Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Phạm Văn Đấu
Ngày ban hành: 15/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 29/2008/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 15 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Nghị Định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị Định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/02/2002 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Căn cứ Nghị Định 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính Phủ qui định chi tiết và thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam;
Căn cứ Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về việc cấp phiếu lý lịch Tư pháp;
Xét Tờ trình số: 460/TTr-SNV ngày 07/11/2008 của Giám đốc sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch Tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Giám đốc sở Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đúng nội dung Quy chế này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng Công báo tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc sở Lao Động Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp bản(để báo cáo) ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (để báo cáo);
- Bộ Công An (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy (để báo cáo);
- TT.HĐND tỉnh (để báo cáo);
- CT,PCT UBND tỉnh (để chỉ đạo);
- LĐVP UBND tỉnh (để tham mưu);
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Sở Tư pháp 03 bản (để thực hiện);
- Báo VL (để đăng báo);
- Đài PT-TH VL ( để đưa tin);
- Trung tâm Công báo tỉnh (đăng công báo);
- Phòng NC-TD (để thực hiện);
- Phòng Tổng hợp (để theo dõi, tổng hợp);
- Lưu: VT,1.11.05.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Đấu

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định cơ chế một cửa, một của liên thông giữa các cơ quan giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch Tư pháp tại sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long.

Quy chế này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch Tư pháp tại sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết

Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định tại Quy chế này. Khi nhận hồ sơ của công dân, sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ những giấy tờ theo qui định của từng loại hồ sơ. Nếu đầy đủ, viết Giấy hẹn ngày giao trả kết quả theo qui định của pháp luật trao cho công dân. Nếu chưa đầy đủ, hướng dẫn bổ sung (có ghi phiếu hướng dẫn cụ thể giao cho công dân).

Khi đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch Tư pháp cơ quan, tổ chức và công dân phải nộp lệ phí theo qui định của pháp luật.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP

Điều 3. Trình tự, thủ tục xin cấp lại bản chính giấy khai sinh và cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch

Tổ tiếp nhận hồ sơ và giao trả kết quả (sau đây gọi tắt là Tổ tiếp nhận) của sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của công dân, ghi đầy đủ những thông tin cần thiết để truy lục sổ Hộ tịch: gồm họ, tên, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm đăng ký, yêu cầu cấp bao nhiêu bản sao vào sổ tiếp nhận và chuyển ngay cho phòng Hộ tịch giải quyết.

Phòng Hộ tịch có trách nhiệm giải quyết ngay trong ngày làm việc và trả kết quả lại cho Tổ tiếp nhận trả cho công dân theo qui định.

Điều 4. Trình tự, thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch

1. Tổ tiếp nhận của sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra (01 bộ) hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

a. Tờ khai thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (theo mẫu).

b. Bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

c. Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.

d. Đối với trường hợp xin xác định lại giới tính, thì phải nộp văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định giới tính.

đ. Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

a/.Hồ sơ xin thay đổi, cải chính xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính:

Tổ tiếp nhận viết phiếu hẹn cho công dân trong vòng 05 ngày làm việc, thời gian giải quyết cụ thể như sau:

Tổ tiếp dân: 01 ngày làm việc (cán bộ tiếp nhận thẩm tra và chuyển phòng nghiệp vụ).

Phòng nghiệp vụ:

Cán bộ thẩm định và in ấn: 02 ngày làm việc.

Lãnh đạo phòng Hộ tịch duyệt trình Ban Giám đốc: 01 ngày làm việc.

Ban Giám đốc: Xem xét quyết định và ký quyết định giao phòng Hộ tịch trong vòng 01 ngày kể từ ngày phòng Hộ tịch trình ký.

Đối với hồ sơ phức tạp cần xác minh thêm thì thời gian được kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc và cán bộ xác minh phải xác minh trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày lãnh đạo phòng duyệt.

b/. Hồ sơ bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, khi đầy đủ chuyển ngay cho phòng Hộ tịch giải quyết trong ngày cho công dân.

Điều 5. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận kiểm tra (01 bộ) hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

a. Giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh.

b. Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ (nếu có)

2. Phòng Hộ tịch có trách nhiệm giải quyết trong ngày làm việc và trả kết quả lại cho Tổ tiếp nhận trả cho công dân theo qui định.

Điều 6. Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định mà đương sự nộp.

2. Phòng Hộ tịch có trách nhiệm giải quyết trong ngày và trả kết quả lại cho Tổ tiếp nhận trả cho công dân theo qui định.

Điều 7. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp Giấy cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử giám hộ do công dân nộp. Giấy cử giám hộ phải do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; nếu đầy đủ viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 05 ngày làm việc và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc phòng Hộ tịch có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì tham mưu Ban Giám đốc xem xét ký quyết định công nhận giám hộ.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến đề xuất của phòng Hộ tịch, Ban Giám đốc phải xem xét ký quyết định công nhận việc giám hộ.

Việc trả kết quả giải quyết cho công dân do Tổ tiếp nhận thực hiện (01 ngày làm việc).

Đối với hồ sơ phức tạp cần xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc .

Điều 8. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin thay đổi, chấm dứt việc giám hộ có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

a. Tờ khai chấm dứt việc giám hộ (theo mẫu quy định).

b. Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây.

Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiệm chấm dứt việc giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; Nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; Nếu đầy đủ viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 05 ngày làm việc và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc phòng Hộ tịch có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì tham mưu Ban Giám đốc xem xét ký quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến đề xuất của phòng Hộ tịch, Ban Giám đốc phải xem xét ký quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ.

Việc trả kết quả giải quyết cho công dân do Tổ tiếp nhận thực hiện (01 ngày làm việc).

Đối với hồ sơ phức tạp cần xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc .

Thay đổi người giám hộ: Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định của điều này.

Điều 9. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp Tờ khai từng loại (theo mẫu quy định).

Kèm theo tờ khai phải xuất trình bản sao Giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây hoặc xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn hoặc phòng Tư pháp nơi trước đây đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi về việc đã đăng ký.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; Nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; Nếu đầy đủ viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 05 ngày làm việc và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc phòng Hộ tịch có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì tham mưu Ban Giám Đốc xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến đề xuất của phòng Hộ tịch, Ban Giám đốc phải xem xét ký bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi theo từng loại việc cụ thể.

Việc trả kết quả giải quyết cho công dân do Tổ tiếp nhận thực hiện (01 ngày làm việc).

Đối với hồ sơ phức tạp cần thẩm tra xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

Điều 10. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra 02 bộ hồ sơ (01 bộ bản chính và 01 bộ photo) gồm các giấy tờ sau:

a. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

b. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, theo qui định của pháp luật từng nước.

c. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

đ. Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).

Ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo qui định của pháp luật.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Khi có đầy đủ các giấy tờ theo qui định vào sổ tiếp nhận, thu lệ phí và viết phiếu hẹn ngày trả kết quả cho công dân trong vòng 25 ngày làm việc, chuyển ngay cho Phòng Hộ tịch để giải quyết.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hướng dẫn cụ thể những giấy tờ cần bổ sung, vào sổ tiếp nhận để theo dõi và viết phiếu yêu cầu bổ sung giao cho đương sự.

Phòng Hộ tịch giải quyết: trong 15 ngày làm việc gồm các công việc sau:

Thẩm định và lập thông báo niêm yết: 03 ngày làm việc .

Phối hợp cùng tổ phỏng vấn tiến hành phỏng vấn 02 đương sự theo qui định (trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

Thẩm tra xác minh: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông báo niêm yết.

Chuyển cơ quan Công an thẩm tra xác minh về hộ khẩu hoặc an ninh quốc gia, hoặc những vấn đề khác theo văn bản yêu cầu của sở Tư pháp (nếu cần thiết).

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp cơ quan Công an có trách nhiệm thẩm tra về nhân thân của đương sự và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Xem xét kết quả thẩm tra và biên bản phỏng vấn đề xuất Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc: xem xét ý kiến đề xuất và ký tờ trình trình UBND tỉnh hoặc ký văn bản từ chối đăng ký kết hôn (01 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Hộ Tịch đề xuất).

Văn Phòng UBND tỉnh: xem xét tờ trình và trình Chủ tịch UBND ký Giấy chứng nhận kết hôn (trong 03 ngày làm việc).

Làm lễ đăng ký kết hôn: thời gian: 01 ngày làm việc .

Thời gian giải quyết có thể kéo dài thêm 20 ngày làm việc nếu hồ sơ phức tạp cần phải chuyển cơ quan Công an thẩm tra về hộ khẩu hoặc an ninh quốc gia, hoặc những vấn đề cần thiết khác theo qui định của pháp luật.

Điều 11. Trình tự, thủ tục ghi chú việc kết hôn đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

1.Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp bản chính hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn cần ghi chú mà đương sự xuất trình.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm trả hồ sơ thu lệ phí và viết phiếu hẹn trả kết quả trong vòng 20 ngày làm việc .

Phòng Hộ tịch giải quyết: trong 15 ngày làm việc gồm các công việc sau:

Thẩm định hồ sơ.

Kết hợp tổ phỏng vấn, phỏng vấn các đương sự theo qui định.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Sở Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan công an thẩm tra xác minh về hộ khẩu, hoặc những vấn đề cần thiết khác theo qui định của pháp luật (nếu cần thiết). Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp cơ quan Công an có trách nhiệm thẩm tra về nhân thân của đương sự và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Xem xét kết quả phỏng vấn và đề xuất ý kiến trình Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc: xem xét ý kiến đề xuất và ký Giấy chứng nhận ghi chú việc kết hôn hoặc văn bản từ chối ghi chú kết hôn (03 ngày làm việc).

Tổ tiếp nhận và giao trả hồ sơ: trả cho công dân 01 ngày làm việc .

Thời gian giải quyết có thể kéo dài thêm 20 ngày làm việc, nếu hồ sơ phức tạp cần phải chuyển cơ quan Công an thẩm tra xác minh theo qui định.

Điều 12. Trình tự, thủ tục hồ sơ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bên nhận con nuôi và hồ sơ con nuôi gồm các giấy tờ sau:

Hồ sơ bên nhận con nuôi: phải lập thành 02 bộ gồm các giấy tờ sau:

a. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

b. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;

c. Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;

d. Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;

đ. Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;

e. Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

f. Phiếu lý lịch Tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

g. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi phải lập thành 04 bộ gồm các giấy tờ sau đây:

a. Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;

b. Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi .

c.Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;

d. Bốn ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.

đ. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định trên, hồ sơ của trẻ em đ­ược cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tư­ơng ứng thuộc một trong các tr­ường hợp sau đây:

Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa ph­ương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên ph­ương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;

Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;

Đối với trẻ em có cha, mẹ là ng­ười mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao đư­ợc công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Hồ sơ xin nhận con nuôi phải nộp tại Văn phòng Cục con nuôi Bộ Tư pháp tại Hà Nội. Quá trình giải quyết hồ sơ tại cấp tình như sau:

a. Giới thiệu trẻ em làm con nuôi:

Khi tiếp nhận văn bản đề nghị giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, trong vòng 03 ngày làm việc Phòng Hộ Tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc làm văn bản đề nghị cơ sở nuôi dưỡng tương ứng giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài với nhưng đặc điểm phù hợp với nguyện vọng của gia đình xin nhận con nuôi.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, cơ sở nuôi dưỡng phải có văn bản trả lời có hay không có trẻ em phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài của cơ sở nuôi dưỡng, Phòng Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc có văn bản gởi Cục con nuôi Bộ Tư pháp giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, để Cục con nuôi thông báo cho gia đình có nguyện vọng xin nhận con nuôi biết.

b. Quá trình lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ con nuôi:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn đề nghị lập hồ sơ con nuôi của Cục con nuôi Bộ Tư pháp, Phòng Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc có văn bản đề nghị cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ con nuôi theo qui định.

Khi nhận đủ 04 bộ hồ sơ của con nuôi do cơ sở nuôi dưỡng nộp. Phòng Hộ tịch tiến hành thẩm tra và chuyển cơ quan Công an thẩm tra xác minh về nguồn gốc trẻ em.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ và văn bản yêu cầu của sở Tư pháp cơ quan Công an phải thẩm tra, xác minh về nguồn gốc của trẻ em và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của cơ quan Công an, phòng Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc có văn bản chuyển hồ sơ và ý kiến kết luận qua quá trình thẩm tra xác minh để Cục con nuôi Bộ Tư pháp xem xét.

c. Hoàn tất thủ tục con nuôi:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản chuyển hồ sơ của Cục con nuôi Quốc tế, phòng Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc mời bên xin nhận nuôi con nuôi đến để hoàn tất thủ tục con nuôi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người nhận con nuôi hoàn tất thủ tục (đóng lệ phí, nộp bản cam kết thông báo định kỳ), phòng Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc lập tờ trình trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định giao nhận việc nuôi con nuôi.

d. Lễ giao nhận việc nuôi con nuôi:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm nuôi con nuôi.

Điều 13. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin công nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra (02 bộ) hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;

c. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

d. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;

đ. Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

 Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (01 ngày làm việc), Nếu không đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; Nếu đầy đủ vào sổ theo dõi, thu lệ phí, viết giấy hẹn ngày trả kết quả trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Phòng Hộ tịch giải quyết:

Thẩm định và lập thông báo niêm yết (trong 03 ngày làm việc).

Tiến hành phỏng vấn các đương sự nếu cần thiết.

Nghiên cứu, thẩm tra, xác minh, kết hợp với báo cáo thông báo niêm yết của cấp xã, đề xuất Ban Giám đốc xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Đối với hồ sơ phức tạp cần thẩm tra xác minh thêm thì thời gian được kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và Tờ trình của Giám đốc sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định Công nhận cha, mẹ, con.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công nhận cha, mẹ, con phòng Hộ tịch sở Tư pháp phải tổ chức trao quyết định công nhận, cha, mẹ, con trừ trường hợp đương sự có yêu cầu khác về thời gian.

MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VỀ QUỐC TỊCH

Điều 14. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra (04 bộ) hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định

b. Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;

c. Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;

d. Phiếu xác nhận lý lịch Tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam thì nộp phiếu xác nhận lý lịch Tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;

đ. Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp;

e. Giấy xác nhận về thời gian đã thường trú liên tục ở Việt Nam do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đương sự thường trú cấp;

f. Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự thường trú, cấp;

g. Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân cấp về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; Nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; Nếu đầy đủ thu lệ phí, viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 06 tháng và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Thời gian giải quyết ở cấp tỉnh trong thời hạn 04 tháng gồm các công việc như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, sở Tư pháp có văn bản gửi cơ quan Công an, kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tiếp theo, sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra bổ sung về các điều kiện thực tế của người xin nhập quốc tịch Việt Nam như về năng lực hành vi, thời gian đã thường trú ở Việt Nam, khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam hay trình độ tiếng Việt, sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện.

Trong thời hạn 60 ngày làm việc đối với Công an cấp tỉnh và 30 ngày làm việc đối với các cơ quan chuyên môn khác, kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp, các cơ quan này phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình của Giám đốc sở Tư pháp; Văn Phòng UBND tỉnh có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.

Khi nhận được quyết định cho nhập quốc tịch của Chủ tịch nước, sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức trao quyết định nhập quốc tịch cho đương sự và thông báo cho các cơ quan công an để đăng ký hộ khẩu cho đương sự.

Điều 15. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra (04 bộ) hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;

b. Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;

c. Phiếu xác nhận lý lịch Tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;

d. Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam;

đ. Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;

e. Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;

f. Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

g. Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lơị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

- Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; nếu đầy đủ thu lệ phí, viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 03 tháng và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Thời hạn giải quyết ở cấp tỉnh là 02 tháng gồm các công việc như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, sở Tư pháp có văn bản gửi Công an tỉnh, kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc tiếp theo, sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra bổ sung về các điều kiện thực tế của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam (như việc hồi hương, quan hệ thân thích với công dân Việt Nam, công lao hoặc khả năng đóng góp của người đó cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam), sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình của Giám đốc sở Tư pháp; Văn Phòng UBND tỉnh có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự.

- Khi nhận được quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan công an (để đăng ký hộ khẩu cho đương sự) và tổ chức trao quyết định trở lại quốc tịch Việt Nam cho đương sự.

Điều 16. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra (02 bộ) hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.

b. Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, thì có thể thay thế bằng các giấy tờ khác để chứng minh có quốc tịch Việt Nam.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; nếu đầy đủ thu lệ phí, viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 30 ngày làm việc và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phòng Hộ tịch sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc yêu cầu cơ quan Công an thẩm tra về nhân thân của đương sự.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp cơ quan Công an có trách nhiệm thẩm tra về nhân thân của đương sự và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ và tờ trình của Giám đốc sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ký Giấy xác nhận có Quốc tịch Việt Nam cho đương sự.

Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh ký Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức trao hoặc gởi Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam cho đương sự.

Điều 17. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (04 bộ) gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.

b. Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;

c.Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

d. Giấy xác nhận không nợ thuế đối với nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;

đ. Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì còn phải nộp giấy của cơ quan đã quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;

e. Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp;

f. Giấy xác nhận của sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đã bồi hoàn chi phí đào tạo cho nhà nước, nếu đương sự đã được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng kinh phí của nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; nếu đầy đủ thu lệ phí, viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 03 tháng và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Thời hạn giải quyết ở cấp tỉnh là 02 tháng gồm các công việc như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, sở Tư pháp gửi văn bản đến Công an cấp tỉnh, kèm theo 01 bộ hồ sơ để thẩm tra về nhân thân.

Cũng trong thời hạn này, sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở; đồng thời, cho đăng báo địa phương trong 03 số liên tục về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc tiếp theo, sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và tờ trình của Giám đốc sở Tư pháp; Văn Phòng UBND tỉnh có trách nhiệm trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, kèm theo 02 bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự.

Khi nhận được quyết định thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức trao quyết định thôi quốc tịch Việt Nam cho đương sự và thông báo cho các cơ quan công an để xóa hộ khẩu thường trú của đương sự.

Điều 18. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (02 bộ) gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn theo mẫu quy định;

b. Giấy tờ chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.

c. Một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh đương sự đã mất quốc tịch Việt Nam:

- Giấy tờ chứng minh đương sự được thôi quốc tịch Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh đương sự bị tước quốc tịch Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh việc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của đương sự;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đương sự là người mất quốc tịch Việt Nam do việc tìm thấy cha, mẹ hoặc người giám hộ là công dân nước ngoài

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; nếu đầy đủ thu lệ phí, viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 30 ngày làm việc và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phòng Hộ tịch sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc yêu cầu cơ quan Công an thẩm tra về nhân thân của đương sự.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của sở Tư pháp cơ quan Công an có trách nhiệm thẩm tra về nhân thân của đương sự và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ và tờ trình của Giám đốc sở Tư pháp. Văn Phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ký Giấy xác nhận mất Quốc tịch Việt Nam cho đương sự.

Ngay khi Chủ tịch UBND tỉnh ký Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức trao hoặc gởi Giấy chứng nhận mất quốc tịch Việt Nam cho đương sự.

MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Điều 19. Trình tự, thủ tục hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

1. Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (02 bộ) gồm các giấy tờ sau đây:

a. Đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch Tư pháp theo mẫu.

b. Bản sao CMND, hộ khẩu thường trú.

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

Tổ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo qui định; nếu chưa đầy đủ viết phiếu yêu cầu đương sự bổ sung; nếu đầy đủ thu lệ phí, viết phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn 10 ngày làm việc và chuyển ngay đến phòng Hộ tịch để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ nhận hồ sơ, phòng Hộ tịch có trách nhiệm lập phiếu yêu cầu và chuyển 01 bộ hồ sơ cho cơ quan công an thẩm tra lý lịch tiền án của đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của sở Tư pháp, cơ quan Công an phải tra cứu tàng thư và trả lời bằng văn bản cho sở Tư pháp.

Ngay khi nhận được kết quả tra cứu tàng thư của cơ quan Công an, phòng Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu Ban Giám đốc cấp phiếu lý lịch Tư pháp cho đương sự.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến đề xuất của phòng Hộ tịch Ban Giám đốc có trách nhiệm xem xét ký cấp Phiếu lý lịch Tư pháp cho đương sự.

Việc trả kết quả cho công dân do Tổ tiếp nhận thực hiện.

Thời hạn giải quyết có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc đối với trường hợp phải tra cứu tại Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát - Bộ Công an.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Chánh văn Phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc sở Lao Động thương binh và xã hội, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp để thực hiện theo quy chế này.

Điều 21. Trong quá trình thực hiện, nếu khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan đề xuất, tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 29/2008/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 về quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.382

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.107.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!