Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 645/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 18/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 645/QĐ-BTP

 Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố bổ sung kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong các lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, đăng ký giao dịch bảo đảm, báo cáo viên pháp luật, công chứng, trọng tài thương mại, lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cục kiểm soát TTHC-VPCP;
- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
- Lưu: VT, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 645 /QĐ-BTP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp)

I. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH (02 TTHC sửa đổi)

1. Xác nhận là người gốc Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu cư trú ở trong nước), Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi cư trú (nếu cư trú ở nước ngoài);

- Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Người yêu cầu nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu cư trú ở trong nước), Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi cư trú (nếu cư trú ở nước ngoài).

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin xác nhận là người gốc Việt Nam;

- Bản sao giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn trả lời.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu cư trú ở trong nước), Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi cư trú (nếu cư trú ở nước ngoài);

- Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Người yêu cầu nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu cư trú ở trong nước), Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi cư trú (nếu cư trú ở nước ngoài).

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí: Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn trả lời.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người có quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

II. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH (01 TTHC mới)

1. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Đương sự nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp;

- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ từ đương sự, gửi Công văn kèm theo 01 bộ hồ sơ về Bộ Tư pháp cho ý kiến;

- Trong thời hạn cụ thể Bộ Tư pháp xem xét gửi ý kiến bằng văn bản cho Sở Tư pháp;

- Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Tư pháp, nếu Bộ Tư pháp đồng ý thì Sở Tư pháp thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho đương sự Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài; trong trường hợp không đủ điều kiện thì phải trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho đương sự.

Cách thức thực hiện: Đương sự nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài;

- Bản sao Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao Bản thỏa thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành hoặc bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp công nhận việc ly hôn;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có đơn yêu cầu;

- Bản sao hộ khẩu để chứng minh thẩm quyền ghi chú việc ly hôn.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Công dân Việt Nam;

- Người nước ngoài đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, sau đó ly hôn ở nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài: Ký hiệu: TP/HT-2010-TK.GCLH;

- Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài: Ký hiệu: TP/HT-2010-XNGCLH;

Lệ phí: 50.000đ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp cho đương sự Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.

Yêu cầu điều kiện: Không có.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài;

- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

III. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM (07 TTHC mới)

1. Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu đăng ký. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Sau đó, người thực hiện đăng ký phải nhập thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên tài sản thi hành án vào Cơ sở dữ liệu. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu);

- Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên về việc đã hoàn thành đăng ký, thông báo trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp);

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu. Đơn yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức, cá nhân là các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được tổ chức, cá nhân đó ủy quyền; Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người được ủy quyền, trong trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký;

- Văn bản về giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh căn cứ của việc đăng ký (01 bản sao) nếu một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng không chịu ký vào đơn yêu cầu đăng ký;

Tuy nhiên, đối với những trường hợp chỉ có một bên ký vào đơn sau đây thì không cần nộp bản sao văn bản về giao dịch bảo đảm: Người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm, rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Người yêu cầu đăng ký là bên bán trả chậm, trả dần, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người được các bên nêu trên ủy quyền trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về chính các bên đó.

- Văn bản ủy quyền (bản chính), nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì không cần nộp văn bản ủy quyền yêu cầu đăng ký: Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký; Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký; Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Mẫu số 01) ;

- Phụ lục các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Phụ lục số 01);

- Phụ lục (Dùng để mô tả tài sản bảo đảm, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới nhưng không mô tả theo số khung hoặc để kê khai những nội dung khác) (Phụ lục số 02);

- Phụ lục (Dùng để mô tả theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới) (Phụ lục số 03).

Lệ phí (nếu có): 80.000 đồng/1 hồ sơ.

Không thu lệ phí trong trường hợp thông báo việc kê biên tài sản thi hành án.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

2. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu đăng ký. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Sau đó, người thực hiện đăng ký phải nhập thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký vào Cơ sở dữ liệu. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký (nếu có yêu cầu).

Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký về việc đã hoàn thành đăng ký trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp);

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu. Đơn yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức, cá nhân là các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được tổ chức, cá nhân đó ủy quyền; Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người được ủy quyền, trong trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký;

- Văn bản về giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh căn cứ của việc đăng ký (01 bản sao) nếu một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng không chịu ký vào đơn yêu cầu đăng ký;

Tuy nhiên, đối với những trường hợp chỉ có một bên ký vào đơn sau đây thì không cần nộp bản sao văn bản về giao dịch bảo đảm: Người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm, rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Người yêu cầu đăng ký là bên bán trả chậm, trả dần, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người được các bên nêu trên ủy quyền trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về chính các bên đó.

- Văn bản ủy quyền (bản chính), nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì không cần nộp văn bản ủy quyền yêu cầu đăng ký: Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký; Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký; Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Mẫu số 04). Phụ lục các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Phụ lục số 01) ;

- Phụ lục (Dùng để mô tả tài sản bảo đảm, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới nhưng không mô tả theo số khung hoặc để kê khai những nội dung khác) (Phụ lục số 02);

- Phụ lục (Dùng để mô tả theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới) (Phụ lục số 03).

Lệ phí (nếu có): 70.000 đồng/1 hồ sơ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

3. Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký, nội dung đã thông báo về tài sản kê biên thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký, nội dung đã thông báo về tài sản kê biên thi hành án tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu đăng ký. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Sau đó, người thực hiện đăng ký phải nhập thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký vào Cơ sở dữ liệu. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu).

Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên về việc đã hoàn thành đăng ký, thông báo trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp);

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu. Đơn yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức, cá nhân là các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được tổ chức, cá nhân đó ủy quyền; Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người được ủy quyền, trong trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký;

- Văn bản về giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh căn cứ của việc đăng ký (01 bản sao) nếu một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng không chịu ký vào đơn yêu cầu đăng ký;

Tuy nhiên, đối với những trường hợp chỉ có một bên ký vào đơn sau đây thì không cần nộp bản sao văn bản về giao dịch bảo đảm: Người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm, rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Người yêu cầu đăng ký là bên bán trả chậm, trả dần, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người được các bên nêu trên ủy quyền trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về chính các bên đó.

- Văn bản ủy quyền (bản chính), nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì không cần nộp văn bản ủy quyền yêu cầu đăng ký: Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký; Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký; Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký (Mẫu số 02) ;

- Phụ lục các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Phụ lục số 01);

- Phụ lục (Dùng để mô tả tài sản bảo đảm, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới nhưng không mô tả theo số khung hoặc để kê khai những nội dung khác) (Phụ lục số 02);

- Phụ lục (Dùng để mô tả theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới) (Phụ lục số 03).

Lệ phí (nếu có): 60.000 đồng/1 hồ sơ.

Không thu lệ phí trong trường hợp thay đổi nội dung đã thông báo về tài sản kê biên thi hành án.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

4. Sửa chữa sai sót về giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký, thông báo việc kê biên tài sản do lỗi của người thực hiện đăng ký

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu sửa chữa sai sót tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu đăng ký. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Sau đó, người thực hiện đăng ký phải nhập thông tin trên đơn yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã đăng ký hoặc văn bản yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã thông báo vào Cơ sở dữ liệu. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản chứng nhận nội dung sửa chữa sai sót đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu).

Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên về việc đã hoàn thành đăng ký, thông báo trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp);

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu. Đơn yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức, cá nhân là các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được tổ chức, cá nhân đó ủy quyền; Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người được ủy quyền, trong trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký;

- Văn bản về giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh căn cứ của việc đăng ký (01 bản sao) nếu một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng không chịu ký vào đơn yêu cầu đăng ký;

Tuy nhiên, đối với những trường hợp chỉ có một bên ký vào đơn sau đây thì không cần nộp bản sao văn bản về giao dịch bảo đảm: Người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm, rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Người yêu cầu đăng ký là bên bán trả chậm, trả dần, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người được các bên nêu trên ủy quyền trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về chính các bên đó.

