ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4830/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN TIẾP CÔNG DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo ngày 11
tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng
6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp
công dân;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành
ủy tại Công văn số 2947-CV/VPTU ngày 10 tháng 9 năm 2012 về Đề án Kiện toàn tổ
chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công
dân thành phố tại Tờ trình số 41/TTr-TCD ngày 14 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm
theo Quyết định này Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ
quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân thành phố, Chánh Thanh tra thành phố, Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp
công dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Cục III Thanh tra Chính phủ;
- Các Ban của Thành ủy;
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể thành phố;
- Các Ban của HĐND thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND.TP;
- Các Báo, Đài thành phố;
- VPUB: Các PVP; Các Phòng CV; PCNC (2b);
- Lưu:VT, (PC/L) H.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
Từ năm 1999 đến nay, để triển khai
thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản quy định
về tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, cụ thể như sau:
- Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày 05
tháng 6 năm 2006 về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ
quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố (thay thế Chỉ thị số 26/2001/CT-UBND
ngày 20 tháng 9 năm 2001).
- Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày
05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (thay thế
Quyết định số 84/2001/QĐ-UB ngày 21 tháng 9 năm 2001).
- Quyết định số 133/2006/QĐ-UB ngày
06 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo Quy định về
tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố.
- Quyết định số 3141/QĐ-UBND ngày 22
tháng 7 năm 2008 ban hành kèm theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về thực
hiện Chương trình hành động số 34-CTr/TU ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ban Thường
vụ Thành ủy.
- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày
27 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành biểu mẫu nghiệp
vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn bản số
4650/UBND-PCNC ngày 08 tháng 9 năm
2009, chỉ đạo Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận - huyện tiếp tục củng cố và tăng cường công tác tiếp công dân
trên địa bàn thành phố.
Những văn bản quan trọng trên tạo thành
một hệ thống giải pháp đồng bộ, áp dụng thống nhất trong các cấp, các ngành
trên địa bàn thành phố, từng bước khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong
tổ chức thực hiện, giúp cho việc thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo nói chung và
công tác tiếp công dân nói riêng, ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, mặc dù số lượng người khiếu nại, tố cáo có giảm,
nhưng các đoàn khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp vẫn có chiều hướng gia
tăng, tính chất gay gắt, phức tạp, gây mất an ninh trật tự vẫn còn đang tiếp
diễn. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do chưa tổ
chức tốt công tác tiếp công dân và phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo; cụ
thể như sau:
- Tổ chức bộ
máy tiếp công dân các cấp, các
ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, cơ quan tiếp công dân không có địa vị pháp lý trong
hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước; không thống nhất về: tên gọi, hình thức tổ
chức, quy chế, cách thức hoạt động nên việc tổ chức công tác tiếp công dân,
tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tranh chấp, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị chưa
nhất quán. Cán bộ làm công tác tiếp
công dân chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa hoàn thiện, một
số nơi còn yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn nên chưa đáp ứng yêu cầu
của người dân cũng như đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước.
- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị
chưa quan tâm đúng mức đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; chưa bố trí lịch tiếp công dân theo đúng quy định của
Luật Khiếu nại, tố cáo hoặc bố trí lịch tiếp công dân chưa hợp lý nên chưa đáp ứng hết nhu cầu gặp trực tiếp lãnh đạo để giải quyết những
nguyện vọng chính đáng của công dân.
- Một số cơ quan, đơn vị thực hiện
chưa nghiêm, chưa kịp thời các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố trong công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, do đó việc theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc thực hiện tốn nhiều công sức, hiệu quả chưa cao.
- Nhiều nơi chưa gắn công tác tiếp
công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ chế phối hợp giữa bộ phận tiếp công
dân với bộ phận tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa rõ ràng nên nội dung
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một số trường hợp chưa chính xác, chưa phù
hợp với tình hình thực tế.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng
nêu trên, việc kiện toàn tổ chức, hoạt động tiếp công dân các
cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm rất quan
trọng và rất cần thiết; đồng thời
thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân.
Mục tiêu của Đề án là nghiên cứu mô
hình tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân; nhận xét, đánh giá kết quả
đã đạt được, những mặt hạn chế về công tác tiếp công dân các cấp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của cơ quan
tiếp công dân các cấp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.
- Đánh giá tổng quan về tổ chức, hoạt
động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phân
tích những mặt làm được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương án cụ thể về mô hình
tổ chức và hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp (từ cấp xã đến cấp thành
phố).
Theo Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày
05 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố, tổ chức tiếp công dân trực
thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, có tên gọi là Tổ Tiếp công dân, do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo điều hành. Tuy
nhiên, qua khảo sát thực tế tại xã-phường-thị trấn, việc tiếp công dân thường
xuyên, tiếp nhận và xử lý đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phần lớn do cán bộ
phụ trách Tư pháp-hộ tịch kiêm nhiệm, có nơi thành lập Tổ Tiếp công dân (quận
8, quận 11, Tân Bình và huyện Cần Giờ), có nơi phân công
01 cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp công dân (huyện Bình Chánh và Hóc
Môn).
2.1. Huyện ủy:
Việc tiếp công dân tại các Văn phòng
huyện ủy được thực hiện theo Hướng dẫn số 05-HD/VPTW ngày 27 tháng 02 năm 1999
của Văn phòng Trung ương Đảng. Hầu hết các huyện ủy bố trí
01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân và phân công Phó Chánh Văn
phòng nội chính phụ trách công tác tiếp công dân.
Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên
được thực hiện tại trụ sở Văn phòng huyện ủy, cán bộ tiếp công dân có trách
nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trình Thường trực Huyện ủy
để có ý kiến chỉ đạo chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; theo
dõi kết quả, tổng hợp, báo cáo Thường trực Huyện ủy; bố trí lịch để Thường trực
Huyện ủy tiếp công dân.
2.2. Ủy ban nhân
dân:
Tại Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày
05 tháng 6 năm 2006 và Quyết Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm
2010 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt
động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện đã thống nhất tên gọi tổ chức
tiếp công dân ở cấp huyện là “Tổ Tiếp công dân”.
Tuy nhiên, hiện nay một số tổ chức tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện vẫn còn sử dụng
nhiều tên gọi khác nhau, cụ thể:
- Phòng Tiếp công dân (quận 2);
- Tổ Tiếp dân (quận 1, 5, Tân Bình,
Củ Chi);
- Tổ Tiếp công dân (quận 3, 4, 6, 8,
10, 11, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Cần Giờ, Hóc Môn);
- Bộ phận Tiếp công dân (quận Tân
Phú).
Tổ chức tiếp công dân ở cấp huyện hiện
nay chủ yếu do Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách, có
nơi ban hành quyết định thành lập Tổ Tiếp công dân, có nơi chỉ bố trí một số
cán bộ tiếp công dân thường xuyên (không ra quyết định thành lập Tổ), nhiều
nhất là 05 cán bộ (quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh), ít
nhất là 01 cán bộ (quận 4, huyện Hóc Môn).
Chức năng, nhiệm vụ của các Tổ
Tiếp công dân hiện nay chưa thống nhất, nhiệm vụ chủ yếu của Tổ là phục vụ
Thường trực Ủy ban nhân dân quận - huyện tiếp công dân định kỳ, tiếp công dân
thường xuyên để tiếp nhận đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Riêng tại Ủy ban nhân dân huyện Cần
Giờ, Tổ Tiếp công dân còn được giao nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn
vị thực hiện những nội dung kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận - huyện trong các buổi tiếp công dân hoặc họp giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Hiện nay, việc tiếp công dân tại các
sở có quy mô lớn thường giao cho Phòng Thanh tra phụ trách, giúp Thủ trưởng cùng
cấp tiếp nhận, xử lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm
quyền, có nơi giao Văn phòng phụ trách (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư). Một số sở khác không
thành lập tổ chức tiếp công dân, chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm (do Phòng Thanh tra hoặc Văn phòng sở phân công). Riêng tại Sở Y tế, Giám đốc sở
đã ra quyết định thành lập Tổ Tiếp công dân, giao cho Thanh tra Sở phụ trách
thường trực.
Do đặc điểm tình hình nhiệm vụ chính
trị của thành phố và để chuẩn bị thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999;
được sự đồng ý của Ban Thường vụ Thành ủy (Khóa VI), Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 6319/QĐ-UB-NC ngày 21 tháng 11 năm 1998 thí điểm tổ chức “Mô hình” Văn phòng Tiếp dân thành phố (tương đương cấp sở) để thực hiện chức năng
nhiệm vụ tham mưu, giúp Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành
phố trong công tác tiếp công dân
thường xuyên; tổ chức phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và
Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, các khiếu nại, tố cáo
của công dân; đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tiếp
nhận, xem xét, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị, phản ánh của
nhân dân.
Đến ngày 01 tháng 11 năm 2002, thực hiện kết luận của
Đoàn công tác liên ngành của Chính phủ về kiểm tra việc thi hành Luật Khiếu nại,
tố cáo tại thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố đã ban hành Quyết định số
122/2002/QĐ-UB quy định về tổ chức và hoạt động của Văn
phòng Tiếp công dân thành phố, theo
đó Văn phòng Tiếp dân thành phố được đổi tên thành Văn phòng Tiếp
công dân thành phố, có 02 Tổ chuyên môn trực thuộc.
Đến ngày 06 tháng 9 năm 2006, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 133/2006/QĐ-UBND Quy định về
tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố, theo đó Chủ nhiệm
Văn phòng Tiếp công dân thành phố có quyền quyết định thành lập, giải thể, sáp
nhập các Phòng chức năng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn
thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Sau quá trình thực hiện thí điểm, đến
nay Văn phòng Tiếp công dân thành phố có cơ cấu tổ chức bộ máy như sau: 02 thành
viên Ban Chủ nhiệm và 2 Phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Nhận và Xử lý đơn và
Phòng Hành chính-Tổng hợp); với tổng số 26 cán bộ, công chức (16 Đại học, 05
Cao đẳng, Trung cấp; 07 Cấp II, III); Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối Dân-Chính-Đảng
thành phố. Văn phòng có tổ chức Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Viên
chức thành phố và Chi đoàn-Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
trực thuộc Đoàn Khối Dân-Chính-Đảng thành phố.
Nhiệm vụ, quyền hạn hiện nay
của Văn phòng Tiếp công dân thành phố được quy định như sau:
4.1. Về nhiệm
vụ:
- Tổ chức tiếp công dân, bố trí cán
bộ trực để tiếp công dân, ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo của công dân; giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ
thể và hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đầu mối xử lý bước đầu đơn tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo đúng thời hạn luật định và đúng theo quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng hợp, báo cáo, giúp Lãnh đạo
thành phố theo dõi, quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố.
