BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 870/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 3 năm 2010
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2010 CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22
tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-BTP ngày 05/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về
việc ban hành Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2010;
Xét đề nghị của Quyền Giám đốc Học viện Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Kế hoạch công tác năm 2010 của Học viện Tư pháp kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyền
Giám đốc Học viện Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -
Tài chính, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cơ quan đại diện tại TP.HCM (để p/h thực hiện);
- Lưu: VT Bộ, VT HVTP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
|
KẾ
HOẠCH
CÔNG
TÁC NĂM 2010 CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 870 /QĐ-BTP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện Chương trình công tác của ngành Tư
pháp năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 651/QĐ-BTP ngày 05/02/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ công
tác sau:
I. CÁC NHIỆM VỤ CÔNG
TÁC NĂM 2010
1. Công tác đào tạo
1.1. Hoàn thành đúng thời hạn, có chất lượng
các khóa đào tạo từ năm 2009 chuyển sang như: Lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử khóa
12; Lớp đào tạo nghiệp vụ Luật sư khóa 8.2; Lớp đào tạo nghiệp vụ Công chứng
khóa 9; Lớp đào tạo nghiệp vụ Thi hành án khóa 8.2 tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Triển khai đúng tiến độ, có chất lượng
các các lớp đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt cho năm 2010, cụ thể: đào
tạo nghiệp vụ xét xử khóa 13 với số lượng 500 người; đào tạo nghiệp vụ luật sư
khóa 9 với số lượng 2000 người; đào tạo nghiệp vụ thi hành án khóa 9 với số
lượng từ 300 người đến 400 người; đào tạo nghiệp vụ thi hành án cho CHDCND Lào;
đào tạo nghiệp vụ công chứng viên khóa 10 với số lượng từ 500 người đến 600
người; đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp với số lượng từ 150 người đến 200
người.
1.3. Công tác biên soạn, giáo trình, tài liệu
Đẩy nhanh tiến độ biên soạn các loại giáo trình,
tập bài giảng đã được triển khai từ những năm trước đây và mới triển khai;
chỉnh lý, bổ sung hồ sơ vụ việc thực tế, đảm bảo tất cả các môn học đều có giáo
trình hoặc tập bài giảng.
1.4. Hoạt động thực hành nghề luật
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc diễn án
chung giữa các lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử và đào tạo nghiệp vụ luật sư.
Tăng cường sự phối hợp giữa Học viện Tư pháp
với TAND thành phố Hà Nội và Tòa án các quận, huyện của thành phố Hà Nội để tổ
chức các phiên tòa lưu động tại Học viện.
Tổ chức tốt việc đưa học viên đi thực tế tại
các cơ quan tư pháp.
Đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí
tại văn phòng và tư vấn trên Cổng thông tin của Trung tâm Thực hành Nghề Luật
với sự tham gia của giảng viên và học viên.
1.5. Công tác quản lý học viên
Thường xuyên làm công tác chính trị, tư tưởng
và giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống đối với học viên. Cải tiến phương pháp điểm
danh. Thực hiện nghiêm túc, chính xác quy chế học tập, kiểm tra, thi cử và đánh
giá học viên. Xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với những trường hợp vi phạm pháp
luật và quy chế đào tạo của Học viện Tư pháp.
2. Công tác nghiên cứu khoa học và thông tin
tư liệu
2.1. Công tác nghiên cứu khoa học
Khẩn trương hoàn thành việc nghiên cứu và tổ
chức nghiệm thu các đề tài khoa học còn tồn đọng từ những năm trước đây. Triển
khai nghiên cứu một số đề tài khoa học mới theo hướng phục vụ đắc lực cho công
tác đào tạo và cải cách tư pháp.
2.2. Công tác xuất bản tạp chí Nghề Luật
Thực hiện việc xuất bản tạp chí Nghề Luật
định kỳ với nội dung phong phú, hấp dẫn, thiết thực phục vụ hoạt động đào tạo
của Học viện; hoạt động của các cơ quan tư pháp.
2.3. Công tác Thư viện
Bổ sung kịp thời các loại sách, tài liệu, hồ
sơ tình huống để phục vụ kịp thời cho công tác giảng dạy và học tập. Đáp ứng
mọi nhu cầu nghiên cứu, đọc sách, tham khảo tài liệu của cán bộ, giảng viên và
học viên.
2.4. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
Xây dựng các phần mềm phục vụ quản lý học viên,
quản lý hồ sơ công chức, quản lý tài sản. Cải tiến hình thức, nội dung thông
tin trên trang Website của Học viện.
3. Công tác tổ chức cán bộ
Khẩn trương xây dựng các văn bản điều chỉnh
tổ chức và hoạt động của Học viện. Tiếp tục kiện toàn một bước đội ngũ cán bộ
chủ chốt. Tuyển dụng viên chức để bổ sung cho các đơn vị còn thiếu. Tiến hành
rà soát, đánh giá, luân chuyển đội ngũ cán bộ cho phù hợp với năng lực, sở
trường của mỗi người. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên
chức và người lao động. Xây dựng, ban hành các Quyết định công nhận giảng viên
kiêm chức.
4. Công tác hợp tác quốc tế
Tiếp tục duy trì có hiệu quả đối với các đối
tác truyền thống như: tổ chức JICA (Nhật Bản), Văn phòng dự án JUDGE (Canada),
Cộng hòa Pháp, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Mở rộng quan hệ hợp tác với đối
tác tiềm năng như: Liên minh Châu Âu, Tòa án tối cao Hàn Quốc, Quỹ hợp tác quốc
tế Đức, các nước trong khối ASEAN...
5. Công tác tài chính – kế toán
Đảm bảo các hoạt động thu, chi thường xuyên
của Học viện theo đúng các quy định của Nhà nước. Tham mưu cho Lãnh đạo
Học viện ban hành các văn bản liên quan đến việc công tác tài chính, định mức
chi tiêu và chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động.
Theo dõi, quản lý chặt chẽ tài sản của Học viện.
6. Công tác quản trị, xây dựng cơ sở vật chất
Tổ chức quản lý, theo dõi, sửa chữa, bảo trì
tài sản trong Học viện. Đảm bảo việc mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị để
phục vụ tốt cho toàn bộ hoạt động của Học viện. Đảm bảo tốt nhất các điều kiện
phục vụ giảng dạy, học tập. Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn trong
cơ quan. Phục vụ kịp thời lãnh đạo Học viện và các đơn vị trong quá trình đi
công tác. Làm tốt công tác lễ tân, khánh tiết và công tác vệ sinh môi trường.
Thực hiện đúng tiến độ xây dựng Trụ sở Học
viện Tư pháp tại Hà Nội. Khẩn trương triển khai dự án xây dựng trụ sở tại
180bis Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
(Các nội dung chi tiết xem phụ lục kèm theo)
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Học viện Tư pháp tổ chức thực hiện nghiêm
túc các công việc theo Kế hoạch này, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất
lượng các nhiệm vụ công tác đã đề ra, định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả
thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, kịp
thời báo cáo Lãnh đạo Bộ cho ý kiến chỉ đạo.
2. Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài
chính, Tổng cục Thi hành án Dân sự, Vụ Bổ trợ tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp,
Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình phối hợp với Học viện Tư pháp trong việc thực hiện Kế hoạch
công tác.