Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 65/2010/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 25/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2010/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được quy định tại các Nghị định của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2010 và thay thế Quyết định số 96/TTg ngày 18 tháng 02 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép khác.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KNTN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này xác định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước) trong việc thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác (sau đây gọi tắt là công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại).

Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động

1. Về trách nhiệm:

a) Thủ trưởng các Bộ, ngành ở Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao thực hiện việc chỉ đạo, tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thuộc lĩnh vực Bộ, ngành mình quản lý.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, địa phương mình trực tiếp quản lý.

c) Trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật, các Bộ, ngành và cơ quan chức năng có trách nhiệm chủ động tổ chức sự phối hợp hoạt động để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp.

2. Quan hệ phối hợp

a) Quan hệ phối hợp phải tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

b) Việc phối hợp hoạt động được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực cụ thể.

c) Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên có liên quan.

d) Bộ trưởng Bộ Công thương với vai trò Trưởng Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127/TW ), chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các lực lượng; giữa các ngành, các cấp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo Quy chế này trong phạm vi cả nước.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

1. Ban Chỉ đạo 127/TW chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các quan hệ phối hợp đa phương gồm nhiều Bộ, ngành và tùy theo yêu cầu xây dựng mối quan hệ phối hợp song phương với từng Bộ, ngành quản lý chuyên ngành, cụ thể:

a) Chỉ đạo công tác phối hợp quy định tại Điều 5 Quy chế này để tạo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên phạm vi cả nước.

b) Rà soát, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế có liên quan để phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

c) Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương các giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tăng cường quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với các ngành hàng, địa bàn mà các đối tượng thường lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các biện pháp xử lý đối với các vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý đối với những vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương.

d) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan nhà nước ở các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình và kết quả hoạt động, dự báo tình hình để xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại phù hợp với tình hình cụ thể trong từng giai đoạn.

đ) Dự báo tình hình thị trường, đưa ra các giải pháp phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kể cả các biện pháp tình thế nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan.

2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm chủ trì sự phối hợp trong quản lý và kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với các lĩnh vực: kinh doanh khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

a) Chỉ đạo cơ quan Quản lý thị trường:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp chỉ đạo triển khai công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong nước, các hoạt động thương mại trên thị trường, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại, chống đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt, tăng giá quá mức, việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa và các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh trái phép khác; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng công nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc kiểm tra xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp, đo lường chất lượng, bản quyền tác giả.

b) Chỉ đạo cơ quan Quản lý Cạnh tranh chủ trì kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp.

3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan Hải quan, trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, chủ trì kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; thực hiện và tổ chức công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.

b) Chỉ đạo cơ quan Thuế chủ trì thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng khác ở các ngành, các cấp trong phòng, chống gian lận về thuế; xử lý các hành vi vi phạm về thuế theo thẩm quyền.

c) Chỉ đạo cơ quan quản lý giá chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá; xử lý các hành vi vi phạm về giá, thẩm định giá theo thẩm quyền.

Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra các hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá; hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá, hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

d) Đề xuất chế độ, chính sách hỗ trợ kinh phí bảo đảm điều kiện làm việc, thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát cho các cơ quan chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các văn bản liên quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực được Chính phủ phân công; các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ để xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực được Chính phủ phân công.

5. Bộ Y tế chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan Thanh tra chuyên ngành Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra chuyên ngành hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; phòng, chống kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế nhập lậu; phòng, chống sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế giả, kém chất lượng; phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan quản lý nhà nước về giá thuốc, thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Chỉ đạo cơ quan Thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc ngành Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến, kinh doanh thực phẩm trong nước; sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến trong nước và nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 6 Điều 3 Quy chế này; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

b) Chỉ đạo cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ thực vật, động vật thủy sinh nguy cấp, quý hiếm.

c) Chỉ đạo cơ quan Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo và sử dụng các loại vật tư nông, lâm nghiệp, thủy sản giả, kém chất lượng, nhập lậu, cấm sử dụng và ngoài danh mục cho phép.

d) Chỉ đạo cơ quan Thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản phẩm thực phẩm tươi sống trong sản xuất trong nước và nhập khẩu; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; viễn thông và công nghệ thông tin.

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, tổ chức tuyên truyền về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, những tác động xấu đối với kinh tế xã hội của hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật; về bản quyền phần mềm; chống buôn lậu văn hóa phẩm, in sang băng đĩa lậu; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

9. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển hàng hòa bằng các phương tiện vận tải.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu trong hoạt động vận tải đường sắt; chỉ đạo lực lượng bảo vệ tàu hỏa, bảo vệ ga, cán bộ, công nhân viên tham gia phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

b) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, kiểm soát phương tiện vận tải tạm nhập, mang biển số nước ngoài sử dụng tại Việt Nam.

10. Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phát hiện, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả có giá trị lớn để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; đồng thời, có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc chống người thi hành công vụ và buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm theo quy định.

a) Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ chịu trách nhiệm tiến hành các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, điều tra tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, hàng giả, gian lận thương mại … theo quy định của Bộ Luật Hình sự.

b) Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cảnh sát đường thủy chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, dừng phương tiện và bắt giữ các phương tiện vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy.

c) Lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ người và phương tiện vận chuyển động thực vật hoặc sản phẩm động thực vật mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, cho động thực vật; phát hiện và xử lý các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã, quý hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó.

11. Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Biển và Bộ đội Biên phòng các cấp kết hợp việc tuần tra đảm bảo an ninh biên giới với việc đấu tranh phát hiện các tổ chức, cá nhân, các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; xử lý kịp thời những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; cụ thể:

a) Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng

- Chịu trách nhiệm chủ trì tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; các tụ điểm, ổ nhóm buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả có tổ chức, quy mô lớn, xuyên quốc gia;

- Phối hợp với cơ quan Hải quan tại cửa khẩu tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ. .. qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới tích cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, không tiếp tay vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;

- Chủ trì hợp tác quốc tế với lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu và vùng biển; trao đổi thông tin, điều tra, bắt giữ, chuyển giao tội phạm.

b) Lực lượng Cảnh sát Biển

- Chịu trách nhiệm chủ trì tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên các vùng biển, tập trung vào những vùng biển trọng điểm, nhiều khả năng xảy ra các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, những vùng biển, luồng, tuyến quốc tế có mật độ tàu thuyền vận chuyển hàng hóa lớn; kịp thời xử lý các hành vi theo quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển không thực hiện, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, không tham gia vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển; tích cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên biển;

- Chủ trì hợp tác quốc tế với lực lượng tuần tra, kiểm soát thực thi pháp luật trên biển của các nước láng giềng trong việc tuần tra, kiểm soát theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; trao đổi thông tin, phối hợp điều tra bắt giữ tội phạm.

12. Bộ Tư pháp phối hợp cùng các Bộ, ngành rà soát các quy định của pháp luật đối với các vấn đề có liên quan, phát hiện sơ hở trong quản lý kinh tế, các vấn đề còn chồng chéo, không rõ ràng, không thống nhất của các quy định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện các biện pháp nhằm quản lý các nguồn ngoại tệ, hoạt động kinh doanh vàng, bạc; phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính kiểm soát luồng ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam, việc niêm yết giá và thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ; phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát và xử lý các loại tiền giả lưu thông trên thị trường.

14. Các Bộ, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức việc quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, phòng, chống các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại nhằm ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hóa.

Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

2. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã của địa phương thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của Trung ương và của các địa phương khác trong việc tổ chức quản lý thị trường, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

4. Kiến nghị kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

5. Chỉ đạo tăng cường, củng cố tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127) của tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

NỘI DUNG VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP

Điều 5. Nội dung phối hợp

Theo yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn, trên từng địa bàn, lĩnh vực và theo chức năng của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động trong việc:

1. Phân định phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động.

2. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan liên quan.

3. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

4. Phát hiện, thu nhập trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, gồm:

a) Thông tin về dự báo tình hình thị trường, tình hình kinh tế, cung cầu hàng hóa, giá cả; về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong ngành và trên địa bàn; kết quả công tác trong từng giai đoạn. Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất, nổi cộm thì kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo 127/TW để thông báo cho các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.

b) Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động quản lý biên giới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, chính sách khu kinh tế cửa khẩu, phi thuế quan, chính sách cư dân biên giới, chính sách quản lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng.

c) Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm; về các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

d) Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác.

đ) Thông tin về kỹ thuật phòng, chống và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật có thể áp dụng, trang bị khi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ.

e) Các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

5. Chỉ đạo và tổ chức tuần tra, thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, gồm xây dựng kế hoạch kiểm tra, cung cấp thông tin về đối tượng; tổ chức lực lượng kiểm tra, phương tiện để bắt giữ; tư vấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để xử lý vụ việc theo yêu cầu.

a) Phối hợp trong quá trình điều tra theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự và theo quy định của các cơ quan pháp luật như: mở rộng điều tra, xác lập chuyên án lớn, phức tạp cần đến sự phối hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài ngành để có thể thu thập được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ liên quan.

b) Khi xử lý có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên tham gia; việc kiểm tra, kiểm soát không chồng chéo, trùng lắp, kéo dài thời gian, gây phiền hà, khó khăn cho đối tượng được kiểm tra.

c) Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra, kiểm soát có những hành vi vi phạm ngoài chức năng, thẩm quyền xử lý của mình, thì đơn vị kiểm tra, kiểm soát thông báo và bàn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý đúng pháp luật.

d) Khi cần thiết có thể tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát liên ngành để phối hợp kiểm tra. Cơ quan quản lý nhà nước chủ trì sự phối hợp kiểm tra liên ngành có trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Các cơ quan tham gia hỗ trợ lực lượng chuyên môn, phương tiện trong quá trình kiểm tra và xử lý các vụ việc có tính chất phức tạp.

