UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
31/2011/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 24 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 1521/TTr-VPUBND ngày 07
tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công bố,
công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có
hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cao Văn Trọng
|
QUY CHẾ
CÔNG
BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bến Tre)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc công bố và tổ chức công khai thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn
tỉnh Bến Tre theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Quy chế này không điều chỉnh việc công bố, công khai các thủ
tục sau đây: Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan nhà nước; giữa
các cơ quan nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành
chính cho cá nhân, tổ chức; thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra
và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.
3. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong hoạt động công bố, công khai thủ tục
hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Nguyên tắc công bố, công khai thủ
tục hành chính
1. Tất cả các thủ tục hành chính sau khi được cơ quan có thẩm
quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố,
công khai theo quy định.
2. Việc thống kê, công bố thủ tục hành chính phải bảo đảm kịp
thời, đầy đủ và chính xác theo đúng các nội dung quy định về thủ tục hành chính
trong các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành.
3. Nội dung thông tin về thủ tục hành chính sau khi được Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ,
thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, dễ sử dụng.
4. Phát huy tính chủ động, tích cực và đề cao trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức liên quan trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính.
5. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguyên
tắc, trình tự, thủ tục, thời hạn công bố, công khai thủ tục hành chính.
Chương II
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 3. Thẩm quyền và phạm vi công bố thủ
tục hành
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã)
trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Phạm vi công bố thủ tục hành chính được thực hiện theo quy
định tại Điều 14 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 4. Quy trình công bố thủ tục hành
chính
1. Các sở, ban ngành tỉnh trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật
mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm
vụ được giao chịu trách nhiệm:
a) Thống kê thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý ngành,
lĩnh vực (kể cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp
xã): Xác định số lượng và danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục
hành chính sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ; xác định và
điền đầy đủ, chính xác tất cả các nội dung của thủ tục hành chính theo Hướng dẫn
tại Phụ lục III kèm theo Quy chế này.
b) Trường hợp thủ tục hành chính đã được công bố nay có sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế thì còn phải lập bảng đối chiếu theo mẫu tại Phụ lục II
kèm theo Quy chế này.
c) Xây dựng dự thảo Quyết định công bố và Tờ trình về dự thảo
Quyết định công bố.
2. Chậm nhất trước 20 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy
phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành, các sở,
ban, ngành tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo tài liệu (bản giấy và tập tin điện tử)
đến Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh để
kiểm soát chất lượng trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký Quyết định
công bố.
a) Hồ sơ trình công bố thủ tục hành chính gồm:
- Tờ trình đề nghị công bố thủ tục hành chính;
- Dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính theo mẫu tại
Phụ lục I kèm theo Quy chế này;
- Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành/sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế/huỷ bỏ, bãi bỏ theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này;
- Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính theo mẫu tại phụ
lục I kèm theo Quy chế này.
b) Các tài liệu đính kèm (tập tin điện tử): Bảng đối chiếu giữa
nội dung cũ và nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủ tục hành chính
đã công bố trước đây (theo mẫu tại Phụ lục II); các văn bản quy phạm pháp luật
mới ban hành có quy định về thủ tục hành chính; mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính, biểu phí, lệ phí, mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính, yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính thể hiện dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật.
Tập tin điện tử gửi về địa chỉ mail: phongkstthc@bentre.gov.vn
3. Sau khi nhận được hồ sơ trình công bố thủ tục hành chính của
các sở, ban ngành, trong 10 ngày làm việc, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính
thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm:
a) Xác định số lượng và kiểm tra chất lượng nội dung dự thảo
Quyết định công bố và các phụ lục đính kèm. Nếu chưa đạt yêu cầu, Phòng Kiểm
soát thủ tục hành chính soạn thảo văn bản trình Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân
tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị đó bổ sung thông tin hoặc chỉnh lý cho đến khi
dự thảo quyết định công bố đạt yêu cầu về chất lượng. Trường hợp các sở, ban
ngành không thực hiện, thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xem xét, xử lý;
b) Kiểm tra tài liệu đính kèm theo Điểm b, Khoản 2 Điều này. Nếu
chưa đầy đủ, yêu cầu sở, ban ngành cung cấp bổ sung.