- Bố trí lịch để Lãnh đạo thành phố
tiếp công dân và phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tiếp
công dân; phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ quan hữu quan chuẩn bị
đầy đủ hồ sơ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trình Lãnh đạo thành phố tiếp công
dân tại trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố; dự thảo nội dung kết luận của
Lãnh đạo thành phố hoặc thông báo truyền đạt nội dung kết luận hoặc chỉ đạo của
Lãnh đạo thành phố tại các buổi tiếp công dân đến các cơ quan đơn vị liên quan
để thực hiện.
- Định kỳ hàng tháng, Văn phòng Tiếp
công dân thành phố báo cáo tình hình tiếp công dân và giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo tại Văn phòng Tiếp công dân đến Lãnh đạo thành phố; tiếp nhận
thông tin của Thanh tra thành phố về tiến độ thi hành các quyết định giải quyết
tranh chấp, khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, sau đó tổng hợp báo cáo Lãnh
đạo thành phố.
- Chủ trì phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi phát sinh khiếu nại để công bố quyết định
giải quyết khiếu nại theo văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố.
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và
cá nhân thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố có liên
quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Niêm yết tại nơi tiếp công dân các
văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của Thành phố có liên quan đến việc
thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
4.2. Về quyền
hạn:
- Khi tiếp công dân tại trụ sở làm
việc, cán bộ, công chức của Văn phòng Tiếp công dân thành phố có quyền yêu cầu công
dân xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo, những yêu cầu cần giải quyết, cung cấp các tài liệu,
chứng cứ liên quan đến việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Từ chối tiếp những người tiếp tục
khiếu nại về những vụ việc đã được cấp có thẩm quyền giải quyết đúng thực tế
khách quan và đúng pháp luật bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật, những trường
hợp đã được Tòa án nhân dân thụ lý theo Khoản 6, Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo và những người đại diện không đúng quy
định tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
tố cáo hoặc không thực hiện đúng quy định pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và quy định tiếp công dân.
- Đối với những người đến khiếu nại,
tố cáo có hành vi gây rối, mất trật tự làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan
hoặc có hành vi tụ tập để kích động, xúi giục người khác khiếu nại, tố cáo sai
sự thật, Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan Công an địa phương lập biên bản vi phạm, buộc những người này ra khỏi trụ
sở cơ quan hoặc có quyền yêu cầu Thủ trưởng cơ quan Công an địa phương có biện
pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu các cơ quan có liên quan
cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tổng hợp, báo cáo và
tiếp công dân của Lãnh đạo thành phố để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo.
- Được tham dự các kỳ họp của Hội đồng
nhân dân thành phố, các hội nghị tổng kết công tác, hội nghị chuyên đề của Ủy
ban nhân dân thành phố và các cuộc họp giao ban tuần của Ủy ban nhân dân thành
phố.
1.1. Về tiếp công dân:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã tiếp 19.648 buổi/34.316 lượt công dân.
- Cán bộ, công chức tiếp công dân thường
xuyên: 68.601 lượt công dân.
1.2. Về tiếp
nhận, xử lý đơn:
- Tổng số đơn tiếp nhận: 30.037
đơn;
- Số đơn trùng lắp: 59 đơn (1,96%);
- Số đơn còn lại phải xử lý:
29.447 đơn; trong đó:
+ Số đơn đã xử lý: 29.359 đơn
(99,70%);
+ Số đơn đang xử lý: 88 đơn
(0,30%).
1.3. Về công
tác khác:
Ngoài nhiệm vụ tiếp công dân, công
chức tiếp công dân còn thực hiện những nhiệm vụ khác như:
- Tuyên truyền pháp luật tại địa phương,
thực hiện trợ giúp pháp lý cho công dân, quản lý tủ sách pháp luật tại trụ sở
Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hướng dẫn hoạt động Tổ hòa giải cấp
xã.
- Quản lý các tổ chức hành nghề luật
sư.
- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành
văn hóa xã hội, Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã, Ban chỉ đạo hè, Ban vì sự
tiến bộ phụ nữ.
- Tham mưu quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực (trừ lĩnh vực xây dựng, trật tự đô thị).
- Tham mưu chứng thực di chúc, văn
bản từ chối nhận di sản…
2.1. Về tiếp
công dân:
a)
Huyện ủy:
- Thường trực cấp huyện ủy tiếp công
dân: 382 buổi/501 lượt công dân.
- Cán bộ, công chức tiếp công dân thường
xuyên: 1.221 lượt công dân.
b)
Ủy ban nhân dân:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện
tiếp công dân: 4.262 buổi/7.310 lượt công dân.
- Cán bộ, công chức tiếp công dân thường
xuyên: 51.698 lượt công dân.
2.2. Về tiếp
nhận, xử lý đơn:
a)
Huyện ủy:
- Tổng số đơn tiếp nhận: 3.096
đơn;
- Số đơn trùng lắp: 364 đơn
(11,76%);
- Số đơn còn lại phải xử lý: 2.732
đơn; trong đó:
+ Số đơn đã xử lý: 2.728 đơn
(99,85%);
+ Số đơn đang xử lý: 04 đơn
(0,15%).
b)
Ủy ban nhân dân:
- Tổng số đơn tiếp nhận: 46.015
đơn;
- Số đơn trùng lắp: 3.919 đơn
(8,52%);
- Số đơn còn lại phải xử lý:
42.096 đơn; trong đó:
+ Số đơn đã xử lý: 41.295 đơn
(98,10%);
+ Số đơn đang xử lý: 801 đơn
(1,90%).