đ) Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều đơn vị, nếu ở cấp trung ương thì giao Ban Chỉ đạo 127/TW chủ trì tổ chức sự phối hợp để xem xét biện pháp xử lý cho phù hợp; nếu ở cấp tỉnh, thành phố thì giao Ban Chỉ đạo 127 cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức sự phối hợp xử lý.

6. Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật khi phát sinh những vấn đề mới trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác để các Bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước.

7. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng lực lượng theo yêu cầu công tác; hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến đào tạo nâng cao năng lượng cho cán bộ thực thi; tổ chức giao lưu, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

8. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng:

a) Tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người kinh doanh chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

9. Phối hợp với các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Điều 6. Các mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quan hệ phối hợp

1. Các mối quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, gồm:

a) Phối hợp giữa các Bộ, ngành ở trung ương.

b) Phối hợp giữa các Bộ, ngành ở trung ương với các địa phương.

c) Phối hợp giữa các Sở, ban ngành, các lực lượng chức năng ở địa phương.

d) Phối hợp giữa các địa phương theo tuyến, địa bàn trọng điểm: Ban Chỉ đạo 127/TW làm đầu mối xác định các tuyến, các tỉnh đầu mối trọng điểm, đơn vị chủ trì, phối hợp và lên phương án, kế hoạch triển khai cụ thể.

2. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì cấp trung ương, cấp địa phương để triển khai các mối quan hệ phối hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

a) Đối với cơ quan chủ trì cấp trung ương

Cơ quan chủ trì cấp trung ương chịu trách nhiệm:

- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác, kế hoạch, phương án, đề án kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với lĩnh vực được phân công.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ có liên quan; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực do cơ quan mình phụ trách;

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, các cấp cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ và kịp thời tình hình có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thuộc lĩnh vực mình phụ trách để tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các chủ trương và biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;

- Tổ chức hoặc chỉ đạo tổ chức việc phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp được yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp lực lượng, phương tiện để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các vụ việc buôn lậu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại.

b) Đối với cơ quan chủ trì cấp địa phương:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo 127 của tỉnh, thành phố trong việc phối hợp công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại địa phương mình;

+ Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác, kế hoạch, phương án, đề án kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại địa phương mình;

+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các nhiệm vụ có liên quan; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành thuộc địa phương mình;

+ Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại địa phương, báo cáo đầy đủ, kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành liên quan;

+ Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình;

+ Chỉ đạo tổ chức việc phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, nhất là các khu vực biên giới và ven biển chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn do mình phụ trách; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc;

+ Tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia, không tiếp tay cho hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại;

+ Có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các tổ chức và cá nhân ở địa phương khác đến tham gia hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn khu vực biên giới;

+ Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án kiểm tra, kiểm soát tại các đường mòn, lối mở, kênh rạch, cửa sông, cửa biển … nơi thường xảy ra các hoạt động buôn lậu;

3. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp cấp trung ương, cấp địa phương để triển khai mối quan hệ phối hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

a) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất với cơ quan chủ trì theo quy định chung về tình hình thị trường, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của đơn vị mình.

b) Tham gia phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của đơn vị chủ trì thì cung cấp lực lượng, phương tiện kịp thời để ngăn chặn, bắt giữ các vụ việc buôn bán, vận chuyển hàng lậu; kinh doanh trái phép và các vi phạm khác.

c) Tham dự các phiên họp do Bộ, ngành, địa phương chủ trì triệu tập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp theo yêu cầu.

d) Tham gia xử lý các vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của đơn vị mình.

4. Đoàn Kiểm tra liên ngành ở trung ương, địa phương

a) Căn cứ nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất, cơ quan chủ trì quyết định việc thành lập các Đoàn Kiểm tra liên ngành ở trung ương hoặc địa phương, yêu cầu các đơn vị có liên quan phối hợp tiến hành kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

b) Trong quá trình kiểm tra, Đoàn Kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ cụ thể của Đoàn do cơ quan chủ trì quy định.

5. Trạm Kiểm soát liên hợp do Thủ tướng Chính phủ thành lập

a) Có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện hàng hóa xuất, nhập lậu, gian lận thương mại để xử lý, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật theo Quy chế tổ chức hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp do Ban Chỉ đạo 127/TW ban hành.

b) Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát khu vực cánh gà, phía sau cổng B Khu thương mại, Khu kinh tế cửa khẩu và các đường mòn phụ cận; duy trì chế độ trực ban và trực chống buôn lậu 24/24 giờ trong ngày.

c) Quản lý hàng hóa, tang vật, tiền bạc, phương tiện vi phạm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

d) Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự địa bàn Trạm đóng quân và làm tốt công tác dân vận.

