BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 373/QĐ-BNN-BVTV
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ
TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ- CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục
trưởng Cục Bảo vệ thực vật.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được
sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(có danh mục kèm theo).
Các thủ
tục hành chính công bố sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này được quy định tại Thông
tư số 21/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/02/2023.
a) Bãi bỏ
các nội dung công bố đối với thủ tục hành chính “Cấp lại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật” ban hành kèm theo Quyết định số
678/QĐ-BNN-BVTV ngày 26/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị
bãi bỏ lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Bãi bỏ
các nội dung tại số thứ tự 12 mục A Phụ lục Danh mục thủ tục hành chính ban hành
kèm theo Quyết định số 3279/QĐ-BNN-VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi,
bổ sung mức phí, lệ phí lĩnh vực Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y,
Nông nghiệp, Thủy sản, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Lâm nghiệp
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Sửa
đổi mã số hồ sơ của 04 thủ tục hành chính tại phần I Phụ lục ban hành kèm theo
Quyết định số 174/QĐ-BNN-BVTV ngày 09/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
- Sửa đổi
mã số hồ sơ “1.005346” của thủ tục hành chính “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất phân bón” thành “1.007927”;
- Sửa đổi
mã số hồ sơ “1.005341” của thủ tục hành chính “Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất phân bón” thành “1.007928”;
- Sửa đổi
mã số hồ sơ “1.005336” của thủ tục hành chính “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán phân bón” thành “1.007931”;
- Sửa đổi
mã số hồ sơ “2.001523” của thủ tục hành chính Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán phân bón thành “1.007932”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Cục trưởng Cục
Bảo vệ thực vật, Cơ quan, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát TTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (bản PDF);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Trung tâm Tin học và Thống kê;
- Lưu: VT, BVTV.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-BNN-BVTV ngày 19 tháng 01 năm
2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Số
hồ sơ
TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lĩnh vực
|
Cơ
quan
thực hiện
|
A. Thủ tục hành
chính cấp trung ương
|
1.
|
1.002560
|
Cấp lại Giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
|
Thông tư số
21/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành
|
Bảo vệ thực vật
|
Cục Bảo vệ thực vật
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cấp lại Giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá
nhân (cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật
(trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật hết hạn).
- Bước 2: Tiếp nhận,
kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Hồ sơ không hợp lệ
thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định
hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm
việc.
Trường hợp hồ sơ chưa
đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những
nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 4: Đánh giá
thực tế tại cơ sở
+ Đoàn đánh giá thông
báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc, thời gian
đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
- Bước 5: Cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại
Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
+ Trong thời hạn 15
ngày làm việc đối với trường hợp phải thành lập đoàn đánh giá.
+ Trường hợp kết quả
đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở
những điều kiện không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm
tra lại, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp không
cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực
hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định
tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh
điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XV ban hành
kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Kế hoạch hoặc biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban
hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT- BNNPTNT; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh
cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm
quyền về môi trường cấp.
- Trường hợp có phòng
thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến
việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương
đương.
- Trường hợp không có
phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được
công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương.
- Trường hợp cơ sở đã
hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang
theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến
việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương
đương.
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01
bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải
quyết:
- 30 ngày làm việc
không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 35 ngày làm việc
khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt yêu cầu
hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và thời
hạn khắc phục.
5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện
thủ tục hành chính: Cục
Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện
thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo
Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT .
- Thời hạn của Giấy
chứng nhận là 05 năm.
8. Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định cấp
lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: 6.000.000
đồng/lần.
9. Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban
hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Bản thuyết minh
điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư
số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Kế hoạch hoặc biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư
số 21/2015/TT-BNNPTNT).
10. Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở sản xuất
thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an
toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô
sản xuất.
- Người trực tiếp
quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên
ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp
sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn,
kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật.
- Nhà xưởng, kho bảo
quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo
yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an
toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Thiết bị, dây
chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc
kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ
sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, bảo quản và vận chuyển.
- Hệ thống xử lý chất
thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu; QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN
07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
- Có phòng thử nghiệm
kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp
luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm
hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra
chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của
pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản
phẩm hàng hóa đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
- Cơ sở sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định
của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp.
Đối với nhà xưởng,
kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được xây dựng ngoài khu công nghiệp trước
ngày 17 tháng 9 năm 2019 thì vẫn được duy trì hoạt động nhưng phải đảm bảo tuân
thủ quy định pháp luật về môi trường.
