ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 308/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày
17 tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số
177/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thống
kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan hành chính
nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành
chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn
và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP7.
ĐN_VP7_QĐ_2023
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm
theo Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Tên thủ tục hành chính nội bộ
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Lựa chọn, phê duyệt danh mục
sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
|
Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
2
|
Điều chỉnh, bổ sung danh mục
sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC
1. Thủ tục
lựa chọn, phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1. UBND tỉnh thành
lập các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) của tỉnh (gọi tắt là Hội đồng).
Mỗi môn học của một cấp học thành lập 01 Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng
là số lẻ, tối thiểu là 15 (mười lăm) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần
ba) số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng
dạy môn học của cấp học đó; ít nhất 1/3 số thành viên đã tham gia các Hội đồng
những năm trước đó.
Bước 2. Cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa
- Tổ chuyên môn của cơ sở giáo
dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách
giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách
giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học;
báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ
chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa
chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ
chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu,
tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận,
đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn
đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Sở Giáo dục
và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với
cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông
đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ
trưởng tổ chuyên môn.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng
hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo
dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự
sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Bước 3. Sở Giáo dục và
Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục SGK được các cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự SGK có số cơ sở giáo dục phổ
thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Bước 4. Hội đồng tổ chức
lựa chọn sách giáo khoa
- Chủ tịch Hội đồng giao cho
các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các
tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu
tiên của Hội đồng;
- Hội đồng tổ chức họp, thảo luận,
đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi
môn học. Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu
đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một
phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại
cho đến khi có ít nhất 01 (một) SGK cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần hai)
số phiếu đồng ý lựa chọn;
- Hội đồng tổng hợp kết quả lựa
chọn SGK thành biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp, chuyển
giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 5. Sở Giáo dục và
Đào tạo tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 6. Căn cứ vào kết
quả lựa chọn SGK của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, UBND cấp tỉnh
quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông tại địa phương.
Bước 7. Công bố danh mục
SGK được phê duyệt
UBND tỉnh đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK được phê duyệt để sử dụng trong cơ
sở giáo dục phổ thông tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo danh mục
SGK được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương chậm nhất 05
tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
1.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp hoặc gửi trên hệ thống
văn bản quản lý và điều hành của tỉnh.
1.3. Thành phần và số lượng
hồ sơ
1.3.1. Thành phần
- Văn bản đề nghị lựa chọn, phê
duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa
bàn tỉnh;
- Báo cáo thuyết minh về quá
trình tổ chức lựa chọn, kết quả, lý do lựa chọn kèm theo danh mục sách giáo
khoa đề xuất lựa chọn.
1.3.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết
Không quy định.
1.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính
Các cơ sở giáo dục phổ thông
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội
đồng lựa chọn sách giáo khoa tỉnh và các cơ quan khác có liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Ninh Bình
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính
Quyết định phê duyệt danh mục
sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
1.8. Phí, lệ phí
Không
1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai
Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính
- Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn
theo đúng nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 2 Thông tư số
25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/08/2020 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ
sở giáo dục phổ thông.
- Bám sát các tiêu chí lựa chọn
được quy định tại Quyết định số 386/QĐ- UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình
ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tiêu chí 1: Phù hợp năng lực của
học sinh
- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo
tính khoa học, hiện đại, thiết thực, đúng trọng tâm kiến thức, dễ sử dụng hướng
đến phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Cấu trúc sách giáo khoa tạo
cơ hội tự học, phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Sách giáo khoa được trình bày
đảm bảo tính thẩm mĩ; tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc
trưng môn học.
Tiêu chí 2: Tạo điều kiện cho
giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá
- Các bài học/chủ đề trong sách
giáo khoa được thiết kế mở, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
- Sách giáo khoa có các chủ đề,
nội dung kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp giúp giáo viên
dạy học gắn với thực tiễn.
- Nội dung sách giáo khoa tạo điều
kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường
theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Tiêu chí 3: Phù hợp với đặc thù
của địa phương
- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo
tính kế thừa, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Ninh
Bình, với đối tượng học sinh theo từng huyện, thành phố; với điều kiện cơ sở vật
chất, thiết bị tại cơ sở giáo dục.
- Cấu trúc nội dung sách giáo
khoa tạo cơ hội, điều kiện để các nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ
sung những nội dung và hoạt động sát với thực tiễn của tỉnh Ninh Bình.
- Sách giáo khoa có giá bán hợp
lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với
sách giáo khoa
- Có nguồn tài nguyên số, học
liệu, sách điện tử, thiết bị dạy học đi kèm sách giáo khoa phù hợp, đảm bảo chất
lượng.
- Có kế hoạch tập huấn, hỗ trợ
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý sử dụng sách giáo khoa.
