BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
2825/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ Quốc
gia;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công
nghệ;
Căn cứ Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn
thư;
Căn cứ Nghị định 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội
vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Bộ
Khoa học và Công nghệ”.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công
chức, viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục VT< NN;
- Lưu VT, VP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Thắng
|
QUY CHẾ
CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2825/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 12 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về
công tác văn thư, lưu trữ; được áp dụng thống nhất tại các đơn vị trực
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là đơn vị).
2. Công tác văn thư bao gồm các
công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và các tài liệu khác
hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị; quản lý và sử dụng con dấu.
3. Công tác lưu trữ bao gồm các
công việc về thu thập, phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống
kê, bảo quản, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu và nộp tài liệu vào lưu trữ
lịch sử của Nhà nước, tổ chức thực hiện tiêu hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị
pháp lý hoặc hết giá trị bảo quản.
Điều 2.
Trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc quản lý công tác văn thư và lưu trữ.
a) Ban hành và hướng dẫn thực
hiện chế độ, quy định về công tác văn thư và lưu trữ theo quy định của pháp
luật hiện hành.
b) Kiểm tra việc thực hiện các
chế độ, quy định về công tác văn thư và lưu trữ đối với các đơn vị trực
thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác
văn thư và lưu trữ theo thẩm quyền.
c) Tổ chức, chỉ đạo việc
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác văn thư và lưu trữ.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ, sơ kết, tổng kết và quản
lý công tác thi đua khen thưởng về công tác văn thư, lưu trữ.
2. Chánh Văn phòng Bộ có trách
nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý công tác văn thư, lưu trữ của Bộ và trực
tiếp tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại khối cơ quan Bộ (Văn
phòng Bộ và các Vụ chức năng).
3. Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ có trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện công tác văn thư,
lưu trữ của đơn vị theo đúng quy chế này và các quy định của Nhà nước về công
tác văn thư, lưu trữ.
4. Mỗi cán bộ, công chức
trong quá trình giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư, lưu
trữ phải thực hiện nghiêm túc quy chế này và các quy định của Nhà nước.
Điều 3.
Tổ chức, nhiệm vụ của văn thư và lưu trữ cơ quan
1. Hệ thống văn thư của Bộ
Khoa học và Công nghệ bao gồm: Văn thư chuyên trách của Văn phòng Bộ, Văn thư
chuyên trách của các đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ và Văn thư kiêm nhiệm
của các đơn vị trực thuộc Bộ khác. Cán bộ văn thư trong hệ thống có nhiệm
vụ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ của Văn thư chuyên trách, hướng dẫn cán
bộ trong đơn vị mình thực hiện các nội dung công tác văn thư theo quy định.
2. Phòng Hành chính – Tổ
chức thuộc Văn phòng Bộ có Tổ Văn thư thực hiện nhiệm vụ của văn thư chuyên
trách của Bộ và của Văn phòng Bộ. Thực hiện các công việc có liên quan đến
công tác văn thư có Chánh văn phòng giao.
3. Hệ thống lưu trữ của Bộ
Khoa học và Công nghệ được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Hệ thống lưu trữ của Bộ bao gồm:
- Lưu trữ Bộ (đặt tại Văn phòng
Bộ);
- Lưu trữ các đơn vị trực
thuộc Bộ (chi tiết tại Phụ lục I)
Cán bộ lưu trữ trong hệ
thống thực hiện nhiệm vụ của lưu trữ hiện hành và nghiệp vụ lưu trữ theo quy
định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
4. Phòng Lưu trữ thuộc Văn
phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ của lưu trữ hiện hành và giúp Chánh Văn phòng
tham mưu cho Bộ trưởng quản lý công tác văn thư, lưu trữ của Bộ theo quy
định của pháp luật.
5. Cán bộ làm công tác văn
thư, lưu trữ phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức văn thư,
lưu trữ theo quy định của pháp luật. Cán bộ văn thư, lưu trữ kiêm nhiệm phải
được bồi dưỡng về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ qua các lớp ngắn hạn về nghiệp
vụ văn thư, lưu trữ do cơ quan có chức năng đào tạo tổ chức.
Điều 4. Kinh
phí cho hoạt động văn thư, lưu trữ
1. Nguồn kinh phí đầu tư cho
hoạt động văn thư, lưu trữ bao gồm:
Ngân sách Nhà nước; các khoản
thu từ phí khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; tài trợ của các tổ chức cá
nhân.
2. Những công việc được đầu tư
kinh phí bao gồm:
a) Xây dựng, cải tạo kho bảo quản
tài liệu lưu trữ;
b) Mua sắm các thiết bị chuyên
dùng, phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ như: bìa hồ sơ, cặp, hộp, giá đựng
tài liệu …
c) Sưu tầm tài liệu quý, hiếm
trong và ngoài nước;
d) Phân loại, chỉnh lý, xác định
giá trị tài liệu;
đ) Thực hiện kỹ thuật bảo quản
tài liệu lưu trữ;
e) Tu bổ, phục chế tài liệu lưu
trữ.
g) Công bố, thông báo, giới thiệu,
trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ.
h) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ trong công tác lưu trữ,
i) Đảm bảo các hoạt động của văn
thư như: sổ đăng ký văn bản, phong bì công văn, máy photocoppy, máy fax v.v…
k) Đào tạo nâng cao nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ cho cán bộ trong hệ thống văn thư, lưu trữ của Bộ.
l) Những công việc khác được
đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch – Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, thủ trưởng các đơn vị có trách
nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các công việc được quy định tại Khoản 2
Điều này. Dự trù kinh phí cho hoạt động văn thư, lưu trữ được đưa vào kế
hoạch hàng năm của các đơn vị khi xây dựng kế hoạch năm.
Điều 5. Bảo
vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư và lưu trữ
Mọi hoạt động trong công tác
văn thư và lưu trữ của Bộ, các đơn vị trực thuộc phải thực hiện theo các quy
định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và Quy chế bảo vệ bí mật Nhà
nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương 2.
CÔNG TÁC VĂN THƯ
MỤC 1. SOẠN
THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN
Điều 6. Hình
thức văn bản
Các văn bản do Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật:
Thông tư, Thông tư liên tịch.
- Văn bản hành chính có tên loại:
Quyết định
|
Hợp đồng
|
Chỉ thị
|
Công điện
|
Thông tư
|
Giấy chứng nhận
|
Thông báo
|
Giấy ủy quyền
|
Chương trình
|
Giấy mời
|
Kế hoạch
|
Giấy giới thiệu
|
Báo cáo
|
Giấy đi đường
|
Công văn
|
Giấy nghỉ phép
|
Tờ trình
|
Phiếu gửi
|
Phiếu trình
|
Phiếu chuyển
|
Phương án
|
Giấy biên nhận hồ sơ
|
Biên bản
|
Văn bản hành chính khác
|
- Các văn bản chuyên ngành: là
các mẫu văn bản do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành trong lĩnh vực
quản lý khoa học và công nghệ, như: Mẫu thuyết minh đề tài/dự án, mẫu hợp
đồng chuyển giao công nghệ, giấy phép vận chuyển chất phóng xạ v.v….
Điều 7. Thể
thức văn bản
Thể thức văn bản được thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5
năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản và được quy định chi tiết tại các Phụ lục II,
III, IV, V.
- Văn bản gửi đi các nước, các
tổ chức quốc tế hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài với danh nghĩa của
Bộ, nếu dùng tiếng nước ngoài thì phải có bản tiếng Việt kèm theo để lưu tại bộ
phận văn thư. Thể thức văn bản được thực hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao
hoặc theo thông lệ quốc tế.