đ) Tổng hợp tình hình, phân tích đánh giá kết quả hoạt động của Trạm, thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định với Ban Chỉ đạo 127 tỉnh, thành phố và Ban chỉ đạo 127/TW.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Công tác báo cáo và khen thưởng, kỷ luật

1. Công tác báo cáo, sơ kết, tổng kết

a) Các Bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá công tác phối hợp hoạt động theo quy định của Quy chế này và đưa vào báo cáo công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Hình thức sơ kết, tổng kết

- Ban Chỉ đạo 127/TW chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết các nội dung phối hợp hoạt động theo quy định của Quy chế này và đối với các tuyến, địa bàn trọng điểm đã được xác định;

- Các Bộ, ngành tổ chức tổng kết công tác phối hợp theo các mối quan hệ song phương;

- Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì sơ kết, tổng kết các nội dung phối hợp hoạt động theo quy định của Quy chế này tại địa phương.

2. Khen thưởng, kỷ luật

a) Khen thưởng: định kỳ hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo 127/TW tổ chức bình xét và khen thưởng theo quy định, hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp, mang lại hiệu quả cao trong việc thực thị nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

b) Kỷ luật: tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế này bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Căn cứ Quy chế này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể hàng năm, trong đó có nội dung quan hệ phối hợp để tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thuộc lĩnh vực Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng ở địa phương mình.

2. Căn cứ Quy chế, Ban Chỉ đạo 127/TW chịu trách nhiệm tổ chức sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo tuyến, địa bàn trọng điểm.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ảnh về Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo 127/TW để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 65/2010/QD-TTg

Hanoi, October 25, 2010

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON ACTIVITY-COORDINATION RESPONSIBILITIES AND RELATIONS AMONG STATE MANAGEMENT AGENCIES IN THE STRUGGLE AGAINST SMUGGLING, FAKE GOODS AND TRADE FRAUD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of the People's Councils and People's Committees;
Pursuant to the functions, tasks and powers of ministries and ministerial-level agencies defined in the decrees of the Government;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade
,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on activity-coordination responsibilities and relations among state management agencies in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

Article 2. This Decision takes effect on December 15, 2010, and replaces the Prime Minister's Decision No. 96/TTg of February 18, 1995, promulgating the Regulation on activity-coordination responsibilities and relations among state management agencies in the management of markets and combat of smuggling and other illegal business acts.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached, agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and heads of concerned agencies or units shall implement this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON ACTIVITY-COORDINATION RESPONSIBILITIES AND RELATIONS AMONG STATE MANAGEMENT AGENCIES IN THE STRUGGLE AGAINST SMUGGLING, FAKE GOODS AND TRADE FRAUDS
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 65/2010/QD-TTg of October 25, 2010)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

This Regulation defines domain- and geographical area-based responsibilities and relations in activity coordination among ministries, sectors, functional agencies, People's Committees at all levels (below referred to as state management agencies) in the struggle against smuggling, fake goods, trade frauds and other illegal business acts (below referred to as the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities:

a/Ministers and heads of central sectors shall base themselves on the functions and tasks assigned by the Government to direct and organize the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in the domains respectively managed by their ministries or sectors.

b/ Chairpersons of provincial-level People's Committees shall bear full responsibility for directing and organizing the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in areas and localities under their respective direct management.

c/ In the course of carrying out the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds, based on their respective slate management functions and inspection and control competence as prescribed by law, ministries, sectors and functional agencies shall actively coordinate their activities in order to ensure consistency and synchronism in the direction and administration among state management agencies, with clear determination of responsible agencies and coordinating agencies-

2. Coordinative relations

a/ Coordinative relations must strictly comply with law; properly perform the functions, tasks and powers of concerned parties; promptly detect, prevent and handle acts of smuggling, trade frauds and fake goods production and trading.

b/ Activity coordination shall be carried out in response to requirements of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in each period, specific geographical area or domain.

c/ Activity coordination relations must comply with the principles of timeliness and effectiveness: the process of coordination must not affect common activities of concerned parties.

d/ The Minister of Industry and Trade, in the capacity as Head of the Steering Committee Against Smuggling, Fake Goods and Trade Frauds (Steering Committee 127/TW), shall assume the prime responsibility for organizing coordination among agencies, forces, sectors and authorities at all levels in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds under this Regulation nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, SECTORS AND LOCALITIES

Article 3. Responsibilities of ministries and sectors having the functions to conduct inspection, examination and control to prevent and combat smuggling, fake goods and trade frauds

1. The Steering Committee 127/TW shall assume the prime responsibility for establishing multilateral coordination relations among ministries and sectors and, depending on requirements, establish bilateral coordination relations with each ministry or sector, concretely:

a/ To direct coordination under Article 5 of this Regulation in order to ensure uniform direction of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds nationwide.

b/ To scrutinize and propose the Prime Minister to amend legal documents and relevant mechanisms and policies on economic management in order to serve and raise the effectiveness of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

c/ To propose to ministries, sectors and localities measures to step up the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds; enhance management, direction, inspection and supervision of the export and import of goods in geographical areas which are usually taken advantage of to commit smuggling and trade frauds and produce and trade in fake goods, and measures to handle violations falling under its jurisdiction; propose to the Prime Minister measures to handle complicated matters and cases involving various ministries, sectors and localities.

d/ To monitor and urge state agencies in various sectors and at various levels in the implementation of guidelines, policies and laws of the State and directions and solutions of the Government and the Prime Minister in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds; to request ministries, sectors and provincial-level People's Committees to report on and forecast the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in order to formulate programs and plans for this struggle suitable to the practical conditions in each period.

e/ To forecast the market situation and put forth solutions to prevent and combat smuggling, fake goods and trade frauds, including circumstantial measures to promptly ward off illegal acts.

