Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2747/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính thẩm quyền Sở Tư pháp Trà Vinh 2016

Số hiệu: 2747/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Trần Anh Dũng
Ngày ban hành: 28/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2747/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH TRÀ VINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố mới 27 (hai mươi bảy) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh (kèm theo phụ lục danh mục và nội dung thủ tục hành chính công bố mới và được gửi trên hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành dùng chung của tỉnh (IDESK), đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương truy cập sử dụng).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Anh Dũng

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2747/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh)

Phần 1

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Lĩnh vực hành chính tư pháp

1

Thủ tục Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch.

2

Thủ tục Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam)

3

Thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội (Đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam)

4

Thủ tục Cấp phiếu Lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

II. Lĩnh vực Quốc tịch

1

Thủ tục Xin nhập Quốc tịch Việt Nam.

2

Thủ tục Xin thôi Quốc tịch Việt Nam.

3

Thủ tục Trở lại Quốc tịch Việt Nam.

4

Thủ tục Cấp giấy xác nhận có Quốc tịch Việt Nam ở trong nước

5

Thủ tục Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

III. Lĩnh vực Nuôi con nuôi

1

Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (không đích danh)

2

Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (đích danh)

3

Thủ tục Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

4

Thủ tục Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

5

Thủ tục Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi

6

Thủ tục Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

IV. Lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật

1

Thủ tục Công nhận báo cáo viên pháp luật

2

Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật

V. Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý

1

Thủ tục Yêu cầu/đề nghị trợ giúp pháp lý

2

Thủ tục Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

3

Thủ tục Công nhận và cấp thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

4

Thủ tục Cấp lại Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

5

Thủ tục Thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

6

Thủ tục Ký kết hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý

7

Thủ tục Thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý

8

Thủ tục Chấm dứt hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý

9

Thủ tục Đề nghị thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (cấp tỉnh)

10

Thủ tục Khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, không thực hiện trợ giúp pháp lý, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

 

Phần 2

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI

I. Lĩnh vực Hành chính tư pháp

1. Thủ tục Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch.

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3. Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Xuất trình bản sao hoặc bản chính giấy tờ hộ tịch cần cấp bản sao (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao giấy tờ hộ tịch.

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: 5.000 đồng/bản

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Xuất trình CMND, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ, nếu không trực tiếp thì người đi thế phải có giấy ủy quyền theo quy định.

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch

Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 07/9/2007 của Ủy ban nhân dân ban hành mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí hộ tịch trong tỉnh Trà Vinh.

2. Thủ tục Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam)

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp và hoàn trả kết quả trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3. Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đại diện bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở

Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính:

Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp. Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài; trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Trường hợp khẩn cấp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan tiến hành tố tụng

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp:

+ Cơ quan Tòa án: Trường hợp sau khi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có án tích hay không có án tích.

+ Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng.

+ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: Trường hợp công dân Việt Nam đã thường trú tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ ngày 01/7/2010.

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 02

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dành cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP)

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Lý lịch tư pháp, ngày 17/6/2009;

Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, ngày 23/11/2010 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp;

Thông tư số 13/2011/TT-BTP, ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Thông tư số 174/2011/TT-BTC, ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

Quy chế phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số 1007/QC-STP-TAND-VKSND-CA-THADS ngày 26/9/2012.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP

(Mẫu văn bản yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng)

………………………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

........., ngày...  tháng ...  năm .......

 

Kính gửi1: …………………………………………………

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009, để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, …………………………………………………………2 đề nghị ……………………………1 cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của người có tên dưới đây:

1. Họ và tên:..........................................................................................................................

2. Tên gọi khác (nếu có):................................................................3. Giới tính..................

4. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ ……… 5. Nơi sinh:......................................................

6. Quốc tịch:................................................7. Dân tộc...............................................

8. Nơi thường trú:...............................................................................................................

............................................................................................................................................

9. Nơi tạm trú:.....................................................................................................................

.............................................................................................................................................

10. Giấy CMND/Hộ chiếu:..........................................Số:...................................................

Cấp ngày....... tháng ......... năm ..............Tại:......................................................................

11. Họ và tên vợ (hoặc chồng):...................................................................................

12. Họ và tên cha:........................................................................................................

13. Họ và tên mẹ:.........................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-

....................................................
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

_____________

Ghi chú:

1 Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.

2 Ghi rõ tên cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

 

3. Thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam)

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp và hoàn trả kết quả trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3. Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đại diện bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài; trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp:

+ Cơ quan Tòa án: Trường hợp sau khi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có án tích hay không có án tích.

+ Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng.

+ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: Trường hợp công dân Việt Nam đã thường trú tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ ngày 01/7/2010.

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 01

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dành cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Lý lịch tư pháp, ngày 17/6/2009;

Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, ngày 23/11/2010 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp;

Thông tư số 13/2011/TT-BTP, ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Thông tư số 174/2011/TT-BTC, ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

Quy chế phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số 1007/QC-STP-TAND-VKSND-CA-THADS ngày 26/9/2012.

B.Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Mẫu số 05a/2013/TT- LLTP

(Mẫu văn bản yêu cầu cấp Phiếu LLTP số dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội)

…………………………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

........., ngày...  tháng ...  năm .......

 

Kính gửi:1 …………………………………

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009,………………….

…………………………………………2 đề nghị ………………………………1 cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người có tên dưới đây:

1. Họ và tên:..........................................................................................................................

2. Tên gọi khác (nếu có):................................................................3. Giới tính....................

4. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …../ ……… 5. Nơi sinh:......................................................

6. Quốc tịch:................................................7. Dân tộc.........................................................

8. Nơi thường trú:.................................................................................................................

...............................................................................................................................................

9. Nơi tạm trú:........................................................................................................................

...............................................................................................................................................

10. Giấy CMND/Hộ chiếu:..........................................Số:...................................................

Cấp ngày....... tháng ......... năm ..............Tại:.........................................................................

11. Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Có □               Không □

12.Mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp:..........................................................

13. Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:……………………. Phiếu.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-

....................................................
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

________________

Ghi chú:

1 Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.

2 Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

 

4. Thủ tục Cấp phiếu Lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3. Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT- LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền (trường  hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1)

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài; trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp:

+ Cơ quan Tòa án: Trường hợp sau khi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có án tích hay không có án tích.

+ Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng.

+ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: Trường hợp công dân Việt Nam đã thường trú tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ ngày 01/7/2010.

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan: trường hợp phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp số 01, Phiếu lý lịch tư pháp số 2

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:

- Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp 200.000đồng/lần/người.

- Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ là 100.000đồng/lần/người.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 3.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

- Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP);

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2) (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Lý lịch tư pháp, ngày 17/6/2009;

Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, ngày 23/11/2010 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp;

Thông tư số 13/2011/TT-BTP, ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Thông tư số 174/2011/TT-BTC, ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

Quy chế phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số 1007/QC-STP-TAND-VKSND-CA-THADS ngày 26/9/2012.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Mẫu số 03/2013/TT-LLTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

 

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Kính gửi:...................................................................