- Văn bản ủy quyền (bản chính), nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì không cần nộp văn bản ủy quyền yêu cầu đăng ký: Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký; Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký; Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (Mẫu số 05).

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

5. Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, xóa thông báo việc kê biên tài sản thi hành án

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu xóa đăng ký tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu đăng ký. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Sau đó, người thực hiện đăng ký phải nhập thông tin trên đơn yêu cầu xóa đăng ký, văn bản yêu cầu xóa thông báo việc kê biên tài sản thi hành án vào Cơ sở dữ liệu. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản chứng nhận nội dung xóa đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu).

Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên về việc đã hoàn thành đăng ký, thông báo trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp);

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu;

Đơn yêu cầu đăng ký phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của tổ chức, cá nhân là các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc người được tổ chức, cá nhân đó ủy quyền; Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc người được ủy quyền, trong trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký;

- Văn bản về giao dịch bảo đảm, hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh căn cứ của việc đăng ký (01 bản sao) nếu một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng không chịu ký vào đơn yêu cầu đăng ký;

Tuy nhiên, đối với những trường hợp chỉ có một bên ký vào đơn sau đây thì không cần nộp bản sao văn bản về giao dịch bảo đảm: Người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền yêu cầu đăng ký trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm, rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; Người yêu cầu đăng ký là bên bán trả chậm, trả dần, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ hoặc người được các bên nêu trên ủy quyền trong trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về chính các bên đó.

- Văn bản ủy quyền (bản chính), nếu người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì không cần nộp văn bản ủy quyền yêu cầu đăng ký: Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký; Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký; Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn yêu cầu xóa đăng ký (Mẫu số 03);

- Phụ lục các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Phụ lục số 01);

- Phụ lục (Dùng để mô tả tài sản bảo đảm, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới nhưng không mô tả theo số khung hoặc để kê khai những nội dung khác) (Phụ lục số 02);

- Phụ lục (Dùng để mô tả theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới) (Phụ lục số 03);

Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/1 hồ sơ. Không thu lệ phí trong trường hợp xóa thông báo việc kê biên tài sản thi hành án.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

6. Cấp bản sao chứng nhận kết quả đăng ký

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu cấp bản sao chứng nhận kết quả đăng ký tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản chứng nhận nội dung đăng ký, thông báo có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu).

Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên về việc đã hoàn thành đăng ký, thông báo trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp).

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu cấp bản sao chứng nhận kết quả đăng ký (Mẫu số 06).

Lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/1 hồ sơ. Không thu lệ phí trong trường hợp kê biên tài sản thi hành án.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

7. Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên

Trình tự thực hiện:

- Khách hàng nộp đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;

- Người thực hiện đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo và yêu cầu cung cấp thông tin. Đồng thời, người thực hiện đăng ký ký và ghi rõ họ tên trên đơn yêu cầu. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp tại Trung tâm Đăng ký thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì người thực hiện đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

- Giám đốc Trung tâm Đăng ký xác nhận vào Văn bản cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Trả văn bản cung cấp thông tin có xác nhận của Trung tâm Đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên (nếu có yêu cầu).

Thông báo qua thư điện tử cho người yêu cầu cung cấp thông tin, Chấp hành viên về việc đã hoàn thành cung cấp thông tin về đăng ký, thông báo trong trường hợp gửi qua thư điện tử.

Cách thức thực hiện:

Lựa chọn một trong những cách sau:

- Trực tiếp tại trụ sở Trung tâm Đăng ký;

- Gửi qua đường bưu điện;

- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử (đối với người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp);

- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Giải quyết việc đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên (Mẫu số 07).

Lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/1 hồ sơ. Không thu lệ phí trong trường hợp cung cấp thông tin về tài sản kê biên nếu là Chấp hành viên.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CÔNG NHẬN, CẤP THẺ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT; ĐỔI, CẤP LẠI THẺ VÀ THU HỒI THẺ (9 TTHC mới)

1. Công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương:

Trình tự thực hiện:

- Các đơn vị, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương lựa chọn cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 18/2010/TT-BTP và gửi Tổ chức pháp chế hoặc các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện công tác phổ biến pháp luật của các cơ quan, tổ chức trên, trình Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương xem xét, có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp.

- Đối với Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ lựa chọn công chức của đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP, lập danh sách và gửi Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp rà soát, đối chiếu với tiêu chuẩn, thủ tục quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP, nếu đủ điều kiện thì trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị của các cơ quan, tổ chức;

- Danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật (Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; tên đơn vị công tác; trình độ học vấn; thời gian công tác; chức danh);

- 02 ảnh màu chân dung (khổ 3 x 4) .

Số lượng hồ sơ: 01 bộ gửi về cơ quan Tư pháp.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Trưởng Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (Nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Người được đề nghị công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật.

- Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu.

- Có trình độ Cử nhân luật.

Trường hợp cá nhân không có bằng đại học Luật, nhưng có bằng đại học khác thì cần có thời gian công tác từ 05 năm trở lên và am hiểu pháp luật về lĩnh vực cần phổ biến.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

2. Công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh:

Trình tự thực hiện:

Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn các Cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 18/2010/TT-BTP, báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, có văn bản gửi về cơ quan Tư pháp cùng cấp, để cơ quan Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị của các cơ quan, tổ chức;

- Danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật (Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; tên đơn vị công tác; trình độ học vấn; thời gian công tác; chức danh);

- 02 ảnh màu chân dung (khổ 3 x 4).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận và cấp Thẻ cho Báo cáo viên pháp luật cùng cấp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (Nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Người được đề nghị công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật.

- Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu.

- Có trình độ Cử nhân luật.

Trường hợp cá nhân không có bằng đại học Luật, nhưng có bằng đại học khác thì cần có thời gian công tác từ 03 năm trở lên và am hiểu pháp luật về lĩnh vực cần phổ biến.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

3. Công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện:

Trình tự thực hiện:

Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn các Cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 18/2010/TT-BTP, báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, có văn bản gửi về cơ quan Tư pháp cùng cấp, để cơ quan Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị của các cơ quan, tổ chức;

- Danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật (Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; tên đơn vị công tác; trình độ học vấn; thời gian công tác; chức danh);

- 02 ảnh màu chân dung (khổ 3 x 4) .

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (Nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Người được đề nghị công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật;

- Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu;

- Có trình độ trung cấp luật trở lên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

4. Đổi và cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương:

Trình tự thực hiện:

Báo cáo viên pháp luật Trung ương có Thẻ bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất có đơn yêu cầu cấp lại Thẻ. Cơ quan quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật gửi Công văn đề nghị Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (kèm theo đơn yêu cầu cấp lại Thẻ) xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp đổi hoặc cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đổi, cấp lại Thẻ của người đã được cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật;

- Công văn đề nghị đổi, cấp lại Thẻ của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật có Thẻ bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Trưởng Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo viên pháp luật.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (Nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đổi, cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: .

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

5. Đổi và cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh:

Trình tự thực hiện:

Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có Thẻ bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất có đơn yêu cầu cấp lại Thẻ. Cơ quan quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật gửi Công văn đề nghị cơ quan Tư pháp cấp tỉnh kèm theo đơn yêu cầu cấp lại Thẻ) xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đổi hoặc cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đổi, cấp lại Thẻ của người đã được cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật;

- Công văn đề nghị đổi, cấp lại Thẻ của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật có Thẻ bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo viên pháp luật.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (Nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đổi, cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: .