4. Khi dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính đúng quy
định tại Điều 14, 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, thì chậm nhất trước 10 ngày
làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành
chính có hiệu lực thi hành, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định công bố.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính, Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh phối hợp với cơ quan soạn thảo tổ chức việc gửi quyết định
công bố thủ tục hành chính cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, các sở, ban
ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 5. Tổ
chức công khai thủ tục hành chính được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hoặc
được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 13 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP công bố
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức
việc công khai tại đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc đối với thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã được công bố. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực
hiện thủ tục hành chính cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã theo ngành, lĩnh vực
quản lý.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách
nhiệm tổ chức việc công khai tại cấp huyện, cấp xã đối với thủ tục hành chính
áp dụng tại cấp huyện, cấp xã đã được công bố.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân huyện, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách
nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc niêm yết thủ tục hành chính tại
cơ quan, đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý; giải quyết hậu quả gây ra do việc
không kịp thời công khai thủ tục hành chính.
Điều 6. Hình thức công khai thủ tục hành
chính
Thủ tục hành chính sau khi có quyết định công bố phải được
công khai bằng các hình thức sau:
1. Đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành
chính: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định công bố được ban
hành, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh
nhập vào phần mềm máy xén và gửi dữ liệu về thủ tục hành chính đã được công bố
về Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ để đăng tải lên
cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức
tạo đường kết nối giữa cơ sở dữ liệu quốc gia với Trang thông tin điện tử của tỉnh
và các sở, ban ngành, địa phương theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành
chính.
2. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của tỉnh: Phòng Kiểm
soát thủ tục hành chính phối hợp với Trung tâm Tin học thuộc Văn phòng Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức đăng tải các thủ tục hành chính đã được công bố và văn bản
quy định về thủ tục hành chính lên Trang thông tin điện tử của tỉnh trong thời
hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định công bố thủ tục hành chính được ký
ban hành.
3. Đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của các sở,
ban ngành (nếu có) đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của
ngành, lĩnh vực quản lý. Thời hạn hoàn thành việc công khai chậm nhất là 10
ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định công bố thủ tục hành chính được ký ban
hành.
4. Niêm yết công khai, đầy đủ thủ tục hành chính đang thực hiện
tại trụ sở cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn cách thức và nội dung
niêm yết thủ tục hành chính.
5. Ngoài các hình thức công khai bắt buộc tại Khoản 1,2,3,4 Điều
này, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác
như: Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin nội bộ ngành,
tờ gấp, tờ rơi để nhân dân biết, thực hiện.
Điều 7. Thực hiện thủ tục hành chính đã được
công bố, công khai
1. Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh
tổ chức thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã
được công bố, công khai.
2. Trong quá trình theo dõi, thực hiện thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết, cơ quan hành chính nhà nước thuộc các cấp chính quyền
trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thường xuyên rà soát tính chính xác của các
thông tin về thủ tục hành chính đã được công bố.
3. Trường hợp phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung
Quyết định công bố thủ tục hành chính với quy định về thủ tục hành chính do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phát hiện thủ tục hành chính đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố thì phải kịp thời
kiến nghị bằng văn bản đến sở, ban ngành tỉnh có thẩm quyền để thống kê, cập nhật,
trình người có thẩm quyền công bố.
Văn bản kiến nghị về việc công bố thủ tục hành chính gửi sở,
ban ngành có thẩm quyền, đồng thời gửi cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh, kiến nghị về thủ tục
hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính đã được công bố, công khai của
các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định số
20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai, tổ chức, thực hiện nghiêm Quy
chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc công bố, công khai thủ tục hành chính và kết
quả thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc công khai thủ tục hành chính
và tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc và
Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
4. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với các sở, ban
ngành có liên quan định kỳ kiểm tra, đôn đốc tình hình công khai và kết quả thực
hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, địa phương, đơn vị trực thuộc trên địa bàn
tỉnh.
5. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán, quản
lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động công bố, công khai thủ tục hành chính theo
quy định tại Thông tư số 224/2010/TT-BTC ngày 31 ngày 12 năm 2010 của Bộ Tài
chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt
động kiểm soát thủ tục hành chính.