1. Tên tôi lài:.........................................................................................................................

2. Tên gọi khác (nếu có):.......................................................3. Giới tính:............................

4. Ngày, tháng, năm sinh: …........./…….../……………………………………….

5. Nơi sinhii:..........................................................................................................................

6. Quốc tịch:......................................................7. Dân tộc:......................................

8. Nơi thường trú 3:...............................................................................................................

..............................................................................................................................................

9. Nơi tạm trú4:......................................................................................................................

..............................................................................................................................................

10. Giấy CMND/Hộ chiếu:.....................................5Số:.........................................................

Cấp ngày....... tháng ......... năm ..............Tại:.......................................................................

11. Họ tên cha:…………………………………….Ngày/tháng/năm sinh …………

12. Họ tên mẹ:…………………………………….Ngày/tháng/năm sinh ………………

13. Họ tên vợ/chồng……………………..……… Ngày/tháng/năm sinh ………………

14. Số điện thoại/e-mail:........................................................................................................

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN THÂN
(Tính từ khi đủ 14 tuổi)

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp, nơi làm việc6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):

Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7: Số 1 □         Số 2 □

Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản (trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1):

                                        Không

Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:…………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:…………………….Phiếu.

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

 

 

..........., ngày ……… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 04/2013/TT-LLTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

 

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2)

Kính gửi:.....................................…………………

1. Tên tôi làiii:........................................................................................................................

2. Tên gọi khác (nếu có).................................................................3. Giới tính:.......

4. Ngày, tháng, năm sinh: …./…./.....5.Nơi sinhiv:................................................................

6. Địa chỉ3:............................................................................................................................

..................................................................................... Số điện thoại:......................

7. Giấy CMND/Hộ chiếu: …………….……………4 Số:......................................................

Cấp ngày......... tháng ........... năm .............Tại:...................................................................

8. Được sự ủy quyền:..........................................................................................................

8.1. Mối quan hệ với người ủy quyền5:................................................................................

8.2. Theo văn bản ủy quyền ký ngày 6................. tháng .......... năm ............................

Tôi làm Tờ khai này đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có tên dưới đây:

PHẦN KHAI VỀ NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

1. Họ và tên7:............................................................................................................

2.Tên gọi khác (nếu có):.................................................................3. Giới tính…………..

4. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./....5.Nơi sinh2:...............................................................

6. Quốc tịch:................................................7. Dân tộc:......................................................

8. Nơi thường trú8:.............................................................................................................

............................................................................................................................................

9. Nơi tạm trú9:....................................................................................................................

............................................................................................................................................

10. Giấy CMND/Hộ chiếu:..........................................10 Số:................................................

Cấp ngày....... tháng ......... năm ..............Tại:.....................................................................

11. Số điện thoại/e-mail:.....................................................................................................

PHẦN KHAI VỀ CHA, MẸ, VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC CHA, MẸ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

 

CHA

MẸ

VỢ/CHỒNG

Họ và tên

 

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

 

QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN11

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Nơi thường trú/ Tạm trú

Nghề nghiệp, nơi làm việc12

 

 

 

 

 

 

Phần khai về án tích, về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):…………………………………………………..

Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản: Có □               Không □

Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:……………………………………

Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:……………………………….Phiếu

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

……………, ngày …… tháng …… năm …….

 

Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

II. Lĩnh vực Quốc tịch

1. Thủ tục Xin nhập Quốc tịch Việt Nam.

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả  Phòng Hành chính Tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3: Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung theo quy định;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính Tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin nhập Quốc tịch Việt Nam.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu có dán ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng);

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế chứng minh quốc tịch nước ngoài.

- Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định).

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch là một trong các giấy tờ sau: bản sao bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cng đồng người Việt Nam nhưng không có một trong các giấy tờ trên thì phải qua phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt do Sở Tư pháp tổ chức theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) Thẻ thường trú ở Việt Nam.

- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.

- Trường hợp con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.

Trường hợp đặc biệt: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam do được miễn một số điều kiện nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây, nhưng phải nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể:

+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam: phải nộp bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

+ Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam: phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

+ Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao... của Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian bổ túc giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam và thời gian chuyển hồ sơ giữa các cơ quan) đối với trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng phải thôi quốc tịch nước ngoài;

60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian chuyển hồ sơ giữa các cơ quan) đối với trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng muốn giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Nước

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh Trà Vinh.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.

j) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:

Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam 3.000.000 đồng/trường hợp (theo quy định tại Thông tư số 146/2009/TT-BTC, ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Các trường hợp được miễn lệ phí:

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm: Người tham gia, người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; người hoạt động cách mạng xin nhập quốc tịch Việt Nam và các trường hợp khác mà việc nhập quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

+ Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành xin nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22, Luật Quốc tịch Việt Nam, cụ thể: “Người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định.”

+ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người Lào di cư sang Việt Nam đã được cấp phép cư trú ổn định trước ngày 01/01/2009 theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 12/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người Cam-pu-chia lánh nạn diệt chủng từ những năm 1978 đến 1983 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch gốc và đã từng được đăng ký tại các trại tị nạn ở Việt Nam do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) bảo trợ.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT.1, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010).

+ Tờ khai lý lịch (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010).

m) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;

Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam;

Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp người đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam, có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc nhập quốc tịch Việt Nam của người đó có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch lựa chọn;

Việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của người đó không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Quốc tịch Việt Nam, ngày 13/11/2008;

Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA, ngày 01 tháng 03 năm 2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

Thông tư số 146/2009/TT-BTC, ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí các việc liên quan đến quốc tịch.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

 

Ảnh 4 x 6 (Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT.1

ĐƠN XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên(1):.......................................................................................................................

Giới tính:           Nam: □                         Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................................................

Nơi sinh (2):.............................................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh (3):.......................................................................................

Quốc tịch hiện nay (4):..............................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):.........................................................................

Số:...................................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:..............................

Ngày, tháng, năm nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):………………….....................

Địa chỉ cư trú trước khi nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):…………………….......

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:...............................................................................

Thẻ thường trú số:........, cấp ngày..... tháng ....năm:..........Cơ quan cấp:......., cấp lần thứ:..........

Nghề nghiệp:........................................................................................................

Nơi làm việc:...............................................................................................................

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam:

....................................................................................................................................

Việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện được miễn một số điều kiện (6): ………….....................................................................................

Tôi xin lấy tên gọi Việt Nam là:....................................................................

Nếu được nhập quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tôi cũng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có):

STT

Họ và tên

Giới tính

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Nơi đăng ký khai sinh

Tên gọi Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Về quốc tịch hiện nay (7):

Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có):

Tôi tự xét thấy mình và con chưa thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt:

            □                      □

 

 

Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:

…………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

Giấy tờ kèm theo:
-...............................
-...............................
-........