11. Căn cứ pháp lý
của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm
dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Nghị định số
66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư
kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng
thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Nghị định số
123/2018/NĐ-CP ngày 17 ngày 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định
về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số
33/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực
vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
- Thông tư số
21/2022/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.
PHỤ
LỤC XIV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 21/2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT
Kính gửi:
|
Cục Bảo vệ thực vật hoặc
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
|
1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………
……………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Tel: ……………………...
Fax:……………………... E-mail: ……………………………..
2. Tên cơ sở: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...……….
Tel: ……………………...
Fax:……………………... E-mail: ……………………………...
Địa điểm sản xuất,
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa
thuốc bảo vệ thực vật:
Đề
nghị Quí cơ quan
□ Cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt
chất
|
□
|
- Sản xuất thuốc kỹ
thuật
|
□
|
- Sản xuất thành
phẩm từ thuốc kỹ thuật
|
□
|
- Đóng gói
|
□
|
□ Cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng
|
□
|
- Cơ sở không có
cửa hàng
|
□
|
□ Cấp mới
|
□ Cấp lại lần thứ
………..
|
Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân
thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
|
……, ngày…..
tháng…..năm……
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ
LỤC XV
MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
THUYẾT MINH
ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính
gửi: Cục Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH
NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản:.....................................................................................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại:
.........................Fax:........................E-mail:
...............................................................
2. Tên cơ sở: ................................................................................................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại:
.........................Fax:........................E-mail:
...............................................................
3. Tên người đại diện
(người
trực tiếp quản lý sản xuất):
..........................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại:
....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail:
......................................
4. Trạm cấp cứu gần
nhất: ........................................................................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại:
................................Fax:.............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở
(km):
......................................................................................................
5. Đơn vị cứu hỏa gần
nhất (km): .............................................................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại:
................................Fax:.............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở
(km): ......................................................................................................
6. Đồn cảnh sát gần
nhất: ..........................................................................................................
Địa chỉ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại:
................................Fax:.............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở
(km): ......................................................................................................
7. Tên khu dân cư gần
nhất: .....................................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở
(km): ......................................................................................................
8. Số đăng ký, ngày
cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu
tư về hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: ........................................
9. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước
|
□
|
- DN 100% vốn nước
ngoài
|
□
|
- DN liên doanh với
nước ngoài
|
□
|
- DN cổ phần
|
□
|
- DN tư nhân
|
□
|
- Khác: (ghi rõ
loại hình)
....................................................
|
□
|
10. Loại hình sản
xuất
- Sản xuất hoạt
chất
|
□
|
- Sản xuất thành
phẩm từ thuốc kỹ thuật
|
□
|
- Sản xuất thuốc kỹ
thuật
|
□
|
- Đóng gói
|
□
|
11. Công suất thiết
kế: ...........................................................................................................
II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng, trang
thiết bị:
- Sơ đồ tổng thể
mặt bằng sản xuất (bản vẽ kèm theo)
|
□
|
- Sơ đồ bố trí các
thiết bị sản xuất chính (bản vẽ kèm theo)
|
□
|
- Sơ đồ bố trí kho
thuốc (bản vẽ kèm theo)
|
□
|
- Diện tích khu vực
sản xuất (m2):
.............................................................................................
+ Khu vực sản xuất: chiều
dài (m): .............. chiều rộng (m): .......................................
+ Khu vực kho: chiều
dài (m): ............... chiều rộng (m): ..........chiều cao: ..........
+ Khu vực kiểm tra
chất lượng: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m):
.......................
* trường hợp có nhiều
khu vực sản xuất, kho thì liệt kê.
2. Quy trình sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật
STT
|
Dạng thành phẩm
|
Tên
thương phẩm
(nếu có)
|
Hoạt
chất
(ghi rõ thành phần,hàm lượng)
|
Mã
số quy
trình
|
Ghi
chú
|
I. Sản xuất hoạt
chất, thuốc kỹ thuật
|
1
|
|
|
|
|
Quy trình kèm theo
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
…
|
|
|
|
|
II. Sản xuất thành
phẩm từ thuốc kỹ thuật
|
1
|
|
|
|
|
Quy trình kèm theo
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
…
|
|
|
|
|
III. Đóng gói
|
1
|
EC
|
|
|
|
|
2
|
SC
|
|
|
|
|
…
|
…
|
|
|
|
|
Quy trình sản xuất
được xây dựng cho mỗi sản phẩm, mỗi cỡ lô sản xuất và được phê duyệt bởi người
có thẩm quyền của cơ sở. Quy trình cần có các thông tin: tên sản phẩm, mã số
của quy trình, mục đích, định mức sản xuất (danh mục nguyên liệu và phụ gia,
định lượng của từng loại, lượng thành phẩm dự kiến và giới hạn cho phép, hao
hụt), địa điểm, thiết bị sử dụng chủ yếu, các bước tiến hành (ví dụ: kiểm tra
nguyên liệu, trình tự thêm các nguyên vật liệu, thời gian, tốc độ nhiệt độ
trộn...), kiểm tra chất lượng và các giới hạn tương ứng, ghi chép nhật ký, nhập
kho, bảo quản, bao bì, nhãn mác, vệ sinh, các điểm phải lưu ý.