2.3. Về công
tác khác:
Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, ngoài
nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn, cán bộ tiếp công dân còn theo dõi kết quả
thực hiện các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực
pháp luật; phối hợp các đơn vị trả lời ý kiến phản ánh của người dân tại buổi
tiếp xúc của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; tham dự
họp giải quyết khiếu nại cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
chủ trì; theo dõi tiến độ thụ lý, giải quyết đơn, tham mưu soạn thảo văn bản
cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đôn đốc, nhắc nhở các phòng
ban thực hiện những vụ việc đã quá thời hạn giải quyết theo luật định.
3.1. Về tiếp
công dân:
- Lãnh đạo sở tiếp công dân :
1.179 buổi/1.410 lượt.
- Cán bộ, công chức tiếp công dân thường
xuyên: 12.989 lượt.
3.2. Về tiếp
nhận, xử lý đơn:
- Tổng số đơn tiếp nhận : 25.498
đơn;
- Số đơn trùng lắp : 1.150 đơn
(4,51%);
- Số đơn còn lại phải xử lý:
24.348 đơn; trong đó:
+ Số đơn đã xử lý : 24.079 đơn
(98,90%);
+ Số đơn đang xử lý : 269 đơn
(1,10%).
3.3. Về công
tác khác:
Tại các sở, ngoài nhiệm vụ tiếp công
dân, xử lý đơn, cán bộ tiếp công dân còn thực hiện các nhiệm vụ:
- Nhận, trả hồ sơ theo cơ chế một cửa,
một dấu;
- Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
4.1. Về tiếp
công dân:
a)
Phục vụ Lãnh đạo thành phố tiếp công dân:
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tiếp công dân 91
buổi/223 vụ việc.
- Thường trực Ủy ban nhân dân
thành phố tiếp công dân 25 buổi/31 vụ việc.
b)
Cán bộ, công chức tiếp công dân thường xuyên:
Tiếp 16.285 lượt công dân; trong đó
Lãnh đạo Văn phòng tiếp 186 buổi/1.690 lượt công dân.
c)
Tiếp đoàn đông người:
Số đoàn nhiều người khiếu nại cùng
một nội dung: 120 đoàn/5.023 lượt công dân; thuộc 52 dự án.
4.2. Về tiếp
nhận, xử lý đơn:
- Số đơn tồn năm 2006: 210 đơn;
- Tổng số đơn tiếp nhận: 23.594
đơn;
- Số đơn trùng lắp: 11.277 đơn
(47,80%);
- Số đơn còn lại phải xử lý:
12.527 đơn; trong đó:
+ Số đơn đã xử lý: 12.506 đơn
(99,83%);
+ Số đơn đang xử lý: 21 đơn
(0,17%).
4.3. Về công tác
khác:
Ngoài công tác tiếp công dân, xử lý
đơn, Văn phòng Tiếp công dân thành phố còn có trách nhiệm kiêm nhiệm Thường trực
Tổ công tác 2308 phối hợp xử lý các trường hợp khiếu nại đông người; theo
dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo, kết quả như sau:
Năm
|
Tổng nhận
|
Đã thực hiện
|
TỒN
|
Tổng cộng
|
Thanh tra thành
phố
|
Sở Tài nguyên
và Môi trường
|
Sở Xây dựng
|
Văn phòng Tiếp
công dân
|
Quận, huyện
|
Sở, ngành
khác
|
2007
|
1.345
|
874
|
468
|
110
|
59
|
74
|
2
|
166
|
57
|
2008
|
1.632
|
1.154
|
478
|
90
|
78
|
60
|
4
|
178
|
68
|
2009
|
635
|
403
|
232
|
55
|
70
|
31
|
0
|
22
|
17
|
Cộng
|
2.663
|
2.431
|
232
|
55
|
70
|
31
|
0
|
22
|
17
|
Từ kết quả nêu trên cho thấy, so với năm 2006, tình hình tiếp công dân, đơn khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn thành phố năm 2007-2009 đã có xu hướng giảm (lượng công dân
đến khiếu nại tại Văn phòng giảm 25%, tại Thanh tra thành phố
giảm 40% và lượng đơn toàn thành phố giảm 21%...), đã hạn chế phát sinh “điểm
nóng” góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội, tạo môi
trường thuận lợi trong quá trình phát triển và hội nhập của thành phố.
1.1. Những mặt đã làm
được:
- Quá trình thực hiện Luật Khiếu nại,
tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, công tác tiếp công dân, hòa giải ở cơ
sở, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành có nhiều tiến
bộ; tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố có chuyển biến tích cực,
qua đó đã góp phần an dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội;
nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đa số Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước đã quán triệt, chấp hành tốt và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ
đạo của cấp trên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến
từng đơn vị trực thuộc.
- Công tác tiếp công dân được Thủ trưởng
các cấp, các ngành quan tâm, bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bố trí cán bộ
tiếp công dân đại bộ phận là những người có trách nhiệm, có năng lực. Việc tiếp
công dân, tiếp nhận đơn tập trung tại một đầu mối là Tổ Tiếp công dân trực
thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân các quận, huyện hoặc Thanh tra các sở, ngành đã
tạo thuận lợi cho người dân và giúp cho công tác theo dõi, phân loại, xử lý đơn
tập trung và kịp thời.
- Công tác hòa giải tại cở sở đã được
chính quyền các cấp chú trọng hơn trước và đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ hòa giải
thành trong lĩnh vực tranh chấp đất đai đã được nâng lên (số vụ việc hòa giải
thành đạt tỷ lệ bình quân trên 46%) góp phần hạn chế phát sinh khiếu nại ngay
từ cơ sở.