............., ngày.....  tháng .......  năm ............
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Chú thích:

(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;

(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;

(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì;

(6) Nêu rõ trường hợp được miễn theo quy định nào của Luật Quốc tịch Việt Nam;

(7) Đánh dấu ‘X” vào 1 trong 2 lựa chọn.

 

 

Ảnh 4x6

(Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

TỜ KHAI LÝ LỊCH

 

Họ và tên (1):....................................................................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:......................................................................................

Nơi sinh (2):...........................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh (3):....................................................................................

Quốc tịch hiện nay (4):.......................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):.................................Số:.................................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:...............................

Địa chỉ cư trú hiện nay:.....................................................................................

Nghề nghiệp:......................................................................................................

Nơi làm việc:...................................................................................................

TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN

(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)

………………………………………………………………………….....................

Họ và tên cha: ……………………………………..……………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………….............................................

Quốc tịch: ………………………...........................................................................

Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………

Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………...

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………..............................................

Quốc tịch:……………………..................................................................................

Địa chỉ cư trú: …………………………………………………………

Họ và tên vợ /chồng: ……………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………..................................

Nơi sinh:…………………………………………………………………

Quốc tịch: ………………………………...........................................................

Địa chỉ cư trú: ………………………………………

TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên con thứ nhất: …………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………

Nơi sinh:……………………………………………………………………………

Quốc tịch: ………………………………………………………………………

Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………………

Họ và tên con thứ hai: …………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………

Nơi sinh:…………………………………………………………………………

Quốc tịch: ………………………………………………………………

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

 

….......……, ngày…..…tháng….…năm…....…
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Thủ tục Xin thôi Quốc tịch Việt Nam.

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp.

Bước 3: Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);

- Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);

- Bản sao các giấy tờ sau: Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài);

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì nộp giấy xác nhận do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam hoặc không trái với quy định của ngành đó;

Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ nếu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đối với giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 40 ngày làm việc (không bao gồm thời gian chuyển hồ sơ giữa các cơ quan).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Nước

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh Trà Vinh.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:

Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam 2.500.000 đồng/01 trường hợp

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo Mẫu quy định).

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ làm Đơn xin cho người được giám hộ thôi quốc tịch Việt Nam (theo quy định).

- Tờ khai lý lịch (theo mẫu quy định).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Đang nợ thuế đối với Nhà Nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam (cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi Quốc tịch Việt Nam);

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;

- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng;

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Quốc tịch Việt Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA, ngày 01 tháng 03 năm 2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

Thông tư số 146/2009/TT-BTC, ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

 

Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu TP/QT-2010-ĐXTQT.1

 

ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

 

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên:..........................................................................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:..........................................................................................

Nơi sinh:.............................................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh:......................................................................................

Quốc tịch hiện nay:...............................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế :...............................................................................

Số:...................................

Cấp ngày, tháng, năm:............................................................................................, Cơ quan cấp:..................................................................................................

Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có):…………………....................

Địa chỉ cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có):…………………………..

Địa chỉ cư trú hiện nay:............................................................................................

Nghề nghiệp:.............................................................................................................

Nơi làm việc:.............................................................................................................

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được thôi quốc tịch Việt Nam.

Lý do xin thôi quốc tịch Việt Nam:

...............................................................................................................................................

Tôi cũng xin cho con chưa thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây được thôi quốc tịch Việt Nam (nếu có):

STT

Họ và tên

Giới tính

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Nơi đăng ký khai sinh

Ngày, tháng, năm xuất cảnh (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

Giấy tờ kèm theo:
-........... 
-

............., ngày.....  tháng ..... năm
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu TP/QT-2010-ĐXTQT.2

 

ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
(Dùng cho người giám hộ làm Đơn xin cho người được giám hộ)

 

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên người giám hộ làm Đơn (1):...................................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:..............................................................................................

Nơi sinh (2):.............................................................................................................

Quốc tịch hiện nay (3):..............................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (4): .............................................. Số:........................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:................................

Địa chỉ cư trú hiện nay:............................................................................................

Quan hệ giữa người giám hộ làm Đơn và người được giám hộ:...............................

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép người được giám hộ có tên sau đây được thôi quốc tịch Việt Nam:

Họ và tên người xin thôi quốc tịch Việt Nam:......................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:..............................................................................................

Nơi sinh:...................................................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh (5):........................................................................................

Quốc tịch hiện nay:....................................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế: ...............................................................................

Số:.........................................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:..............................

Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có):…………………....................

Địa chỉ cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có):……………..………........

Địa chỉ cư trú hiện nay:............................................................................................

Lý do xin thôi quốc tịch Việt Nam:................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

Giấy tờ kèm theo:
-.........................................................
-.........................................................

............., ngày.....  tháng .......  năm ............
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Ảnh 4x6
(Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI LÝ LỊCH

Họ và tên (1):...........................................................................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ:

Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................................

Nơi sinh (2):.............................................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh (3):..........................................................................................

Quốc tịch hiện nay (4):..............................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):.................................................................

Số:..........................................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:..............................

Địa chỉ cư trú hiện nay:............................................................................................

Nghề nghiệp:.............................................................................................................

Nơi làm việc:............................................................................................................

TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN

(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)

…………………………………………………………………………....................

.....................................................................................................................................

Họ và tên cha: ……………………………………..…………………….................

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………….............................................

Quốc tịch: ………………………..............................................................................

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………….............

Họ và tên mẹ: …………………………………………...........................................

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………..............................................

Quốc tịch:……………………...................................................................................

Địa chỉ cư trú: …………………………………………………………....................

Họ và tên vợ /chồng: ………………………………………………........................

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………..........................................

Nơi sinh:……………………………………………………………..........................

Quốc tịch: ……………………………….................................................................

Địa chỉ cư trú: …………………………………………………………....................

TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên con thứ nhất: …………………………………………............................

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………..........................

Nơi sinh:…………………………………………………………..............................

Quốc tịch: …………………………………………………………………...............

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………….............

Họ và tên con thứ hai: ……………………………………………………..............

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………..............

Nơi sinh:………………………………………………………………......................

Quốc tịch: ………………………………………………………………...................

Địa chỉ cư trú: …………………………………………….........................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

 

….......……, ngày…..…tháng….…năm…....…
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Thủ tục Trở lại Quốc tịch Việt Nam.

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp.

Bước 3: Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Tổ tiếp nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh hướng dẫn cá nhân đóng lệ phí theo đúng quy định.

Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);

- Bản photocopy Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (mang theo bản chính để đối chiếu);

- Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau: giấy tờ xin hồi hương về Việt Nam; bản photocopy giấy chứng nhận kết hôn đối với người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; bản photocopy giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; bản photocopy Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó; giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận hoặc cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc cho trở lại quốc tịch của người đó sẽ đóng góp cho sự phát triển về lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao,... của Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng nhận người đó đã có dự án đầu tư tại Việt Nam; giấy tờ chứng minh đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài;

- Trong trường hợp con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ nếu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đối với giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

- 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian trung chuyển hồ sơ giữa các cơ quan) đối với trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng thôi quốc tịch nước ngoài;

- 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian trung chuyển hồ sơ giữa các cơ quan) đối với trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng muốn giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người đó là người không quốc tịch.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Nước

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh Trà Vinh.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:

Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam: 2.500.000 đồng.

