ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 778/QĐ-UBDT
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 3, NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4 GIAI ĐOẠN 2018-2025 THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG NGÀY 26/6/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY)
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP
ngày 10/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg
ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến
thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV
ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ và Giám đốc Học viện Dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng kiến
thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng
4 giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng
Chính phủ (Chuyên đề giảng dạy).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc
Học viện Dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- BT, CN và các TT, PCN;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, TCCB, HVDT(10).
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM
Đỗ Văn Chiến
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO
CẤP PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG NGÀY 26/6/2018 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ (CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY)
(Ban hành theo Quyết định số 778/QĐ-UBDT ngày 23/10/2019
của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
A. NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI
DƯỠNG
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc
nhóm đối tượng 3 (cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương
đương) theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ.
II. MỤC TIÊU BỒI
DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Cập nhật, trang bị kiến thức về dân tộc,
văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp
phòng, để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình này, học
viên:
- Nắm vững kiến thức chung, khái quát về các dân tộc thiểu số, văn hóa dân
tộc thiểu số, chính sách dân tộc; củng cố, nâng cao, cập nhật kiến thức về tình hình dân tộc, công tác dân tộc, kết quả và
bài học kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước về dân tộc của ngành và địa phương.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn công tác dân tộc: kiểm tra, giám sát, đánh giá chính sách, đề xuất
chính sách, tổ chức thực hiện chính sách... tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của
lãnh đạo cấp phòng.
- Xác định tư tưởng, thái độ đúng đắn:
tôn trọng đồng bào các dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
III. PHƯƠNG PHÁP
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được thiết kế dưới dạng
các chuyên đề, trên quan điểm phù hợp với đối tượng là cán bộ, công chức, viên
chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương.
Các chuyên đề trong chương trình vừa
có tính liên kết, thống nhất chung trong hệ thống vừa có tính độc lập tương đối
nhằm tạo điều kiện dễ dàng điều chỉnh, cập nhật, bổ sung từng chuyên đề mà
không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của chương trình.
Học viên học đủ các kiến thức trong
chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI
DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 2 hoạt động
chính:
- Giảng dạy: 6 chuyên đề (9 chuyên đề
tham khảo được phê duyệt riêng).Trong quá trình giảng dạy kết hợp trao đổi, thảo
luận về các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn công tác dân tộc.
- Tìm hiểu thực tiễn công tác dân tộc:
Nghe báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh/thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong
tỉnh/thành phố (hoặc lãnh đạo các bộ, ngành với đối tượng là cán bộ,
công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng thuộc các cơ quan trung ương) về
thực tiễn đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, tình hình phát triển kinh tế
- xã hội, công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh/thành phố hoặc cả nước.
Tọa đàm, trao đổi về một số vấn đề cụ thể (cùng các giải pháp) trong thực tiễn
công tác dân tộc hiện nay.
Ngoài ra, chương trình còn bố trí thời
lượng 4 tiết để học viên viết bài thu hoạch cuối khóa, 2 tiết cho các hoạt động
khai giảng, bế giảng (đầu và cuối khóa học).
b) Thời gian bồi dưỡng: 5 ngày (mỗi
ngày 8 tiết).
Thời gian của toàn bộ chương trình là
40 tiết, trong đó:
- Thời gian học trên lớp: 24 tiết
+ Số tiết học lý thuyết: 12 tiết.
+ Số tiết trao đổi, thảo luận nhóm
theo chuyên đề: 12 tiết.
- Nghe báo cáo, tìm hiểu thực tế địa
phương kết hợp tọa đàm, trao đổi, thảo luận: 10 tiết.
- Số tiết viết thu hoạch: 4 tiết.
- Số tiết khai giảng, bế giảng: 2 tiết.
2. Cấu trúc chương trình
Phần
I: Giảng dạy
STT
|
Chuyên
đề
|
Số
tiết
|
Tổng
|
Lý
thuyết
|
Thảo
luận
|
1
|
Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
|
4
|
2
|
2
|
2
|
Quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc
|
4
|
2
|
2
|
3
|
Pháp luật và chính sách của Nhà nước
về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
|
4
|
2
|
2
|
4
|
Xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh
|
4
|
2
|
2
|
5
|
Công tác quản lý nhà nước về văn
hóa các dân tộc thiểu số
|
4
|
2
|
2
|
6
|
Công tác quốc phòng, an ninh ở vùng
dân tộc thiểu số và miền núi
|
4
|
2
|
2
|
|
Cộng
|
24
|
12
|
12
|
Phần
II: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
STT
|
Hoạt
động
|
Số
tiết
|
1
|
Nghe báo cáo thực tế về dân tộc,
công tác dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc; tham quan các mô hình
phát triển kinh tế - xã hội; tọa đàm, trao đổi, thảo luận về những vấn đề dân
tộc, công tác dân tộc của ngành hoặc địa phương.
|
10
|
2
|
Viết bài thu hoạch cuối khóa
|
4
|
3
|
Khai giảng, bế giảng
|
2
|
|
Cộng
|
16
|
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI
VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn
a) Các chuyên đề được biên soạn theo
đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
b) Các chuyên đề được biên soạn dễ hiểu,
dễ nhớ, phù hợp với năng lực tiếp nhận của người học.
c) Nội dung chuyên đề phải phù hợp với
chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương, bảo đảm cung cấp cho học viên những
kiến thức mới, trau dồi những kiến thức đã có; nâng cao nhận thức về dân tộc, về
công tác dân tộc và chính sách dân tộc; củng cố kỹ năng lãnh đạo, quản lý; cập
nhật tình hình chính trị, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
d) Các chuyên đề phải được biên soạn
theo kết cấu mở để tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, cập nhật những kiến thức
mới vào nội dung bài giảng, phù hợp với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức
cấp phòng và tương đương.
2. Đối với giảng dạy
a) Giảng viên, báo cáo viên:
- Giảng viên, báo cáo viên là lãnh đạo
cấp vụ, lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc
sĩ, giảng viên của Học viện Dân tộc, giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
của bộ, ngành, địa phương có kinh
nghiệm, hiểu biết về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, văn hóa dân tộc.
- Các giảng viên, báo cáo viên cần
xây dựng tài liệu, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để
bảo đảm giảng dạy có chất lượng chương trình này, sát với chức trách, nhiệm vụ
của cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng và tương đương.
b) Phương pháp giảng dạy:
- Sử dụng phương pháp tích cực, lấy học
viên làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện
hỗ trợ trong giảng dạy. Cụ thể: với mỗi chuyên đề có thời lượng 4 tiết, giảng
viên trình bày kiến thức chung trong 2 tiết, 2 tiết dành cho thảo luận nhóm. Giảng
viên chia học viên trong lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm có tối đa 10 thành viên,
cử 1 trưởng nhóm. Thời gian thảo luận từ 30-40 phút. Sau thảo luận, trưởng nhóm
thay mặt nhóm trình bày kết quả thảo luận. Giảng viên tổng hợp ý kiến bình luận,
góp ý của tất cả học viên trong lớp và đưa ra kết luận cuối cùng.
- Sử dụng triệt để thời gian thảo luận,
thực hành dành cho mỗi chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm.
3. Đối với việc học tập của học
viên
a) Hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm
vụ và những yêu cầu, mục tiêu của khóa học.
b) Tích cực tham gia vào các hoạt động:
nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tiễn công tác dân tộc
tại địa phương, đơn vị công tác.
c) Kết thúc khóa học, học viên tiếp
thu các kiến thức, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, góp phần nâng cao tác phong,
phương pháp làm việc, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương
đương.
VI. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
1. Đánh giá ý thức học tập của học
viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Đánh giá chung cho toàn chương
trình thông qua bài thu hoạch cuối khóa, chấm theo thang điểm 10.
