ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
43/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 1982
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP SỞ TƯ PHÁP TRỰC THUỘC UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ vào Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Căn cứ vào Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức Bộ Tư pháp và hệ thống tư pháp trong cả
nước và thông tư số 08/TT ngày 6/1/1982 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị
định 143-HĐBT;
- Xét đề nghị của đồng chí Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay thành lập Sở
Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn
giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý thống nhất các công việc về tư pháp
trong phạm vi thành phố, đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp chịu sự
chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp được sử dụng con dấu
riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Điều 2.- Sở Tư pháp có
nhiệm vụ sau đây :
1/ Quản lý thống nhất việc ban
hành văn bản pháp quy của các cơ quan thành phố :
- Lập chương trình xây dựng văn
bản pháp quy của Ủy ban nhân dân thành phố và đôn đốc thực hiện chương trình
đó, sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua.
- Hướng dẫn cơ quan Sở, Ban,
ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận huyện về mặt nghiệp vụ trong công tác
dự thảo văn bản pháp quy, thẩm tra các văn bản đó trước khi Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành.
- Trực tiếp dự thảo các văn bản
pháp quy do Ủy ban nhân dân thành phố giao cho.
- Thẩm tra tính hợp pháp của các
văn bản pháp quy do các Sở và Ủy ban nhân dân các quận huyện, phường xã ban
hành.
2/ Quản lý về mặt tổ chức bộ
máy, biên chế, kinh phí hoạt động các Tòa án nhân dân quận, huyện. Phối hợp
chặt chẽ với Tòa án nhân dân thành phố trong công tác này.
3/ Quản lý các công tác tư pháp
khác tại thành phố bao gồm : công tác công chứng, giám định tư pháp, chấp hành
án, hoạt động của Đoàn Luật sư, hội thẩm nhân dân v.v…
4/ Đặt kế hoạch và hướng dẫn
việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong thành
phố.
5/ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
thuộc hệ thống tư pháp theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp. Bồi dưỡng kiến thức
pháp lý cho những cán bộ cần thiết, công tác ở các cơ quan Nhà nước và các đoàn
thể thuộc thành phố.
6/ Tổng kết tình hình ban hành
văn bản pháp quy, tình hình thi hành pháp luật tại thành phố.
7/ Làm tư vấn cho Ủy ban nhân
dân về các vấn đề pháp lý.
Điều 3.- Để thực hiện
những nhiệm vụ trên đây Sở Tư pháp có quyền hạn :
1/ Báo cáo và kiến nghị với Ủy
ban nhân dân về việc sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản không thích hợp đã mất
hiệu lực hoặc chồng chéo nhau, trái với pháp luật của cơ quan quản lý cấp dưới.
2/ Được Ủy ban nhân dân giao cho
chủ trì công tác xây dựng văn bản pháp quy, tuyên truyền giáo dục pháp luật tại
thành phố.
3/ Bàn bạc và phối hợp chặt chẽ
với Tòa án nhân dân thành phố trong việc xây dựng quy chế và áp dụng các quy
chế của Bộ Tư pháp về công tác quản lý về tổ chức Tòa án và quàn lý công tác tư
pháp khác.
4/ Phân bố và quản lý việc thực
hiện biên chế cho Tòa án quận, huyện theo sự hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Liên hệ chặt chẽ với Tòa án
nhân dân thành phố và các cơ quan có liên quan cấp thành phố và Ủy ban nhân dân
quận, huyện trong việc bầu cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân quận, huyện.
- Kiểm tra về mặt tổ chức các
Tòa án quận, huyện.
- Chỉ đạo nghiệp vụ các Ban Tư
pháp quận, huyện.
Điều 4.- Sở Tư pháp đặt
dưới quyền điều khiển của một Giám đốc có một số Phó Giám đốc giúp việc Giám
đốc.
Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp
gồm có :
- Phòng nghiên cứu pháp luật
(bao gồm cả việc hướng dẫn thi hành pháp luật và công tác pháp chế trong các cơ
sở kinh tế, văn hóa).
- Phòng tuyên truyền, giáo dục
pháp luật.
- Phòng tổ chức và đào tạo.
- Phòng quản lý Tòa án và các tổ
chức tư pháp khác.
- Phòng Quản lý công tác chấp
hành án.
- Văn phòng.
- Trường cán bộ pháp lý. Trường
là đơn vị dự toán, có con dấu và tài khoản riêng.
Đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp có
trách nhiệm quy định cụ thể (bằng văn bản) nội quy hoạt động của các Phòng và
Trường trực thuộc Sở.
Biên chế của Sở Tư pháp được Ủy
ban nhân dân thành phố giao theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Điều 5.- Hệ thống tổ chức
tư pháp quận huyện và các ngành trong thành phố gồm có :
- Ban Tư pháp quận huyện.
- Ban Tư pháp phường, xã, thị
trấn.
- Cố vấn pháp luật của các Sở
chuyên môn, liên hiệp các xí nghiệp, công ty, xí nghiệp… thuộc thành phố quản
lý. Chức năng nhiệm vụ của các cố vấn pháp luật do Sở Tư pháp hướng dẫn.
1/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
Tư pháp quận, huyện :
a) Tham gia ý kiến về mặt pháp
lý các văn bản do các cơ quan trong quận, huyện trình Ủy ban nhân dân quận,
huyện ban hành. Dự thảo các văn bản pháp quy do Ủy ban nhân dân quận huyện trực
tiếp giao cho.
b) Thẩm tra tính hợp pháp của
các văn bản do các cơ quan thuộc cấp quận, huyện ban hành. Thẩm tra tính hợp
pháp các bản điều lệ của các hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
trong phạm vi quận, huyện.
c) Chỉ đạo công tác của các Ban
Tư pháp phường xã (chỉ đạo việc thành lập các Ban Tư pháp phường, xã, thị trấn
và hướng dẫn cho các Ban này về nghiệp vụ, xây dựng nề nếp hoạt động của các
Ban Tư pháp phường, xã, thị trấn).
Theo dõi và rút kinh nghiệm về
hoạt động của các tổ hòa giải phường xã để kiện toàn củng cố, nâng cao chất
lượng hoạt động của các tổ chức hòa giải.
d) Quản lý các công tác tư pháp
khác như công tác bào chữa trước Tòa án quận, huyện, công tác công chứng, hội
thẩm nhân dân theo sự phân công của Sở Tư pháp.
Chấp hành các án dân sự và hôn
nhân gia đình do Tòa án quận, huyện xét xử hoặc do Tòa án nhân dân thành phố ủy
nhiệm.
e) Tập hợp văn bản pháp luật của
Nhà nước và tư liệu pháp lý của cơ quan cấp trên để thực hiện việc tuyên truyền
giáo dục trong cán bộ và nhân dân. Xây dựng các ấp, xã, hợp tác xã điển hình
tuân theo pháp luật.
g) Hướng dẫn và giúp đỡ về mặt
pháp lý cho các hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2/ Nhiệm vụ của Ban Tư pháp
phường, xã :
a) Tham gia đôn đốc việc thi
hành các bản án dân sự và hôn nhân gia đình thuộc phạm vi phường, xã do Tòa án
quận, huyện và Ban Tư pháp quận, huyện chuyển về. Tham gia cùng các cơ quan cấp
quận, huyện, cấp phường xã thi hành những phần việc thuộc cấp phường xã về các
bản án hình sự.
b) Tổ chức việc phổ biến pháp
luật trong nhân dân theo kế hoạch thống nhất của Ban Tư pháp quận, huyện.
c) Hướng dẫn hoạt động của các
tổ hòa giải bảo đảm chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng trong việc xử
lý các tranh chấp nhỏ trong nhân dân.
Điều 6.- Tổ chức thực
hiện.
Hoạt động của Ban Pháp chế (được
thành lập theo quyết định số 343/QĐ-UB ngày 7/5/1977 của Ủy ban nhân dân thành
phố) chấm dứt kể từ ngày ban hành quyết định này. Toàn bộ biên chế hồ sơ tài
liệu, tài sản của Ban Pháp chế được chuyển cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức các Ban Tư pháp quận, huyện, phường, xã, thị
trấn và hướng dẫn các Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện sau khi
được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua. Việc triển khai tổ chức Sở Tư pháp và
hệ thống Ban Tư pháp quận, huyện, phường xã cần tiến hành từng bước vững chắc,
bộ máy gọn nhẹ có hiệu lực, lựa chọn cán bộ có phẩm chất và thông qua đào tạo
nghiệp vụ.
Điều 7.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền, Chủ
nhiệm Ủy ban kế hoạch thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Giám đốc Sở Tư pháp,
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện có trách nhiệm thi hành quyết định này.-
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Chánh
|