Các trường hợp được miễn lệ phí:

Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm: Người tham gia, người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; người hoạt động cách mạng xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các trường hợp khác mà việc trở lại quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành xin trở lại quốc tịch Việt Nam

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo Mẫu TP/QT-2010- ĐXTLQT kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

Tờ khai lý lịch (theo Mẫu TP/QT-2010-TKLL ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người có yêu cầu xin trở lại quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Xin hồi hương về Việt Nam;

- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam;

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Quốc tịch Việt Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA, ngày 01 tháng 03 năm 2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

Thông tư số 08/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

Thông tư số 146/2009/TT-BTC, ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

 

Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu TP/QT-2010-ĐXTLQT

 

ĐƠN XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

 

 

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên (1):...........................................................................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................................

Nơi sinh (2):.............................................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh (3):.......................................................................................

Quốc tịch hiện nay (4):..............................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):.........................................................................

Số:...................................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:..............................

Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có):…………………....................

Địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh (nếu có):……………………................................

Địa chỉ nơi cư trú:....................................................................................................

Nghề nghiệp:.............................................................................................................

Nơi làm việc:.................................................................................................................

Trước đây tôi đã có quốc tịch Việt Nam, nhưng đã mất quốc tịch Việt Nam từ ngày ............  tháng .........  năm ...................

Lý do mất quốc tịch Việt Nam (6):..................................................................

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi làm đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Mục đích xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

.....................................................................................................................................

Việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện được miễn một số điều kiện (7):

…………..................................................................................................

Tôi xin lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây là:................................................

Nếu được trở lại quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tôi cũng xin cho con chưa thành niên có tên dưới đây được trở lại (hoặc nhập) quốc tịch Việt Nam (nếu có):

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Địa chỉ cư trú hiện nay

Nơi sinh

Nơi đăng ký khai sinh

Tên gọi Việt Nam

Ghi chú (8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Về quốc tịch hiện nay (9):

Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có):

Tôi tự xét thấy mình và con chưa thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt:

            □                      □

 

 

Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:

……………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

Giấy tờ kèm theo:

……......

...............................

............., ngày.....  tháng ...... năm .
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Ảnh 4x6
(Chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI LÝ LỊCH

Họ và tên (1):...........................................................................................................

Giới tính:           Nam: □           Nữ: □

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................................................

Nơi sinh (2):.............................................................................................................

Nơi đăng ký khai sinh (3):.......................................................................................

Quốc tịch hiện nay (4):................................................................................................

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5): .........................................................................

Số:..........................................

Cấp ngày, tháng, năm:........................................., Cơ quan cấp:...............................

Địa chỉ cư trú hiện nay:..............................................................................................

Nghề nghiệp:.............................................................................................................

Nơi làm việc:............................................................................................................

TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN

(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)

………………………………………………………………………….....................

...................................................................................................................................

Họ và tên cha: ……………………………………..……………………….............

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………….............................................

Quốc tịch: ………………………..............................................................................

Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………….…....

Họ và tên mẹ: ……………………………………………………….......................

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………..............................................

Quốc tịch:……………………....................................................................................

Địa chỉ cư trú: …………………………………………………………………........

Họ và tên vợ /chồng: ……………………………………………………………....

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………….........................................

Nơi sinh:…………………………………………………………..............................

Quốc tịch: ……………………………….................................................................

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………....

TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên con thứ nhất: …………………………………………………................

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………..........................

Nơi sinh:…………………………………………………………..............................

Quốc tịch: ………………………………………………………………...................

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………….............

Họ và tên con thứ hai: ……………………………………………..........................

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………......................................

Nơi sinh:………………………………………………………..................................

Quốc tịch: …………………………………………………………...........................

Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………….........

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

 

….......……, ngày…..…tháng….…năm…....…
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

4. Thủ tục Cấp giấy xác nhận có Quốc tịch Việt Nam ở trong nước

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp và hoàn trả kết quả trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3. Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4x6;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);

- Tờ khai lý lịch và các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nêu trên, cụ thể là:

+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;

+ Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam;

+ Trong thời hạn 08 ngày làm việc đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Công an cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Quốc tịch Việt Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

B.Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

TP/QT-2013-TKXNCQTVN

 

Ảnh

4x6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………….., ngày ………. tháng ……… năm ……….

 

TỜ KHAI XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Kính gửi:....…………………………………

Họ và tên người yêu cầu: ………………………………. Giới tính:………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………...

Nơi sinh: …………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………………

Nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ………………………...

Quốc tịch nước ngoài (nếu có): ……………………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế: ………………….

số ……………………………., cấp ngày ……… tháng ……. năm ……………….

tại ……………………………………………………………………………………

Giấy tờ chứng minh hiện nay đang có quốc tịch Việt Nam kèm theo:

1) ……………………………………………………………………………………

2) ……………………………………………………………………………………

3) ……………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.

 

 

NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)

 

5. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp và hoàn trả kết quả trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

Bước 3. Tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung;

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Nhận kết quả tại tổ tiếp nhận và hoàn trả kết quả Phòng Hành chính tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.

b) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4x6;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;

- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG- BCA (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Công an cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

g) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN)

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Quốc tịch Việt Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

TP/QT-2013-TKXNLNGVN

 

Ảnh
4x6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………….., ngày ………. tháng ……… năm ……….

 

TỜ KHAI XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM

Kính gửi:.... (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)

Họ và tên người yêu cầu: ………………………………. Giới tính: ……………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………...

Nơi sinh: …………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………………

Nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ………………………...

Quốc tịch nước ngoài (nếu có): ……………………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế: …………………….

số ……………………………., cấp ngày ……… tháng ……. năm ……………….

tại ……………………………………………………………………………………

Giấy tờ để chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống, giấy tờ chứng minh là con, cháu của người mà khi sinh ra có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống:

1) ……………………………………………………………………………………

2) ……………………………………………………………………………………

3) ……………………………………………………………………………………

4) ……………………………………………………………………………………

5) ………………………………………………………. ……………………………

Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.

 

 

NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)

 

III. Lĩnh vực Nuôi con nuôi

1. Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (không đích danh)

A. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nếu không có tổ chức con nuôi nước ngoài thì nộp thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam.

Bước 2. Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết thì lấy ý kiến chuyên gia.

Bước 3. Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp

Bước 4. Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em và báo cáo UBND cấp tỉnh cho ý kiến.

Bước 5. Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của UBND tỉnh.

Bước 6. Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em. Nếu cần thiết thì Cục Con nuôi tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, y tế, gia đình, xã hội.

