ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 5369/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô
thị năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy
hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 724/TTr-QHTK-P5 ngày 11/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành
lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phân khu đô thị trên địa
bàn thành phố Hà Nội (Hội đồng thẩm định), thành phần như
sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Văn Hải- Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Dương Đức Tuấn- Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-
Kiến trúc;
- Các Ủy viên
Hội đồng là đại diện các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp:
1. Ông Vũ Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc,
2. Ông Bùi Mạnh Tiến - Phó Giám đốc
Sở Quy hoạch – Kiến trúc;
3. Ông Ngô Quý Tuấn - Phó Giám đốc Sở
Quy hoạch - Kiến trúc;
4. Ông Nguyễn Văn
Thịnh - Phó Văn phòng UBND Thành phố;
5. Ông Trần Đức Vũ - Phó Giám đốc Sở
Kế hoạch và đầu tư;
6. Ông Nguyễn Khắc Thọ - Phó Giám đốc
Sở Xây dựng;
7. Ông Nguyễn Trung Đông - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi
trường;
8. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở
Giao thông vận tải;
9. Ông Nguyễn Văn
Thọ - Phó Giám đốc Sở Tài chính;
10. Ông Nguyễn Đức Hòa - Phó Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
11. Ông Hà Đức Trung - Phó Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
12. Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công thương;
13. Ống Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ;
14. Ông Tô Anh Tuấn - Phó Chủ tịch
Thường trực Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội;
15. Ông Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội;
16. Chủ tịch
UBND các Quận, Huyện, thị xã có liên quan đến địa bàn lập quy hoạch đô thị
(hoặc Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực);
- Mời đại diện các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương, các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch đô
thị vả các lĩnh vực khác có liên quan tham gia Hội đồng.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
Điều
2. Hội đồng thẩm định các đồ án quy hoạch phân khu có
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ
án quy hoạch phân khu trước khi cơ quan thẩm định quy
hoạch đô thị trình UBND thành phố xem
xét, phê duyệt;
b) Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch
đô thị thực hiện theo điều 43 Luật quy hoạch đô thị, Kết luận của Hội đồng thẩm
định là một trong những cơ sở để cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị tổng hợp
yêu cầu cơ quan trình thẩm định hoàn chỉnh quy hoạch đô thị, đảm bảo chất lượng hồ sơ tuân thủ các quy định Pháp luật hiện hành, trình cơ quan phê duyệt
quy hoạch đô thị quyết định.
c) Hội đồng thẩm định sử dụng con dấu
của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Điều 3. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên
Hội đồng thẩm định,
a) Chủ tịch Hội
đồng thẩm định:
- Chủ trì điều hành phiên họp Hội
đồng thẩm định.
- Quyết định hình thức phiên họp, số
lượng và thành phần Hội đồng thẩm định.
- Đánh giá kết quả phiên họp thẩm
định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định về các
nội dung của đồ án quy hoạch đô thị.
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ
tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng
thẩm định triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định.
- Mời các đại diện các cơ quan, đơn
vị liên quan tham dự và đóng góp ý
kiến tại một số phiên họp của Hội đồng
thẩm định.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổ chức thực hiện quá trình thẩm định, theo dõi và chỉ đạo trực tiếp
các công việc của Hội đồng thẩm định được Chủ tịch Hội đồng thẩm
định phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ
tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền (mời họp, chủ trì họp, báo cáo trước UBND Thành phố); quyết định các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền đã được Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định
xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng thẩm định.
c) Các ủy viên Hội đồng thẩm định:
- Tham gia đóng góp ý kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp tại các phiên họp của Hội đồng thẩm định về nội dung quy hoạch đô thị đối với các lĩnh vực
thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và địa phương mà ủy
viên Hội đồng thẩm định làm đại diện và những vấn đề chung của quy hoạch đô thị.
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của
Hội đồng thẩm định khi được triệu tập; trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng thẩm
định. Trong trường hợp đặc biệt không thể tham dự được, ủy
viên Hội đồng thẩm định phải có văn bản xin phép, không ủy quyền cho đại diện
tham dự và tham gia ý kiến tại
phiên họp Hội đồng.
Điều 4. Sở
Quy hoạch- Kiến trúc là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm
định có trách nhiệm:
- Thành lập Tổ chuyên môn giúp việc
Hội đồng thẩm định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tư vấn và chuyên gia để
thực hiện các công việc thẩm định; Xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng thẩm
định trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét quyết định.
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đồ án
quy hoạch; Yêu cầu cơ quan trình thẩm định hoàn chỉnh hồ
sơ đồ án quy hoạch đô thị; gửi hồ sơ đến các thành viên
của Hội đồng thẩm định; chuẩn bị báo cáo và các nội dung xin ý kiến Hội đồng thẩm định.
- Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định; trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định những vấn đề
cần xử lý trong quá trình thẩm định
đồ án quy hoạch.
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ
sung sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của thành viên Hội đồng thẩm định, trình Chủ
tịch Hội đồng thẩm định (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) quyết
định.
- Gửi thông báo thẩm định đến cơ quan
trình thẩm định đồ án quy hoạch đô thị để hoàn chỉnh, bổ
sung theo ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định.
- Đảm bảo kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định từ nguồn thu phí
thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 5. Hội
đồng Thẩm định tự giải tán khi thực hiện xong nhiệm vụ.
Điều 6.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng
UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các
quận, huyện, thị xã; các tổ chức xã hội nghề nghiệp có tên trong danh sách tại
Điều 1; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành;
các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thì hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 6;
- Bộ Xây dựng;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Viện QHXD Hà Nội;
- VPUB: PVP; các phòng
chuyên viên;
- Lưu VT (140 bản) ; XD111,
XDL
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|