LỊCH
BIỂU KHÓA BỒI DƯỠNG
Ngày
|
Sáng
|
Chiều
|
Ngày thứ nhất
|
- Khai giảng (1 tiết)
- Chuyên đề 1. Tổng quan về các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam (4 tiết)
|
Chuyên đề 2. Quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc (4 tiết)
|
Ngày thứ hai
|
Chuyên đề 3. Pháp luật và chính sách
của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (4 tiết)
|
Chuyên đề 4. Xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh (4 tiết)
|
Ngày thứ ba
|
Chuyên đề 5. Công tác quản lý nhà
nước về văn hóa các dân tộc thiểu số (4 tiết)
|
Chuyên đề 6. Công tác quốc phòng,
an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (4 tiết)
|
Ngày thứ tư
|
Nghe báo cáo về thực tiễn công tác
dân tộc, kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách của ngành hoặc địa phương
(4 tiết)
|
Viết bài thu hoạch cuối khóa
|
Ngày thứ năm
|
Tọa đàm, trao đổi với các đồng chí
lãnh đạo về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, kết quả thực hiện chính sách
dân tộc của ngành hoặc địa phương. (4 tiết)
|
- Trao đổi, giải đáp thắc mắc
- Bế giảng (1 tiết)
|
B. NỘI DUNG CÁC
CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT
NAM
(Dành cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho cán bộ, công
chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng những kiến thức về dân tộc thiểu số, góp phần
nâng cao nhận thức, năng lực, ý thức trách nhiệm,thực hiện tốt chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, một số thông tin cụ thể về cộng đồng
các dân tộc, các vấn đề dân tộc ở địa phương, nơi công tác.
- Vận dụng những hiểu biết về đồng
bào dân tộc thiểu số vào thực tiễn: giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng dân
tộc thiểu số, tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, tương ứng với
chức năng, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp
phòng.
- Có thái độ, hành vi đúng đắn, nâng
cao ý thức trách nhiệm trong thực tiễn công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
a) Khái niệm dân tộc, dân tộc thiểu số
b) Khái niệm dân tộc thiểu số rất ít
người
c) Khái niệm vùng dân tộc thiểu số
d) Khái niệm quan hệ dân tộc
2. Lịch sử hình thành và phát triển
của cộng đồng các dân tộc thiểu số
a) Lịch sử hình thành và phát triển cộng
đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam
b) Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện nay
c) Một số vấn đề lý luận rút ra từ
quá trình hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam
3. Đặc điểm cơ bản cộng đồng dân tộc
thiểu số nước ta
a) Các dân tộc thiểu số nước ta sinh
sống chủ yếu ở miền núi, vùng cao trên địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược về
kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh
b) Các dân tộc thiểu số nước ta cư
trú đan xen lẫn nhau, không có vùng lãnh thổ riêng
c) Quy mô dân số các dân tộc thiểu số
nước ta khác nhau.
d) Trình độ phát triển các dân tộc
thiểu số nước ta không đều nhau
e) Các dân tộc thiểu số nước ta có nền
văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm nên văn hóa Việt Nam đa dạng và thống
nhất
f) Các dân tộc nước ta có truyền thống
đoàn kết trong chế ngự thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm
4. Công lao, đóng góp của cộng đồng
các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
a) Công lao, đóng góp của đồng bào
các DTTS trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
b) Công lao, đóng góp của cộng đồng
các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
5. Quan hệ dân tộc ở nước ta hiện
nay
a) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số
với quốc gia dân tộc
b) Quan hệ giữa dân tộc Kinh với các
dân tộc thiểu số
c) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số
với nhau
d) Quan hệ trong nội bộ các dân tộc
thiểu số
e) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số
với tôn giáo
g) Quan hệ tộc người xuyên biên giới
6. Một số vấn đề cấp thiết trong
các dân tộc nước ta hiện nay
a) Các thế lực thù địch lợi dụng các
vấn đề lịch sử nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà
nước và chế độ XHCN
b) Vấn đề xác định thành phần, tên gọi
một số dân tộc ở nước ta hiện nay
c) Quan hệ dân tộc đang đối mặt với
những khó khăn, thách thức
d) Một số vấn đề về tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc, định kiến, phân biệt, kỳ thị và chia rẽ
dân tộc
e) Vấn đề thực hiện công tác dân vận ở
vùng dân tộc thiểu số
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Ở địa phương, nơi anh (chị)
công tác có những dân tộc thiểu số nào? Hãy nêu đặc điểm của các dân tộc đó.
Trong quá trình tham mưu xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc, anh (chị) có
căn cứ vào các đặc điểm của các dân tộc thiểu số không?
Câu 2. Ở địa phương hoặc ở đơn vị
công tác của anh (chị) có biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi,
tự ti, định kiến, phân biệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc không? Nếu có, thì đề xuất
giải pháp như thế nào để giải quyết vấn đề trên?
Câu 3. Quan hệ dân tộc trên địa bàn
anh (chị) công tác hiện đang có những vấn đề gì? Với cương vị là lãnh đạo cấp
phòng, anh (chị) có những giải
pháp gì để tăng cường quan hệ dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, trong
thời gian tới?
Câu 4. Trong cộng đồng dân tộc nơi
anh (chị) công tác hiện đang có những vấn đề gì? Với cương vị lãnh đạo cấp
phòng, anh (chị) có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?
Chuyên đề 2
QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
(Dành cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp
phòng và tương đương)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho cán bộ, công chức,
viên chức lãnh đạo cấp phòng những kiến thức cơ bản về quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc; từ đó nâng cao năng lực
lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu công tác dân tộc trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong tình hình
mới. Từ đó, nhận thức được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc, công tác dân tộc ở nước
ta.
- Vận dụng những hiểu biết về quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong tình
hình mới vào thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý, nâng cao hiệu quả thực thi
công vụ theo vị trí lãnh đạo cấp phòng và tương đương.
- Nâng cao nhận thức về lý luận, quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc; vận dụng
các kiến thức đã học để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý
được giao.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung
a) Một số khái niệm liên quan
b) Cơ sở khoa học hình thành quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
c) Sự khác biệt về công tác dân tộc ở Việt Nam với các quốc gia trong khu vực
và thế giới
2. Quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc qua các thời kỳ cách mạng
a) Thời kỳ trước Đổi mới (1986)
b) Thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay)
3. Đánh giá tình hình thực hiện
các Nghị quyết của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
a) Tình hình triển khai thực hiện các
Nghị quyết
b) Kết quả thực hiện mục tiêu cụ thể
của các Nghị quyết
c) Hạn chế, nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm
d) Một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu
quả các Nghị quyết của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Anh (chị) nhận xét thế nào về
những kết quả đã đạt được trong việc triển khai Nghị quyết số 24/NQ-TW về công tác dân tộc ở cơ quan, đơn vị
công tác?
Câu 2. Anh (chị) hãy đánh giá khái
quát kết quả thực hiện quan điểm “các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết,
giúp nhau cùng phát triển” ở cơ quan, địa phương công tác.
Câu 3. Anh (chị) hãy cho biết tình
hình thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ở vùng dân tộc Hoa, Chăm,
Khmer và Mông trên địa bàn. Phương hướng thời gian tới như thế nào?
Câu 4. Anh (chị) đánh giá khái quát kết
quả thực hiện quan điểm: “các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển” ở địa phương.
Chuyên đề 3
PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Dành cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho cán bộ, công chức,
viên chức lãnh đạo cấp phòng những kiến thức về pháp luật và chính sách của nhà
nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó nâng
cao hiệu quả công tác tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững các văn bản về pháp luật
và chính sách hiện hành, tình hình thực hiện pháp luật, chính sách hiện hành của
nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và định hướng xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào
việc tham mưu, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách của
nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số.
- Nhận thức đúng về vai trò, giá trị
của pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát các quy định pháp luật
và chính sách hiện
hành của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
a) Các chính sách được quy định trong
Hiến pháp
b) Các chính sách được quy định các bộ
luật, luật có liên quan
c) Các nhóm chính sách quy định tại Nghị
định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc
d) Các chương trình, dự án về phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
2. Tình hình thực hiện pháp luật
và chính sách hiện
hành của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
a) Kết quả
b) Hạn chế, nguyên nhân hạn chế
3. Định hướng xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
a) Những vấn đề đặt ra đối với việc
xây dựng, ban hành pháp luật và chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số trong tình hình mới
b) Một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số:
4. Công tác quản lý, điều hành, phối
hợp trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách của nhà nước về phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
a) Công tác tham mưu tổ chức triển
khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách và pháp luật về phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số
b) Công tác phân tích, đánh giá tác động
của các chính sách trong phạm vi trách nhiệm được giao
c) Công tác tổ chức phối hợp với các
đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Anh (chị) hãy nêu những kết quả,
hạn chế, nguyên nhân và giải pháp trong việc thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở địa phương, đơn vị công tác.