3. Danh mục các loại
hóa chất, phụ gia/chất bổ sung
.......................................................................................................................................................
4. Dây chuyền, thiết
bị sản xuất chính
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng
công suất
|
Năm
bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Hệ thống phụ trợ
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng
công suất
|
Năm
bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Nhân lực
- Sơ đồ tổ chức bộ
máy liên quan trực tiếp đến sản xuất: (bản vẽ kèm theo) □
- Danh sách nhân sự (bao
gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp
đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển, hóa chất nguy hiểm):
TT
|
Họ
và
tên
|
Năm sinh
|
Nam/ Nữ
|
Trình
độ
chuyên môn, nghiệp vụ
|
Chức vụ, chức danh
|
Những khóa đào tạo đã
tham gia
|
Điều
kiện
sức khỏe
|
Ghi
chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
- Người trực tiếp
quản lý, điều hành cơ sở sản xuất phải có trình độ đại học chuyên ngành hóa
học, bảo vệ thực vật, sinh học;
- Chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có Giấy chứng nhận sức khỏe của
theo quy định của Bộ Y tế;
- Người trực tiếp sản
xuất phải có Giấy chứng nhận tập huấn an toàn hoá chất bảo vệ thực vật của theo
mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Nguồn nước
- Nước công cộng
|
□
|
- Nước giếng khoan
|
□
|
8. Hệ thống xử lý
chất thải
- Nước thải:
|
□ Có
|
□ Không
|
- Khí thải:
|
□ Có
|
□ Không
|
- Chất thải rắn: (bao
gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý) …………………………
9. Trang thiết bị bảo
hộ lao động
....................................................................................................................................................
10. Trang thiết bị
phòng chống cháy nổ
…………………………………………......................................................................................
11. Phòng thử nghiệm
□ Có (tiếp tục khai
báo mục 11.1)
□ Không (tiếp tục
khai báo mục 11.2)
11.1. Nếu có, khai
tiếp các thông tin sau:
a) Hệ thống quản lý
chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
□ Được chứng nhận bởi
Tổ chức chứng nhận ................................................................
□ Cơ sở tự áp dụng
b) Thiết bị thử
nghiệm
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng
công suất
|
Năm
bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
c) Chỉ tiêu thử
nghiệm:
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Phương
pháp
|
Ghi
chú
|
III. Hàm lượng hoạt
chất
|
1
|
|
|
|
...
|
|
|
|
IV. Tạp chất
|
1
|
|
|
|
...
|
|
|
|
V. Tính chất hóa lý
|
1
|
|
|
|
...
|
|
|
|
(Đánh dấu * đối với
các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
d) Nhân lực
STT
|
Họ
và tên
|
Năm sinh
|
Nam /Nữ
|
Trình
độ
chuyên môn, nghiệp vụ
|
Chức vụ, chức danh
|
Những
khóa
đào tạo đã tham gia
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
11.2. Nếu không có, khai báo tên những
đơn vị phân tích cơ sở có hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
......................................................................................................................................................
12. Hệ thống quản lý
chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương
□ Được chứng nhận bởi
Tổ chức chứng nhận
...........................................................................
□ Cơ sở tự áp dụng.
13. Hệ thống quản lý
môi trường phù hợp ISO 14001:2010 hoặc tương đương
□ Được chứng nhận bởi
Tổ chức chứng nhận
...........................................................................
□ Cơ sở tự áp dụng.
14. Những thông tin
khác
......................................................................................................................................................
|
ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC XXI
MẪU KẾ HOẠCH HOẶC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG
PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành
kèm theo Thông tư số 21/2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
KẾ
HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA …………………
I.
Mở đầu
1. Giới thiệu về dự
án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết
phải lập Kế hoạch.
3. Các căn cứ pháp lý
lập Kế hoạch.