1.2. Những khó
khăn, vướng mắc, nguyên nhân:
- Một số sở, quận, huyện và xã, phường,
thị trấn chưa quán triệt đầy đủ Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND
và Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND và chưa nắm chắc các nội
dung của Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005 nên việc tổ chức Bộ phận tiếp công
dân, thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tranh
chấp, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị chưa nhất quán, còn phát sinh đơn vượt cấp.
- Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác
tiếp công dân các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, cơ quan tiếp công dân
không có địa vị pháp lý trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước; không thống
nhất về: tên gọi, hình thức tổ chức, quy chế, cách thức hoạt động.
- Lãnh đạo một số địa phương chưa thực
sự đề cao trách nhiệm trong việc tiếp công dân; chưa thực hiện nghiêm chỉnh quy
định pháp luật về tiếp công dân hoặc công tác tiếp công dân còn hình thức; chưa
gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo ngay
từ cơ sở khi mới phát sinh vụ việc.
- Ở một số địa phương chưa tạo điều
kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh; có nơi còn khoán trắng cho cán bộ tiếp công dân hoặc cho các cơ quan chuyên
môn; vẫn còn tình trạng hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo không đúng nơi quy
định; việc tiếp công dân ở cấp xã còn nhiều bất cập về nhân sự, phân công phụ
trách, địa điểm tiếp công dân.
2.1. Những
việc làm được:
- Chủ trương tổ chức thí điểm mô hình
Văn phòng Tiếp công dân thành phố từ năm 1999 đến nay đã thể hiện được tính
sáng tạo, đúng đắn, phát huy được nhiều mặt tích cực trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành của Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành
phố và của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thi hành Luật Khiếu
nại, tố cáo tại thành phố; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị cấp bách về
tiếp công dân, gắn với giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo để an dân (được các
Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn thanh tra, kiểm tra của
Thanh tra Chính phủ xem xét công nhận).
Liên tục 13 năm
qua, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, pháp luật còn
nhiều bất cập nhưng Văn phòng đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, chủ động
đề xuất hoặc phối hợp với Thanh tra thành phố tham mưu đề xuất những chủ
trương, những giải pháp căn bản, được Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Ủy
ban nhân dân thành phố xem xét ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo trong
công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, tạo hành
lang pháp lý khá đồng bộ, giúp cho công tác tiếp công dân giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố và việc thi hành pháp luật
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố từng bước đi vào nề nếp và có hiệu
quả.
- Lãnh đạo thành phố quan tâm bố trí
trụ sở tiếp công dân khang trang, thuận tiện, đảm bảo các điều kiện cho hoạt
động của Văn phòng. Đồng thời quan tâm bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý Văn phòng
đủ chuẩn chất để chỉ đạo điều hành công tác tiếp công dân đúng pháp luật và
đúng thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố; cán bộ, công chức được tuyển
dụng đa số thể hiện được tâm huyết, gắn bó với công tác tiếp công dân. Công dân
đến Văn phòng được tiếp đón lịch sự, thể hiện được nét văn minh công sở, được
hướng dẫn thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp
luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Văn phòng đã từng bước
phát huy tác dụng là “Gạch nối” giữa công dân và chính quyền cấp thành phố
trong quan hệ pháp luật hành chính, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu
nại, tố cáo.
- Hầu hết cán bộ, công chức của Văn
phòng luôn ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn; bám sát nhiệm vụ chính trị được
giao, không ngừng phát huy tính chủ động, sáng tạo để thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ đã được giao.
- Văn phòng đã chủ động tham mưu và
tổ chức phục vụ tốt các buổi tiếp công dân của Lãnh đạo thành phố. Thực hiện tốt
công tác tiếp công dân thường xuyên, tiếp nhận và xử lý bước đầu đơn từ các
nguồn chuyển đến Văn phòng; cử cán bộ tham dự trên 1300 cuộc họp với Văn phòng
Ủy ban nhân dân thành phố và các sở; quận - huyện để tham mưu giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Văn phòng chủ động phối hợp với một
số sở và Ủy ban nhân dân quận, huyện đề xuất giải quyết hồ sơ khiếu nại tồn đọng
và khiếu nại đông người, vượt cấp đến các cơ quan Trung ương và nhà riêng của
lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06
tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách cần
thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Thông báo Kết luận
số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả
giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải pháp trong thời gian tới và sự chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân thành phố.
- Đã cụ thể hóa các Quy trình tiếp
công dân và các Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường
trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp
công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo sát với điều kiện cụ thể của
Văn phòng gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và hiện nay là Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc; thực hành tiết kiệm
và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
- Văn phòng thường xuyên theo
dõi, cập nhật, nắm tình hình và tích cực đôn đốc các sở, quận - huyện thực hiện
sự chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
2.2. Những khó
khăn, vướng mắc, nguyên nhân:
- Nhìn chung, Văn phòng chưa thực hiện
được chức năng “Đầu mối xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo” vì
chưa có Quy chế mẫu thống nhất về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tiếp công dân các cấp, các ngành. Quy định 132 tuy Ủy ban nhân
dân thành phố có tổ chức sơ kết nhưng chưa khắc phục triệt để bất cập nêu trên.
- Công tác tiếp
công dân, xử lý bước đầu đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân thành
phố chưa gắn với việc thẩm tra, xác
minh, kết luận, kiến nghị báo cáo đề xuất đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố để ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo nên thông tin đến Văn phòng không đầy đủ.