Câu 2. Tình hình thực thi pháp luật ở địa phương, đơn vị công tác của anh (chị) có
kết quả, hạn chế gì? Nêu phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.
Câu 3. Ở địa phương, nơi anh chị công
tác có chính sách dân tộc nào do địa phương ban hành và thực hiện? Nêu kết quả,
hạn chế, nguyên nhân và những giải pháp trong thời gian tới.
Câu 4. Công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát, phòng chống tham nhũng trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số ở địa phương, đơn vị công tác của anh (chị) có
những kết quả, hạn chế gì? Nêu giải pháp trong thời gian tới.
Chuyên đề 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VỮNG MẠNH
(Dành cho cán bộ, công
chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho cán bộ, công
chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng những kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về hệ thống
chính trị cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tham mưu xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở nơi công tác.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước cùng những định hướng,
giải pháp cơ bản trong việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc
thiểu số vững mạnh.
- Vận dụng các kiến thức đã học trong
việc tham mưu đề xuất chính sách và thực hiện các nhiệm vụ công tác dân tộc phù
hợp với văn hóa, tập quán, thiết chế xã hội của các dân tộc vùng dân tộc thiểu
số.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong
công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo, thực thi nhiệm vụ được giao về xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về hệ thống
chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số
a) Khái niệm hệ thống chính trị
b) Cấu trúc và phương thức vận hành của
hệ thống chính trị
c) Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở
d) Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay
e) Vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng dân tộc thiểu số
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số
a) Những khó khăn từ điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý
b) Khó khăn, thách thức từ tình hình
kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của vùng dân tộc thiểu số đến hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở
c) Tác động từ thiết chế xã hội truyền
thống của các dân tộc thiểu số
3. Xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh
a) Khái niệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
b) Quan điểm của Đảng về xây dựng hệ
thống chính trị
c) Mục tiêu xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở
d) Nội dung, nhiệm vụ, giải pháp xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
4. Những vấn đề đặt ra từ mô hình
hệ thống chính trị cơ sở và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay
a) Về mô hình tổ chức bộ máy
b) Về cơ chế vận hành
c) Vấn đề xây dựng và sử dụng nguồn
nhân lực chính trị
d) Sự phối hợp của hệ thống chính trị
cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số ở một số địa phương với hệ thống chính trị cấp
huyện, tỉnh chưa chặt chẽ
e) Về phương thức hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và Mặt trận tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở
g) Hoạt động của bộ máy chính quyền
5. Một số giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở
vùng dân tộc thiểu số hiện nay
a) Đổi mới cơ sở Đảng ở vùng dân tộc
thiểu số
b) Xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở
vững mạnh
c) Xây dựng Mặt trận tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị cơ sở
d) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các
thiết chế bên trong hệ thống chính trị cơ sở và các mối liên hệ bên ngoài của hệ
thống chính trị cơ sở theo tiêu chí gắn bó, hỗ trợ, hướng vào mục tiêu phục vụ nhân dân
e) Đổi mới căn bản công tác cán bộ theo
hướng xây dựng chiến lược riêng về đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
chính trị cho hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số
6. Một số bài học kinh nghiệm về
xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số
a) Bài học kinh nghiệm về công tác
lãnh đạo của Đảng ủy xã
b) Bài học kinh nghiệm về triển khai
thực hiện chính sách dân tộc của Ủy ban nhân dân xã
c) Bài học kinh nghiệm về công tác vận
động quần chúng nhân dân của các tổ chức đoàn thể Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh
IV. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi,
khó khăn, kết quả và hạn chế trong công tác của hệ thống chính trị cơ sở vùng
dân tộc thiểu số hiện nay gắn với địa bàn nơi anh (chị) công tác hoặc phụ
trách. Đề xuất giải pháp để xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh. Mỗi nhóm phụ trách một
nội dung như sau:
1. Về tổ chức cơ sở Đảng
2. Về chính quyền xã
3. Về công tác Mặt trận tổ quốc
4. Về công tác của các đoàn thể
Chuyên đề 5
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Dành cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp
phòng và tương đương)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho cán bộ, công
chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa
các dân tộc thiểu số; công tác quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS, từ đó vận
dụng vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước về văn hóa tại địa phương hoặc vị
trí tại công tác.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
đặc điểm văn hóa các DTTS; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
về văn hóa, quản lý văn hóa các DTTS; về thực trạng, nội dung, giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào
việc kiểm tra, giám sát, đánh giá chính sách văn hóa, tham mưu chính sách, tổ
chức thực hiện chính sách trong thực tiễn công tác quản lý nhà nước về văn hóa
các dân tộc thiểu số.
- Có thái độ nghiêm túc, gương mẫu
trong thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết chống lại mọi biểu hiện kỳ thị, phân biệt
đối xử đối với đồng bào DTTS; hình thành phương pháp công tác phù hợp với tập
quán, lối sống của đồng bào các DTTS.
II. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
a) Khái niệm văn hóa
b) Khái niệm văn hóa các dân tộc thiểu
số
c) Khái niệm văn hóa vùng và công
nghiệp văn hóa
d) Khái niệm quản lý nhà nước về văn
hóa các dân tộc thiểu số
2. Văn hóa các dân tộc thiểu số
a) Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu
số
b) Nhận diện những vấn đề đặt ra đối
với văn hóa các dân tộc thiểu số
3. Công tác quản lý văn hóa các
dân tộc thiểu số
a) Quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về văn hóa, quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số
b) Nội dung của công tác quản lý nhà
nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
c) Nghiệp vụ quản lý văn hóa các dân
tộc thiểu số
d) Thực trạng công tác quản lý nhà nước
về văn hóa các dân tộc thiểu số và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
văn hóa
e) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
4. Vận dụng kiến thức văn hóa các
DTTS, quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS trong công tác của lãnh đạo cấp
phòng (và tương đương).
a) Khởi động tiếp cận kiến thức
b) Tạo lập, hình thành kiến thức của
cá nhân
c) Thực tập vận dụng kiến thức
d) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
e) Không ngừng tìm tòi, mở rộng, bổ
sung kiến thức
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Trên địa bàn anh (chị) công
tác, các DTTS có những đặc điểm văn hóa nào? Những đặc điểm văn hóa nào, của
DTTS nào cần lưu ý khi anh (chị) tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào
DTTS thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước? Liên hệ tại
địa phương nơi công tác hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị).
Câu 2. Trên địa bàn anh (chị) công
tác, những giá trị văn hóa truyền thống nào của đồng bào DTTS đã được bảo tồn?
Những giá trị văn hóa nào đã và đang bị mai một, biến đổi? Anh (chị) có kiến
nghị gì về việc bảo tồn văn hóa truyền thống các DTTS? Liên hệ với địa phương
nơi công tác hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị).
Câu 3. Vì sao cán bộ công tác ở vùng
dân tộc thiểu số lại phải am hiểu về văn hóa DTTS và am hiểu công tác quản lý
nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số? Công tác quản lý nhà nước về văn hóa
DTTS hiện nay đã có những thành tựu và hạn chế gì? Liên hệ với địa phương nơi
công tác hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị).
