: Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông
dân. Phó Chủ tịch Ủ y ban Mặt trận Tổ quốc có thể kiêm Thanh tra nhân dân.
b) Mỗi ấp (sóc) bố trí 1 trưởng ấp
và 1 phó ấp có hưởng phụ cấp hàng tháng.
ĐIỀU 6:
Mức sinh hoạt phí hàng tháng đối với cán bộ làm công tác
Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã được thực hiện theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP của
Chính phủ và Tỉnh trợ cấp thêm, cụ thể như sau:
a) Phụ cấp hàng tháng:
- Bí thư Đảng ủy xã: 270.000
đ/tháng.
- Phó bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch
HĐND xã (nơi Bí thư không kiêm Chủ tịch HĐND), Chủ tịch UBND xã: 260.000
đ/tháng.
- Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ
tịch UBND xã Chủ tịch Mặt trận, Trưởng các đoàn thể, Trưởng Công an, Xã đội trưởng:
240.000 đồng/tháng.
- Ủy viên HĐND xã: 230.000
đ/tháng.
- Các chức danh còn lại thuộc
UBND xã 210.000 đ/tháng.
- 04 chức danh chuyên môn: (văn
thư lưu trữ, tư pháp, địa chính, tài chính kế toán, được vận dựng xếp mức SHP
theo hệ số lương của ngạch, bậc tại Nghị định số 25/CP và theo bằng cấp đào tạo.
- Những người không có bằng cấp
chuyên môn thì hưởng phụ cấp 192.000 đ/tháng.
- Phó 5 đoàn thể (Mặt trận,
Thanh nhiên, Phụ nữ, Nông dân, Hội cựu chiến binh) phụ cấp 150.000 đ/tháng.
Ấp trưởng loại 1: 150.000
đ/tháng.
Ấp trưởng loại 2: 120.000
đ/tháng.
Ấp phó loại 1: 100.000 đ/tháng.
Ấp phó loại 2: 80.000 đ/tháng.
(nên sắp xếp Bí thư Chi bộ ấp
kiêm Aáp trưởng hoặc Ấp phó để Bí thư Chi bộ có phụ cấp).Tiền ăn hàng tháng cho
dân quân thường trực các xã biên giới 150.000 đ/người.
- Nếu 1 cán bộ kiêm nhiệm nhiều
chức danh thì chỉ hưởng mức sinh hoạt phí của chức danh có mức sinh hoạt phí
cao nhất.
Các chức danh hưởng sinh hoạt
phí nêu tại Điểm a Điều 6 như trên (trừ 4 chức danh chuyên môn) nếu giữ cùng một
số chức vụ từ nhiệm kỳ thứ hai trở đi ( sau 5 năm) thì được hưởng thêm mức phụ
cấp hàng tháng bằng 5% sinh hoạt phí đang hưởng.
b) Phụ cấp kiêm nhiệm:
- Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, thì
mỗi tháng được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm là 30.000 đ (kể cả cán bộ biệt
phái).
- Phó Bí thư Đảng ủy hoặc Thường
trực Đảng ủy kiêm nhiệm công tác Đảng vụ thì mỗi tháng được hưởng thêm phụ cấp
kiêm nhiệm: 30.000 đ.
- Chi ủy viên hoặc Đảng ủy viên
phụ trách khối Vận (Trưởng Ban Dân vận) kiêm Chủ tịch Uûy ban MTTQ xã thì mỗi
tháng được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm là 20.000 đ.
- Phụ cấp cho chức danh công tác
tuyên giáo của cấp ủy xã mỗi tháng: 50.000 đ.
ĐIỀU 7:
Mỗi ấp được bố trí 01 Trưởng, Phó ấp do nhân dân trong ấp
bầu ra được UBND xã công nhận. Nhiệm kỳ của Trưởng, phó ấp là 2 năm rưỡi.
Trưởng và Phó ấp được hưởng chế
độ sinh hoạt phí hàng tháng theo Điểm a Điều 6 và do ngân sách Tỉnh trợ cấp.
Ấp không phải là một cấp hành
chính.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng ấp sẽ có quy định riêng.