Điều 8. Soạn
thảo văn bản
1. Quy trình soạn thảo và ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ được thực hiện theo quy định về soạn thảo và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Đơn vị, người được giao chủ
trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Xác định hình thức, nội dung
và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;
b) Thu thập, xử lý thông tin
có liên quan;
c) Soạn thảo văn bản;
d) Trong trường hợp cần thiết,
đề xuất với Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị việc tham khảo ý kiến của các
đơn vị, cá nhân có liên quan, nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;
đ) Trình duyệt bản thảo văn bản
kèm theo tài liệu có liên quan, có ý kiến đề xuất của chuyên viên, đơn vị soạn
thảo và ý kiến xử lý của Lãnh đạo Bộ hay Lãnh đạo đơn vị ghi rõ trong “Phiếu
trình giải quyết công việc” (Phụ lục VI).
3. Bản thảo phải theo mẫu quy
định, rõ ràng, sạch đẹp, đúng thể thức văn bản.
Điều 9.
Trách nhiệm của các bên liên quan trong soạn thảo văn bản
1. Người soạn thảo văn bản chịu
trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng đơn vị về nội dung chuyên môn, thể thức,
ngôn ngữ pháp lý và chính tả của văn bản.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì
soạn thảo phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng, trước pháp luật về
nội dung chuyên môn; tổ chức lấy ý kiến đơn vị liên quan, bảo đảm đúng trình
tự, thủ tục trình ký theo Quy chế làm việc của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Thủ trưởng các đơn vị được
tham gia soạn thảo có trách nhiệm cử người tham gia và chịu trách nhiệm
trước Lãnh đạo Bộ, trước pháp luật về phần nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực
đơn vị phụ trách.
4. Hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ ký
hoặc xin ý kiến chỉ đạo được đăng ký tại Phòng Tổng hợp (Văn phòng Bộ). Phòng
Tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra Về thể thức và nội dung văn bản: văn phạm và
chính tả trước khi trình ký. Trường hợp cần sửa đổi bổ sung, Phòng Tổng hợp
trao đổi với các đơn vị soạn thảo để chỉnh sửa; trường hợp không thống nhất
được với đơn vị soạn thảo, Phòng Tổng hợp báo cáo Chánh Văn phòng để trình
Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Điều 10.
Đánh máy, nhân bản
1. Việc soạn thảo văn bản do
chuyên viên trực tiếp thực hiện trên máy tính cá nhân. Khi soạn thảo văn bản
là tài liệu mật hoặc có tính mật, phải tiến hành ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn
và phải tuân thủ các quy định về bảo mật.
2. Căn cứ vào đối tượng nhận văn
bản, người soạn thảo dự kiến số lượng văn bản cần nhân bản để người ký văn
bản quyết định.
Việc nhân bản văn bản do bộ phận
văn thư cùng với đơn vị soạn thảo thực hiện. Trường hợp nhân bản với số
lượng lớn phải có ý kiến bằng văn bản của Lãnh đạo đơn vị soạn thảo và Lãnh đạo
Văn phòng.
Điều 11.
Thẩm định và kiểm tra văn bản trước khi trình ký ban hành
1. Đối với văn bản của Bộ Khoa học
và Công nghệ:
a) Thủ trưởng đơn vị, cá nhân
chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của
nội dung văn bản. Trước khi trình ký chính thức, Lãnh đạo đơn vị, cá nhân soạn
thảo văn bản ký nháy vào ngay sau chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo (tại phần
“Nơi nhận”);
b) Văn phòng Bộ chịu trách
nhiệm thẩm định về thể thức văn bản do Bộ soạn thảo trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ ban hành. Bản thảo cuối cùng trình Lãnh đạo Bộ ký trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải có chữ ký tắt của Lãnh đạo Vụ Pháp chế,
Văn phòng Bộ và Thủ trưởng đơn vị soạn thảo văn bản.
2. Đối với văn bản của các đơn vị
trực thuộc Bộ:
a) Lãnh đạo đơn vị chuyên môn phải
chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về độ chính xác của nội dung văn bản và
ký nháy vào ngay sau chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo (tại phần “Nơi nhận”);
b) Cán bộ văn thư hoặc người
được giao trách nhiệm phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản của đơn vị.
Điều 12. Ký
văn bản
1. Thẩm quyền ký văn bản được thực
hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Người ký văn bản phải chịu
trách nhiệm về nội dung văn bản và nội dung kèm theo văn bản (nếu có).
3. Khi ký văn bản không dùng bút
chì, bút dạ, không dùng mực đỏ và các loại mực dễ phai. Chức ký nháy cần nhỏ, gọn.
4. Đối với văn bản hành chính,
trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự
khác.
Điều 13.
Sao văn bản
1. Các đơn vị, cá nhân khi sao
văn bản phải xuất trình bản chính, người ký sao văn bản phải kiểm tra nội dung
bản sao trước khi ký.
2. Bộ phận văn thư cơ quan kiểm
tra nội dung của bản sao đúng với nội dung của bản chính rồi mới làm thủ tục
sao và đóng dấu sao văn bản.
3. Lãnh đạo Văn phòng Bộ ký sao
văn bản của Bộ, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc ký sao văn bản của đơn vị ban
hành. Hình thức và thể thức bản sao thực hiện theo quy định của Nhà nước.
MỤC 2. QUẢN
LÝ VĂN BẢN
Điều 14.
Nguyên tắc chung
1. Tất cả văn bản đi, văn bản đến
của Bộ hay các đơn vị đều phải được quản lý tập trung, thống nhất tại văn thư
của Bộ hay văn thư các đơn vị.
2. Văn bản đi, văn bản đến phải
được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày
làm việc tiếp theo. Văn bản đến có đóng dấu các độ khẩn: “Hỏa tốc” (kể cả “Hỏa
tốc” hẹn giờ), “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải
được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
3. Việc quản lý văn bản tại Bộ
và đơn vị thực hiện theo Công văn số 425/VTLTNN-NVTW của Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước, ngày 18/7/2005 về việc Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.
Điều 15. Tiếp
nhận, đăng ký văn bản đến
1. Mọi văn bản đến (kể cả bằng
Fax, Email) đều phải được tập trung tại văn thư của Bộ hoặc văn thư của đơn vị
để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký văn bản.
2. Văn bản, tài liệu mật đến phải
được đăng ký vào “Sổ đăng ký văn bản mật đến” riêng.
3. Văn bản có mức độ khẩn đến
ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày tết, ngày nghỉ thì được bảo vệ cơ quan,
đơn vị có trách nhiệm ký nhận và chuyển ngay tới người có trách nhiệm để
xử lý.
Điều 16.
Trình, chuyển giao văn bản đến
1. Sau khi làm thủ tục tiếp nhận,
đăng ký, cán bộ văn thư có trách nhiệm chuyển văn bản đến cho Chánh Văn
phòng hoặc Lãnh đạo phụ trách bộ phận văn thư xem xét, dự kiến chuyển giao cho
đơn vị hoặc cá nhân xử lý văn bản theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Văn thư có trách nhiệm chuyển văn bản đến đơn vị hoặc cá nhân có trách
nhiệm xử lý và giải quyết. Việc giao nhận văn bản phải được ký nhận giữa hai
bên. Những văn bản quan trọng phải được trình ngay cho người có thẩm quyền giải
quyết.
2. Đối với văn bản đến ngoài bì
ghi đích danh tên đơn vị, cá nhân, cán bộ văn thư có trách nhiệm vào sổ
đăng ký theo những thông tin ghi ngoài bì và chuyển giao nguyên cả bì cho đơn
vị hay cá nhân ghi trên bì công văn.
3. Đối với văn bản mật
a) Văn thư vảo “Sổ đăng ký văn bản
mật đến”, chuyển ngay cho Phòng Tổng hợp (Văn phòng Bộ) hoặc Lãnh đạo phụ
trách bộ phận xem xét, trình Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị cho ý kiến giải
quyết, xử lý. Đơn vị hay cá nhân nhận được văn bản, sau khi xem và xử lý
công việc chuyển trả lại Phòng Tổng hợp, Văn thư đơn vị để lưu và bảo quản
theo chế độ lưu trữ văn bản mật;
b) Việc chuyển giao văn bản mật
phải bảo đảm chính xác và tuyệt đối giữ bí mật nội dung văn bản, ghi rõ thời
gian giao, nhận. Người nhận phải ký nhận vào sổ chuyển giao và ghi rõ họ tên.
Điều 17. Giải
quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các
đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó được
giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến theo sự ủy nhiệm của cấp trưởng và
những văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Căn cứ nội dung văn bản đến,
Lãnh đạo xem xét và cho ý kiến giải quyết vào “Phiếu giải quyết văn bản đến”
(Phụ lục VII). Văn thư cơ quan có trách nhiệm chuyển giao kịp thời cho đơn vị,
cá nhân giải quyết. Nếu văn bản đến không thuộc chức năng thì phải trả lại văn
thư để chuyển tới các đơn vị khác trong thời gian sớm nhất.
3. Chánh Văn phòng, Thủ
trưởng các đơn vị hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp hoặc ủy quyền
cho cấp dưới thực hiện những công việc sau:
- Xem xét toàn bộ văn bản đến và
báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng
đơn vị hay người có trách nhiệm;
- Phân phối văn bản đến cho các
đơn vị, cá nhân giải quyết;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải
quyết văn bản đến.
4. Đối với văn bản đến cần có sự
phối hợp giải quyết của nhiều đơn vị, Lãnh đạo ghi ý kiến vào “Phiếu giải quyết
văn bản đến”, giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết; đơn vị hoặc cá nhân
ghi đầu tiên là đơn vị chủ trì, các đơn vị/cá nhân ghi sau là đơn vị phối hợp.
Trong quá trình phối hợp giải quyết, nếu có vướng mắc phải kịp thời báo cáo
Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng đơn vị xem xét giải quyết.
Điều 18. Kiểm
tra, đăng ký văn bản đi
1. Tất cả văn bản do Bộ Khoa học
và Công nghệ hay các đơn vị trực thuộc phát hành (sau đây gọi là văn bản đi)
phải được kiểm tra. Cán bộ văn thư kiểm tra thẩm quyền ký, hình thức, thể thức
và kỹ thuật trình bày văn bản theo đúng quy định. Trước khi đóng dấu phát
hành, trường hợp có sai sót về thẩm quyền hoặc thể thức, và kỹ thuật trình
bày văn bản, văn thư phải kịp thời thông báo cho đơn vị soạn thảo biết để cùng
khắc phục. Nếu có vướng mắc phải báo cáo Chánh Văn phòng hoặc người có
trách nhiệm xem xét, quyết định. Sau khi đã kiểm tra lần cuối, cán bộ văn
thư tiến hành thủ tục đăng ký văn bản đi theo quy định nghiệp vụ.
2. Văn bản được vào sổ theo đúng
mẫu quy định. Trường hợp nhập dữ liệu vào máy tính thì cuối ngày hay cuối tuần
phải in ra để lập sổ lưu.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản
đi, đơn vị soạn thảo văn bản phải nộp cho bộ phận văn thư điện tử đã được ký
ban hành qua hộp thư điện tử theo địa chỉ email: [email protected]
Điều 19.
Chuyển phát văn bản đi
1. Văn bản đi phải được hoàn
thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày, chậm nhất là ngày làm việc
tiếp theo. Văn bản có mức độ khẩn phải được chuyển ngay tới nơi nhận theo đúng
yêu cầu của đơn vị soạn thảo.
2. Việc chuyển phát văn bản đi
qua bưu điện hay trực tiếp đều phải lấy chữ ký, ghi rõ số lượng, họ tên
người nhận và thời gian nhận vào sổ chuyển văn bản.
3. Trong trường hợp đã gửi văn
bản qua Fax, sau đó phải gửi bản chính theo đường chuyển văn bản thông thường.
4. Không được Fax hay gửi qua mạng
văn bản có độ mật hoặc có yếu tố mật. Chuyển tài liệu liên quan đến công việc
chỉ dùng hộp thư điện tử của Bộ.
5. Việc chuyển phát văn bản do bộ
phận văn thư cơ quan thực hiện. Đơn vị soạn thảo văn bản ghi địa chỉ nơi nhận,
dán bì và bàn giao cho văn thư cơ quan để làm thủ tục chuyển phát văn bản.
Trong trường hợp khẩn cấp, cần thiết phải chuyển phát trực tiếp, Văn phòng
Bộ sẽ bố trí xe ô tô, bộ phận văn thư phối hợp với đơn vị soạn thảo văn bản
cùng giải quyết.
Điều 20.
Lưu văn bản đi
1. Tất cả văn bản đi có đóng dấu,
đăng ký số tại bộ phận văn thư đều phải lưu 01 bản tại bộ phận văn thư.
- Các loại văn bản đóng dấu
nhưng không đăng ký số thì không lưu ở bộ phận văn thư nhưng phải được đăng ký
vào sổ văn thư để theo dõi.
- Đối với các loại hợp đồng có
đóng dấu tại bộ phận văn thư: tùy theo nội dung của hợp đồng, văn thư có quyền
yêu cầu đơn vị có hợp đồng nộp 01 bản lưu tại bộ phận văn thư.
2. Văn bản lưu gồm hai bản
chính, có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền và chữ ký nháy. Một bản lưu tại
văn thư; một bản lưu trong hồ sơ công việc của đơn vị soạn thảo văn bản.
3. Bản lưu văn bản đi tại văn
thư Bộ và văn thư đơn vị phải được sắp xếp theo thứ tự đăng ký và lập hồ sơ
theo quy định hiện hành.
4. Đối với văn bản quy phạm
pháp luật phải lưu ở văn thư hai bản bằng giấy tốt, có độ pH trung tính và được
in bằng mực bền lâu. Kèm theo văn bản giấy, đơn vị soạn thảo phải nộp cho văn
thư Bộ một đĩa mềm File văn bản đó để lập cơ sở dữ liệu của Bộ và gửi đăng Công
báo Văn phòng Chính phủ.
5. Văn bản “Mật” lưu riêng, được
cất giữ cẩn thận trong tủ, két.
MỤC 3. LẬP HỒ
SƠ HIỆN HÀNH VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ, TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ
Điều 21. Nội
dung việc lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
1. Khái niệm về hồ sơ và lập
hồ sơ:
Hồ sơ là một tập văn bản, tài
liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc
một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản, cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản, thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình
theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của một cơ
quan, tổ chức hoặc của một cá nhân.
Lập hồ sơ là việc tập hợp sắp xếp
văn bản tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc
thành lập hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
2. Nội dung việc lập hồ sơ hiện
hành:
a) Lập danh mục hồ sơ:
Danh mục hồ sơ là bản danh sách
tên các hồ sơ dự kiến sẽ được lập trong một năm của từng cán bộ chuyên môn,
của từng đơn vị và của cả đơn vị.
Danh mục hồ sơ là căn cứ để
cán bộ chuyên môn lập các hồ sơ công việc của mình đồng thời là căn cứ để
cán bộ văn thư, lưu trữ thu các hồ sơ của cán bộ trong đơn vị theo quy
định.
b) Trình tự lập danh mục hồ sơ:
- Đầu năm (hoặc cuối năm trước)
Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo, tổ chức việc lập danh mục hồ sơ của cơ quan
trên cơ sở kế hoạch công tác hàng năm.
- Căn cứ vào những nhiệm vụ cụ
thể được giao, từng cán bộ chuyên môn dự kiến những hồ sơ mà mình sẽ phải lập
trong năm. Mỗi nhiệm vụ được giao sẽ là một hồ sơ (nếu nhiệm vụ đơn giản, ít
tài liệu) hoặc nhiều hồ sơ (nếu nhiệm vụ phức tạp, nhiều tài liệu)
- Sau khi có dự kiến hồ sơ của
từng cán bộ, thủ trưởng các đơn vị tập hợp lại, xem xét cụ thể, duyệt danh mục
hồ sơ của đơn vị mình và gửi cho Văn phòng Bộ (Phòng Lưu trữ).
- Văn phòng Bộ tổng hợp danh mục
hồ sơ của các đơn vị thành một danh mục chung, tổ chức hội đồng xem xét,
thẩm định và trình Bộ trưởng phê duyệt bản danh mục đó.
- Sau khi được phê duyệt, danh mục
hồ sơ sẽ được gửi đến các đơn vị để làm căn cứ thực hiện.
c) Quy trình lập hồ sơ
Mở hồ sơ:
- Đầu năm căn cứ vào danh mục
hồ sơ, bộ phận văn thư, lưu trữ phát bìa hồ sơ cho cán bộ, công chức viên
chức trong đơn vị mình.
- Người được cấp bìa ghi tên dự
kiến của hồ sơ lên từng bìa hồ sơ và để ở nơi làm việc. Nếu phát sinh những
việc không có trong danh mục hồ sơ thì lấy một bìa hồ sơ mới và ghi tên công
việc lên bìa hồ sơ. Trên thực tế, những công việc ngoài danh mục hồ sơ là
rất lớn vì vậy cần phải bổ sung ngay những hồ sơ phát sinh vào danh mục hồ
sơ của đơn vị.
- Trong quá trình giải quyết
công việc, các cán bộ thừa hành công vụ phải thu thập các văn bản có liên
quan đến vấn đề đang giải quyết, xử lý để đưa vào hồ sơ.
- Sắp xếp tài liệu trong hồ sơ:
tài liệu được xắp xếp theo một trong các tiêu chí sau:
Theo thời gian ban hành văn bản.
Theo trình tự giải quyết công
việc.
Theo tác giả văn bản.
Theo địa dư.
Theo vần chữ cái.
Bổ sung tài liệu vào hồ sơ:
Sau khi công việc kết thúc,
cán bộ thừa hành công vụ kiểm tra tài liệu trong hồ sơ, nếu thấy thiếu tài
liệu phải tiếp tục bổ sung tài liệu vào hồ sơ. Hồ sơ phải phản ánh được quá
trình, kết quả giải quyết công việc.
Biên mục hồ sơ:
Viết các thông tin cần thiết
trên bìa hồ sơ. Ghi mục lục tài liệu có trong hồ sơ vào bản kê tài liệu.
Xác định thời hạn bảo quản: Có
thời hạn hay vĩnh viễn.
3. Yêu cầu của việc lập hồ sơ:
- Tài liệu trong hồ sơ phải phản
ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị hình thành hồ sơ.
- Các tài liệu trong hồ sơ phải
đảm bảo mối liên hệ khách quan giữa các văn bản.
- Văn bản trong hồ sơ phải đảm
bảo đúng thể thức văn bản.
- Hồ sơ cần được biên mục đầy đủ
và chính xác.
Điều 22.
Giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
Khi công việc kết thúc, sau khi
hoàn thiện hồ sơ, người lập hồ sơ phải nộp ngay hồ sơ cho cán bộ văn thư
chuyên trách của đơn vị mình để thống nhất quản lý. Khi nộp hồ sơ phải có
“Biên bản giao nhận hồ sơ”.
Cuối năm, cán bộ văn thư phải
thống kê những hồ sơ đã hết thời hạn để tại đơn vị (01 năm kể từ năm công
việc kết thúc) và nộp vào kho lưu trữ theo hướng dẫn của lưu trữ hiện hành.
Việc giao nộp hồ sơ phải được lập biên bản theo quy định. Bộ phận Lưu trữ có
trách nhiệm phục vụ nhu cầu khai thác theo quy định.
Điều 23.
Trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc
khối cơ quan Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc lập danh mục hồ
sơ, lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ tài liệu của đơn vị mình vào lưu trữ
hiện hành thuộc Văn phòng Bộ (Phòng Lưu trữ). Chánh văn phòng trình Bộ
trưởng phê duyệt danh mục hồ sơ của khối cơ quan Bộ.
- Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc lập và phê duyệt danh mục
hồ sơ, lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ tài liệu của đơn vị mình vào
lưu trữ hiện hành của đơn vị theo quy định.
- Cán bộ văn thư, lưu trữ
chuyên trách có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan về những vấn đề
liên quan đến công tác lập hồ sơ để chỉ đạo và hướng dẫn công tác lập danh
mục hồ sơ và lập hồ sơ theo quy định của Nhà nước và của cơ quan; Trực
tiếp hướng dẫn lập hồ sơ cho cán bộ trong cơ quan; Quản lý văn bản đi, đến
và lập hồ sơ văn bản đi của cơ quan (còn gọi là tập công văn đi); Thu thập và
quản lý hồ sơ do cán bộ nộp lưu theo quy định.
- Trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức: Trực tiếp và thường xuyên lập hồ sơ các công việc mà
mình đã được giao phụ trách và giải quyết theo đúng yêu cầu; Giao nộp hồ sơ
vào bộ phận văn thư, lưu trữ theo quy định.
Nếu một công việc có nhiều đơn
vị, nhiều người tham gia giải quyết thì cán bộ của đơn vị chủ trì phải lập
hồ sơ. Những cá nhân, đơn vị khác tham gia không phải lập hồ sơ.
MỤC 4. QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ
Điều 24. Quản
lý và sử dụng con dấu
1. Việc quản lý và sử dụng con dấu
trong công tác văn thư được thực hiện theo Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24
tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Các đơn vị khi khắc, đổi dấu
phải theo hướng dẫn của Văn phòng Bộ. Đơn vị sử dụng con dấu có trách
nhiệm lưu 01 bộ Hồ sơ khắc, đổi con dấu (bản gốc) và nộp 01 bộ Hồ sơ (bản
sao) cho Văn phòng Bộ (bộ phận văn thư).
3. Trường hợp đơn vị có quyết
định chia tách, sáp nhập, giải thể, kết thúc nhiệm vụ thì Thủ trưởng đơn vị
phải thu hồi con dấu, nộp con dấu cho cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đăng
ký mẫu dấu và báo cáo Bộ trưởng (qua Văn phòng Bộ) bằng văn bản về việc đã nộp
con dấu cho cơ quan công an.
4. Trường hợp tạm đình chỉ sử
dụng con dấu, Bộ ra quyết định tạm thu hồi con dấu và phải thông báo cho cơ
quan công an cấp giấy phép khắc dấu và các cơ quan liên quan biết.
5. Con dấu của cơ quan được giao
cho cán bộ văn thư trực tiếp quản lý và đóng dấu tại cơ quan. Cán bộ văn
thư được giao giữ dấu và thủ trưởng trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc sử dụng con dấu.
6. Người giữ dấu có trách
nhiệm:
a) Không giao con dấu cho người
khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
b) Phải tự tay đóng dấu vào các
văn bản, giấy tờ của Bộ, đơn vị;
c) Chỉ được đóng dấu vào những
văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
d) Không được đóng dấu khống chỉ.
e) Không mang dấu ra khỏi cơ
quan. Trong trường hợp thật cần thiết do yêu cầu phải giải quyết công việc ở
nơi xa trụ sở cơ quan thì phải được phép bằng văn bản của Bộ trưởng, Thủ
trưởng đơn vị. Cán bộ có nhiệm vụ mang dấu ra ngoài và thủ trưởng trực
tiếp phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu trong thời gian mang ra
khỏi cơ quan.
Điều 25.
Đóng dấu
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay
ngắn, đúng chiều, trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái và dùng mực dấu
màu đỏ.
2. Các bản Phụ lục kèm theo; phiếu
thăm dò tín nhiệm; phiếu đánh giá của các đề tài được đóng dấu trên trang đầu
và trùm lên một phần tên Bộ, đơn vị hoặc tên của Phụ lục. Các phụ lục kèm theo
phải có chữ ký nháy của thủ trưởng đơn vị, cá nhân soạn thảo văn bản.
3. Các văn bản quan trọng phải
đóng dấu giáp lai.
4. Đóng dấu nổi lên các chứng chỉ,
giấy tờ theo quy định của Bộ trưởng.
Chương 3.
CÔNG TÁC LƯU TRỮ
MỤC 1. CÔNG
TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU
Điều 26.
Nhiệm vụ của lưu trữ hiện hành (lưu trữ Bộ, lưu trữ đơn vị)
- Hướng dẫn cán bộ, công
chức, viên chức trong cơ quan lập hồ sơ và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp
vào lưu trữ hiện hành;
- Thu thập hồ sơ, tài liệu đến
hạn nộp lưu vào lưu trữ hiện hành;
- Tổ chức phân loại, chỉnh lý,
xác định giá trị, thống kê, sắp xếp hồ sơ, tài liệu;
- Bảo vệ, bảo quản an toàn
hồ sơ, tài liệu;
- Phục vụ khai thác, sử dụng hồ
sơ, tài liệu;
- Lựa chọn hồ sơ, tài liệu thuộc
diện nộp lưu để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử theo quy định;
- Tổ chức thực hiện tiêu hủy
hồ sơ, tài liệu hết giá trị;
- Báo cáo thống kê định kỳ về
công tác lưu trữ theo quy định;
Điều 27.
Thu thập hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành
Hàng năm, lưu trữ của Bộ và các
đơn vị có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch để thu thập
hồ sơ, tài liệu của các đơn vị và cá nhân;
2. Phối hợp với các đơn vị xác định
hồ sơ, tài liệu cần thu thập;
3. Hướng dẫn các đơn vị, cá
nhân chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giao nộp; thống kê thành “Mục lục hồ sơ, tài
liệu nộp lưu”;
4. Chuẩn bị kho tàng và các
phương tiện để tiếp nhận hồ sơ, tài liệu;
5. Tổ chức tiếp nhập hồ sơ,
tài liệu và lập “Biên bản giao nhận tài liệu”;
Điều 28. Chỉnh
lý tài liệu
1. Hàng năm, lưu trữ của Bộ và
các đơn vị phải tổ chức chỉnh lý những tài liệu đã thu thập theo đúng quy
trình nghiệp vụ lưu trữ nhằm bổ sung tài liệu vào Phông lưu trữ Bộ và của đơn
vị.
2. Chỉnh lý tài liệu nhằm phân
loại tài liệu theo một phương án khoa học và thống nhất trong hệ thống lưu
trữ Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo quản, khai thác và
sử dụng tài liệu lưu trữ; đồng thời, loại ra những tài liệu hết giá trị để
tiêu hủy.
3. Nguyên tắc chỉnh lý:
a) Không phân tán Phông lưu trữ.
Tài liệu của từng đơn vị được chỉnh lý và sắp xếp riêng biệt;
b) Khi phân loại và lập hồ sơ
phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết công
việc;
c) Tài liệu sau khi chỉnh lý phải
phản ánh được hoạt động của đơn vị hình thành tài liệu;
4. Nghiệp vụ chỉnh lý thực hiện
theo hướng dẫn tại Công văn số 283/VTLTNN-NVTW của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước ngày 19/5/2004.
Điều 29.
Xác định giá trị tài liệu
1. Xác định giá trị tài liệu là
việc xem xét, đánh giá các mức độ giá trị khác nhau của tài liệu trên cơ sở các
nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn được Nhà nước và Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định, nhằm lựa chọn những tài liệu có giá trị để đưa vào bảo quản
và loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy.
2. Yêu cầu của việc xác định giá
trị tài liệu:
a) Xác định tài liệu cần được bảo
quản “Vĩnh viễn”, “Lâu dài” hoặc “Tạm thời”. Đối với tài liệu được bảo quản
“Lâu dài” và “Tạm thời” được tính bằng số lượng năm cụ thể;
b) Xác định tài liệu hết giá trị
cần loại ra để tiêu hủy;
3. Văn phòng Bộ xây dựng “Bảng
Thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu” của Bộ theo quy định của pháp luật; các
đơn vị trực thuộc phải xây dựng “Bảng Thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu” của
đơn vị mình để làm căn cứ cho việc xác định giá trị tài liệu. Bảng Thời hạn bảo
quản do Thủ trưởng đơn vị quy định.
Điều 30.
Hội đồng xác định giá trị tài liệu
1. Khi tiến hành xác định giá trị
tài liệu, Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị ra quyết định Thành lập Hội
đồng xác định giá tài liệu. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng,
Thủ trưởng các đơn vị về việc quyết định:
- Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại
bảo quản;
- Danh mục tài liệu hết giá trị.
2. Thành phần của Hội đồng gồm
có:
a) Đối với các đơn vị khối cơ
quan Bộ:
- Lãnh đạo Văn phòng: Chủ
tịch Hội đồng
- Đại diện Lãnh đạo đơn vị có
tài liệu: Ủy viên
- Đại diện Phòng Lưu trữ: Ủy
viên
b) Đối với các đơn vị trực
thuộc:
- Thủ trưởng đơn vị: Chủ
tịch Hội đồng;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị có
tài liệu: Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng: Ủy
viên
(hoặc Phòng Hành chính – Tổng
hợp):
- Đại diện văn thư, lưu trữ của
đơn vị: Ủy viên.
3. Phương thức làm việc của Hội
đồng:
a) Từng thành viên của Hội
đồng xem xét để đưa ra ý kiến đối với những hồ sơ, tài liệu được thống kê
trong bản Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại bảo quản và Danh mục hồ sơ, tài liệu
đề nghị tiêu hủy. Đối với Danh mục hồ sơ, tài liệu hết giá trị bảo quản đề nghị
tiêu hủy cần phải được kiểm tra, đối chiếu với thực tế tài liệu;
b) Hội đồng thảo luận tập thể
và biểu quyết theo đa số;
c) Thông qua Biên bản, trình Bộ
trưởng hay Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Điều 31. Thẩm
tra tài liệu hết giá trị trước khi tiêu hủy
1. Thẩm tra tài liệu hết giá trị
trước khi tiêu hủy:
a) Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
thẩm tra tài liệu hết giá trị của Bộ và của các đơn vị trực thuộc là nguồn nộp
lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;
b) Văn phòng Bộ thẩm tra tài liệu
của các đơn vị không thuộc nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia;
2. Thẩm quyền quyết định việc
tiêu hủy tài liệu hết giá trị:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng các
đơn vị có nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia ký quyết định
tiêu hủy tài liệu hết giá trị sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
b) Thủ trưởng các đơn vị không
thuộc nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ký quyết định tiêu hủy tài
liệu hết giá trị của đơn vị sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ.
Điều 32.
Tiêu hủy tài liệu hết giá trị
1. Việc tiêu hủy tài liệu hết
giá trị chỉ được thực hiện sau khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm
quyền.
2. Khi tiêu hủy phải hủy hồ sơ
tài liệu hết giá trị phải đảm bảo tiêu hủy hết thông tin trong tài liệu đó.
3. Trong quá trình thực hiện
tiêu hủy tài liệu phải có đại diện của đơn vị có tài liệu; phải được lập biên bản,
có xác nhận của đơn vị có tài liệu và của người thực hiện.
4. Tiêu hủy hồ sơ, tài liệu phải
được lập thành hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình về việc tiêu hủy tài
liệu hết giá trị;
- Danh mục hồ sơ, tài liệu hết
giá trị kèm bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
- Quyết định thành lập Hội
đồng xác định có giá trị tài liệu;
- Biên bản họp Hội đồng xác định
giá trị tài liệu;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền
về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị;
- Quyết định tiêu hủy tài liệu hết
giá trị của người có thẩm quyền;
- Biên bản bàn giao tài liệu hết
giá trị;
- Biên bản tiêu hủy tài liệu và
các tài liệu liên quan khác.
5. Hồ sơ về việc tiêu hủy tài
liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, đơn vị có tài liệu tiêu hủy
trong thời hạn ít nhất là hai mươi năm, kể từ ngày tài liệu được tiêu hủy.
6. Các loại sách báo, tạp chí;
các bản sao chụp, giấy nháp không còn nhu cầu sử dụng đơn vị có thể tự hủy
(sau khi có thẩm tra của cán bộ lưu trữ).
7. Nghiêm cấm các đơn vị hoặc
cá nhân tổ chức hủy, bán tài liệu khi chưa có ý kiến của Hội đồng xác định
giá trị tài liệu của cơ quan.
Điều 33.
Thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu
1. Nhóm tài liệu chung
Nhóm tài liệu chung bao gồm
những hồ sơ, tài liệu chủ yếu hình thành trong quá trình thực hiện những chức
năng quản lý hành chính chung ở Bộ và các đơn vị trực thuộc. Toàn bộ hồ
sơ, tài liệu trong nhóm này được phân chia thành các nhóm nhỏ tương ứng với các
mặt hay các lĩnh vực hoạt động và được sắp xếp như sau:
a) Tài liệu tổng hợp;
b) Tài liệu quy hoạch, kế
hoạch, thống kê;
c) Tài liệu tổ chức, cán bộ;
d) Tài liệu lao động, tiền
lương;
đ) Tài liệu tài chính, kế toán;
e) Tài liệu quản lý xây dựng cơ
bản;
g) Tài liệu quản lý hoạt động
khoa học và công nghệ.
h) Tài liệu nghiên cứu khoa học
và công nghệ
i) Tài liệu hợp tác quốc tế;
k) Tài liệu thanh tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo;
l) Tài liệu thi đua, khen thưởng;
m) Tài liệu hành chính, văn
thư, lưu trữ;
n) Tài liệu tổ chức hội thảo
trong và ngoài nước.
2. Nhóm tài liệu quản lý chuyên
ngành.
Bao gồm tài liệu hình thành
trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý được giao của từng
đơn vị và phản ánh những vấn đề mang tính đặc thù của ngành hay lĩnh vực đó.
3. Tài liệu về hoạt động của tổ
chức Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên trong cơ quan.
Nhóm này bao gồm những hồ sơ,
tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn và
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Bộ và các đơn vị có giá trị cần được
đưa vào bảo quản trong lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử.
Điều 34.
Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành
1. Trách nhiệm của các đơn vị
và cá nhân trong Bộ, đơn vị đối với việc giao nộp vào lưu trữ hiện hành.
a) Các đơn vị và cá nhân trong Bộ
phải giao nộp những hồ sơ có giá trị lưu trữ vào lưu trữ hiện hành theo thời
hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.
Hồ sơ cán bộ được lưu trữ
theo quy định của Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương.
Hồ sơ Thanh tra do Thanh tra Bộ
quản lý và chỉ giao nộp vào lưu trữ hiện hành khi có yêu cầu của người có thẩm
quyền.
b) Trường hợp đơn vị hoặc cá
nhân cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu thì phải lập danh mục
gửi cho lưu trữ của Bộ, đơn vị nhưng thời hạn giữ lại không được quá hai năm.
c) Cán bộ, viên chức trước
khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn giao lại hồ sơ,
tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm.
2. Thời hạn nộp lưu vào lưu trữ
hiện hành được quy định như sau:
a) Tài liệu hành chính: sau một
năm kể từ năm công việc được kết thúc;
b) Tài liệu nghiên cứu khoa học,
ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được nghiệm
thu chính thức;
c) Tài liệu xây dựng cơ bản:
sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán;
d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh;
mi-crô-phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi
công việc kết thúc.
3. Thủ tục giao nộp:
Khi giao nộp tài liệu phải lập
hai bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và hai bản “Biên bản giao nhận tài
liệu”. Đơn vị hoặc cá nhân giao nộp tài liệu và lưu trữ hiện hành của Bộ, đơn
vị mỗi bên giữ mỗi loại một bản.
Điều 35. Nộp
lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia)
1. Trách nhiệm của lưu trữ Bộ
và lưu trữ các đơn vị thuộc nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia:
a) Giao nộp tài liệu có giá trị
được bảo quản vĩnh viễn vào lưu trữ lịch sử theo đúng thời hạn quy định.
Trường hợp muốn giữ lại hồ
sơ, tài liệu đã đến thời hạn nộp phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia có thẩm quyền thu thập;
b) Giao nộp những tài liệu trên
cơ sở hồ sơ hoặc đơn vị bảo quản được thống kê thành “Mục lục hồ sơ, tài liệu
nộp lưu”;
c) Giao nộp đầy đủ hộp, cặp và
các công cụ tra cứu kèm theo.
d) Vận chuyển và giám sát tài
liệu đến nơi giao nộp;
đ) Có Biên bản giao nộp tài liệu.
e) Lập thành hồ sơ giao nộp tài
liệu vào lưu trữ lịch sử
g) Thủ tục giao nộp thực hiện
theo hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
2) Thời hạn giao nộp tài liệu
vào lưu trữ lịch sử:
a) Tài liệu hành chính, tài liệu
nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, tài liệu xây dựng cơ bản:
sau mười năm, kể từ năm tài liệu được giao nộp vào lưu trữ hiện hành của Bộ, của
các đơn vị;
b) Tài liệu phim, ảnh, ghi âm,
ghi hình: sau 02 năm, kể từ năm tài liệu được nộp vào lưu trữ Bộ và của các đơn
vị;
c) Tài liệu “Mật” sau khi giải mật
mới nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
Việc giao nộp tài liệu vào lưu
trữ lịch sử được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
MỤC 2. THỐNG
KÊ, BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Điều 36.
Thống kê tài liệu lưu trữ
1. Đối tượng thống kê lưu trữ
bao gồm: Cán bộ, công chức làm công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ, kho lưu
trữ và phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ.
2. Số liệu thống kê lưu trữ được
thực hiện theo chế độ định kỳ hàng năm và được tính từ 0 giờ ngày 01 tháng 01 đến
24 giờ ngày 31 tháng 12.
3. Lưu trữ của Bộ và các đơn vị
phải lập sổ thống kê để theo dõi và quản lý khối tài liệu có trong kho, tài liệu
thu thập hàng năm, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ cơ quan hay lưu trữ lịch sử.
4. Thực hiện báo cáo thống kê
theo Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV và Quyết định số 14/2005/QĐ-BNV ngày 06 tháng
01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, thống kê
cơ sở công tác văn thư, lưu trữ và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Báo cáo hàng năm gửi về Văn phòng Bộ chậm nhất
vào ngày 15 tháng 01 năm sau.
Điều 37. Bảo
quản tài liệu lưu trữ
1. Tài liệu lưu trữ của Bộ, các
đơn vị và cá nhân phải được bảo vệ, bảo quản an toàn trong các kho lưu trữ.
2. Hồ sơ tài liệu trong kho lưu
trữ phải được đảm bảo quản trong hộp (cặp) có đề nhãn, ký hiệu, mã số theo mục
lục hồ sơ, trên giá kệ và có công cụ tra cứu khoa học.
3. Đối với tài liệu điện tử, phải
bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu thông tin trong quá trình sử dụng và
lưu trữ; có biện pháp quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai
thác, thâm nhập sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng tài liệu điện tử không đúng
quy định.
4. Các đơn vị và cá nhân phải bảo
vệ an toàn những hồ sơ tài liệu của mình trong thời gian chưa đến hạn nộp
lưu vào lưu trữ. Nghiêm cấm các cá nhân chiếm dụng hồ sơ tài liệu của cơ quan
làm của riêng.
Điều 38.
Trách nhiệm trong việc bảo quản tài liệu
1. Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các quy định vể bảo quản tài liệu
lưu trữ:
a) Xây dựng hoặc bố trí kho lưu
trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định. Kho lưu trữ phải đặt ở địa điểm cao ráo,
thông thoáng, xa các nơi có độ ẩm cao, nhiều bụi, kho xăng dầu và các chất dễ
cháy.
b) Thực hiện các biện pháp
phòng, chống cháy nổ, chống thiên tai; phòng gian, bảo mật đối với kho lưu trữ
và tài liệu lưu trữ;
c) Trang bị đầy đủ các thiết bị
kỹ thuật, phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ, kinh phí cần thiết để bảo
quản tài liệu;
d) Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng phù hợp với từng loại hình tài liệu;
đ) Thực hiện các biện pháp
phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng tài
liệu;
e) Tu bổ, phục chế tài liệu lưu
trữ có giá trị bị hư hỏng hoặc có nguy cơ hư hỏng;
g) Thực hiện chế độ bảo hiểm tài
liệu lưu trữ đối với những tài liệu có thời hạn bảo quản vĩnh viễn và những
tài liệu quý hiếm.
2. Trách nhiệm của lưu trữ Bộ,
lưu trữ các đơn vị trong việc thực hiện các quy định về bảo quản tài liệu lưu
trữ:
a) Quản lý trực tiếp kho lưu
trữ và thực hiện chế độ bảo quản thường xuyên đối với tài liệu trong kho;
b) Tu bổ, phục chế tài liệu lưu
trữ bị hư hỏng hoặc có nguy cơ hư hỏng.
c) Thực hiện chế độ bảo hiểm tài
liệu lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm;
d) Đề xuất với Bộ trưởng, Thủ
trưởng đơn vị trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cần
thiết để bảo quản an toàn tài liệu.
MỤC 3. SỬ DỤNG
TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Điều 39. Đối
tượng và thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ được
sử dụng để phục vụ nhu cầu công tác của cán bộ, công chức, viên chức
trong và ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Thủ tục khai thác, sử dụng
tài liệu lưu trữ:
a) Đối với đơn vị, cán bộ,
công chức và viên chức trong Bộ, có yêu cầu khai thác tài liệu phục vụ cho
công tác đăng ký tại Phòng Lưu trữ Bộ, lưu trữ đơn vị; nếu phục vụ cho yêu cầu
cá nhân phải có đơn xin sử dụng tài liệu;
b) Các tổ chức, cá nhân ngoài
Bộ có yêu cầu khai thác tài liệu phải có Giấy chứng minh nhân dân, văn bản đề
nghị hoặc giấy giới thiệu của cơ quan đang làm việc hoặc đơn xin sử dụng tài liệu
có chứng nhận của chính quyền địa phương đang quản lý.
c) Người nước ngoài có yêu cầu
khai thác tài liệu phải có hộ chiếu hợp lệ, văn bản đề nghị hoặc giấy giới thiệu
của cơ quan, tổ chức nơi công tác, học tập hoặc cơ quan, tổ chức quản lý
có thẩm quyền,
d) Việc khai thác, sử dụng tài
liệu có độ “Mật” phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí
mật Nhà nước và Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
Điều 40. Các
hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Phòng đọc phục vụ tại chỗ
2. Cho mượn về phòng làm việc;
3. Thông báo giới thiệu lưu trữ;
4. Tổ chức triển lãm lưu trữ;
5. Cấp chứng thực tài liệu lưu
trữ;
6. Sử dụng tài liệu lưu trữ viết
bài cho các cơ quan thông tin đại chúng;
7. Công bố tài liệu lưu trữ.
Điều 41. Thẩm
quyền cho phép khai thác
1. Việc cho phép sử dụng hồ sơ,
tài liệu phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Người có thẩm quyền cho phép
khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ thì có thẩm quyền cho phép sao tài liệu
lưu trữ.
3. Bộ trưởng cho phép sử dụng
tài liệu lưu trữ của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ độ Tuyệt mật và Tối mật
đối với người trong nước, thuộc độ Mật đối với người nước ngoài trên cơ sở đề
nghị Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ.
4. Chánh Văn phòng, Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ cho phép sử dụng, sao chụp tài liệu lưu trữ
của Bộ, của đơn vị thuộc độ Mật đối với người trong nước và tài liệu thường đối
với người nước ngoài trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Lưu trữ Bộ, Lãnh đạo
phụ trách bộ phận văn thư, lưu trữ các đơn vị trực thuộc Bộ.
5. Trưởng phòng Lưu trữ Bộ, Lãnh
đạo phụ trách bộ phận văn thư, lưu trữ các đơn vị trực thuộc Bộ được phép giải
quyết các nhu cầu về sử dụng tài liệu lưu trữ thông thường của cán bộ, công
chức, viên chức trong Bộ.