Câu 4. Tác động của những yếu tố văn
hóa mới hiện nay đến đời sống của đồng bào DTTS như thế nào? Theo anh (chị), để
nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS thì cần phải thực
hiện những giải pháp nào? Giải pháp nào là quan trọng nhất, vì sao? Liên hệ với
địa phương nơi công tác hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị)
Chuyên đề 6
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
(Dành cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp
phòng và tương đương)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho cán bộ, công
chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng những kiến thức chung về quốc phòng, an
ninh, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, thực tiễn công tác
quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay, trên cơ sở đó
làm tốt công tác tham mưu xây dựng, thực hiện sự gắn kết phát triển kinh tế -
xã hội với quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về khái
niệm, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực
tiễn công tác quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc
tham mưu xây dựng, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc
phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác và kiên
quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch,
phản động chống phá cách mạng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
II. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
a) Khái niệm quốc phòng toàn dân
b) Khái niệm an ninh nhân dân
2. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch khi lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá chính quyền ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi
a) Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá chính quyền Việt Nam của các thế lực thù địch
b) Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
3. Một số điểm nóng chính trị, xã
hội về quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
a) Một số bài học kinh nghiệm qua các
vụ xung đột xã hội, dân tộc
b) Một số bài học kinh nghiệm qua các
vụ bạo loạn ở vùng dân tộc thiểu số những năm gần đây
4. Quan điểm đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và
miền núi
Trình bày quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số
theo các vấn đề:
a) Chiến lược bảo vệ tổ quốc
b) Chiến lược về bảo đảm an ninh
c) Chiến lược bảo vệ biên giới quốc
gia
d) Phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia,...
5. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quốc phòng, an ninh vùng dân tộc
thiểu số và miền núi hiện nay
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên, nhân dân về bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi
b) Nắm bắt, đánh giá đúng tình hình
đang tác động đến quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, làm tốt
công tác tham mưu, tránh bị động, bất ngờ trước mọi diễn biến
c) Giải pháp phòng, chống hoạt động
ly khai dân tộc
d) Giải pháp phòng, chống hoạt động lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi
e) Giải pháp phòng chống bạo loạn,
gây rối đe dọa quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
g) Giải pháp đấu tranh phòng, chống
tác động từ an ninh phi truyền thống để kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc,
tôn giáo chống phá chính quyền của các thế lực thù địch
h) Giải pháp phát huy vai trò của cả
hệ thống chính trị, của những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham
gia công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
6. Một số kỹ năng quản lý và tham
mưu xây dựng, thực hiện sự gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng,
an ninh ở vùng dân tộc và miền núi tại địa phương đối với lãnh đạo cấp phòng
a) Các yêu cầu của công tác tham mưu
b) Các kỹ năng khi tham mưu xây dựng
kế hoạch có sự kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
IV. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Anh (chị) hiểu như thế nào về
“điểm nóng” trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh? Địa phương của anh (chị) có vấn
đề có thể trở thành điểm nóng về quốc phòng, an ninh không? Hãy dự báo xu hướng
và phương án giải quyết.
Câu 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về
việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, li
khai dân tộc của các thế lực phản động? Tại địa phương, nơi anh (chị) công tác
có nguy cơ xảy ra vấn đề này không? Nêu dự kiến phương án giải quyết của anh
(chị) về vấn đề này.
Câu 3. Theo anh (chị), làm thế nào để ổn định nhanh những vùng có hiện tượng
di cư trái phép, tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu kiện về các hoạt động cuộc sống
hàng ngày?
Câu 4. Phân tích vấn đề an ninh phi
truyền thống tại địa phương anh (chị) đang tác động đến công tác quốc phòng, an
ninh.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(2003): Nghị quyết 24, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(2014):Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
3. Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24 và chỉ thị số 45 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (2019): Báo cáo số 58/BCĐTW ngày 04/9/2019 về Tổng kết 15
năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc.
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003): Tài liệu nghiên cứu
các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003): Quyết
định số 1472/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2003 về việc phê duyệt dự án “Xây dựng một số
làng, bản, buôn văn
hóa ở vùng có hoàn cảnh đặc biệt ”.
6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
(2019): Quyết định số 209/QĐ- BVHTTDL ngày 23/2/2019 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
7. Chính phủ
(2011): Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc.
8. Chính phủ (2019): Nghị định
02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989): Nghị
quyết số 22/NQ-TW
ngày 27/11/1989 về Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng
sản Việt Nam (2003): Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa IX) về
công tác dân tộc.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn
kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân
tộc (Nghị quyết số 24-NQ/TW), Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009): Kết
luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 về công tác dân tộc.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009): Kết
luận số 57-KL/TW
ngày 03/11/2009 về công tác dân tộc.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012): Nghị
quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Kết
luận số 64-KL/TW,
ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI
một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị từ Trung
ương đến cơ sở.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Văn kiện Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015): Nghị
quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh
giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Nghị
quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa ” trong nội bộ.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018): Nghị
quyết số 24-NQ/TW,
ngày 16/4/2018 “Về
Chiến lược quốc
phòng Việt Nam”
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018): Nghị
quyết số 33-NQ/TW, ngày 28- 9-2018 “Về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”.
24. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh (1996): Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (2018): Giáo trình cao cấp Lý luận chính trị: Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
26. Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Viện Văn hóa và phát triển (2004): Văn hóa và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.
27. Hội đồng Bộ trưởng (1990): Quyết
định 72-HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
28. Quốc hội (2013): Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam.
29. Quốc hội (2013): Luật Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
30. Quốc hội (2015): Luật tổ chức Chính quyền địa phương.
31. Quốc hội (2015): Nghị quyết
100/2015/QH13 ngày
12/11/2015 về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016-2020.
32. Quốc hội (2018): Luật Công an
nhân dân.
33. Quốc hội (2018): Luật Quốc phòng.
34. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết
định số 124/2003/QĐ-TTg
ngày 17/6/2003 về phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người thiểu số Việt Nam.
35. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết
định số 19/2003/QĐ-TTg
ngày 28/01/2003 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến
năm 2005.
36. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 12/6/2003 về
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc.
37. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết
định số 31/2003/QĐ-TTg ngày 26/03/2003 về việc bổ sung xây dựng một số làng bản, buôn văn hóa ở
vùng có hoàn cảnh đặc
biệt vào chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2001-2005.
38. Thủ tướng Chính phủ (2009): Quyết
định số 581/QĐ-TTg
ngày 06/5/2009 của về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm
2020.
39. Thủ tướng Chính phủ (2010): Quyết
định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
40. Thủ tướng Chính phủ (2013): Quyết
định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 về việc ban hành Chương trình hành động thực
hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
41. Thủ tướng
Chính phủ (2013): Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 về việc phê duyệt Chiến
lược công tác dân tộc đến năm 2020.
42. Thủ tướng
Chính phủ (2015): Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 09-01-2015 “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”
43. Thủ tướng
Chính phủ (2015): Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 về việc Phê duyệt
một số chỉ tiêu thực
hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn
với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.
44. Thủ tướng
Chính phủ (2016): Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
45. Thủ tướng
Chính phủ (2016): Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về phê duyệt Đề án
hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.
46. Thủ tướng
Chính phủ (2016): Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về Phê duyệt
Chính sách đặc thù hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017-2020.
47. Tổng cục
Thống kê (1979): Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam.
48. Trung tâm
Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện triết học (2002): Giá trị truyền
thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Ủy ban
Dân tộc (2003): Sổ tay Công tác dân tộc
(Lưu hành nội).
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHÔNG GIỮ CHỨC
VỤ LÃNH ĐẠO THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG NGÀY 26/6/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY)
(Ban hành theo Quyết định số 778/QĐ-UBDT ngày 23/10/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban Dân tộc)
A. NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI
DƯỠNG
Công chức, viên chức thuộc nhóm đối
tượng 4 (công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo) theo Quyết định số
771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
II. MỤC TIÊU BỒI
DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Cập nhật, trang bị kiến thức về dân tộc,
văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, năng
lực cho đội ngũ công chức, viên chức,
để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình này, học
viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
các dân tộc thiểu số, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc; hiểu rõ, nắm
chắc tình hình dân tộc, công tác dân tộc, kết quả và bài học kinh nghiệm thực
hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về
dân tộc của ngành và địa phương.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn công tác dân tộc: tổ chức thực hiện chính sách, nắm bắt thông tin, xử lý
các tình huống kinh tế - chính trị - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số... nhằm
nâng cao hiệu quả công tác dân tộc.