2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge of coordinating the management, inspection and control of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in such domains as mineral trading, consumer goods industry, food industry and other processing industries, trade promotion, e-commerce, trade services, competition administration, monopoly control, anti-dumping, anti-subsidy and protection of consumer interests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To assume the prime responsibility for. and coordinate with functional agencies at all levels in, directing market management activities nationwide; to guide, inspect and control the implementation of legal regulations on goods trading and circulation nationwide, commercial activities on the market, export and import activities, trade services, the fight against goods speculation and hoarding, spreading of false information and price hiking; on the price posting and goods sale at posted prices, goods price- and label- related violations, trade frauds and other illegal business acts; to handle violations according to law.

- To assume the prime responsibility for inspecting and controlling quality of industrial goods which are marketed; to coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development in inspecting food hygiene and safety in the process of producing goods which are marketed; to coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Culture, Sports and Tourism in inspecting and handling violations related to industrial property, measurement, quality control and copyright.

b/ It shall direct competition authorities to assume the prime responsibility for the inspection and control of the observance of regulations on competition administration, on the fight against monopoly and unfair competition and protection of consumer interests; to apply safeguard, anti­dumping and anti-subsidy measures.

3. The Ministry of Finance shall:

a/ Direct customs offices to assume the prime responsibility for the inspection, supervision and control of goods and means of transport within their operation scope and areas; effect and organize coordination of the prevention of and fight against smuggling, illegal cross-border transportation of goods and other acts in violation of customs law; and handle violations according to law.

Outside the customs operation areas, customs agencies shall coordinate with various state management agencies in applying measures to prevent and combat smuggling, illegal cross-border transportation of goods and other acts in violation of customs law.

b/ Direct tax offices to take charge of the inspection, examination and supervision of the implementation of tax policies and laws; assume the prime responsibility for, and coordinate with other functional agencies in various sectors and at different levels in. preventing and fighting tax frauds; and handle tax-related violations according to their competence.

c/ Direct price management agencies to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, inspecting and examining the observance of legal regulations on prices and price assessment; and handle price and price assessment-related violations according to competence.

Coordinate with competent state management agencies in investigating acts of monopoly and associated monopoly related to prices, acts of unfair competitions in pricing and acts of dumping imports into Vietnam according to law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Science and Technology shall:

a/ Assume the prime responsibility for the formulation and promulgation or submission to competent authorities for promulgation of legal documents concerning product and commodity standards, measurement and quality; relevant documents on technical standards and norms, and intellectual property in the domains assigned by the Government; activities of evaluating conformity related to goods inspection and testing in the struggle against fake goods and trade frauds.

b/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, sectors and People's Committees at all levels in, carrying out inspection, examination and professional guidance to handle violations of regulations concerning product and commodity standards, measurement, quality and intellectual property in the domains assigned by the Government.

5. The Ministry of Health shall:

a/ Direct the specialized health inspectorate to assume the prime responsibility for, and coordinate with market management agencies, police and specialized inspectorates in, guiding, inspecting, examining the implementation of legal provisions on management of quality of home-made medicines, cosmetics and medical equipment; prevent and combat the trading of illegally imported medicines, cosmetics and medical equipment; prevent and combat the trading of fake and poor-quality medicines, cosmetics and medical equipment; coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries, sectors in performing the state management of medicine prices, applying measures to valorize medicine market prices; and handle violations according to law.

b/ Direct the specialized food hygiene and safety inspectorates of the health sector to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, inspecting and controlling food hygiene and safety in the processing and trading of domestic foods; domestic and imported processed food products, except cases defined at Point d, Clause 6, Article 3 of this Regulation; and handle violations according to law.

6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Direct forest protection agencies to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in. detecting, stopping and handling acts of illegal exploitation, transportation and consumption of timber, rare and precious wild animals and their products as well as endangered rare and precious flora and fauna species.

b/ Direct aquatic resources management agencies to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, detecting, stopping and handling acts of exploitation, transportation and consumption of endangered rare and precious aquatic plants and animals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Direct the food hygiene and safety inspectorates of the agriculture and rural development sector to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, inspecting and examining food hygiene and safety in the production and trading of fresh foods and home­made as well as imported fresh food products: and handle violations according to law.

7. The Ministry of Information and Communications shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and sectors in, inspecting, examining and handling violations in the receipt, sending and delivery of mails, parcels and goods packages; publications and printed products which are banned from import, illegally published, printed and distributed; telecommunications and information technology.

b/ Direct press agencies to coordinate with central and local functional agencies in propagating for the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds and adverse socio­economic impacts of the smuggling, producing and trading of fake goods, and of trade frauds.

8. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, sectors and central as well as local functional agencies in, managing, examining and controlling copyright and related rights to literary or art works; software copyright; struggling against smuggling of cultural products, illegal duplication of tapes and discs; inspecting, examining and handling violations according to law.

9. The Ministry of Transport shall:

a/ Assume the prime responsibility for, or coordinate with concerned ministries and sectors in, inspecting and overseeing the transportation of goods by different means of transport.

Direct concerned units to create conditions for functional agencies in inspecting, controlling and stopping illegal railway transportation of banned and smuggled goods; direct train and railway station security forces and cadres and employees to coordinate in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

b/ Coordinate with concerned ministries and sectors in managing and controlling means of transport which are temporarily imported, bear foreign registered number plates and are being used in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

functional agencies in inspecting and handling according to regulations cases of resisting officers on duty, smuggling, trade frauds, production and trading of fake goods or banned goods.

a/ The economic management and position-related crime investigation police force shall implement plans and professional measures to ward off, detect, fight and investigate crimes of smuggling, illegal cross-border transportation of goods, currencies, trading of banned goods, illegal trading, tax evasion, fake goods and trade frauds under the Penal Code.

b/ The road, railway and waterway traffic police forces shall coordinate with functional agencies in detecting, stopping and seizing means which transport banned goods, smuggled goods, fake goods and trade-fraud goods on roads, railways and waterways;

c/ The environmental police forces shall coordinate with functional agencies in detecting and arresting transporters and means of transportation of plants or animal products carrying dangerous disease germs which may transmit to human beings, animals or plants; detecting and handling acts of hunting, capturing, killing, transporting and illegally trading rare and precious wild animals or illegally trading products thereof.

11. The Ministry of National Defense shall direct the Marine Police and Border Guard at different levels to join patrols to maintain border security by detecting and fighting organizations, individuals, rings and groups involved in smuggling, producing and trading fake goods and in illegal cross-border transportation of goods and currencies; promptly handle violations according to law; concretely:

a/ It shall direct the Border Guard:

- To assume the prime responsibility for patrolling, inspecting and controlling border, sea and island areas, applying synchronous professional measures to timely detect, ward off and handle acts of smuggling, fake goods, trade frauds, illegal cross-border transportation, and dens or groups trading, transporting, dealing in smuggled goods, fake goods in an organized, large-scale and transnational manner;

- To coordinate with border-gate customs offices in inspecting and controlling people on entry and exit and goods export and import, detecting and preventing in time acts of smuggling, trade frauds, illegal transportation of goods, currencies,... across the border according to law;

- To propagate and mobilize people in border areas to actively participate in the struggle against smuggling, trade frauds, and not to lend a hand to illegal cross-border transportation of goods and currencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ It shall direct the Marine Police:

- To assume the prime responsibility for patrolling, inspecting, controlling and fighting against smuggling, fake goods and trade frauds in sea areas, focusing on key sea areas prone to smuggling activities and trade frauds, international sea areas, channels and routes with high density of cargo vessels; and promptly handle violations according to law:

- To propagate and mobilize organizations and individuals operating on the sea not to conduct or lend a hand to smuggling and trade frauds on sea, not to participate in illegal transportation of goods on sea: actively participate in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds on the sea;

- To assume the prime responsibility for international cooperation with law enforcement and patrol forces of neighboring countries in patrol and control according to their respective functions, tasks and powers; exchange information and coordinate in the investigation and arrest of criminals.

12. The Ministry of Justice shall coordinate with other ministries and sectors in reviewing legal regulations on relevant matters, detecting loopholes in economic management, overlapping, unclear and inconsistent provisions on handling of administrative violations and criminal punishment in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds; propose competent authorities to handle them.

13. The State Bank of Vietnam shall direct commercial banks to apply measures to manage foreign currency sources as well as gold and silver dealing; coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance in controlling the foreign currency flows into and out of Vietnam, the listing of prices and collection of sales in foreign currencies; and coordinate with functional agencies in controlling and handling counterfeit money circulated on the market.

14. Other ministries and sectors shall, based on their respective functions and assigned tasks, organize production and business management according to law, prevent and fight acts of smuggling, production and trading of fake goods and trade frauds in order to stabilize the market, boost production and expand trade.

Article 4. Responsibilities of provincial-level People’s Committees in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds

1. To organize implementation of legal provisions, undertakings, policies and directions of the Government, the Prime Minister, ministries and sectors on the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To coordinate with state management agencies, market inspection and control agencies at the central level and other localities in the market management and the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

4. To promptly propose the Prime Minister, ministries and central sectors to amend and supplement mechanisms, policies and legal documents related to the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

5. To direct the enhancement and consolidation of organizational apparatuses, equipment and working conditions for the provincial-level Steering Committees against smuggling, fake goods and trade frauds (the Steering Committee 127) of the provinces, cities and functional agencies in localities in order to ensure good performance of anti -smuggling, fake goods and trade fraud functions and tasks according to law.