Điều 42. Quản
lý việc sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Quản lý việc sử dụng tài liệu
lưu trữ:
a) Các đơn vị quản lý kho Lưu trữ
ban hành Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ;
b) Người sử dụng hồ sơ, tài liệu
lưu trữ phải chấp hành đúng Nội quy khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của
đơn vị và các quy định khác có liên quan;
2. Tổ chức sử dụng tài liệu tại
chỗ (tại phòng đọc):
a) Đơn vị, cá nhân đến khai
thác, sử dụng tài liệu tại phòng đọc, cần thực hiện các yêu cầu theo khoản của
Quy chế này;
b) Lưu trữ Bộ, lưu trữ các đơn vị
có trách nhiệm phục vụ kịp thời, đúng đối tượng và theo đúng yêu cầu khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lập và ghi
chép vào sổ sách để quản lý, theo dõi việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
theo hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
c) Người khai thác, sử dụng
tài liệu lưu trữ của Bộ, của các đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh
quy định của pháp luật có liên quan và các quy định cụ thể tại Quy chế này;
bảo quản, giữ gìn tài liệu; không được viết, tẩy xóa, làm rách nát, thất lạc,
xáo trộn thứ tự tài liệu trong hồ sơ hay tiết lộ bí mật tài liệu;
d) Người khai thác phải trả đầy
đủ tài liệu mượn và ký trả vào “Sổ theo dõi cho mượn tài liệu lưu trữ”. Cán
bộ lưu trữ phải giám sát trong quá trình cho mượn và kiểm tra tài liệu sau
khi được hoàn trả.
3. Cho mượn tài liệu lưu trữ về
nơi làm việc:
a) Người đến khai thác muốn mượn
tài liệu lưu trữ đưa về nơi làm việc (trừ tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước
chưa được giải mật), thực hiện thủ tục đề nghị như quy định đối với mượn tài
liệu xem tại chỗ, nhưng ghi rõ yêu cầu mượn về nơi làm việc. Trước khi ký mượn,
cán bộ lưu trữ và người mượn tài liệu phải kiểm tra tình trạng tài liệu và ghi
cụ thể vào sổ theo dõi mượn tài liệu.
b) Thời gian cho mượn về không
quá mười ngày. Trường hợp công việc chưa giải quyết xong người mượn đề nghị
gia hạn, nhưng không quá năm ngày làm việc.
c) Khi hoàn trả, người mượn phải
trả đủ số lượng và bảo đảm tài liệu không bị hư hỏng, thiếu, mất. Nếu để xảy
ra mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng tài liệu, cán bộ lưu trữ phải lập Biên bản
và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Sao, chụp tài liệu lưu trữ:
Người đến khai thác cần sao chụp tài liệu lưu trữ thực hiện thủ tục như mượn
tài liệu. Việc sao, chụp tài liệu lưu trữ phải do cán bộ lưu trữ trực tiếp
thực hiện. Đối với tài liệu “Mật” thực hiện theo Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước
của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Đơn vị, cá nhân có một trong
những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật:
a) Hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý văn bản đi, đến; quản lý và sử dụng
con dấu;
b) Lập hồ sơ hiện hành và giao
nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ theo đúng quy định;
c) Hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ thu thập, bảo vệ, bảo quản an toàn và phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu
quả tài liệu lưu trữ.
d) Phát hiện, giao nộp, tặng cho
cơ quan lưu trữ những tài liệu có giá trị và tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm;
e) Phát hiện, tố giác kịp thời
hành vi chiếm đoạt, làm hư hại hoặc tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ quốc
gia.
2. Xử lý vi phạm:
Người nào vi phạm các quy
định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về công tác văn
thư, lưu trữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Điều 44.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng có trách
nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, tổng hợp tình hình và báo cáo Bộ
trưởng kết quả thực hiện Quy chế theo định kỳ hàng năm.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc chịu trách nhiệm tổ chức việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi
đơn vị mình.
3. Trong quá trình thực hiện Quy
chế này, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
trình Bộ trưởng sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Thắng
|
TÊN VIẾT TẮT CÁC ĐƠN VỊ
THUỘC BỘ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 2825/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 12 năm 2008)
TT
|
Tên
đơn vị
|
Tên
viết tắt
|
1.
|
Vụ kế hoạch - Tài chính
|
KHTC
|
2.
|
Vụ KHCN các ngành kinh tế -
kỹ thuật
|
KHCNN
|
3.
|
Vụ Khoa học xã hội và tự
nhiên
|
XHTN
|
4.
|
Vụ Công nghệ cao
|
CNC
|
5.
|
Vụ Đánh giá, Thẩm định và
Giám định công nghệ
|
ĐTG
|
6.
|
Vụ Pháp chế
|
PC
|
7.
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
TCCB
|
8.
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
HTQT
|
9.
|
Thanh tra Bộ
|
TTra
|
10.
|
Văn phòng Bộ
|
VP
|
11.
|
Cơ quan đại diện Bộ KH &
CN tại Tp. Hồ Chí Minh
|
CQĐD
|
12.
|
Ban Khoa học và công nghệ
Địa phương
|
BĐP
|
13.
|
Ban Quản lý khu công nghệ cao
Hòa Lạc
|
CNCHL
|
14.
|
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng
|
TĐC
|
15.
|
Cục Sở hữu trí tuệ
|
SHTT
|
16.
|
Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân
|
ATBXHN
|
17.
|
Cục Ứng dụng và phát triển
công nghệ
|
ƯDPTCN
|
18.
|
Cục Thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia
|
TTKHCN
|
19.
|
Cục Năng lượng nguyên tử Việt
Nam
|
NLNT
|
20.
|
Viện Chiến lược và Chính
sách khoa học và công nghệ
|
CLCS
|
21.
|
Viện Ứng dụng công nghệ
|
ƯDCN
|
22.
|
Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ
|
VSHTT
|
23.
|
Trường Quản lý khoa học và
công nghệ
|
NVQL
|
24.
|
Trung tâm Tin học
|
TTTH
|
25.
|
Trung tâm Nghiên cứu phát triển
vùng
|
PTV
|
26.
|
Trung tâm Hỗ trợ đánh giá KH
& CN
|
TTĐG
|
27.
|
Văn phòng Đăng ký hoạt động
KH&CN
|
VPĐK
|
28.
|
Văn phòng Công nghệ thông
tin
|
VPCNTT
|
29.
|
Văn phòng các Chương trình trọng
điểm cấp NN
|
VPCTTĐ
|
30.
|
Văn phòng chương trình Nông thôn
miền núi
|
CTNTMN
|
31.
|
Văn phòng Phối hợp phát triển
môi trường KH & CN
|
VPPH
|
32.
|
Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ Quốc gia
|
QPTKH
|
33.
|
Hội đồng Thi đua khen thưởng
|
TĐKT
|
34.
|
Hội đồng Giải thưởng Nhà nước
và giải thưởng HCM về KH & CN
|
HĐGT
|
35.
|
Ban chỉ huy Quân sự Bộ
|
BCHQS
|
36.
|
Tạp chí Hoạt động khoa học
|
TCHĐKH
|
37.
|
Tạp chí Tia sáng
|
TCTS
|
38.
|
Báo Khoa học và phát triển
|
KHPT
|
39.
|
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật
|
NXB
|
40.
|
Công ty Công nghệ và phát triển
|
ITECH
|
41.
|
Công ty Công nghệ điện tử, cơ
khí và môi trường
|
EMECO
|
42.
|
Công ty Cổ phần Đầu tư phát
triển công nghệ
|
FPT
|
43.
|
Công ty Cổ phần Ứng dụng KH
& CN
|
MITEC
|
44.
|
Công ty Xuất nhập khẩu công
nghệ mới
|
NACENIMEX
|
45.
|
Công ty cổ phần Sở hữu công
nghiệp
|
INVESTIP
|
46.
|
Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu kỹ thuật
|
TECHNIMEX
|