- Xác định tư tưởng, thái độ đúng đắn:
tôn trọng đồng bào các dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
III. PHƯƠNG PHÁP
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được thiết kế dưới dạng
các chuyên đề, trên quan điểm phù hợp với đối tượng là công chức, viên chức
không giữ chức vụ lãnh đạo.
Các chuyên đề trong chương trình vừa
có tính liên kết, thống nhất chung trong hệ thống vừa có tính độc lập tương đối
nhằm tạo điều kiện dễ dàng điều chỉnh, cập nhật, bổ sung từng chuyên đề mà
không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của chương trình.
Học viên học đủ các kiến thức trong
chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
IV. CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 2 hoạt động
chính:
- Giảng dạy: 6 chuyên đề (8 chuyên đề
tham khảo được phê duyệt riêng). Trong quá trình giảng dạy kết hợp trao đổi, thảo
luận về các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn công tác dân tộc.
- Tìm hiểu thực tiễn công tác dân tộc:
Nghe báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh/thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong
tỉnh/thành phố (hoặc lãnh đạo các bộ, ngành với đối tượng là công chức, viên chức
không giữ chức vụ lãnh đạo - thuộc các cơ quan trung ương) về thực tiễn đời sống
đồng bào các dân tộc thiểu số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác
quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh/thành phố hoặc cả nước. Tham quan một số
mô hình phát triển kinh tế - xã hội,
mô hình quản lý cộng đồng tại địa phương (với các lớp tổ chức tại địa phương)
hoặc tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của Hà Nội (với
các lớp tổ chức tại trung ương).
Ngoài ra, chương trình còn bố trí thời
lượng 4 tiết để học viên viết bài thu hoạch cuối khóa, 2 tiết cho các hoạt động
khai giảng, bế giảng (đầu và cuối
khóa học).
b) Thời gian bồi dưỡng: 5 ngày (mỗi
ngày 8 tiết).
Thời gian của toàn bộ chương trình là
40 tiết, trong đó:
- Thời gian học trên lớp: 24
tiết
+ Số tiết học lý thuyết: 12 tiết.
+ Số tiết trao đổi, thảo luận nhóm
theo chuyên đề: 12 tiết.
- Nghe báo cáo, tìm hiểu thực tế địa phương
kết hợp tọa đàm, trao đổi, thảo luận: 10 tiết.
- Số tiết viết thu hoạch: 4 tiết.
- Số tiết khai giảng, bế giảng: 2
tiết.
2. Cấu trúc chương trình
Phần
I: Giảng dạy
STT
|
Chuyên
đề
|
Số
tiết
|
Tổng
|
Lý
thuyết
|
Thảo
luận
|
1
|
Tổng quan về các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
|
4
|
2
|
2
|
2
|
Quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc
|
4
|
2
|
2
|
3
|
Pháp luật và chính sách của Nhà nước
về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
|
4
|
2
|
2
|
4
|
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở
vùng dân tộc thiểu số vững mạnh
|
4
|
2
|
2
|
5
|
Công tác quản lý nhà nước về văn
hóa các dân tộc thiểu số
|
4
|
2
|
2
|
6
|
Công tác quốc phòng, an ninh ở vùng
dân tộc thiểu số và miền núi
|
4
|
2
|
2
|
|
Cộng
|
24
|
12
|
12
|
Phần
II: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
STT
|
Hoạt
động
|
Số
tiết
|
1
|
Nghe báo cáo thực tế về dân tộc,
công tác dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc; tham quan các mô hình
phát triển kinh tế - xã hội; tọa đàm, trao đổi, thảo luận về những vấn đề dân tộc, công tác dân tộc của ngành hoặc
địa phương.
|
10
|
2
|
Viết bài thu hoạch cuối khóa
|
4
|
3
|
Khai giảng, bế giảng
|
2
|
|
Cộng
|
16
|
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI
VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn
a) Các chuyên đề được biên soạn theo
đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
b) Các chuyên đề được biên soạn dễ hiểu,
dễ nhớ, phù hợp với năng lực tiếp nhận của người học.
c) Nội dung chuyên đề phải phù hợp với
cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, bảo đảm cung cấp cho học
viên những kiến thức mới, trau dồi những kiến thức đã có; nâng cao nhận thức về
dân tộc, về công tác dân tộc và chính sách dân tộc; củng cố các kỹ năng công
tác ở vùng dân tộc thiểu số; cập nhật tình hình chính trị, kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
d) Các chuyên đề phải được biên soạn
theo kết cấu mở để tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, cập nhật những kiến thức
mới vào nội dung bài giảng, phù hợp với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức
không giữ chức vụ lãnh đạo.
2. Đối với giảng dạy
a) Giảng viên, báo cáo viên:
- Giảng viên, báo cáo viên là lãnh đạo
cấp vụ, lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc
sĩ, giảng viên của Học viện Dân tộc, giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
của bộ, ngành, địa phương có kinh nghiệm, hiểu biết về công tác dân tộc, chính
sách dân tộc, văn hóa dân tộc.
- Các giảng viên, báo cáo viên cần đầu
tư nghiên cứu tài liệu, tập hợp
các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng chương trình này, sát với chức trách, nhiệm
vụ của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
b) Phương pháp giảng dạy:
- Sử dụng phương pháp tích cực, lấy học
viên làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện
hỗ trợ trong giảng dạy. Cụ thể: với mỗi chuyên đề có thời lượng 4 tiết, giảng
viên trình bày kiến thức chung trong 2 tiết, 2 tiết dành cho thảo luận nhóm. Giảng
viên chia học viên trong lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm tối đa 10 thành viên, cử
1 trưởng nhóm. Thời gian thảo luận từ 30-40 phút. Sau thảo luận, trưởng nhóm
thay mặt nhóm trình bày kết quả thảo
luận. Giảng viên tổng hợp ý kiến
bình luận, góp ý của tất cả học viên trong lớp và đưa ra kết luận cuối cùng.
- Sử dụng triệt để thời gian thảo luận,
thực hành dành cho mỗi chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm.
3. Đối với việc học tập của học
viên
a) Hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm
vụ và những yêu cầu, mục tiêu của khóa học.
b) Tích cực tham gia vào các hoạt động:
nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tiễn công tác dân tộc
tại địa phương, đơn vị công tác.
c) Kết thúc khóa học, học viên tiếp
thu các kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng, vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức
không giữ chức vụ lãnh đạo.
VI. ĐÁNH GIÁ HỌC
TẬP
1. Đánh giá ý thức học tập của học
viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Đánh giá chung cho toàn chương
trình thông qua bài thu hoạch cuối khóa, chấm theo thang điểm 10.
LỊCH
BIỂU KHÓA BỒI DƯỠNG
Ngày
|
Sáng
|
Chiều
|
Ngày thứ nhất
|
- Khai giảng (1 tiết)
- Chuyên đề 1. Tổng quan về các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam (4 tiết)
|
Chuyên đề 2. Quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc (4 tiết)
|
Ngày thứ hai
|
Chuyên đề 3. Pháp luật và chính
sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (4 tiết)
|
Chuyên đề 4. Xây dựng-hệ thống chính
trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh (4 tiết)
|
Ngày thứ ba
|
Chuyên đề 5. Công tác quản lý nhà
nước về văn hóa các dân tộc thiểu số (4 tiết)
|
Chuyên đề 6. Công tác quốc phòng,
an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (4 tiết)
|
Ngày thứ tư
|
Nghe báo cáo về dân tộc, công tác
dân tộc và kinh nghiệm thực hiện chính sách dân tộc của ngành hoặc địa phương
(4 tiết)
|
Viết bài thu hoạch cuối khóa
|
Ngày thứ năm
|
Tọa đàm, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, kết
quả thực hiện chính sách dân tộc của ngành hoặc địa phương. (4 tiết)
|
- Trao đổi, giải
đáp thắc mắc
- Bế giảng (1 tiết)
|
B. NỘI DUNG CÁC
CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT
NAM
(Dành cho công chức, viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho công chức,
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo kiến thức về dân tộc thiểu số, góp phần
nâng cao nhận thức, năng lực, từ đó thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, những thông tin cụ thể về cộng đồng
các dân tộc và các vấn đề dân tộc ở địa phương, nơi công tác.
