BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
97/2003/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA
THANH TRA
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Điều 18 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
ngang bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Thanh tra là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện quyền thanh tra, kiểm tra trong phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ nhằm bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật quản lý
nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Thanh tra có con dấu riêng theo quy định của
pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra được Bộ trưởng giao thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Bộ trưởng văn bản quy phạm pháp luật về
lĩnh vực được Bộ trưởng phân công.
2. Tổng hợp trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch
thanh tra hàng năm của Bộ; chủ trì, tham gia xây dựng các quy chế về thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt.
3. Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc
ngành; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao và việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau thanh tra theo kết luận, quyết định của Bộ
trưởng và quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, giám sát việc thẩm định và thực hiện
các dự án đầu tư phát triển; các chương trình, dự án khác của các cơ quan, đơn
vị trực thuộc Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
5. Về việc thực hiện một số quyền đại diện chủ sở
hữu của Bộ đối với phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
Bộ quản lý:
a) Kiểm tra, giám sát việc thẩm định và thực hiện
các dự án đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quản lý.
b) Ki?m tra việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
nhà nước giao, hiệu quả hoạt động và phân phối lợi nhuận sau thuế của các doanh
nghi?p nhà nu?c tr?c thu?c B? và cỏc doanh nghi?p cú v?n nhà nu?c do B? là d?i
di?n ch? s? h?u theo quy định của pháp luật.
c) Tham gia với các cơ quan liên quan thuộc Bộ dỏnh
giỏ, d? xu?t trình B? tru?ng bi?n pháp tăng cường qu?n lý doanh nghi?p thu?c phạm
vi quản lý của Bộ theo quy d?nh c?a phỏp lu?t.
6. Tổng hợp và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối
với thanh tra chuyên ngành và thanh tra các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
7. Hướng dẫn kiểm tra thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ thực hiện các quy định của nhà nước
về công tác thanh tra và xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
8. Hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch và nghiệp vụ
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Bộ; phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
nghiệp vụ thanh tra cho các tổ chức thanh tra nhân dân của các cơ quan, đơn vị
trực thuộc Bộ.
9. Trình Bộ trưởng việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.
10. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh
tra cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành.
11. Thường trực công tác tiếp công dân của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thường trực Ban chỉ đạo chống tham nhũng,
tiêu cực của Bộ; tham gia các hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các hội
đồng khác được Bộ trưởng phân công.
12. Tổng hợp báo cáo định kỳ trình Bộ trưởng và
Tổng Thanh tra Nhà nước về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
phạm vi quản lý của Bộ; thông báo cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan
đến kết luận của Đoàn thanh tra, kết luận của Bộ trưởng về vụ việc đã thanh
tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.
13. Tham gia thực hiện các nội dung cải cách
hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
14. Thực hiện nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.
15. Quyền hạn của Thanh tra được thực hiện theo
quy định của Pháp lệnh Thanh tra.
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Thanh tra:
Lãnh đạo Thanh tra có Chánh Thanh tra và các Phó
Chánh Thanh tra.
Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, trước Tổng Thanh tra Nhà nước và trước pháp luật về hoạt động của Thanh
tra và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn bổ nhiệm; Phó Chánh Thanh tra giúp việc Chánh Thanh
tra, được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể; chịu
trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được
phân công. Số lượng Phó Chánh Thanh tra không quá ba người; trường hợp vượt quá
phải báo cáo Bộ trưởng.
2. Bộ máy quản lý của Thanh tra:
a) Phòng Hành chính-Tổng hợp;
b) Thanh tra viên, công chức, viên chức thanh
tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thi hành
nhiệm vụ được giao; có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Chánh Thanh tra quy định chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Hành chính-Tổng hợp; xây dựng Quy chế làm việc trình Bộ trưởng phê duyệt
và tổ chức thực hiện.
Điều 4. Hiệu lực thi
hành
Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày kể
từ ngày đăng Công báo Chính phủ; thay thế Quyết định số 15 NN-TCCB/QĐ ngày 06
tháng 01 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ và các quy định
tại các văn bản khác trước đây của Bộ trái với Quyết định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám
đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các đơn vị liên
quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Văn phòng CP;
- Lưu VP, TCCB.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Lê Huy Ngọ
|