- Các thành viên
của Ủy ban nhân dân thành phố chưa bố trí lịch tiếp công
dân theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo nên cán bộ, công chức
Văn phòng Tiếp công dân thành phố còn phải chịu áp lực về phía người dân.
- Việc xử lý đơn còn lòng vòng, tốn
kém (giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thanh tra thành phố và Văn phòng
Tiếp công dân thành phố). Đây cũng là yếu tố làm cho việc tổng hợp số liệu đơn
trên toàn thành phố trùng lắp và kéo dài thời gian giải quyết đơn, vừa gây lãng
phí công sức, kinh phí trong bộ máy Nhà nước.
- Công tác theo dõi và đôn đốc thực
hiện việc chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố về tiếp công dân và
phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả thấp do sự phân công chưa hợp
lý, vì đa số vụ việc do Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố truyền đạt chỉ đạo
của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để các cơ quan liên quan thực hiện
nhưng Văn phòng Tiếp công dân thành phố lại là cơ quan chịu trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc, trả lời tiến độ khi tiếp công dân, xử lý đơn.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin
tại các cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân thành phố trong thi hành
Luật Khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức, không có cơ
quan chủ trì và theo dõi đôn đốc thực hiện đến nơi đến chốn, do đó từ năm 1999
đến nay việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan vẫn chủ yếu trao đổi thông tin
theo kiểu cũ (thực hiện bằng văn bản giấy), tiêu tốn nhiều công sức, hiệu quả
thấp.
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã;
Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày 05
tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách
nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công
dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố;
Quyết định số 60/2010/QĐ-UBND ngày
31 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phân cấp cho Ủy
ban nhân dân quận, huyện quyết định số lượng, bố trí các chức danh cán bộ, công
chức và cán bộ không chuyên trách phường, xã, thị trấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công công chức
Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm phụ trách công tác tiếp công dân. Tùy vào đặc điểm
tình hình của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công nhiệm vụ cụ
thể, thời gian trực và giải quyết kiến nghị của công dân của công chức Tư pháp
- Hộ tịch, đảm bảo theo Quy chế tiếp công dân do Ủy ban nhân dân thành phố ban
hành.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân:
- Tiếp công dân thường xuyên; tham
gia hòa giải cơ sở; tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hướng dẫn công
dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
- Đề xuất, bố trí lịch tiếp công dân
định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã theo Điểm a, Khoản 1, Điều 61 Luật Khiếu nại.
- Mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội
dung công dân trình bày, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị.
- Giải thích, từ chối tiếp nhận đơn
khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền hoặc những vụ việc đã được cơ quan có
thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
- Trả kết quả xử lý đơn và văn bản
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố
cáo.
Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày 05
tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách
nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công
dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố;
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày
20 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện;
Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm
2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của
Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày
17 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế (mẫu)
về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện;
Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày
29 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế làm
việc (mẫu) của Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện thí
điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Tiếp tục duy trì mô hình “Tổ Tiếp công
dân” trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy
chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận - huyện.
3.1. Biên chế:
Tổ Tiếp công dân có biên chế từ 03
đến 05 cán bộ chuyên trách (tùy theo tình hình thực tế ở địa phương-mật độ dân số
và mật độ dự án có thu hồi đất).
3.2. Tổ chức
hoạt động:
Tổ Tiếp công dân do Chánh Văn phòng
hoặc Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện phụ trách chung (tùy theo sự
phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện), chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ Tiếp công dân có trách nhiệm tham
mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tiếp công dân để giải quyết
các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công
dân theo quy định của pháp luật.
5.1. Nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp công dân, ghi nhận các
yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; giải
thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công dân gửi đơn
đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đầu mối tiếp nhận, xử lý bước đầu
đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đúng thời hạn
luật định và đúng theo quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
- Tổng hợp, báo cáo, giúp Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi và quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý và giải
quyết các đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Đề xuất lịch để Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất, phối
hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu, khiếu nại, tố
cáo; dự thảo nội dung kết luận hoặc thông báo truyền đạt nội dung kết luận, chỉ
đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại các buổi tiếp công
dân.
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và
cá nhân thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện có
liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo
đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn; kết
quả thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến công
tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
5.2. Quyền hạn:
- Phối hợp với các phòng - ban liên
quan bố trí lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Điểm b, Khoản 1, Điều 61 Luật Khiếu nại.
- Yêu cầu các phòng - ban có liên quan
cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tổng hợp, báo cáo
và tiếp công dân của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Kiểm tra, đôn đốc phường - xã, phòng
- ban trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn và các
kết luận chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công
an địa phương lập biên bản vi phạm, buộc những người có hành vi kích động gây
rối, không chấp hành nội quy của trụ sở tiếp công dân ra khỏi trụ sở hoặc đề
nghị Thủ trưởng cơ quan Công an địa phương có biện pháp xử lý theo quy định của
pháp luật.
- Đề xuất khen thưởng, xử lý đối với
cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn.
6.1. Đối với
Văn phòng huyện - quận ủy:
- Tiếp nhận các thông tin về sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Thường trực huyện -quận ủy có liên quan đến việc tiếp công
dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với Văn phòng huyện - quận
ủy trong việc tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Thường vụ huyện - quận ủy.
6.2. Đối với
các phòng - ban và Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn:
- Phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin
trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo để tránh báo cáo
trùng lắp.