Vận dụng những hiểu biết về đồng bào
dân tộc thiểu số vào thực tiễn công tác ở vùng dân tộc thiểu số, tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao của công chức, viên chức không giữ
chức vụ lãnh đạo.
- Có thái độ, hành vi đúng đắn, nâng
cao ý thức trách nhiệm trong thực tiễn công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
a) Khái niệm dân tộc, dân tộc thiểu số
b) Khái niệm dân tộc thiểu số rất ít
người
c) Khái niệm vùng dân tộc thiểu số
d) Khái niệm quan hệ dân tộc
2. Lịch sử hình thành và phát triển
của cộng đồng các dân tộc thiểu số
a) Lịch sử hình thành và phát triển của
các dân tộc thiểu số Việt Nam
b) Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện nay
3. Đặc điểm cơ bản cộng đồng dân tộc
thiểu số nước ta
a) Các dân tộc thiểu số nước ta sinh
sống chủ yếu ở miền núi, vùng cao trên địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược về
kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh
b) Các dân tộc thiểu số nước ta cư
trú đan xen lẫn nhau, không có vùng lãnh thổ riêng
d) Trình độ phát triển các dân tộc
thiểu số nước ta không đều nhau
e) Các dân tộc thiểu số nước ta có nền
văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm nên văn hóa Việt Nam đa dạng và thống
nhất.
f) Các dân tộc nước ta có truyền thống
đoàn kết trong chế ngự thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
4. Công lao, đóng góp của cộng đồng
các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
a) Công lao, đóng góp của đồng bào
các DTTS trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
b) Công lao, đóng góp của cộng đồng các
dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
5. Quan hệ dân tộc ở nước ta hiện
nay
a) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số
với quốc gia dân tộc
b) Quan hệ giữa dân tộc Kinh với các
dân tộc thiểu số
c) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số
với nhau
d) Quan hệ trong nội bộ các dân tộc
thiểu số
e) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số với tôn giáo
g) Quan hệ tộc người xuyên biên giới
6. Một số vấn đề cấp thiết trong
các dân tộc nước ta hiện nay
a) Các thế lực thù địch, lợi dụng các
vấn đề lịch sử để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà
nước và chế độ XHCN
b) Vấn đề xác định thành phần, tên gọi
một số dân tộc thiểu số
c) Quan hệ dân tộc đang đối mặt với
những khó khăn, thách thức
d) Một số vấn đề về tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc, định kiến, phân biệt, kỳ thị và chia rẽ
dân tộc
e) Vấn đề thực hiện công tác dân vận ở vùng dân tộc thiểu số
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Ở địa phương, nơi anh (chị)
công tác có những dân tộc thiểu số nào? Hãy nêu đặc điểm của các dân tộc đó.
Câu 2. Trong cộng đồng, nơi anh (chị)
công tác có biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti, định kiến,
phân biệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc không? Giải pháp khắc phục như thế nào?
Câu 3. Quan hệ dân tộc trên địa bàn
anh (chị) công tác hiện đang có những vấn đề gì? Để tăng cường quan hệ dân tộc,
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, theo anh (chị) cần có những giải pháp gì?.
Câu 4. Trong cộng đồng dân tộc nơi
anh (chị) công tác hiện đang nảy sinh những vấn đề gì? Theo anh (chị) cần có giải
pháp như thế nào?
Chuyên đề 2
QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÔNG TÁC DÂN TỘC
(Dành cho công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho công chức,
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo những kiến thức cơ bản về quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc; nâng cao nhận
thức về lý luận, thực tiễn về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, từ đó vận dụng
vào thực tiễn công tác dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những quan điểm, chủ
trương, đường lối cơ bản của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong tình hình mới. Từ đó, nhận thức được những
thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết
các vấn đề dân tộc, công tác dân tộc ở nước ta.
- Vận dụng những hiểu biết về quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc trong tình
hình mới vào thực tiễn công tác; nâng cao hiệu quả thực thi công vụ tương ứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ
của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
- Nâng cao nhận thức về lý luận, quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc; vận dụng
các kiến thức đã học để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung
a) Một số khái niệm liên quan
b) Cơ sở khoa học hình thành quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
2. Quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc qua các thời kỳ cách mạng
a) Thời kỳ trước Đổi mới (1986)
b) Thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay)
3. Đánh giá tình hình thực hiện các
Nghị quyết của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
a) Tình hình triển khai thực hiện các
Nghị quyết
b) Kết quả thực hiện mục tiêu cụ thể
của các Nghị quyết
c) Hạn chế, nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm
d) Một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu
quả các Nghị quyết của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Theo anh (chị), việc triển
khai Nghị quyết số 24/NQ-TW về công tác dân tộc ở cơ quan, đơn vị công tác có
những thành tựu, hạn chế như thế nào? Nêu các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Câu 2. Anh (chị) hãy cho biết: ở địa
phương, đơn vị công tác có triển khai nghị quyết chuyên đề nào về công tác dân
tộc không? Nếu có, trình bày nội
dung nghị quyết. Nếu chưa có, nêu
rõ lý do tại sao.
Câu 3. Anh (chị) hãy cho biết tình
hình thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ở vùng dân tộc Hoa, Chăm,
Khmer và Mông trên địa bàn. Phương hướng thời gian tới như thế nào?
Câu 4. Anh (chị) đánh giá khái quát kết
quả thực hiện quan điểm: “các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau
cùng phát triển” ở địa phương.
Chuyên đề 3
PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Dành cho công chức, viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho công chức,
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo những kiến thức cơ bản về pháp luật và
chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số;
trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững các văn bản về pháp luật
và chính sách hiện hành, tình hình thực hiện pháp luật, chính sách hiện hành của
nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và định hướng xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào
việc thu thập và tổng hợp thông tin, phát hiện các vấn đề phát sinh trong thực
tiễn thực hiện pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số, từ đó đề xuất giải pháp, tổ chức thực hiện chính sách trong phạm vi
trách nhiệm được giao.
- Nhận thức đúng về vai trò, giá trị
của pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát các quy định pháp luật
và chính sách hiện hành của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số
a) Các chính sách được quy định trong
Hiến pháp
b) Các chính sách được quy định các bộ
luật, luật có liên quan
c) Các nhóm chính sách quy định tại
Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc
d) Các chương trình, dự án về phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
2. Tình hình thực hiện pháp luật và chính sách hiện hành của
nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
a) Kết quả
b) Hạn chế, nguyên nhân hạn chế
3. Định hướng xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
a) Những vấn đề đặt ra đối với việc
xây dựng, ban hành pháp luật và chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số trong tình hình mới
b) Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số:
4. Công tác tổ chức thực hiện pháp
luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
a) Tổ chức thực hiện; thu thập và tổng
hợp thông tin, phát hiện các vấn đề phát sinh trong thực tiễn thực hiện pháp luật
và chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
b) Tổng hợp, đánh giá đề xuất giải
pháp tổ chức thực hiện chính sách trong phạm vi trách nhiệm được giao
c) Công tác vận động nhân dân thực hiện
pháp luật, chính sách của nhà nước; tổng hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về
các vấn đề liên quan đến lĩnh vực
phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số
d) Công tác tổ chức triển khai các dự
án hỗ trợ cộng đồng và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Anh (chị) hãy nêu những kết quả,
hạn chế, nguyên nhân và giải pháp trong việc thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở địa phương, đơn vị công tác.
Câu 2. Hãy nêu kinh nghiệm của anh
(chị) trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định pháp luật và
thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nơi anh (chị)
công tác.
Câu 3. Hãy nêu kinh nghiệm của anh
(chị) trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương, đơn vị công tác.
Câu 4. Công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát, phòng chống tham nhũng trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số ở địa phương, đơn vị công tác được thực hiện như
thế nào? Nêu rõ kết quả, hạn chế, giải pháp trong thời gian tới.