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

6. Đổi và cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện:

Trình tự thực hiện:

Báo cáo viên pháp luật cấp huyện có Thẻ bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất có đơn yêu cầu cấp lại Thẻ. Cơ quan quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật gửi Công văn đề nghị cơ quan Tư pháp cấp huyện (kèm theo đơn yêu cầu cấp lại Thẻ) xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đổi hoặc cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu đổi, cấp lại Thẻ của người đã được cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật;

- Công văn đề nghị đổi, cấp lại Thẻ của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật có Thẻ bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (Nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đổi, cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: .

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

7. Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương:

Trình tự thực hiện:

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương và Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương nếu Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 18/2010/TT-BTP, cụ thể là:

- Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Phát ngôn không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt không đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật; lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

Công văn đề nghị thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương và Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cá nhân, tổ chức.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Phát ngôn không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt không đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật; lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

8. Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh:

Trình tự thực hiện:

Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật nếu Báo cáo viên pháp luật vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 18/2010/TT-BTP, cụ thể là:

- Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Phát ngôn không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt không đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật; lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

Công văn đề nghị thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cá nhân, tổ chức.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan, cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Phát ngôn không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt không đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật; lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

9. Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện:

Trình tự thực hiện:

Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật nếu Báo cáo viên pháp luật vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 18/2010/TT-BTP, cụ thể là:

- Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Phát ngôn không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt không đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật; lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

Công văn đề nghị thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cá nhân, tổ chức.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;

- Phát ngôn không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt không đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật; lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật.

V. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG (3 TTHC sửa đổi, bổ sung)

1. Thủ tục cấp thẻ công chứng viên

Trình tự thực hiện: Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ cho công chứng viên đang hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng.

- Công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ công chứng viên trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động;

- Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản gửi Bộ Tư pháp kèm theo hồ sơ và danh sách trích ngang của người đề nghị cấp thẻ công chứng viên;

- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ công chứng viên.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên;

- Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm công chứng viên;

- 01 ảnh chân dung (cỡ 2 cm x 3 cm).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản gửi Bộ Tư pháp kèm theo hồ sơ và danh sách trích ngang của người đề nghị cấp thẻ công chứng viên.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ công chứng viên.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Tư pháp.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ công chứng viên.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công chứng;

- Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng.

2. Thủ tục thu hồi thẻ công chứng viên

Trình tự thực hiện: Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi thẻ công chứng viên trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Quyết định thu hồi thẻ công chứng viên được gửi cho người bị thu hồi thẻ, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó làm việc, Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động và được đăng tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi thẻ công chứng viên, Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động thu lại thẻ công chứng viên của người bị thu hồi và báo cáo bằng văn bản về Bộ Tư pháp. Người bị thu hồi thẻ có trách nhiệm nộp lại thẻ công chứng viên cho Sở Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Quyết định thu hồi thẻ công chứng viên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được gửi thông qua hệ thống bưu chính đến cho người bị thu hồi thẻ, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó làm việc, Sở Tư pháp

Thành phần hồ sơ:

Số lượng hồ sơ:

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi thẻ công chứng viên, Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động thu lại thẻ công chứng viên của người bị thu hồi và báo cáo bằng văn bản về Bộ Tư pháp. Người bị thu hồi thẻ có trách nhiệm nộp lại thẻ công chứng viên cho Sở Tư pháp.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Tư pháp.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi thẻ công chứng viên.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công chứng;

- Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng.

3. Thủ tục cấp lại thẻ công chứng viên

Trình tự thực hiện: Công chứng viên đã được cấp thẻ nếu thay đổi nơi hành nghề công chứng hoặc bị mất thẻ hoặc thẻ bị hư hỏng thì được xem xét cấp lại thẻ.

- Công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.

- Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản gửi Bộ Tư pháp kèm theo hồ sơ và danh sách trích ngang của người đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên.

- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp lại thẻ công chứng viên.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên;

- 01 ảnh chân dung (cỡ 2 cm x 3 cm);

- Thẻ công chứng viên cũ (trong trường hợp thẻ bị hư hỏng).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản gửi Bộ Tư pháp kèm theo hồ sơ và danh sách trích ngang của người đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp lại thẻ công chứng viên.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Tư pháp

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ công chứng viên.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công chứng;

- Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng.