- Kênh phân phối, phát hành
sách giáo khoa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu sách giáo khoa trên địa
bàn tỉnh.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Thông tư số 25/2020/TT- BGDĐT
ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách
giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
- Quyết định số 386/QĐ-UBND
ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quy định tiêu chí lựa chọn sách
giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Thủ tục
điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1. UBND tỉnh thành
lập các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của tỉnh. Mỗi môn học của một cấp học
thành lập 01 (một) Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu
là 15 (mười lăm) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên là
tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học
đó; ít nhất 1/3 số thành viên đã tham gia các Hội đồng những năm trước đó.
Bước 2. Cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa
- Tổ chuyên môn của cơ sở giáo
dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách
giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách
giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học;
báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ
chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa
chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ
chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu,
tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận,
đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn
đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Sở Giáo dục
và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với
cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông
đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ
trưởng tổ chuyên môn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng
hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo
dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự
sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Bước 3. Sở Giáo dục và
Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục SGK được các cơ sở giáo dục
phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự SGK có số cơ sở giáo dục phổ
thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Bước 4. Hội đồng tổ chức
lựa chọn sách giáo khoa
- Chủ tịch Hội đồng giao cho
các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các
tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu
tiên của Hội đồng.
- Hội đồng tổ chức họp, thảo luận,
đánh giá SGK trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông
đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa
chọn. Trường hợp môn học không có sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một phần
hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho
đến khi có ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần
hai) số phiếu đồng ý lựa chọn;
- Hội đồng tổng hợp kết quả lựa
chọn điều chỉnh, bổ sung sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành
viên Hội đồng dự họp, chuyển giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 5. Sở Giáo dục và
Đào tạo tổng hợp kết quả lựa chọn điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa của
các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 6. Căn cứ vào kết
quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục sách
giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Bước 7. Công bố danh mục
SGK được phê duyệt
UBND tỉnh đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng danh mục SGK được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở
giáo dục phổ thông tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo danh mục
SGK được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương chậm nhất 05
tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
2.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, trực tuyến trên hệ
thống văn bản quản lý và điều hành của tỉnh.
2.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ
sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa
bàn tỉnh;
- Báo cáo tổng hợp các kiến nghị
điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.
2.3.2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết
Không quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC
Các cơ sở giáo dục phổ thông
trên địa bàn tỉnh.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở GDĐT Ninh Bình
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội
đồng lựa chọn sách giáo khoa tỉnh
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh Ninh Bình
2.7. Kết quả thực hiện
TTHC
Quyết định về việc điều chỉnh,
bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa
phương của UBND tỉnh.
2.8. Phí, lệ phí
Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC
+ Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn
theo đúng nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 2 Thông tư số
25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/08/2020 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ
sở giáo dục phổ thông.
+ Bám sát các tiêu chí lựa chọn
được quy định tại Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Ninh
Bình ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tiêu chí 1: Phù hợp năng lực của
học sinh
- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo
tính khoa học, hiện đại, thiết thực, đúng trọng tâm kiến thức, dễ sử dụng hướng
đến phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Cấu trúc sách giáo khoa tạo
cơ hội tự học, phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Sách giáo khoa được trình bày
đảm bảo tính thẩm mĩ; tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc
trưng môn học.
Tiêu chí 2: Tạo điều kiện cho
giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá
- Các bài học/chủ đề trong sách
giáo khoa được thiết kế mở, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
- Sách giáo khoa có các chủ đề,
nội dung kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp giúp giáo viên
dạy học gắn với thực tiễn.
- Nội dung sách giáo khoa tạo
điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của
nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Tiêu chí 3: Phù hợp với đặc thù
của địa phương
- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo
tính kế thừa, phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Ninh
Bình, với đối tượng học sinh theo từng huyện, thành phố; với điều kiện cơ sở vật
chất, thiết bị tại cơ sở giáo dục.
- Cấu trúc nội dung sách giáo
khoa tạo cơ hội, điều kiện để các nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ
sung những nội dung và hoạt động sát với thực tiễn của tỉnh Ninh Bình.
- Sách giáo khoa có giá bán hợp
lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với
sách giáo khoa
- Có nguồn tài nguyên số, học
liệu, sách điện tử, thiết bị dạy học đi kèm sách giáo khoa phù hợp, đảm bảo chất
lượng.
- Có kế hoạch tập huấn, hỗ trợ
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý sử dụng sách giáo khoa.
- Kênh phân phối, phát hành
sách giáo khoa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu sách giáo khoa trên địa
bàn tỉnh.
2.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính
- Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT
ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách
giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
- Quyết định số 386/QĐ-UBND
ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách
giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.