ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 356/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 58/TTr.SNN&PTNT
ngày 01 tháng 02 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Công bố kèm theo Quyết định số này 05 thủ tục hành chính
mới ban hành; 06 thủ tục hành chính sửa đổi,
bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được quy định tại Quyết định số số 1673/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm
2010 (có danh sách kèm theo).
Điều
2. Quyết định số này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định số này./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Sơn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Công bố kèm theo Quyết định số số 356/QĐ-UBND ngày 15
tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Phần
I
A.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
I. LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP
|
36
|
Cấp giấy Chứng nhận
đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản
|
37
|
Cấp giấy
Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y
|
38
|
Công bố hợp
quy (đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh)
|
39
|
Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS)
đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu
và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
40
|
Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale -
CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất
khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
B.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
I. LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP
|
1
|
Cấp/cấp lại Chứng
chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
|
3
|
Cấp/cấp lại
Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực
vật
|
15
|
Cấp/cấp lại Chứng
chỉ hành nghề xông hơi khử trùng
|
17
|
Cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng
|
18
|
Cấp lại Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng
|
19
|
Cấp/cấp lại Thẻ
xông hơi khử trùng
|
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
36. Cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Thú
y (số 7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận
hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ
thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi
cục Thú y (số 5E - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết
quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải
xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết
quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết Phiếu thu lệ
phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết
quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ
sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13 giờ 00
phút đến 16 giờ 30 phút.
+ Thứ bảy : Sáng từ 7
giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực
hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
* Hồ sơ đăng ký kiểm
tra lần đầu bao gồm:
+ Đơn đăng ký kiểm tra
điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu quy định)
+ Sơ đồ bố trí mặt
bằng của cơ sở;
+ Báo cáo tóm tắt về
điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của cơ sở (theo mẫu quy định);
+ Quy trình sản xuất
(đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản).
* Hồ sơ đăng ký kiểm
tra lại bao gồm:
+ Đơn đăng ký kiểm tra
điều kiện vệ sinh thú y (theo mẫu quy định);
+ Báo cáo khắc phục
sai lỗi về VSTY đã ghi trong biên bản kiểm tra.
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 29 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân, tổ chức
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Thú y
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
chứng nhận.
h) Lệ phí:
- Kiểm tra vệ
sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản.
+ Công suất
> 20 triệu con/năm: 551.000 đ/lần.
+ Công suất từ
10 triệu đến 20 triệu con/năm: 399.000 đ/lần.
+ Công suất từ
5 triệu đến 10 triệu con/năm: 300.000 đ/lần.
+ Công suất
đến 5 triệu con/năm: 200.000 đ/lần.
- Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thủy sản:
171.000 đ/lần.
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký
kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 1).
- Báo cáo tóm
tắt về điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng của cơ sở (Phụ lục 2).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Thú y ngày 01/10/2004;
- Nghị định số
số 33/2005/NĐ-CP ngày 13/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Nghị định số
số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số số 33/2005/NĐ-CP.
- Nghị định số
số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh một
số ngành nghề thủy sản
- Thông tư số
số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y
cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Thông tư số
số 199/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ
thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và
thú y thủy sản.
37. Cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi
cục Thú y (số 7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Thú y (số 7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
+ Thứ bảy : Sáng
từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
* Hồ sơ đăng
ký kiểm tra lần đầu bao gồm:
+ Đơn đăng ký
kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo mẫu quy định);
+ Tờ trình về
điều kiện kinh doanh (theo mẫu quy định)
+ Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
+ Chứng chỉ
hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có công chứng)
* Hồ sơ đăng
ký kiểm tra lại bao gồm:
+ Đơn đăng ký
kiểm tra lại điều kiện kinh doanh thuốc thú y;
+ Báo cáo khắc
phục những điểm không đạt.
* Hồ sơ xin
gia hạn Giấy chứng nhận bao gồm:
+ Đơn xin gia
hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y
+ Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh đã được cấp
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân, tổ chức
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Thú y
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
chứng nhận.
h) Lệ phí:
- Phí kiểm tra
kinh doanh thương mại có điều kiện trong lĩnh vực nông nghiệp (Thẩm định điều
kiện và tiêu chuẩn cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản):
+ Cửa hàng:
250.000 đồng/lần;
+ Đại lý:
500.000 đồng/lần.
- Cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản:
100.000 đồng/lần.
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đăng ký
kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 4);
+ Tờ trình về
điều kiện kinh doanh (Phụ lục 6).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện kinh
doanh thuốc thú y đối với các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc thú y như
sau:
- Có địa chỉ
cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh
doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích
cửa hàng tối thiểu 10m2
- Có đủ phương
tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa được sắp xếp khoa học, giữ gìn
sạch sẽ.
- Có đủ sổ
sách theo dõi xuất, nhập hàng;
- Bảo quản
thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
+ Bảo quản ở
điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15 - 300c.
+ Bảo quản
mát: nhiệt độ từ 8 - 150C.
+ Bảo quản
lạnh: nhiệt độ từ 2 - 80C.
+ Bảo quản
đông lạnh: nhiệt độ ≤ -100C.
- Không được phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hóa khác. Nếu được
phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở khu vực
riêng.
- Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng,
đủ diện tích; có đủ các trang thiết
bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm
thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để
hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa
các giá, kệ tối thiểu 30cm để đảm bảo độ thông thóang, dễ vệ sinh tiêu độc; có
máy phát điện dự phòng đủ công suất.
- Cửa hàng
kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học
khi xảy ra sự cố mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép
hàng ngày.
- Chủ cơ sở,
người bán hàng được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề theo
qui định.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Thú y ngày 01/10/2004;
- Nghị định số số 33/2005/NĐ-CP ngày 13/03/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Thú y.
- Nghị định số
số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Nghị định số
số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại
về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện;
- Thông tư số
số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về Quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y
thủy sản.
- Thông tư số
số 136/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế
độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
38. Công bố hợp quy (đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi hoàn
chỉnh)
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
(hoặc qua đường bưu điện) Chi cục Thú y (số
7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Thú y (số 7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
+ Thứ bảy:
Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
* Trường
hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận
hợp quy (bên thứ ba):
+ Bản công bố
hợp quy theo mẫu quy định (theo mẫu quy định);
+ Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức
chứng nhận được chỉ định cấp;
+ Bản mô tả
chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng....).
* Trường
hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh (bên thứ nhất):
+ Bản công bố
hợp quy (theo mẫu quy định);
+ Bản mô tả
chung về sản phẩm, hàng hóa (đặc điểm, tính năng, công dụng...);
+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công
nhận;
+ Quy trình
sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy
định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ
chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 (theo mẫu quy định);
+ Kế hoạch
giám sát định kỳ;
+ Báo cáo đánh
giá hợp quy gồm những nội dung sau:
. Đối tượng
được chứng nhận hợp quy;
. (Số hiệu,
tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
. Tên và địa
chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
. Phương thức
đánh giá hợp quy được sử dụng;
. Mô tả quá
trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải
cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
. Kết quả đánh
giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
. Thông tin bổ
sung khác.
+ Tài liệu có
liên quan khác
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân, tổ chức
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Thú y
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
- Bản công bố
hợp quy (Phụ lục 10).
- Quy trình
sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất
lượng (Phụ lục 11).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 của Quốc hội.
- Nghị định số
127/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- Nghị định số
08/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Thông tư số
83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số
81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi.
- Quyết định
số 24/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định về
chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
- Quyết định
số 30/2007/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố phù hợp với
tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng chưa được chuyển thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
theo thời hạn quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật.
39. Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free
Sale - CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
(hoặc qua đường bưu điện) Chi cục Thú y (số
7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Thú y (số 7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
+ Thứ bảy:
Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị
cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu quy định).
+ Bản sao có
chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành.
+ Yêu cầu của
cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Thú y
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
chứng nhận
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp
lệ (Phụ lục II.a).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có yêu cầu
của thương nhân xuất khẩu.
- Được xác
nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành.