VI. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ( 22 TTHC sửa đổi, bổ sung)

1. Cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm trọng tài hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gửi Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật;

- Bộ Tư pháp xem xét cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập;

- Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

- Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTC ngày 04/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép, thay đổi nội dung giấy phép, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài và lệ phí Tòa án liên quan đến trọng tài.

2. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm trọng tài hoàn thiện hồ sơ gửi cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở Trung tâm trọng tài;

- Sở Tư pháp thẩm tra đủ điều kiện và cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký hoạt động;

- Bản sao giấy phép thành lập trung tâm trọng tài;

- Bản sao Điều lệ trung tâm trọng tài;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTC ngày 04/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép, thay đổi nội dung giấy phép, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài và lệ phí Tòa án liên quan đến trọng tài.

3. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm trọng tài hoàn thiện hồ sơ gửi cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở Chi nhánh của Trung tâm trọng tài;

- Sở Tư pháp thẩm tra đủ điều kiện và cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của Trung tâm trọng tài trong thời gian pháp luật quy định.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký hoạt động;

- Bản sao giấy phép thành lập trung tâm trọng tài;

- Quyết định thành lập Chi nhánh Trung tâm trọng tài;

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh;

- Quyết định của Trung tâm trọng tài về việc cử Trưởng Chi nhánh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTC ngày 04/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép, thay đổi nội dung giấy phép, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài và lệ phí Tòa án liên quan đến trọng tài.

4. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm trọng tài tìm hiểu thủ tục và hoàn thiện hồ sơ xin thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài gửi cho Bộ Tư pháp.

- Bộ Tư pháp xem xét ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập;

- Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài và giấy tờ liên quan đến việc thay đổi (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập.

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thay đổi.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTC ngày 04/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép, thay đổi nội dung giấy phép, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài và lệ phí Tòa án liên quan đến trọng tài.

5. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện: Kể từ ngày văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung giấy phép có hiệu lực, Trung tâm trọng tài hoàn thiện hồ sơ gửi cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động để ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi Nội dung Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản chính Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản sao Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thay đổi Nội dung Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: có văn bản chấp thuận thay đổi của Bộ Tư pháp.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại .

6. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện: Chi nhánh Trung tâm trọng tài hoàn thiện hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh gửi cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi Nội dung Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản chính Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản sao Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thay đổi Nội dung Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

7. Thu hồi giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân phát hiện Trung tâm trọng tài thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài;

- Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh, trong trường hợp bị thu hồi thì Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập;

- Bộ trường Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi trong thời gian quy định. Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Thông báo trường hợp Trung tâm bị thu hồi Giấy phép thành lập;

- Văn bản đề nghị của Sở Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Có 1 trong những hành vi sau:

- Trung tâm có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;

- Trung tâm không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Điều lệ, Giấy phép thành lập trong vòng 5 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

- Trung tâm không tiến hành đăng ký hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập;

- Trung tâm không sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với Luật trọng tài trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật trọng tài thương mại có hiệu lực.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

8. Thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân phát hiện Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài.

- Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong thời gian quy định.

- Trung tâm trọng tài và Chi nhánh trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy phép đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: Thông báo trường hợp Trung tâm bị thu hồi Giấy phép thành lập.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài, Chi nhánh trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài, Chi nhánh trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Có 1 trong những hành vi sau:

- Trung tâm có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;

- Trung tâm không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong điều lệ, Giấy phép thành lập trong vòng 5 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

- Trung tâm không tiến hành đăng ký hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập;

- Trung tâm không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với Luật trọng tài trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

9. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm trọng tài thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động, đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt.

- Sau khi có Quyết định việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm, Trung tâm nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: thông báo về việc chấm dứt hoạt động Trung tâm trọng tài.

Số lượng hồ sơ: 01 bản Thông báo.