II.
Phần thứ nhất
THÔNG
TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Thông tin về quy
mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây
dựng công trình.
2. Các hạng mục công
trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, danh mục
thiết bị sản xuất chính.
3. Công nghệ sản
xuất.
4. Bản kê khai tên
hoá chất, khối lượng, đặc tính lý hoá học, độc tính của mỗi loại hoá chất nguy
hiểm là nguyên liệu, hoá chất trung gian và hoá chất thành phẩm. Trường hợp các
loại hoá chất trong dự án, cơ sở hóa chất đã có phiếu an toàn hoá chất hoặc đã
được chứng nhận hoàn thành khai báo theo quy định, tổ chức, cá nhân có dự án,
cơ sở hoá chất có thể sử dụng phiếu an toàn hoá chất hoặc chứng nhận hoàn thành
khai báo thay cho bản kê khai đặc tính hoá chất.
5. Bản mô tả các yêu
cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hoá chất nguy
hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì,
bồn, thùng chứa hoá chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản,
vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Yêu cầu về tiêu
chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp
dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;
- Các điều kiện bảo
quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh
điện;
- Các phương tiện, hệ
thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
6. Mô tả điều kiện
địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực thực hiện dự án, cơ sở
hóa chất.
7. Bản danh sách các
công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công
trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao
quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.
III.
Phần thứ hai
DỰ
BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ
HÓA CHẤT
1. Lập bản danh sách
các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hoá chất nguy
hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hoá chất nguy hiểm
kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có
mặt trong khu vực. Liệt kê các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoặc cháy nổ hóa chất nguy
hiểm có thể xảy ra tại từng điểm nguy cơ, phân tích nguyên nhân, điều kiện xảy
ra sự cố.
2. Xây dựng các giải
pháp phòng ngừa sự cố và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra
sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra,
trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ
hồ sơ kiểm tra.
IV.
Phần thứ ba
DỰ
BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ
1. Dự kiến diễn biến
tình huống sự cố, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác
động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn
chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết
bị hoặc khu vực lưu trữ hoá chất nguy hiểm.
2. Phương án ứng phó
đối với các sự cố đã dự báo. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên
ngoài ứng phó sự cố. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.
V.
Phần thứ tư
NĂNG
LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Bản nhân lực ứng
phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ,
xử lý sự cố.
2. Bản liệt kê trang
thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hoá chất: Tên thiết bị, số lượng,
tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn
sự cố.
3. Hệ thống báo nguy,
hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn
cấp.
4. Kế hoạch huấn
luyện và diễn tập theo định kỳ.
VI.
Phần thứ năm
PHƯƠNG
ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Phương án khắc phục
hậu quả sự cố hoá chất được lập theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các
quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu
quả sự cố hoá chất bao gồm các vấn đề sau:
1. Biện pháp ngăn
chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng
đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.
2. Biện pháp khắc
phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường.
3. Bản hướng dẫn chi
tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa
chất.
VII.
Phần thứ sáu
KẾT
LUẬN
1. Đánh giá của chủ
đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2. Cam kết của chủ
đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
3. Những kiến nghị
của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
(Kiến nghị về những
nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo
an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).
Phụ
lục
CÁC
TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Bản đồ vị trí khu
đất đặt dự án, cơ sở hóa chất.
2. Bản đồ mô tả các
vị trí lưu trữ, bảo quản hoá chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở sản xuất
và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).
3. Sơ đồ mặt bằng bố
trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hoá chất nguy hiểm tại
các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo
(nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất
bản./.
PHỤ
LỤC XIX
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 21/2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/CNSXT-BVTV
|
|
GIẤY
CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỤC
BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨNG NHẬN:
Tên cơ sở:
……………………………………………………………………………………
Địa chỉ:
………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………
Fax: ………………... E-mail: …………………..
Tên đơn vị chủ
quản: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ:
………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………
Fax: ………………... E-mail: …………………..
ĐỦ
ĐIỀU KIỆN:
1. Sản xuất hoạt
chất, thuốc kỹ thuật (chi tiết tại Phụ lục 1)
2. Sản xuất thành
phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ thuốc kỹ thuật các dạng (chi tiết tại Phụ lục
2)
3. Đóng gói thuốc
bảo vệ thực vật các dạng (chi tiết tại Phụ lục 3)
|
….., ngày ….
tháng …. năm 20…
CỤC TRƯỞNG
|
Giấy chứng nhận này
có giá trị đến ngày … tháng … năm 20…
|