6. Việc thực hiện đúng quy định về công bố, công
khai thủ tục hành chính tại Quy chế này là một trong các tiêu chí để đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quy trình xét thi
đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
và các trường hợp đề nghị cấp trên khen thưởng
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các sở, ban ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện
việc công bố, công khai thủ tục hành chính: Báo cáo 6 tháng trước ngày 30 của
tháng 5; báo cáo năm trước ngày 30 tháng 11 và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện công
tác công bố, công khai thủ tục hành chính của tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính
phủ theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Điều 10. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc hoặc
phát hiện sự chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo với
Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh) để xem xét, sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC I
MẪU
QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10
năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
……./QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày ...... tháng ...... năm 20....
|
QUYẾT ĐỊNH
Về
việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Bến Tre
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày
26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của
Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ ………. (tên văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định
về thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở.......... và Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục
hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế/thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của
Sở X/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh A …….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ... (đúng vào ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính
có hiệu lực thi hành).
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh/Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố/Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC
THAY THẾ/BỊ HUỶ BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP
HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH A
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Phần
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/ BỊ
HUỶ BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP
XÃ TỈNH BẾN TRE
Số TT
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Ghi chú
|
I. Lĩnh vực…
|
|
1
|
Thủ tục a
|
|
2
|
Thủ tục b
|
|
3
|
Thủ tục c
|
|
4
|
…………………
|
|
n
|
Thủ tục n
|
|
II. Lĩnh vực…
|
|
|
1
|
Thủ tục d
|
|
2
|
Thủ tục e
|
|
3
|
…………………
|
|
4
|
…………………
|
|
n
|
Thủ tục n
|
|
Lưu ý: Phần ghi chú đề nghị nêu rõ thủ tục hành
chính được ban hành mới; sửa đổi, bổ sung; thay thế hoặc huỷ bỏ, bãi bỏ.
Phần II. Mục 1. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SAU KHI BAN HÀNH MỚI/ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG,
THAY THẾ/ BỊ HUỶ BỎ, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ............ /
THUỘC LĨNH VỰC............... ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN/CẤP XÃ
I. Lĩnh vực …
1. Thủ tục a: (Áp dụng đối với thủ tục hành chính được
ban hành mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế)
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phí, lệ phí (nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề
nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
2. Thủ tục c: (Áp dụng đối với thủ tục hành chính bị huỷ
bỏ, bãi bỏ)
Bãi bỏ/huỷ bỏ thủ tục hành chính này.
Lý do:
- Văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc huỷ bỏ hoặc bãi
bỏ thủ tục hành chính:
- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành:
- Không thuộc thẩm quyền theo quy định tại văn bản quy phạm
pháp luật:
- Thống kê sai hoặc do không có văn bản quy định, văn bản quy
định không hợp pháp:
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 201 của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bến Tre)
BẢNG
ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ CÔNG BỐ
VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ TẠI QUYẾT ĐỊNH NÀY
Số TT
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Nội dung sửa đổi, bổ
sung, thay thế
|
Căn cứ pháp lý
|
Cũ
|
Mới
|
01
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
05
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng10 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bến Tre)
HƯỚNG
DẪN CÁCH GHI NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Việc thống kê, điền thông tin về từng thủ tục hành chính trong
quyết định công bố phải theo nguyên tắc đảm bảo tính đầy đủ, tính chính xác
theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC. Cụ
thể như sau:
1. Tên TTHC: Ghi theo đúng tên gọi của từng TTHC trong
văn bản quy phạm pháp luật. (Đối với tên TTHC được sửa đổi, bổ sung, thay thế/bị
huỷ bỏ, bãi bỏ phải ghi số, ký hiệu TTHC tại quyết định công bố của UBND
tỉnh đã ban hành trước đây; số, ký hiệu của hồ sơ TTHC đăng tải trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC)
2. Trình tự thực hiện: Điền đầy đủ, chính xác nội dung
thông tin các bước/công việc mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện hoặc tham gia
trong quá trình thực hiện TTHC.
Lưu ý: Trong phần này, ngoài việc điền các nội dung thông
tin đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, cần phải ghi rõ
thông tin về địa điểm và thời gian thực hiện TTHC.