- Yêu cầu của
cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Căn cứ Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Nghị
định số số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Căn cứ Nghị
định số số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Căn cứ Quyết
định số số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy
định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và
nhập khẩu;
- Quyết định
số số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định
Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu;
- Thông tư số số
63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối
với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số
số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục
hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng
12 năm 2010.
40.
Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) đối với
sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
(hoặc qua đường bưu điện) Chi cục Thú y (số
7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Thú y (số 7 - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
+ Thứ bảy:
Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cấp
lại CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu quy định).
- Số lượng:
01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Thú y
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
chứng nhận
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp
lệ (Phụ lục II.b).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng
nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc;
- Giấy chứng
nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng;
- Khi phát
hiện có sai sót trên CFS do lỗi của người đề nghị cấp CFS hoặc lỗi của cơ quan
có thẩm quyền cấp CFS.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày
29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Nghị
định số số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Căn cứ Nghị
định số số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Căn cứ Quyết
định số số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy
định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và
nhập khẩu;
- Quyết định
số số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định
Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu;
- Thông tư số
số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do
đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số
số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục
hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng
12 năm 2010.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1. Cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ
thực vật
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành
phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định);
+ Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao
chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp cấp trở lên của một (01) trong các chuyên
ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng
nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ
thực vật cấp tỉnh cấp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện
hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày
cấp;
+ Có 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại
những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn
phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm
việc.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Bảo vệ thực vật
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Chứng
chỉ hành nghề.
h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ.
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị
cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 10).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có văn bằng
về trung cấp nông, lâm nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên
môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp;
- Có giấy
chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định;
- Cá nhân phải
có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số
số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành Ban hành Điều lệ bảo vệ
thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định
số số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số
số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ
thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc
bảo vệ thực vật.
- Thông
tư số số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định
quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch
thực vật và Quyết định số số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 Quy định về việc
cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc
bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Cấp/ cấp lại Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày
lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định);
+ Bản sao chụp
và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp từ
đại học trở lên về hóa học hoặc nông học (của một trong các chuyên ngành trồng
trọt, bảo vệ thực vật);
+ Giấy chứng
nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá
trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;
+ 02 ảnh cỡ
4cm x 6cm.
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ. Trường hợp người xin cấp/cấp
lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà
việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời
hạn là mười hai (12) ngày làm việc.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Bảo vệ thực vật
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Chứng
chỉ hành nghề.
h) Lệ phí: 1.000.000 đồng/chứng chỉ (trong đó 800.000 đồng
phí thẩm định và 200.000 đồng lệ phí)
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 9).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có trình độ
chuyên môn về hóa học hoặc bảo vệ thực vật từ đại học trở lên.
- Có giấy
chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số
số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành ban hành Điều lệ bảo vệ
thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định
số số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số
số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ
thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc
bảo vệ thực vật.
- Thông
tư số số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số số
89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động
xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số số
97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
15. Cấp/cấp
lại Chứng chỉ hành
nghề xông hơi khử trùng
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4,
phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường
30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; viết
Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo
dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông
hơi khử trùng của người đề nghị cấp chứng chỉ (theo mẫu quy định);
+ Bản sao
chụp bằng tốt nghiệp đại học của một (01) trong các chuyên ngành về hóa chất,
bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học (có mang theo bản chính để đối chiếu)
hoặc bản sao chứng thực;
+ Giấy chứng
nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá
trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;
+ Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo
bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;
+ Hai ảnh cỡ
4cm x 6cm.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Bảo vệ thực vật
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Chứng
chỉ hành nghề.
h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ.
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông
hơi khử trùng của người đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục 7).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có trình
độ chuyên môn từ đại học trở lên của 01 (một) trong các chuyên ngành về hóa chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông
học.
- Có ít nhất 3
năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng;
- Có Giấy
chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Pháp lệnh
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số
số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.
- Thông
tư số số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số số
89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động
xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số số
97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định
số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số
số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính về việc qui định chế độ
thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc
bảo vệ thực vật.
17. Cấp
Giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề xông hơi khử
trùng
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ).