Việc tách, nhập ấp phải qua khảo
sát thực tế và được thống nhất trước với Ban tổ chức chính quyền Tỉnh sau đó
UNBD Huyện ra quyết định.
ĐIỀU 8:
a) Cán bộ
xã nghỉ việc đang hưởng chế độ hàng tháng theo quyết định số 130/CP, 111/HĐBT
ngay được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính
phủ, cụ thể như sau:
- Bí thư, Chủ tịch UBND xã:
135.000 đ/tháng.
- Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã,
Trưởng Công an, Xã Đội trưởng: 130.000 đ/tháng.
- Các chức danh khác: 120.000
đ/tháng.
b) Trường hợp cán bộ xã đã nghỉ
việc đang hưởng chế độ hàng tháng theo Quyết định 130/CP, 111/HĐBT ở các tỉnh
khác di dân đến Bình Phước để lập nghiệp theo kế hoạch của Tỉnh, có giấy chuyển
trợ cấp của Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh thì các cấp sở tại tiếp tục chi trả trợ
cấp cho cán bộ chuyển đến, kinh phí tính vào ngân sách cấp xã.
ĐIỀU 9:
a) Cán bộ
xã ( trừ cán bộ biệt phái và cán bộ đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức) đang làm việc hưởng
sinh hoạt phí theo số lượng quy định tại Nghị định 09/CP bao gồm Đảng: 2; Hội đồng
Nhân dân: 2; Uûy ban Nhân dân: 7; chức danh chuyên môn: 4; đoàn thể:5 (Mặt trận,
Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh) khi nghỉ việc, nam đủ 55 tuổi, nữ
đủ 50 tuổi có thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên thì
được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại điểm a, Điều 4 Nghị định 09/CP.
Trường hợp chưa đủ số năm công
tác liên tục, chưa đóng BHXH đủ 15 năm thì nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi
năm công tác được hưởng 1 tháng sinh hoạt phí. Mức sinh hoạt phí tính theo mức
bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ.
b) Cán bộ ấp, dân quân thường trực
các xã biên giới khi nghỉ việc không được hưởng trợ cấp 01 lần nêu tại Điểm a
Điều này.
Huyện ủy, UBND Huyện ra quyết định
đối với các trường hợp cán bộ xã nghỉ việc được hưởng trợ cấp thường xuyên, trợ
cấp 01 lần theo quy định và chịu trách nhiệm về mọi sai sót khi ban hành quyết
định đó, đồng thời gửi 01 bản về Ban Tổ chức chính quyền và 01 bản về cơ quan Bảo
hiểm xã hội để theo dõi cấp phát.
ĐIỀU 10:
Đối vơiù những người đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nếu về
xã làm cán bộ ở xã thì được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại
Điều 6 Bản quy định này. Khi thôi làm công tác ở xã thì không được hưởng trợ cấp
quy định tại Điều 9 Bản quy địn người đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nếu về xã làm
cán bộ ở xã thì được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Điều
6 Bản quy định này. Khi thôi làm công tác ở xã thì không được hưởng trợ cấp quy
định tại Điều 9 Bản quy định này.
ĐIỀU 11:
Cán bộ xã được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng được
đài thọ tiền tàu xe, tiền học phí, tiền ăn theo quy định của Tỉnh.
Cán bộ xã được hưởng các chế độ
khám chữa bệnh, thai sản, công tác phí, khen thưởng, trợ cấp khó khăn và trợ cấp
mai táng phí theo quy định tại Nghị định 09/CP.
ĐIỀU 12:
Kinh phí chi trả mức sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp,
công tác phí và các khoản khác theo chế độ cho cán bộ xã do ngân sách xã tự cân
đối, nếu nguồn thu ngân sách xã theo quy định không cân đối được với chi thì
ngân sách cấp trên bổ sung cho đủ.
ĐIỀU 13:
Giao cho Trưởng Ban Tổ chức chính quyền cùng Giám đốc Sở
Tài chính – Vật giá theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các huyện, xã, Thí trấn thực
hiện theo đúng nội dung Bản quy định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Bùi Huy Thống
|