Chuyên đề 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VỮNG MẠNH
(Dành cho công chức, viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho công chức,
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo những kiến thức cơ bản về chủ trương, đường
lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về hệ thống chính trị cơ sở, góp phần nâng
cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở nơi công tác.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số cùng những chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của nhà nước về hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu
số hiện nay.
- Vận dụng các kiến thức đã học trong
việc thực thi các chính sách và thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc phù hợp với
văn hóa, tập quán, thiết chế xã hội của các dân tộc vùng dân tộc thiểu số.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc
thực thi nhiệm vụ được giao về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc
thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về hệ thống
chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số
a) Khái niệm hệ thống chính trị
b) Cấu trúc và phương thức vận hành của
hệ thống chính trị
c) Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở
d) Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay
e) Vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng dân tộc thiểu số
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số
a) Những khó khăn từ điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý
b) Khó khăn, thách thức từ tình hình
kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của vùng dân tộc thiểu số đến hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở
c) Tác động từ thiết chế xã hội truyền
thống của các dân tộc thiểu số
3. Chính quyền địa phương và vấn đề
thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương
a) Khái niệm chính quyền địa phương
b) Khái niệm và đặc điểm của chính
quyền cơ sở
c) Vai trò của công chức, viên chức
trong chính quyền cơ sở
4. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị cơ sở
a) Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của
Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
b) Nhiệm vụ chính trị của cán bộ,
công chức trong Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội ở cơ sở
5. Xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở ở vùng dân tộc
thiểu số vững mạnh
a) Khái niệm xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở vững mạnh
b) Nội dung xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở vững mạnh
c) Nhiệm vụ và giải pháp
III. CÂU HỎI THẢO
LUẬN
Anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi,
khó khăn, kết quả và hạn chế trong công tác của hệ thống chính trị cơ sở vùng
dân tộc thiểu số hiện nay gắn với địa bàn nơi anh (chị) công tác. Đề xuất giải pháp để xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở vùng dân tộc thiểu số vững mạnh. Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một
nội dung:
1. Về tổ chức cơ sở Đảng
2. Về chính quyền xã
3. Về công tác Mặt trận tổ quốc
4. Về công tác của các đoàn thể
Chuyên đề 5
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Dành cho công chức, viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho công chức,
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo những kiến thức cơ bản về văn hóa, văn hóa
các dân tộc thiểu số; công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
(DTTS), từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác một cách phù hợp với từng dân tộc,
địa bàn, nhằm thực hiện có hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ đề ra.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
đặc điểm văn hóa các DTTS; quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
về văn hóa, quản lý văn hóa các DTTS; về thực trạng, nội dung, giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS.
- Vận dụng kiến thức văn hóa DTTS và
quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số vào thực tiễn công tác quản lý
văn hóa các dân tộc thiểu số, tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao nhận thức, có thái độ, hành
vi đúng đắn trong thực tiễn công tác ở vùng dân tộc thiểu số: tôn trọng văn hóa
các dân tộc, tôn trọng người dân - chủ thể văn hóa, kiên quyết chống lại mọi biểu
hiện kỳ thị, phân biệt đối xử... với đồng bào dân tộc thiểu số; hình thành
phương pháp công tác phù hợp với tập quán, lối sống của đồng bào các dân tộc
thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
a) Khái niệm văn hóa
b) Khái niệm văn hóa các dân tộc thiểu
số
c) Khái niệm quản lý nhà nước về văn
hóa các dân tộc thiểu số
2. Văn hóa các dân tộc thiểu số
a) Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu
số
b) Nhận diện những vấn đề đặt ra đối
với văn hóa các dân tộc thiểu số
3. Công tác quản lý văn hóa các
dân tộc thiểu số
a) Quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về văn hóa, quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu
số
b) Nội dung của công tác quản lý nhà
nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
c) Thực trạng công tác quản lý nhà nước
về văn hóa các dân tộc thiểu số và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
văn hóa
d) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Trên địa bàn anh (chị) công
tác, các DTTS có những đặc điểm văn hóa nào? Những đặc điểm văn hóa nào, của
DTTS nào cần lưu ý khi anh (chị) tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện
chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước? Liên hệ tại địa phương
nơi công tác hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị).
Câu 2. Trên địa bàn anh (chị) công
tác, những giá trị văn hóa truyền
thống nào của đồng bào DTTS đã được bảo tồn? Những giá trị văn hóa nào đã và
đang bị mai một, biến đổi? Anh (chị) có kiến nghị gì về việc bảo tồn văn hóa
truyền thống các DTTS? Liên hệ với địa phương nơi công tác hoặc vị trí công tác
hiện tại của anh (chị).
Câu 3. Công tác quản lý nhà nước về
văn hóa các DTTS hiện nay có những thành tựu và hạn chế như thế nào? Liên hệ với
địa phương hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị).
Câu 4. Đời sống văn hóa của đồng bào
DTTS hiện nay như thế nào? Đồng bào được hưởng thụ những giá trị văn hóa mới
nào? Tác động của những yếu tố văn hóa mới hiện nay đến sống của đồng bào DTTS?
Liên hệ với địa phương hoặc vị trí công tác hiện tại của anh (chị).
Chuyên đề 6
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
(Dành cho công chức, viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật cho công chức,
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo những kiến thức chung về quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh ở vùng
dân tộc thiểu số và miền núi. Nhận diện những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực
thù địch khi lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá chính quyền, trên
cơ sở đó thực hiện tốt nhiệm vụ gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với quốc
phòng, an ninh ở vùng dân tộc và miền núi.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chuyên đề, học viên:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực tiễn
công tác quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc
thực hiện nhiệm vụ gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh
phù hợp với tình hình, thực tiễn công tác dân tộc hiện nay.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác và kiên
quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch,
phản động chống phá cách mạng ở vùng dân tộc và miền núi.
II. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
a) Khái niệm quốc phòng toàn dân
b) Khái niệm an ninh nhân dân
2. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch khi lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá chính quyền ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi
a) Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá chính quyền Việt Nam của các thế lực thù địch
b) Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
3. Một số điểm nóng chính trị, xã
hội về quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
a) Một số bài học kinh nghiệm qua các
vụ xung đột xã hội, dân tộc
b) Một số bài học kinh nghiệm qua các
vụ bạo loạn ở vùng dân tộc thiểu số những năm gần đây
4. Quan điểm đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật
của Nhà nước về quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Trình bày quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc
phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số theo các vấn đề:
a) Chiến lược bảo vệ tổ quốc
b) Chiến lược về bảo đảm an ninh
c) Chiến lược bảo vệ biên giới quốc
gia
d) Phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia,...
5. Một số giải pháp chủ yếu tăng
cường quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên, nhân dân về bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi
b) Nắm bắt, đánh giá đúng tình hình
đang tác động đến quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, làm tốt
công tác tham mưu, tránh bị động, bất ngờ trước mọi diễn biến
c) Giải pháp phòng, chống hoạt động
ly khai dân tộc
d) Giải pháp phòng, chống hoạt động lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi
e) Giải pháp phòng chống bạo loạn, gây rối đe dọa quốc phòng, an
ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
g) Giải pháp đấu tranh phòng, chống
tác động từ an ninh phi truyền thống để kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc,
tôn giáo chống phá chính quyền của các thế lực thù địch
h) Giải pháp phát huy vai trò của cả
hệ thống chính trị, của những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham
gia công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
6. Thực hiện nhiệm vụ gắn kết phát
triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc và miền núi
a) Quy hoạch xây dựng các dự án, công trình phát triển KTXH gắn
với nhiệm vụ quốc phòng
b) Phát triển kinh tế - xã ở hội giảm
nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch và bất bình đẳng xã hội ở vùng dân tộc.
c) Xây dựng các đơn vị kinh tế - quốc
phòng ở các địa bàn trọng yếu, khu vực biên giới,...
d) Tăng cường hợp tác quốc tế với các
tổ chức INGO, các quốc gia khu vực và thế giới, đi đôi với đấu tranh, không chủ
quan, mơ hồ, mất cảnh giác,...