+ Người đến nhận
kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ
thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy Giới thiệu; yêu cầu người
nhận ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành
nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng (theo mẫu quy
định);
+ Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang
thiết bị xông hơi khử trùng trên từng loại hình theo quy định;
+ Bản sao chụp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;
+ Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã
được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo quy định;
+ Nội quy đảm bảo
an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa; địa điểm làm việc, kho chứa thiết
bị, hóa chất theo quy định của pháp luật;
+ Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc
bản sao chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy do
cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp;
+ Bản cam kết môi trường theo quy định tại Thông tư
số số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi
tiết một số điều của Nghị định số số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Bảo vệ thực vật
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
Chứng nhận.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành
nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng (Phụ lục 5).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người trực
tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng giám đốc,
Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các
doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền
cấp;
- Người trực
tiếp thực hiện xông hơi khử trùng phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có
thẩm quyền cấp;
- Có quy trình
kỹ thuật, nội quy hoạt động bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi. Đầy đủ
phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng theo qui định
tại Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật QCVN 01-19:
2010/BNNPTNT - Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng ban hành kèm theo Thông tư
số số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Có phương
tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động xông hơi khử trùng phù hợp với qui mô
được phép hành nghề.
- Chịu trách
nhiệm đảm bảo về an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa; về vệ sinh môi
trường, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hóa chất
theo quy định của pháp luật.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số
số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số
số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01
tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số số 97/2008/QĐ-BNN ngày
06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Quyết định
số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật.
18. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề xông hơi khử
trùng
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy Giới thiệu; yêu cầu người
nhận ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ
sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hành nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng (theo mẫu
quy định);
+ Quy trình kỹ thuật, danh mục phương tiện, trang
thiết bị xông hơi khử trùng đã sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo quy định;
+ Danh sách cán bộ đã được cấp Chứng chỉ hành nghề
xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng
đang làm việc tại đơn vị kèm theo bản sao chụp các chứng chỉ và thẻ;
+ Báo
cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng của đơn vị (theo mẫu quy định);
+ Biên bản kiểm tra về môi trường, phòng cháy chữa
cháy của các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn hoạt động của đơn vị.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Bảo vệ thực vật
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
Chứng nhận.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hành nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng (Phụ lục
6).
- Báo cáo tình
hình hoạt động xông hơi khử trùng của đơn vị (Phụ lục 7).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người trực
tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng giám đốc,
Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các
doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền
cấp;
- Người trực
tiếp thực hiện xông hơi khử trùng phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có
thẩm quyền cấp;
- Có quy trình
kỹ thuật, nội quy hoạt động bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi. Đầy đủ
phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng theo qui định
tại Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật QCVN 01-19:
2010/BNNPTNT - Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng ban hành kèm theo Thông tư
số số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Có phương
tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động xông hơi khử trùng phù hợp với qui mô
được phép hành nghề.
- Chịu trách
nhiệm đảm bảo về an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa;
về vệ sinh môi trường, về phòng chống cháy, nổ
và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hóa chất theo quy định của pháp
luật.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số
số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số
số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01
tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số số 97/2008/QĐ-BNN ngày
06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Quyết định
số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật.
19. Cấp/cấp
lại Thẻ xông
hơi khử trùng
a) Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ).
Công chức
tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp
hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Bảo vệ thực vật (số 5E - Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ).
+ Người đến
nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ
sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức
trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu
người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho
người nhận.
- Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
(ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai
đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút.
Chiều từ 13
giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách
thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở
cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp/cấp lại Thẻ
xông hơi khử trùng (theo mẫu quy định);
+ Bản sao chụp kết quả học tập
về hoạt động xông hơi khử trùng (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản
sao chứng thực;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc
tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày
cấp;
+ Bản sao chụp
Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao
chứng thực;
+ Hai ảnh cỡ 2cm
x 3cm.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Chi
cục Bảo vệ thực vật
g) Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Thẻ xông hơi khử trùng (Phụ
lục 8).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phải qua tập
huấn về xông hơi khử trùng và được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm
tra trình độ chuyên môn tay nghề;
- Có giấy
chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
l) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.
- Nghị định số
số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số
số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01
tháng 11 năm 2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật
thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số số 97/2008/QĐ-BNN ngày
06/10/2008 Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Quyết định
số số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật.