ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3237/QĐ-UBND
|
Quảng Bình, ngày
10 tháng 11 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG
BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành
chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 2344/QĐ-BGDĐT ngày
14/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành
chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tại Tờ trình số 2370/TTr-SGDĐT ngày 03/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này 02 (hai) thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường,
thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- Cục kiểm soát TTHC-VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh QB;
- Lưu: VT, NC-VX, KSTTHC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 3237/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
PHẦN
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ
|
Giáo dục và Đào tạo
thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục
và Đào tạo, UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan,
đơn vị liên quan.
|
2
|
Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ
|
Giáo dục và Đào tạo
thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục
và Đào tạo, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan,
đơn vị liên quan.
|
PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục Công nhận huyện đạt
chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Xã tự kiểm tra và lập hồ sơ đề nghị huyện kiểm
tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
b) Huyện kiểm tra công nhận xã và lập hồ sơ đề nghị
tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
c) Tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:
a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
b) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
c) Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục
mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành
chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học
sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với
phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ
theo các mức độ (đối với xóa mù chữ).
d) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập
giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.
đ) Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù
chữ của huyện đối với xã.
e) Quyết định công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục
hoặc xóa mù chữ.
1.3.2. Số lượng hồ sơ 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời điểm báo cáo số liệu thống kê phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ hằng năm được quy định như sau: Đối với xã: Ngày 30 tháng 9; Đối với
huyện: Ngày 05 tháng 10; Đối với tỉnh: Ngày 10 tháng 10.
- Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.
1.5. Đối tượng thực hiện: UBND cấp
huyện
1.6. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và
Đào tạo, UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn
vị liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện: Quyết định
công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Mẫu đơn: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện:
1.10.1. Tiêu chuẩn công nhận
a) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
b) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học
- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
c) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở
- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
d) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ
- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 3.
1.10.2. Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 5 tuổi:
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục
mầm non có:
- 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách
theo quy định hiện hành;
- Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên tịch Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và
định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu
cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư số
26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch, điều kiện giao thông
bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục mầm non có:
+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho
lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có phòng
sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh sáng, ấm
về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;
+ 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ
chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT
ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục Đồ dùng
- Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non và Thông tư số
34/2013/TT-BGDDT ngày 17/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ
sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học
tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được
sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công
trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học:
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục
phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
b) Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại
Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc
trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày
22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông
thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm
cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục
tiểu học có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp;
phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học
sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về
mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;
có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống
và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng,
phòng họp cho giáo viên và nhân viên;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông
tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; thiết bị dạy học được sử
dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;
+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử
dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ
thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh
dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ
sở:
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục
phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:
- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện,
thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT
ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị
trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ
thông công lập;
- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư số Thông tư số
20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông
thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm
cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục
trung học cơ sở có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp;
phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp
với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông,
thoáng mát về mùa hè; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập
thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng
họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông
tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở; thiết bị dạy học
được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện và Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT
ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị
dạy học tối thiểu lớp 6;
+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử
dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ
thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh
dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Điều kiện bảo đảm xóa mù chữ:
a) Về người tham gia dạy học xóa mù chữ:
- Xã bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa
mù chữ tại địa bàn là giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và cơ sở giáo dục khác, người đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định
tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;
- Đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn, biên giới, hải đảo, bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ
tại địa bàn là giáo viên hoặc người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
- Cơ sở giáo dục tham gia thực hiện xóa mù chữ tại
xã có người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được
phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Xã bảo đảm
điều kiện thuận lợi cho các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học của các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, đoàn thể,
các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức khác và cá nhân trong địa bàn để thực hiện
dạy học xóa mù chữ.
1.11. Căn cứ pháp lý:
a) Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của
Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
b) Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
c) Thông tư số 29/2021/TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ngưng hiệu lực quy định về chuẩn
trình độ đào tạo của nhà giáo tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành.
d) Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thủ tục Công nhận xã đạt
chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Đơn vị cấp xã lập hồ sơ đề nghị UBND cấp
huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
b) Bước 2: UBND cấp huyện xem xét hồ sơ và kiểm tra
đơn vị cấp xã.
c) Bước 3: UBND cấp huyện ra quyết định công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại
Nghị định số 20/2014/NĐ-CP .
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
2.3.1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục
mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành
chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học; danh sách học
sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với
phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ
theo các mức độ (đối với xóa mù chữ) theo đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều
26 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP .
b) Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:
Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo
dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;
- Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù
chữ.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện: UBND cấp xã
2.6. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục
và Đào tạo, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn
vị liên quan.
2.7. Kết quả thực hiện: Quyết định
công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện:
2.10.1. Tiêu chuẩn công nhận
a) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 5 tuổi
- Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối
với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo
dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn đạt ít nhất 80%.
b) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học
- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục
tiểu học.
- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình
tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn đạt ít nhất 70%.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học mức độ 1;
- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;
c) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở
- Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu
học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ
1;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15
đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục trung học cơ sở mức độ 1;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15
đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục trung học cơ sở mức độ 2;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15
đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15
đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp
trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
c) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành
giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc
hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành
giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc
hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến
35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25
được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.
- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến
60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35
được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
2.10.2. Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 5 tuổi
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục
mầm non có:
- 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách
theo quy định hiện hành;
- Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên tịch Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và
định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu
cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại số 26/2018/TT-BGDĐT
ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch, điều kiện giao thông
bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục mầm non có:
+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho
lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có
phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh
sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;
+ 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ
chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT
ngày 11/02/2010 của Bộ trương Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục Đồ dùng
- Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non và Thông tư số
34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ
sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học
tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được
sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công
trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục
phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
- Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại Thông
tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong
các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày
22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông
thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm
cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục
tiểu học có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp;
phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học
sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về
mùa hè; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;
có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống
và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng,
phòng họp cho giáo viên và nhân viên;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông
tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học;
+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử
dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ
thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh
dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ
sở
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục
phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:
- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện,
thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT
ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị
trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ
thông công lập;
- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày
22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông
thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm
cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục
trung học cơ sở có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp;
phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp
với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông,
thoáng mát về mùa hè; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập
thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng
họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông
tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở; thiết bị dạy học
được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện và Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT
ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị
dạy học tối thiểu lớp 6;
+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử
dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ
thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh
dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Điều kiện bảo đảm xóa mù chữ
a) Về người tham gia dạy học xóa mù chữ:
- Xã bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa
mù chữ tại địa bàn là giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và cơ sở giáo dục khác, người đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định
tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;
- Đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn, biên giới, hải đảo, bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ
tại địa bàn là giáo viên hoặc người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
- Cơ sở giáo dục tham gia thực hiện xóa mù chữ tại
xã có người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được
phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Xã bảo đảm
điều kiện thuận lợi cho các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học của các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, đoàn thể,
các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức khác và cá nhân trong địa bàn để thực hiện
dạy học xóa mù chữ.
2.11. Căn cứ pháp lý
a) Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của
Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
b) Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
c) Thông tư số 29/2021/TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ngưng hiệu lực quy định về chuẩn
trình độ đào tạo của nhà giáo tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành.
d) Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo./.