- Phối hợp báo cáo phục vụ Ủy ban nhân
dân cấp huyện tiếp công dân.
- Phối hợp giải quyết các khiếu nại,
tố cáo có liên quan đến các dự án trên địa bàn phường - xã, thị trấn.
- Rà soát đối chiếu đối với đơn gửi
vượt cấp, quá thời hạn giải quyết.
6.3. Đối với Văn
phòng Tiếp công dân thành phố:
- Báo cáo theo quy định với Văn phòng
Tiếp công dân thành phố về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn.
- Chịu sự hướng dẫn của Văn phòng Tiếp
công dân thành phố về nghiệp vụ tiếp công dân và xử lý đơn.
1.1. Đối
với Thanh tra thành phố: Giữ nguyên Phòng Tiếp công dân và xử lý đơn
như hiện nay (theo Điểm c, Khoản 1, Điều 7 Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày
21 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh).
1.2. Đối
với các Ban trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: Bố trí công
chức kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn.
1.3. Đối
với các Sở quản lý Nhà nước: Giám đốc sở chịu trách nhiệm thành lập Tổ Tiếp
công dân trực thuộc Thanh tra Sở để đảm bảo công tác tiếp công dân đạt hiệu quả.
2.1. Biên chế:
Tổ Tiếp công dân có biên chế từ 03
đến 07 cán bộ chuyên trách (do Giám đốc sở quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ công
tác được giao).
2.2. Tổ chức
hoạt động:
Chánh Thanh tra sở trực tiếp phụ trách
chung về công tác tiếp công dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám
đốc sở.
Tổ Tiếp công dân là bộ phận tham mưu,
giúp Giám đốc sở tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị,
phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp
luật.
4.1. Nhiệm vụ:
- Tiếp công dân thường xuyên, ghi nhận
các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân;
giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công dân gửi
đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đầu mối tiếp nhận, xử lý bước đầu
đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc
sở đúng thời hạn luật định và đúng theo Quy định tiếp công dân,
xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo do Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành.
- Tổng hợp, báo cáo, giúp Giám đốc
sở theo dõi và quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở.
- Bố trí lịch để Giám đốc sở tiếp công
dân phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu, khiếu
nại, tố cáo; dự thảo nội dung kết luận hoặc thông báo truyền đạt nội dung kết
luận, chỉ đạo của Giám đốc sở tại các buổi tiếp công dân.
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và
cá nhân thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Giám đốc sở có liên quan đến
công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Trả kết quả xử lý đơn và văn bản
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo.
4.2. Quyền hạn:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
bố trí lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc sở theo Điểm d, Khoản 1, Điều 61
Luật Khiếu nại.
- Yêu cầu các phòng - ban có liên quan
cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tổng hợp, báo cáo và
tiếp công dân của Giám đốc sở.
- Kiểm tra, đôn đốc phòng - ban trong
việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn và các kết luận chỉ đạo của
Giám đốc sở.
- Đề xuất khen thưởng, xử lý đối với
cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng -
ban để trao đổi thông tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại,
tố cáo, phối hợp xử lý để tránh báo cáo trùng lắp các vụ việc giải quyết.
- Phối hợp với phòng - ban báo
cáo các vụ việc, phục vụ Giám đốc sở tiếp công dân.
Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12
tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố
Hồ Chí Minh;
Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12
ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định
vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội thành phố và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (Nghị quyết 545);
Quyết định số 858/QÐ-TTg ngày 14 tháng
6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp
công dân.
Giữ nguyên tên gọi Văn phòng Tiếp công
dân thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
3.1. Tổ chức,
biên chế:
Văn phòng Tiếp công dân thành phố có
53 biên chế, tổ chức bộ máy như sau:
- Lãnh đạo Văn phòng; gồm 01 Chủ nhiệm
và 02 Phó Chủ nhiệm.
- Các Phòng chuyên môn; gồm 04 Phòng,
cụ thể:
+ Phòng Xử lý đơn khối cơ quan giám sát: 06 biên
chế.
+ Phòng Xử lý đơn khối cơ quan hành chính: 18 biên
chế.
+ Phòng Kiểm tra - đôn đốc: 13 biên chế.
+ Phòng Hành chính-Tổng hợp: 13 biên
chế.
- Tổ chức, biên chế của Văn phòng Tiếp
công dân thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định
theo thực tế yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ chức
danh, tiêu chuẩn, ngạch công chức theo quy định của pháp luật.
3.2. Tổ chức
hoạt động:
- Văn phòng Tiếp công dân thành phố
làm việc theo chế độ thủ trưởng, do Chủ nhiệm phụ trách chung; có các Phó Chủ
nhiệm giúp việc và các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc phụ trách chuyên
môn, nghiệp vụ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân
thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Chủ
nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố và Giám đốc Sở Nội vụ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân
thành phố được quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các phòng
theo phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
Văn phòng Tiếp công dân thành phố và tình hình thực tế, trong quá trình chỉ đạo
điều hành hoạt động, sau khi trao đổi thống nhất với Sở Nội vụ, Chủ nhiệm Văn
phòng Tiếp công dân thành phố có quyền quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập
các Phòng chức năng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.
- Văn phòng Tiếp công dân thành phố
là cơ quan tham mưu, giúp Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức tiếp công dân để giải
quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của
công dân theo quy định của pháp luật.
- Là cơ quan tiếp công dân thường xuyên
để hướng dẫn, tiếp nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo của công dân; là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý bước
đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố, chuyển giao vụ việc đến cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh, kết luận,
kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết và chịu trách
nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan tham mưu,
báo cáo kết quả tiến độ giải quyết đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; trả
kết quả xử lý đơn và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố; là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
- Trụ sở của Văn phòng Tiếp công dân
thành phố đặt tại số 15, đường Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh.
5.1. Nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp công dân thường xuyên
để ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của
công dân; giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công
dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Tiếp nhận, xử lý đơn thuộc nhiệm
vụ, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.
- Bố trí lịch tiếp công dân của Thường
trực Hội đồng nhân dân thành phố.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố đối với cơ quan có liên
quan đến đơn của công dân.
- Đầu mối tiếp nhận, xử lý bước đầu
đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố; giúp Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý,
giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố theo đúng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và đúng theo Quy định tiếp công
dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Trả kết quả xử lý đơn và văn bản
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo
(theo Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn của Ủy ban nhân dân thành phố).
- Đề xuất lịch và chuẩn bị nội dung
để Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố tiếp công dân định kỳ mỗi tháng 01 ngày theo Điểm c, Khoản 1, Điều 61
Luật Khiếu nại hoặc tiếp công dân đột xuất tại trụ sở Văn phòng Tiếp công dân
thành phố; thông báo truyền đạt nội dung kết luận, chỉ đạo tại các buổi tiếp
công dân để các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện.
- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và
cá nhân về kết quả thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến công tác tiếp công dân,
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức công bố các quyết định giải
quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố phân công trong quyết định giải quyết khiếu nại.
- Định kỳ 06 tháng/lần, tổ chức giao
ban với một số sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận - huyện về công tác
tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn thành phố.
- Định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo
đến Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn; kết quả thực
hiện kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo tại trụ sở cơ quan.
5.2. Quyền hạn:
- Yêu cầu lãnh đạo các sở, quận,
huyện và các đơn vị, cá nhân có liên quan chuẩn bị nội dung, cung cấp hồ sơ phục
vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
hoặc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân để giải quyết các
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục
vụ cho công tác tiếp công dân, xử lý đơn.
- Kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng các
cơ quan nhà nước trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của công dân do Văn phòng Tiếp công dân thành phố chuyển đến.
- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khi tiếp công
dân.
- Phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra
việc bố trí, sử dụng nhân sự tiếp công dân tại các sở, quận - huyện.
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan Công an
địa phương có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những
người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, mất trật tự làm ảnh hưởng đến
hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố hoặc có hành vi tụ tập để kích
động, xúi giục người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.
- Đề xuất Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng, xử lý đối với
cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn; xử lý
đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố ý trì hoãn việc giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo.
6.1. Đối với
Văn phòng Thành ủy:
- Tiếp nhận các thông tin về sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy có liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với Chánh Văn phòng Thành
ủy trong việc tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Ban Thường vụ Thành ủy.
6.2. Đối với
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:
- Phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trong việc
xử lý đơn do cơ quan Trung ương và các cơ quan giám sát yêu cầu Ủy ban nhân
dân thành phố cung cấp hoặc giải quyết.
- Phối hợp lập kế hoạch, chương trình
tiếp công dân của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp
trao đổi thông tin về công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo.
6.3. Đối với
các sở và Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
- Phối hợp chặt chẽ để trao đổi thông
tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn, thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp xử lý hoặc đề xuất giải
quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến các dự án trên địa bàn quận, huyện.
6.4. Đối với
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố:
- Tiếp nhận các thông tin về các hoạt
động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Thường trực Hội đồng nhân dân thành
phố có liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo do Văn phòng Đoàn đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố cung cấp; tổ chức trao đổi thông tin và
kinh nghiệm về tổ chức tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo.
- Phối hợp với Chánh Văn phòng Đoàn
đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố để bố trí lịch Thường trực Hội
đồng nhân dân thành phố tiếp công dân, trao đổi thông tin trong công tác tiếp
công dân trên địa bàn thành phố.
6.5. Đối với
các cơ quan Trung ương:
- Phối hợp với Lãnh đạo Trụ sở Tiếp
công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Giải
quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực III thuộc Thanh tra Chính phủ để
nắm thông tin về việc công dân của thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc khiếu
nại đông người tại trụ sở các cơ quan trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp chặt chẽ trong việc cung
cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện
tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Thành lập Tổ công tác liên ngành (gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Nội vụ,
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp, Sở Tài
chính, Văn phòng Tiếp công dân thành phố) để theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc
triển khai thực hiện Đề án này; sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả đến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Giao Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố:
2.1. Chủ
trì phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo, trình Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành Quy chế phối hợp tiếp công dân định
kỳ giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố với Đoàn đại biểu
Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam thành phố tại trụ sở của Văn phòng Tiếp công dân thành
phố.
Thời hạn hoàn thành trước ngày 31
tháng 10 năm 2012.
2.2. Tiếp
tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiếp công dân và
xử lý đơn trên địa bàn thành phố.
3. Thủ
trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
- huyện, phường - xã, thị trấn:
Khẩn trương rà soát đội ngũ cán bộ,
công chức, kiện toàn về tổ chức và hoạt động của tổ chức tiếp công dân do mình
quản lý theo nội dung Đề án, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác tiếp công dân, vừa có tính chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tiếp công dân
trong tình hình mới.
Thời hạn hoàn thành: trước ngày 31
tháng 12 năm 2012./.