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1. Anh (chị) hiểu như thế nào về
vị trí, vai trò của công tác quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền
núi? Mối quan hệ giữa nhiệm vụ anh (chị) đang thực hiện với vấn đề quốc phòng,
an ninh vùng dân tộc và miền núi hiện nay?
Câu 2. Theo anh (chị), nên áp dụng những
giải pháp cơ bản nào để phòng, chống việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động,
chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, li khai dân tộc của các thế lực phản động? Tại địa
phương, nơi anh (chị) công tác có nguy cơ xảy ra vấn đề này không? Nêu dự kiến
phương án giải quyết của anh (chị) về vấn đề này.
Câu 3. Theo anh (chị), làm thế nào để
giải quyết nhanh những xung đột xã hội, xung đột dân tộc trong đời sống của khu
dân cư dân tộc và miền núi hàng ngày, tránh bùng phát thành vấn đề quốc phòng,
an ninh trong khu vực?
Câu 4. Phân tích những nguy cơ từ vấn
đề an ninh phi truyền thống đang tác động đến công tác quốc phòng, an ninh vùng
dân tộc thiểu số và miền núi.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(2003): Nghị quyết 24, Hội nghị
lần thứ 7, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX.
2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014): Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI.
3 Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số
24 và chỉ thị số 45 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2019): Báo cáo số
58/BCĐTW ngày 04/9/2019 về Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc.
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003): Tài liệu nghiên cứu các
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003): Quyết định số 1472/QĐ-BVHTT ngày 15/12/2003 về việc
phê duyệt dự án (Xây
dựng một số làng, bản,
buôn văn hóa ở vùng có hoàn cảnh đặc biệt”.
6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
(2019): Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 23/2/2019 về việc phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục
truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".
7. Chính phủ (2011): Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc.
8. Chính phủ
(2019): Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989): Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày
27/11/1989 về Một số
chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam
(1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc (Nghị quyết số 24-NQ/TW),
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009): Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009
về công tác dân tộc.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009): Kết
luận số 57-KL/TW
ngày 03/11/2009 về công
tác dân tộc.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012): Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày
16/01/2012 về một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013
của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015): Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày
17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày
30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa ”
trong nội bộ.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018): Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày
16/4/2018 “về Chiến lược quốc phòng Việt Nam”
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018): Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày
28-9-2018 “Về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”.
24. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996): Văn hóa dân tộc
trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018): Giáo trình cao cấp Lý
luận chính trị: Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
26. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa và phát triển (2004): Văn hóa và phát triển ở Việt
Nam - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
27. Hội đồng Bộ trưởng (1990): Quyết định 72-HĐBT ngày 13/3/1990 về một
số chủ trương, chính
sách cụ thể phát triển
kinh tế - xã hội miền
núi.
28. Quốc hội (2013): Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
29. Quốc hội (2013): Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
30. Quốc hội (2015): Luật tổ chức Chính quyền địa phương.
31. Quốc hội (2015): Nghị quyết 100/2015/QH13
ngày 12/11/2015 về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
32. Quốc hội (2018): Luật Công an nhân dân.
33. Quốc hội (2018): Luật Quốc phòng.
34. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 về phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc
người thiểu số Việt Nam.
35. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết định số 19/2003/QĐ-TTg ngày
28/01/2003 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005.
36. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày
12/6/2003 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác
dân tộc.
37. Thủ tướng Chính phủ (2003): Quyết định số 31/2003/QĐ-TTg ngày
26/03/2003 về việc bổ sung xây dựng một số làng bản, buôn văn hóa ở vùng có
hoàn cảnh đặc biệt vào chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn
2001-2005.
38. Thủ tướng Chính phủ (2009): Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
39. Thủ tướng Chính phủ (2010): Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
40. Thủ tướng Chính phủ (2013): Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 về
việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến
năm 2020.
41. Thủ tướng Chính phủ (2013): Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 về
việc phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
42. Thủ tướng Chính phủ (2015): Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 09-01-2015 “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong
tình hình mới”
43. Thủ tướng Chính phủ (2015): Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015
về việc Phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc
thiểu số gắn với mục
tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.
44. Thủ tướng Chính phủ (2016): Quyết
định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai
đoạn 2016-2020.
45. Thủ tướng Chính phủ (2016): Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về
phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các
dân tộc thiểu số rất
ít người giai đoạn 2016-2025.
46. Thủ tướng Chính phủ (2016): Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016
về Phê duyệt Chính
sách đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017-2020.
47. Tổng cục Thống kê (1979): Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam.
48. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện triết học (2002):
Giá trị truyền thống
trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Ủy ban Dân tộc (2003): Sổ tay Công tác dân tộc (Lưu hành nội bộ).
DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
(Danh
sách tỉnh, thành phố phát hành văn bản).
Stt
|
Các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Ghi
chú
|
1
|
An Giang
|
|
2
|
Bạc Liêu
|
|
3
|
Bắc Giang
|
|
4
|
Bắc Kạn
|
|
5
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
6
|
Bình Định
|
|
7
|
Bình Phước
|
|
8
|
Bình Thuận
|
|
9
|
Cao Bằng
|
|
10
|
Cà Mau
|
|
11
|
Cần Thơ
|
|
12
|
Đắk Lắk
|
|
13
|
Đắk Nông
|
|
14
|
Điện Biên
|
|
15
|
Đồng Nai
|
|
16
|
Gia Lai
|
|
17
|
Hà Giang
|
|
18
|
Hà Tĩnh
|
|
19
|
Hà Nội
|
|
20
|
Hậu Giang
|
|
21
|
Hòa Bình
|
|
22
|
Hồ Chí Minh
|
|
23
|
Khánh Hòa
|
|
24
|
Kiên Giang
|
|
25
|
Kon Tum
|
|
26
|
Lai Châu
|
|
27
|
Lào Cai
|
|
28
|
Lạng Sơn
|
|
29
|
Lâm Đồng
|
|
30
|
Long An
|
|
31
|
Nghệ An
|
|
32
|
Ninh Bình
|
|
33
|
Ninh Thuận
|
|
34
|
Phú Thọ
|
|
35
|
Phú Yên
|
|
36
|
Quảng Bình
|
|
37
|
Quảng Nam
|
|
38
|
Quảng Ngãi
|
|
39
|
Quảng Ninh
|
|
40
|
Quảng Trị
|
|
41
|
Sóc Trăng
|
|
42
|
Sơn La
|
|
43
|
Tây Ninh
|
|
44
|
Thanh Hóa
|
|
45
|
Thái Nguyên
|
|
46
|
Thừa Thiên - Huế
|
|
47
|
Trà Vinh
|
|
48
|
Tuyên Quang
|
|
49
|
Vĩnh Long
|
|
50
|
Vĩnh Phúc
|
|
51
|
Yên Bái
|
|
Danh sách gồm: 51 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương./.
DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH
(Danh
sách bộ, ngành phát hành văn bản).
Stt
|
Các
bộ, ngành
|
Ghi chú
|
I
|
Các bộ
|
1
|
Bộ Quốc phòng
|
|
2
|
Bộ Công an
|
|
3
|
Bộ Ngoại giao
|
|
4
|
Bộ Tư pháp
|
|
5
|
Bộ Tài chính
|
|
6
|
Bộ Công Thương
|
|
7
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
|
8
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
|
9
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
10
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
|
11
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
|
12
|
Bộ Nội vụ
|
|
13
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
|
14
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
15
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
|
16
|
Bộ Y tế
|
|
17
|
Bộ Giao thông vận tải
|
|
II
|
Cơ quan ngang bộ
|
1
|
Văn phòng Chính phủ
|
|
2
|
Thanh tra Chính phủ
|
|
3
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
|
III
|
Cơ quan thuộc Chính phủ
|
1
|
Đài Truyền
hình Việt Nam
|
|
2
|
Đài Tiếng nói Việt Nam
|
|
3
|
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
|
|
4
|
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam
|
|
IV
|
Cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành
Trung ương
|
1
|
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
|
|
Danh sách gồm: 25 bộ, ngành./.