Bước 7. Cục Con nuôi lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Bước 8. Người nhận con nuôi gửi giấy đồng ý và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi;

Bước 9. Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi.

Bước 10. Sở Tư pháp trình UBND tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Bước 11. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi;

Bước 12. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trsở Sở Tư pháp;

Bước 13. Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính (tại Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp)

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hóa tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 15 ngày

- Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em: 15 ngày

- UBND cấp tỉnh cho ý kiến: 03 ngày

- Cục Con nuôi kiểm tra báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em và thông báo cho người nhận con nuôi: 30 ngày

- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi: 15 ngày

- UBND tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 03 ngày

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người xin nhận con nuôi

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính (Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp)

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan Công an địa phương (nếu cần thiết).

e) Lệ phí (nếu có): 9.000.000đ (lệ phí), 50.000.000đ (chi phí)

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin không đích danh) - TP/CN-2011/CNNNg.04.b

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

- Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.

- Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

Các trường hợp không được nhận làm con nuôi:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

j) Căn cứ pháp lý

Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 05 tuổi trở lên, 02 trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế.

Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Mẫu TP/CN-2011/CNNNg.04.a

Formula TP/CN-2011/CNNNg.04.a

Ảnh 4 x 6 cm

(Chụp chưa quá 6 tháng)

Photograph 4x6

(Taken not over 6 months)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom -Happiness

-------------------

 

ĐƠN XIN NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON NUÔI
(Dùng cho trường hợp xin đích danh)

APPLICATION FOR VIETNAMESE CHILD ADOPTION
(Used on nominal request)

 

Kinh gửi: Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

To: Ministry of Justice of Socialist Republic of Vietnam

Chúng tôi/tôi là/We are/I am:

 

Ông/Mr.

Bà/Mrs.

Họ và tên

Full name

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

Date of birth

 

 

Nơi sinh/Place of birth

 

 

Quốc tịch/Nationality

 

 

Nghề nghiệp/Occupation

 

 

Nơi thường trú

Permanent residence

 

 

Số Hộ chiếu/Giấy CMND

Passport/National ID N0

 

 

Nơi cấp/Place of issue

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

Date of issue

 

 

Địa chỉ liên hệ

Address for correspondence

 

 

Điện thoại/fax/email

Tel/fax/email

 

 

Có nguyện vọng nhận trẻ em có đặc điểm như sau làm con nuôi/Having wished to adopt a child with the following characteristics:

Độ tuổi/Age:................................................................

Giới tính/Sex:.............................................................

Tình trạng sức khỏe/Health status:...................................................................................

Những đặc điểm khác, nếu có/Other characteristics, if any:...........................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Lý do xin nhận con nuôi/Reasons for adoption:

............................................................................................................................................

Chúng tôi/tôi ủy quyền cho Tổ chức con nuôi1..............................................................thay mặt chúng tôi/tôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam.

We/I have appointed................................................................... to acton our behalf in fulfilling all necessary adoption procedures in Vietnam.

Nếu được nhận trẻ em nói trên làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình hình phát triển của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho Bộ Tư pháp Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước nơi con nuôi thường trú.

If we/I adopt a child, we/I commit to take care of, to nourish and to educate the child as our/my natural child and realise all obligations of parents with the child according to applicable Laws. In addition, we/I commit every 6 months and within the period of three years since the day of handover our/my adopted child, to provide reports on the development of our/my adopted child(with the photographs) and send them to Ministry of Justice of Socialist Republic of Vietnam and Vietnamese Missions at the country where our/my adopted child residing.

Đề nghị Bộ Tư pháp Việt Nam xem xét, giải quyết.

We/I would like to petition the Ministry of Justice to examine and approve our/my adoption.

.................., ngày........  tháng ........  năm ...........

Done at.............................., on................................................

ÔNG /Mr.
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

BÀ/Mrs.
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

 

2. Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (đích danh)

A. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi. Nếu có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp thì có thể ủy quyền cho người thân thích hoặc gửi qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm, có dấu niêm phong hợp lệ.

Bước 2. Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ.

Bước 3. Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định

Bước 4. UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

Bước 5. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

Bước 6. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

Bước 7. Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu)

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp;

c) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hóa tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; (trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

- Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

- Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

c) Thời hạn giải quyết:

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ: 15 ngày

- Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em: 10 ngày

- UBND cấp tỉnh cho ý kiến: 03 ngày

- Cục Con nuôi kiểm tra báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em và thông báo cho người nhận con nuôi: 30 ngày

- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi: 15 ngày

- UBND cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 03 ngày

d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người xin nhận con nuôi

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan Công an địa phương (nếu cần thiết).

e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

g) Lệ phí (nếu có): 9.000.000đ (lệ phí), 50.000.000đ (chi phí)

Đối tượng được giảm 50 % lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi: Cô, dì, chú bác nhận cháu ruột làm con nuôi; cha dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi; trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh, chị em ruột làm con nuôi, thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

Đối tượng được miễn nộp chi phí:

- Cô, dì, chú bác nhận cháu ruột làm con nuôi; cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi;

- Người nhận trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (dùng cho trường hợp xin đích danh) - TP/CN-2011/CNNNg.04.a

- Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em -TP/CN-2011/CNNNg. 05

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

4. Có tư cách đạo đức tốt.

5. Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.

6. Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

Các trường hợp không được nhận làm con nuôi:

1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

3. Đang chấp hành hình phạt tù;

4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

j) Căn cứ pháp lý:

Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 05 tuổi trở lên, 02 trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế.

Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Mẫu TP/CN-2011/CNNNg.04.a

Formula TP/CN-2011/CNNNg.04.a

Ảnh 4 x 6 cm

(Chụp chưa quá 6 tháng)

Photograph 4x6

(Taken not over 6 months)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom -Happiness

-------------------

 

ĐƠN XIN NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON NUÔI
(Dùng cho trường hợp xin đích danh)

APPLICATION FOR VIETNAMESE CHILD ADOPTION
(Used on nominal request)

 

Kính gửi: Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

To: Ministry of Justice of Socialist Republic of Vietnam

Chúng tôi/tôi là/We are/I am:

 

Ông/Mr.

Bà/Mrs.

Họ và tên

Full name

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

Date of birth

 

 

Nơi sinh/Place of birth

 

 

Quốc tịch/Nationality

 

 

Nghề nghiệp/Occupation

 

 

Nơi thường trú

Permanent residence

 

 

Số Hộ chiếu/Giấy CMND

Passport/National ID N0

 

 

Nơi cấp/Place of issue

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

Date of issue

 

 

Địa chỉ liên hệ

Address for correspondence

 

 

Điện thoại,/fax/ email

Tel/fax/email

 

 

Quan hệ với trẻ em được nhận làm con nuôi/Relationship with adoptee

 

 

Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi/Having wished to adopt a child with the following identification:

Họ và tên/Full name:………………………...................................……..

Giới tính/Sex:………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth:............................................................