Chapter III

COORDINATION CONTENTS AND RELATIONS

Article 5. Coordination contents

Depending on specific requirements of each period, each area and domain and based on their respective functions in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds, state management agencies and functional agencies shall examine and control for active establishment of activity coordination relations in:

1. Defining clearly the scope of management and operation responsibilities.

2. Formulating working plans and schemes as well as management measures according to sectors, domains or geographical areas; matters related to other sectors or localities which require consultations and discussions with concerned agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Detecting, gathering, exchanging and providing information and documents, including:

a/ Information on market forecasts, economic situation, goods demands and supply, prices; on the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in sectors and localities; performance results in each period. When appear urgent and burning issues, to promptly report them to the Steering Committees 127/TW for notification to ministries, sectors, localities and functional agencies for handling measures.

b/ Information on new legal provisions on border management, export and import policies, domestic goods circulation, border-gate economic zone policies, non-tariff, border-population policies, policies on management of commodity lines and items.

c/ Information on violations of law and operation rules and tricks of violators; on organizations, rings, bands, routes and key areas involved in smuggling, illegal cross-border transportation of goods, trading and transportation of smuggled goods, production and trading of fake goods and other acts of trade frauds.

d/ Information on the process of professional inspection and handling of sectors and localities; information on difficulties, problems and experiences of each sector, each locality in the struggle against smuggling, illegal cross-border transportation of goods, trading and. transportation of smuggled goods, production and trading of fake goods and other acts of trade frauds.

e/ Information on prevention and fight techniques and applicable scientific and technical advances and equipment when functional agencies perform their tasks.

f/ Other information and documents at the request of concerned state management agencies.

5. Directing and organizing patrols, inspections, investigations, examinations and controls with a view to detecting, stopping and handling violations related to smuggling, fake goods production and trading, trade frauds, including formulation of plans for examination and supply of information on violators; organizing forces and means for arrest; provide professional consultancy and exchanges for handling of cases upon request.

a/ To coordinate in the course of investigation according to Criminal Procedure Code and regulations of law enforcement bodies, such as expansion of investigation, establishment of big and complicated special cases requiring coordination among different forces inside and outside the sectors in order to be able to gather adequate documents and relevant material evidence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ In the course of inspection, if detecting that the inspected organizations or individuals committed violations beyond their handling jurisdiction, inspecting units shall notify and hand over the cases to competent functional agencies for consideration and handling according to law.

d/ When necessary, inter-sector inspecting forces can be organized for coordinated inspection. State management agencies in charge of inter-sector inspection coordination shall assume the prime responsibility for organizing the inspection and handling inspection results according to their competence and law. Participating agencies shall provide supports with professional forces and means in the course of inspection and handling of complicated cases.

e/ If a case falls under the handling competence of many units, if it is at the central level, the Steering Committee 127/TW will be assigned to organize coordination for consideration of appropriate handling measures; if it is at the provincial level, the provincial-level Steering Committee 127 will coordinate the handling thereof.

6. Proposing amendments and supplements to mechanisms, policies and laws when there appear new issues in the struggle against smuggling, illegal cross-border transportation of goods, trading and transportation of smuggled goods, production and trading of fake goods and other acts of trade frauds so that concerned ministries and sectors advise the Government and the Prime Minister on promulgating or amending and supplementing mechanisms, policies and legal documents to meet state management requirements.

7. Organizing professional training to build forces according to working requirements; ensuring mutual assistance in international cooperation activities related to training to raise capabilities for enforcement officers; organizing consultation and propaganda about examples of good people and good deeds, law propagation and dissemination.

8. Coordinating with mass media agencies in:

a/ Agitating and involving the masses in the prevention and combat of negative acts and violations in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

b/ Propagating and disseminating laws to business people for observance of legal provisions relevant to production and business activities as well as the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds.

9. Coordinating with enterprises, commodity associations, the Anti-Fake Goods and Vietnamese Brand Protection Association and the Vietnamese Consumers' Interest Protection Association in propagating and disseminating laws related to production and business activities and protection of legitimate interests of enterprises and consumers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Coordination relations in the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds, including:

a/ Coordination among ministries, central sectors.

b/ Coordination among ministries, central sectors and localities.

c/ Coordination among local departments, sectors and functional bodies.

d/ Coordination among localities according to key routes and areas: The Steering Committee 127/TW will act as key body in determining key routes and provinces, sponsoring and coordinating units and work out specific plans and scheme for implementation.