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm trọng tài.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc chấm dứt hoạt động Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

10. Chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm trọng tài thành lập Chi nhánh thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh.

- Sau khi có quyết định việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài, Trung tâm nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: thông báo về việc chấm dứt hoạt động Trung tâm trọng tài.

Số lượng hồ sơ: 01 bản.

Thời hạn giải quyết:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Nộp lại giấy Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong trường hợp theo Quyết định của Trung tâm trọng tài;

- Trung tâm trọng tài tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập;

- Chi nhánh bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

11. Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức trọng tài nước ngoài hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập Chi nhánh gửi Bộ Tư pháp.

- Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập Chi nhánh;

- Giấy tờ chứng minh hợp pháp việc thành lập tổ chức trọng tài nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

- Bản sao Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

- Quyết định cử trọng tài viên làm trưởng Chi nhánh;

- Danh sách trọng tài viên, nhân viên dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Đơn đề nghị, các giấy tờ kèm theo nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định pháp luật, giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức trọng tài nước ngoài

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thành lập Chi nhánh Tổ chức trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

12. Cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức trọng tài nước ngoài hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng đại diện gửi Bộ Tư pháp.

- Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện;

- Giấy tờ chứng minh hợp pháp việc thành lập tổ chức trọng tài nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

- Bản sao Quyết định cử trưởng Văn phòng đại diện;

- Danh sách người nước ngoài, nhân viên Việt Nam dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Đơn đề nghị, các giấy tờ kèm theo nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định pháp luật, giấy tờ do tổ chức nước ngài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức trọng tài nước ngoài

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Lệ phí (nếu có): Có .

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

13. Đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài hoàn thiện hồ sơ xin đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở Chi nhánh.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: Đơn đăng ký hoạt động; Bản chính hoặc bản sao Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh; bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh: bản sao Quyết định về việc cử trưởng Chi nhánh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đặt trụ sở.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đặt trụ sở.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động.

Lệ phí (nếu có):

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

14. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thay đổi về tên gọi, lĩnh vực hoạt động, gửi hồ sơ đề nghị thay đổi về tên gọi, lĩnh vực hoạt động đến Bộ Tư pháp;

- Bộ Tư pháp xem xét ra văn bản chấp thuận hoặc từ chối.

Trường hợp thay đổi Trưởng Chi nhánh, địa điểm đặt trụ sở của Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký nội dung thay đổi cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Trong trường hợp chuyển địa điểm trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài gửi Thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động và gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đặt địa điểm trụ sở mới.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp thay đổi về tên gọi, lĩnh vực hoạt động hồ sơ gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập; bản chính Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài và giấy tờ liên quan đến việc thay đổi (nếu có).

- Trường hợp thay đổi Trưởng Chi nhánh, địa điểm đặt trụ sở của Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hồ sơ gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động; bản chính Giấy đăng ký hoạt động; bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.

- Trong trường hợp chuyển địa điểm trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài gửi Thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động và gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đặt địa điểm trụ sở mới theo quy định về thủ tục đăng ký hoạt động.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp thay đổi nội dung Giấy phép thành lập.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập.

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận việc thay đổi hoặc văn bản từ chối.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

15. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài thì Chi nhánh phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh.

- Sở Tư pháp nơi đăng ký việc thay đổi thực hiện ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản chính Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập của Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập.

Lệ phí (nếu có): Có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận việc thay đổi hoặc văn bản từ chối.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

16. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Trong trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Văn phòng đại diện gửi thông báo chuyển địa điểm trụ sở cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở cũ và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở mới.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ thông báo gửi Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở mới gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:

- Thông báo về việc thay đổi địa điểm Văn phòng đại diện;

- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở cũ, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở mới.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Lệ phí (nếu có):

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

17. Thủ tục Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài hoàn thiện hồ sơ xin thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động gửi cho Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động; Bản chính Giấy đăng ký hoạt động, bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh của Trung tâm trọng tài nước ngoài.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động.

Lệ phí (nếu có): có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

18. Thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân phát hiện Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;

- Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh, trong trường hợp bị thu hồi thì Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập;

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi trong thời gian quy định;

- Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: thông báo trường hợp Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài bị thu hồi Giấy phép thành lập

Số lượng hồ sơ: 01 Thông báo bằng văn bản.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;

- Không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Giấy phép thành lập trong vòng 5 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

19. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân phát hiện Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Chi nhánh;

- Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong thời gian quy định;

- Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài phải nộp lại Giấy phép đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: Thông báo trường hợp thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Số lượng hồ sơ: 01 Thông báo bằng văn bản.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Lệ phí (nếu có): không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi nhánh có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;

- Chi nhánh, Văn phòng đại diện không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi Giấy phép thành lập trong vòng 5 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

20. Chấm dứt hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh;

- Sau khi có Quyết định việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Chi nhánh nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài .

Số lượng hồ sơ: 01 bản Thông báo.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chi nhánh chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài, Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài hoặc Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

21. Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở;

- Sau khi có quyết định của Bộ Tư pháp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Văn phòng đại diện phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký sử dụng con dấu.

Cách thức thực hiện: Thông báo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Số lượng hồ sơ: 01 bản Thông báo.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tư pháp.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

- Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài hoặc Văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập;

- Văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động.

Trong trường hợp Chi nhánh, Văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập thì Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đăng báo về việc chấm dứt hoạt động theo quy định.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại.

22. Phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Trung tâm trọng tài

Trình tự thực hiện: Trung tâm trọng tài hoàn thiện hồ sơ về phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung gửi cho Bộ Tư pháp.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung, Dự thảo Điều lệ sửa đổi, bổ sung.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung Trung tâm trọng tài.

Lệ phí (nếu có): Không.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung Trung tâm trọng tài.

Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trọng tài thương mại năm 2010 số 54/2010/QH12 của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.

VII. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÝ LỊCH TƯ PHÁP (4 TTHC sửa đổi, bổ sung)

1. Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp:

+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

- Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/TT-LLTP);

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được chứng nhận hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1) (Mẫu số 04/TT-LLTP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Cơ quan phối hợp:

- Cơ quan Công an;

- Cơ quan Tòa án: trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích;

- Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/TT-LLTP);

- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1) (Mẫu số 04/TT-LLTP).

Lệ phí: 200.000đồng/lần cấp/người.

Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ 100.000đ/lần cấp/người.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 174/2011/TT-BTP ngày 2/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

2. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp.

- Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/TT-LLTP);

- Bản sao hộ chiếu;

- Bản sao giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Đối với người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Cơ quan phối hợp:

- Cơ quan Công an;

- Cơ quan Tòa án: trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích;

- Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/TT-LLTP);

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1) (Mẫu số 04/TT-LLTP).

Lệ phí: 200.000đồng/lần cấp/người.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 174/2011/TT-BTP ngày 2/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

3. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp: Đối với công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

- Nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: Đối với công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Cách thức thực hiện: Gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 05a/TT-LLTP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

- Sở Tư pháp

- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia

Cơ quan phối hợp:

- Cơ quan Công an;

- Cơ quan Tòa án: trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích.

- Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan, tổ chức

Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 05a/TT-LLTP).

Lệ phí: không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

- Thông tư số 174/2011/TT-BTP ngày 2/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

4. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng

Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp: Đối với công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

- Nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: Đối với công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Cách thức thực hiện: Gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.

Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/TT-LLTP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

- Trường hợp khẩn cấp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

- Sở Tư pháp

- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia

Cơ quan phối hợp:

- Cơ quan Công an;

- Cơ quan Tòa án: trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích.

- Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan tiến hành tố tụng

Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/TT-LLTP).

Lệ phí: Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

- Thông tư số 174/2011/TT-BTP ngày 2/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 645/QĐ-BTP ngày 18/04/2012 công bố sửa đổi thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.027

DMCA.com Protection Status
IP: 103.131.71.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!