Nơi sinh/Place of birth:.................................................................................

Dân tộc/Ethnic group:............................ Quốc tịch/Nationality: …………..

Tình trạng sức khỏe/Health status:.................................................................

Hiện đang sống tại/The child is living at:

- Cơ sở nuôi dưỡng/Institution2:..................................................................

Gia đình/Family:...........................................................................................

 

Ông/Mr.

/Mrs.

Họ và tên/Full name

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

Date of birth

 

 

Nơi sinh/Place of birth

 

 

Dân tộc/Ethnic group

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

National ID/Passport N0

 

 

Nơi cấp/Place of issue

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

Date of issue

 

 

Địa chỉ liên hệ

Address for correspondence

 

 

Điện thoại,/fax/ email

Tel/fax/email

 

 

Quan hệ với trẻ em được nhận làm con nuôi/Relationship with adoptee

 

 

Lý do nhận con nuôi/Reasons for adoption:..............................................

………...………………………………………………………………….......

Nếu được nhận trẻ em nói trên làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình hình phát triển của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho Bộ Tư pháp Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước nơi con nuôi thường trú.

If we/I adopt a child, we/I commit to take care of, to nourish and to educate the child as our/my natural child and realise all obligations of parents with the child according to applicable Laws. In addition, we/I commit every 6 months and within the period of three years since the day of handover our/my adopted child, to provide reports on the development of our/my adopted child (with the photographs) and send them to Ministry of Justice of Socialist Republic of Vietnam and Vietnamese Missions at the country where our/my adopted child residing.

Đề nghị Bộ Tư pháp Việt Nam xem xét, giải quyết.

We/I would like to petition the Ministry of Justice to examine and approve our/my adoption.

..................,  ngày ........................  tháng .............. năm…………..

Done at.............................., on....................

ÔNG /Mr.
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

BÀ/Mrs.
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

 

Mẫu TP/CN-2011/CNNNg.05

BẢN TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM,
SỞ THÍCH, THÓI QUEN CỦA TRẺ EM

I. THÔNG TIN VỀ TRẺ EM:

Họ và tên trẻ em:............................................................... Giới tính:.......................

Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................................

Nơi sinh:.................................

Dân tộc:...................................................

Lý do tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng:

Mồ côi □           Bị bỏ rơi □

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác:....................................................................................

- Trẻ khuyết tật3:...................................................................................................................

- Trẻ mắc bệnh hiểm nghèo.................................................................................................

Thông tin về gia đình ruột của trẻ em (nếu có):

............................................................................................................................................

II. TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ CỦA TRẺ EM:

1. Tình hình sức khỏe khi sinh ra...................................................................................

2. Tiền sử bệnh tật trước đây (trước và trong khi được nuôi dưỡng tại Trung tâm)

...........................................................................................................................................

3. Các bệnh mãn tính, dị tật hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác của trẻ em. Nêu các điều trị đã được thực hiện hoặc kế hoạch điều trị

.............................................................................................................................................

4. Tiêm vắc xin:

Vắc xin

Liều

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

Mũi tổng hợp 1

Mũi tổng hợp 2

Ghi chú

Lao (B.C.G)

 

 

 

 

 

 

Bạch hầu

 

 

 

 

 

 

Uốn ván

 

 

 

 

 

 

Ho gà

 

 

 

 

 

 

Bại liệt

 

 

 

 

 

 

Viêm gan B

 

 

 

 

 

 

Các chủng ngừa khác

 

 

 

 

 

 

Uống vitamin A

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình sức khỏe hiện tại

Chiều cao (cm):................................... Cân nặng (kg):...........................................

- Suy dinh dưỡng: Có □             Không □           Nếu có suy dinh dưỡng, độ mấy (1,2,3):

Nhận xét về sức khỏe:

..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................

6. Sự phát triển:

 

Phù hợp với độ tuổi

Cần phát triển những khả năng này

Khả năng vận động

Khả năng ngôn ngữ

Khả năng giao tiếp

Khả năng nhận thức

Khả năng học tập

Những khả năng khác:.........................................................................................................

III. SỞ THÍCH CỦA TRẺ EM:.............................................................................................

IV. THÓI QUEN CỦA TRẺ EM:..........................................................................................

V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT:..............................................................................................

 

............, ngày ....... tháng ........ năm ............
Xác nhận của của cơ quan có thẩm quyền4
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Người làm báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

3. Thủ tục Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

A. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1.Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây (Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng).

Bước 2. Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp

c) Thành phần hồ sơ: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi.

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người đã đăng ký việc nuôi con nuôi

e) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Sở Tư pháp

f) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (đối với việc đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).

g) Lệ phí (nếu có): Miễn lệ phí

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi - TP/CN-2011/CN.04

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được;

- Cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

j) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

- Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

- Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

- Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

 

Ảnh 4x 6 cm

(chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC NUÔI CON NUÔI

 

Kính gửi:5....................................................................................................................

......................................................................................................................................

Chúng tôi /tôi là:

 

Ông

Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nơi thường trú

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

Đã nhận người có tên dưới đây làm con nuôi:

Họ và tên:................................................................................................Giới tính:..............

Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................................................

Nơi sinh:...............................................................................................................................

Dân tộc:................................................ Quốc tịch:...............................................................

Nơi thường trú:.....................................................................................................................

Phần khai về bên giao con nuôi trước đây6:

 

Ông

Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nơi thường trú/tạm trú

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

Quan hệ với trẻ được nhận làm con nuôi 7:.....................................................................

Tên cơ sở nuôi dưỡng:.........................................................................................................

Chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng:..................................................................

Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại:..........................................................................

.......................................................................  ngày .............. tháng .............. năm .............

Chúng tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Đề nghị....................................................................................... đăng ký.

 

 

.........., ngày....... tháng ....... năm ..........
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Người làm chứng thứ nhất4

Tôi tên là ............................. sinh năm .........

Số CMND...................................., cư trú tại...................................................

Tôi xin làm chứng việc nuôi con nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của mình.

................., ngày..........  tháng .........  năm ...........
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Xác nhận của Người làm chứng thứ hai

Tôi tên là.........................................................sinh  năm ...............

Số CMND....................., cư trú tại......................... .....................................................................

Tôi xin làm chứng việc nuôi con nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của mình.

................., ngày..... tháng .......  năm ........
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Ghi rõ là cha, mẹ đẻ; người giám hộ hay cơ sở nuôi dưỡng. Nếu là cơ sở nuôi dưỡng thì ghi rõ tên cơ sở nuôi dưỡng, chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng.