2. Responsibilities of central and local responsible agencies for implementing coordination relations defined in Clause 1 of this Article.

a/ Central responsible agencies shall:

- Formulate and organize the implementation of working programs, plans, schemes for inspection and control to prevent and fight smuggling, fake goods and trade frauds for their assigned domains;

- Monitor, examine and urge ministries, sectors, provincial-level People's Committees in the performance of relevant tasks; to settle complicated cases involving many ministries, sectors and localities in the domains under their respective management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Propose to the Prime Minister and concerned stale management agencies policies and necessary measures, aiming to raise the effectiveness of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds;

- Organize or direct the organization of inter-sector coordinated inspection when necessary; in case of emergency, to request concerned agencies to supply forces and means for timely stoppage of" cases of smuggling, trading, transportation and storage of smuggled goods, banned goods, fake goods and trade frauds and arrest of violators.

b/ Local responsible agencies:

- Chairpersons of provincial-level People's Committees shall:

+ Direct, organize and administer activities of the provincial-level Steering Committee 127 in the coordinated struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in their respective localities;

+ Organize the formulation and implementation of working programs, plans, schemes on inspection and control to prevent and combat smuggling, fake goods and trade frauds in their respective localities;

+ Review and evaluate results of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds in localities, to fully and promptly report thereon to the Prime Minister, concerned ministries and sectors;

+ Propose to the Prime Minister and concerned ministries and sectors specific measures to raise the effectiveness of the struggle against smuggling, fake goods and trade frauds, suitable to the practical situation of their respective localities;

+ Direct the organization of inter-sector inspection coordination when necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Mobilizing people neither to participate in nor to lend a hand to, acts of smuggling, transportation and storage of smuggled goods, banned goods, fake goods, and trade frauds;

+ Applying measures to strictly manage organizations and individuals coming from other localities and participating in the trading or transportation of goods in border areas;

+ Formulating and implementing plans and schemes to inspect and control trails, openings, canals, estuaries... in which smuggling activities often take place.

3. Responsibilities of central and local coordinating agencies in implementing coordination relations defined in Clause 1 of this Article:

a/ To implement the regime of regular or irregular information and report to responsible agencies according to regulations on The market situation and anti-smuggling, -fake goods and -trade fraud activities of their respective units.

b/ To join inter-sector inspections when necessary; in case of urgency, to supply forces and means in time at the request of responsible agencies to stop cases of smuggled goods trading or transportation, illegal business and other violations and arrest violators.

c/ To attend meetings convened by ministries, sectors or localities and prepare necessary documents for such meetings as requested.

d/ To participate in handling cases related to their respective units' responsibilities.

4. Central and local inter-sector inspection teams

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In the course of inspection, inter-sector inspection teams shall perform tasks and exercise powers according to law and their specific tasks defined by responsible agencies.

5. Joint checkpoints set up by the Prime Minister shall:

a/ Conduct direct inspection and control in order to detect illegally exported or imported goods and trade frauds for handling or transfer to competent agencies for handling according to law, as stipulated in the Regulation on organization and operation of joint- control stations, promulgated by the Steering Committee 127/TW.

b/ Patrol, inspect and control areas at the sides and behind gates B of trade zones, border-gate economic zones and nearby trails; to maintain the anti-smuggling on-duty regime around the clock.

c/ Manage goods, material evidence, money and means in violations strictly according to current law.

d/ Coordinate with local administrations in intensifying anti-smuggling activities; participate in maintaining security and order in areas in which the stations are located and well carry out mass agitation activities.

e/ To review and evaluate their activities and make periodical and extraordinary reports according to regulations to the provincial-level Steering Committees 127 and the Steering Committee 127/TW.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Reporting, preliminary and final reviews

a/ Ministries, sectors and localities conduct final reviews, assessing the activity coordination under this Regulation and include them into their annual reports on anti-smuggling, -fake goods and -trade fraud activities to the Prime Minister.

b/ Forms of preliminary and final reviews

- The Steering Committee 127/TW shall organize preliminary and final reviews of activity coordination contents under this Regulation with regard to key routes and areas;

- Ministries and sectors shall organize final reviews of coordination activity according to bilateral relations;

- Provincial-level Steering Committees shall conduct preliminary and final reviews of activity coordination contents in their respective localities according to this Regulation.

2. Commendation and disciplining

a/ Commendation: Periodically or extraordinarily, the Steering Committee 127/TW shall conduct assessment and commendation according to regulations or propose the Prime Minister to commend collectives and individuals that have recorded achievements in coordination activities, bringing about high efficiency in performing anti-smuggling, -fake goods and -trade fraud tasks.

b/ Disciplining: Collectives and individuals that violate this Regulation shall be disciplined according to law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In pursuance to this Regulation, ministers, heads of ministerial-level agencies, chairmen of provincial-level People's Committees and heads of concerned agencies or units shall:

- Formulate annual working plans and programs, including contents of coordination relations, to direct the implementation of anti- smuggling, -fake goods and -trade fraud activities in their respective domains;

- Provincial-level People's Committees shall promulgate regulations on responsibilities and relations among sectors, levels and functional agencies in their respective localities.

2. In pursuance to this Regulation, the Steering Committee 127/TW shall organize coordination among ministries, sectors and localities in anti-smuggling, -fake foods, and -trade fraud activities in key routes and areas.

3. Difficulties and problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Industry and Trade and the Steering Committee 127/TW for summarization and reporting to the Prime Minister for consideration and decision.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.143

DMCA.com Protection Status
IP: 18.205.56.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!