Cụ thể như sau:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức cần nộp hồ sơ cho cơ quan nào? tại
đâu? Ghi rõ địa chỉ nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện TTHC (tên trụ
sở cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC, số nhà, đường phố, xã/phường, huyện/thành
phố). Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện TTHC trong ngày, trong
tuần, trong tháng của năm. Khi nộp cần lưu ý gì (ví dụ phải đích thân đối tượng
thực hiện TTHC đến nộp hay có thể uỷ quyền, có cần giấy uỷ quyền không?). Nộp
phí/lệ phí như thế nào?
- Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ như thế nào,
quy định về trao giấy tiếp nhận hồ sơ hoặc giấy hẹn trả kết quả? Trường hợp hồ
sơ không hợp đủ điều kiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung thì cơ quan tiếp nhận hồ
sơ thông báo trả lời ra sao?
- Bước 3: Cơ quan thực hiện TTHC tổ chức việc lấy mẫu kiểm
nghiệm, đi kiểm tra, thẩm tra tại hiện trường, kiểm tra tại doanh nghiệp như thế
nào?
- Bước n: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thực hiện
TTHC. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại đâu, thời gian trả kết quả vv...
3. Cách thức thực hiện: Điền đầy đủ, chính xác nội dung
thông tin về cách thức thực hiện TTHC được quy định: nộp trực tiếp, qua e-mail,
bưu điện ...
4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm 2 loại: Hồ sơ phải nộp và các giấy tờ cần
xuất trình (như xuất trình CMND...)
Đối với từng thành phần hồ sơ: Điền đầy đủ, chính xác nội dung
thông tin về loại giấy tờ cần phải nộp là gì. Số lượng của từng thành phần hồ
sơ, giấy tờ. Yêu cầu của thành phần hồ sơ đó: bản gốc, bản chính, bản sao công
chứng/chứng thực hay chỉ xuất trình để đối chiếu... hoặc các yêu cầu khác về
tính chất, hình thức thể hiện như ảnh chân dung màu chụp thẳng mặt, kích thước
4cm x 6cm ....
- Số lượng bộ hồ sơ phải nộp theo quy định (lưu ý tránh nhầm
lẫn với số lượng của từng thành phần hồ sơ trong mỗi bộ hồ sơ)
5. Thời hạn giải quyết: Điền đầy đủ, chính xác các quy
định về thời hạn:
+ Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ
sơ (nếu có)
+ Thời hạn thông báo lịch hẹn thẩm tra, kiểm tra ... (nếu có)
+ Thời hạn kiểm tra, xét nghiệm… (nếu có)
+ Thời hạn giải quyết và trả kết quả.
6. Đối tượng thực hiện TTHC: Điền đầy đủ, chính xác các
đối tượng chịu sự tác động của TTHC theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
7. Cơ quan thực hiện TTHC:
Điền đầy đủ, chính xác các cơ quan sau (nếu có quy định):
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp
thực hiện
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC.
+ Cơ quan phối hợp.
8. Kết quả thực hiện TTHC: Điền đầy đủ, chính xác kết
quả thực hiện TTHC theo quy định, như: Giấy chứng nhận ĐKQSD đất, giấy phép xây
dựng, quyết định phê duyệt, quyết định chấp thuận, giấy tiếp nhận ...
9. Phí, lệ phí: Điền đầy đủ, chính xác các quy định về
mức phí, lệ phí. Nếu văn bản quy phạm pháp luật quy định bảng tính phí thì đề
nghị đính kèm.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Liệt
kê đầy đủ, chính xác các yêu cầu hoặc điều kiện theo quy định tại văn bản quy
phạm pháp luật có quy định về TTHC.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban
hành, tên cơ quan, tổ chức ban hành, trích yếu nội dung văn bản. Đối với luật
và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh.
12. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm nếu có.
Lưu ý: Trường hợp thông tin về bộ phận cấu thành
TTHC chưa được văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định (ví dụ như: Số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ quan được phân cấp
trực tiếp thực hiện TTHC...) thì việc thống kê phải ghi rõ:“Chưa được quy định”;
đồng thời, các sở, ban ngành có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm kịp thời xây
dựng văn bản trình UBND tỉnh ban hành hoặc tham mưu, giúp UBND tỉnh trình cấp
có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP./.