 

4. Thủ tục Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

A. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp;

Bước 2. Bộ Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Bước 3. Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi nước ngoài thường trú ghi chú việc nuôi con nuôi.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Bộ Tư pháp

c) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

1. Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

3. Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

5. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày (nếu cần xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người xin nhận con nuôi

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân xã, nơi người xin nhận con nuôi thường trú

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận việc ghi chú vào Sổ nuôi con nuôi.

g) Lệ phí (nếu có): Miễn lệ phí

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2011/CN.02);

- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu sử dụng cho người nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) - TP/CN-2011/CN.06

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

4. Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

3. Đang chấp hành hình phạt tù;

4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

j) Căn cứ pháp lý:

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi

Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:

Mẫu TP/CN-2011/CN.02

 

 

Ảnh 4 x 6cm

(chụp chưa quá 6 tháng)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI

Kính gửi:8...............................................................

Chúng tôi/tôi là:

 

Ông

Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nghề nghiệp

 

 

Nơi thường trú

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:

Họ và tên: ………………………........................ Giới tính: …...................................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................................

Nơi sinh:........................................................................................................................

Dân tộc:................................... Quốc tịch:......................................................................

Nơi thường trú: ………………....................…………………………......………........…….

………...……………………...................................….............…….….……...…….

Tình trạng sức khỏe: ………………........................………………....………..............

Họ và tên cha:...............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:....................................................................................................

Dân tộc:................................................ Quốc tịch:..........................................................

Nơi thường trú:.........................................................................................................

Họ và tên mẹ:................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................................................

Dân tộc:..................................... Quốc tịch:..................................................................

Nơi thường trú:..........................................................................................................

Họ và tên, nơi thường trú của cá nhân/tổ chức đang nuôi dưỡng/giám hộ trẻ em9:

.........................................................................................................................................

Quan hệ giữa người xin nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi:

.........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Lý do xin nhận con nuôi:............................................................................................

Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho.......................................................................................................10 nơi chúng tôi/tôi thường trú.

Đề nghị11 ...................................................................................................................... xem xét, giải quyết.

..................,  ngày .................  tháng ...........  năm .................

ÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)


(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu TP/CN-2011/CN.06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

TỜ KHAI HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI PHẦN TỰ KHAI CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI

1. Ông:

Họ và tên:..................................................................... Ngày sinh:..............................

Nơi sinh:........................................................................................................................

Số Giấy CMND:...................................... Nơi cấp:.....................................Ngày cấp..........

Nghề nghiệp:..................................................................................................................

Nơi thường trú:..............................................................................................................

Tình trạng hôn nhân12:.........................................................................................................

2. Bà:

Họ và tên:.................................................................. Ngày sinh:.................................

Nơi sinh:.......................................................................................................................

Số Giấy CMND:...................................... Nơi cấp:................ Ngày cấp..................

Nghề nghiệp:..................................................................................................................

Nơi thường trú:.............................................................................................................

Tình trạng hôn nhân13:................................................................................................

3. Hoàn cảnh gia đình14:.............................................................................................

4. Hoàn cảnh kinh tế:

- Nhà ở:..........................................................................................................................

- Mức thu nhập:.............................................................................................................

- Các tài sản khác:.........................................................................................................

 


Ông

(Ký, ghi rõ họ tên)

..............., ngày........  tháng ......  năm ...........

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ý kiến của Tổ trưởng tổ dân phố/Trưởng thôn về người nhận con nuôi:

........................................................................................................................................

 

Xác minh của công chức tư pháp - hộ tịch:
............, ngày.......  tháng .......  năm ........
Người xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên)

.........., ngày......  tháng .......  năm .......
Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn
..............., ngày ..... tháng ....... năm .........
TM. UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

5. Thủ tục Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi

A. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện

Bước 1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú;

Bước 2. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan;

Bước 3. Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

Bước 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi;

Bước 5.Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp

c) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

1. Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

3. Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

5. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha

đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết:

- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 15 ngày

- Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 03 ngày

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người xin nhận con nuôi

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (bản chính - mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân tỉnh) - TP/CN-2011/CNNNg.01

g) Lệ phí (nếu có): 400.000đ

Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và việc nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa;

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2011/CN.02);

- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu sử dụng cho người nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) - TP/CN-2011/CN.06

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

4. Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

3. Đang chấp hành hình phạt tù;

4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

j) Căn cứ pháp lý:

Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi;

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 05 tuổi trở lên, 02 trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế.

Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

 

Mẫu TP/CN-2011/CN.02

 

 

Ảnh 4 x 6 cm
(chụp chưa quá 6 tháng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

 

 

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI

 

 

 

Ảnh 4 x 6 cm
(chụp chưa quá 6 tháng)

 

Kính gửi:15......................................................................................................................

......................................................................................................................................

Chúng tôi/tôi là:

 

Ông

Họ và tên

 

 

Ngày, tháng, năm sinh

 

 

Nơi sinh

 

 

Dân tộc

 

 

Quốc tịch

 

 

Nghề nghiệp

 

 

Nơi thường trú

 

 

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

 

 

Nơi cấp

 

 

Ngày, tháng, năm cấp

 

 

Địa chỉ liên hệ

 

 

Điện thoại/fax/email

 

 

Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:

Họ và tên: ……………………………............................ Giới tính: ………..............……....

Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................................................

Nơi sinh:................................................................................................................................

Dân tộc:............................................... Quốc tịch:................................................................

Nơi thường trú: ………………........................................……………………......……….......

Tình trạng sức khỏe: ………………...........................……………..……......………..............

Họ và tên cha:.....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.......................................................................................................

Dân tộc:................................................. Quốc tịch:............................................................

Nơi thường trú:..................................................................................................................

Họ và tên mẹ:....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.....................................................................................................

Dân tộc:................................................. Quốc tịch:...........................................................

Nơi thường trú:..................................................................................................................

Họ và tên, nơi thường trú của cá nhân/tổ chức đang nuôi dưỡng/giám hộ trẻ em16:

...........................................................................................................................................

......................................

Quan hệ giữa người xin nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi:

.............................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Lý do xin nhận con nuôi:......................................................................................................

Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho.......................................................................................................17 nơi chúng tôi/tôi thường trú.

Đề nghị18 xem xét, giải quyết.

..................,  ngày .................  tháng ...........  năm .................

ÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)


(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu TP/CN-2011/CN.06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

 

TỜ KHAI HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI

PHẦN TỰ KHAI CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI

1. Ông:

Họ và tên:................................................................................. Ngày sinh:.............................

Nơi sinh:....................................................................................................................................

Số Giấy CMND:......................Nơi cấp:...............................Ngày cấp...................................

Nghề nghiệp:.............................................................................................................................

Nơi thường trú:..........................................................................................................................

Tình trạng hôn nhân19:..............................................................................................................

2. Bà:

Họ và tên:.............................................................................. Ngày sinh:................................

Nơi sinh:...................................................................................................................................

Số Giấy CMND:...................... Nơi cấp:.............................. Ngày cấp..............................

Nghề nghiệp:......................................................................................................................

Nơi thường trú:....................................................................................................................

Tình trạng hôn nhân20:.........................................................................................................

3. Hoàn cảnh gia đình21:........................................................................................

4. Hoàn cảnh kinh tế:

- Nhà ở:................................................................................................................................

- Mức thu nhập:.....................................................................................................................

- Các tài sản khác:...................................................................................................................

..............., ngày........  tháng .......... năm ..............

ÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)


(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ý kiến của Tổ trưởng tổ dân phố/Trưởng thôn về người nhận con nuôi:

...............................................................................................................................................

 

..............., Ngày........ tháng ....... năm ............
Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Xác minh của công chức tư pháp - hộ tịch22:

................................................................................................................................................

.................................................................................................................

 

........,  ngày ........ tháng ....... năm .........
Người xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn
.............,  ngày ........ tháng ....... năm .........
TM. UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

6. Thủ tục Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

A. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện

Bước 1.Người có yêu cầu ghi chú việc nuôi con nuôi xuất trình với Sở Tư pháp bản chính giấy tờ đăng ký việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

Bước 2.Sở Tư pháp ghi chú việc nuôi con nuôi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và cấp cho đương sự Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi đó.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần hồ sơ:

Bản chính giấy tờ đăng ký việc nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.

d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người đã đăng ký việc nuôi con nuôi

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Sở Tư pháp

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi

g) Lệ phí (nếu có): Miễn lệ phí

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

j) Căn cứ pháp lý:

Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi;

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Thông tư 12/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi

Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 05 tuổi trở lên, 02 trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế.

Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: không

IV. Lĩnh vực Phổ biến giáo dục pháp luật

1. Thủ tục Công nhận báo cáo viên pháp luật

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện:

Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, chỉ đạo đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, lập hồ sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.

b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức;

- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.

e) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:UBND tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:Sở Tư pháp.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.

g) Lệ phí: Không.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận,cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện TTHC:

Mẫu số: 01/BCVPL

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp)

Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức …
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

DANH SÁCH TRÍCH NGANG NGƯỜI ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Chức vụ, chức danh và đơn vị công tác

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác trong lĩnh vực pháp luật (năm)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo, cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

2. Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh)

A. Nội dung thủ tục hành chính:

a) Trình tự thực hiện:

Tổ chức, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 lập danh sách trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình xem xét, lập hồ sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần hồ sơ:

- Công văn đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP;

- Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BTP;

- Các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.

e) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:Sở Tư pháp.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.

g) Lệ phí: Không.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 21/2013/TT-BTP.

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;

- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân;

- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;

- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;

- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận,cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện TTHC:

Mẫu số: 02/BCVPL

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp)

Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức …
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày... tháng... năm.......

 

DANH SÁCH BÁO CÁO VIÊN THUỘC TRƯỜNG HỢP ĐỀ NGHỊ MIỄN NHIỆM

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Chức vụ, chức danh và đơn vị công tác

Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định)

Lý do miễn nhiệm

Tài liệu kèm theo (ghi rõ Đơn xin thôi hay các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên thuộc trường hợp miễn nhiệm)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo, cơ quan, tổ chức, đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

V. Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý

1. Thủ tục Yêu cầu/đề nghị trợ giúp pháp lý

A. Nội dung thủ tục hành chính.

a) Trình tự thực hiện:

Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải nộp hồ sơ cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận xem xét, trả lời ngay cho người có yêu cầu trợ giúp pháp lý về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý. Trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà chưa thể cung cấp đủ giấy tờ hoặc do vụ việc trợ giúp pháp lý đã sắp hết thời hiệu hoặc có các lý do khác đòi hỏi phải làm ngay để tránh gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận thụ lý và hướng dẫn người được trợ giúp bổ sung các giấy tờ cần thiết.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh;

- Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);

- Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Vụ việc được thụ lý ngay.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp).

j) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

- Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008, Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính

MẪU ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………, ngày….tháng…..năm 20…..

ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi: ………………..(1)……………….

Họ và tên: ………………………..…(2 hoặc 2a)............................................

Ngày, tháng, năm sinh:………………………….Giới tính:...........................

Địa chỉ liên hệ:................................................................................................

Điện thoại:.......................................................................................................

CMND số: …………………………………….cấp ngày ……………….. tại.................
……………………………. Dân tộc:..........................................

Diện người được trợ giúp pháp lý:..................................................................

Nội dung vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý:

..........................................................................................................................

Tài liệu gửi kèm theo đơn:

Ghi chú:

..........................................................................................................................

Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị ….(1).... xem xét trợ giúp pháp lý.

 

 

NGƯỜI YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

(2): Tên người được trợ giúp pháp lý

(2a): Tên người đại diện, người giám hộ cho người được trợ giúp pháp lý.

 

2. Thủ tục Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

a) Trình tự thực hiện:

Khi có đủ căn cứ chứng minh người thực hiện trợ giúp pháp lý vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc phải thay đổi theo pháp luật tố tụng thì người được trợ giúp pháp lý phải gửi đơn (nêu rõ lý do, căn cứ đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý) và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu thay đổi hoặc trực tiếp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh nơi thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để trình bày yêu cầu của mình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi hợp lệ, Giám đốc Trung tâm ra quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

b) Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện;

- Trực tiếp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

j) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008, Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010.

 

3. Thủ tục Công nhận và cấp thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

A. Nội dung thủ tục hành chính

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

- Người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 4 Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có nguyện vọng làm cộng tác viên gửi hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên đến Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú hoặc công tác.

- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản.

- Trong thời hạn 01 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên. Trong trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên.

b) Cách thức thực hiện:

Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) tại Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc các Chi nhánh thuộc Trung tâm.

c) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật bao gồm:

a) Đơn đề nghị làm cộng tác viên theo mẫu;

b) Bản sao bằng cử nhân luật; bằng đại học khác hoặc bằng trung cấp luật;

c) Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan nơi người đề nghị làm cộng tác viên làm việc làm hai ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.

Trong trường hợp người đề nghị làm cộng tác viên thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi mà có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng thì trong hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên ngoài các giấy tờ tài liệu tại điểm a,c nêu trên cần có giấy xác nhận thời gian công tác pháp luật của cơ quan, tổ chức nơi người đó đã hoặc đang công tác hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng của người đề nghị.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tư pháp

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên.

h) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Mẫu đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Mẫu số 01-CTV-TGPL ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp)

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Yêu cầu, điều kiện để được đề nghị công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 4 Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp như sau:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc các trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính; Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực; Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:

- Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là người đã hoặc đang làm công tác liên quan đến pháp luật trong các cơ quan thuộc ngành Tư pháp, Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, hệ thống các cơ quan điều tra hoặc tổ chức pháp chế các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến pháp luật; người đã hoặc đang là công chức tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn, Hội thẩm nhân dân, Bào chữa viên nhân dân, luật gia;

- Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng là người đã hoặc đang là tổ viên tổ hòa giải, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng ấp, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở;

- Luật sư, Tư vấn viên pháp luật

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006.

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính

Mẫu số 01-CTV-TGPL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

(Địa danh), ngày.... tháng..... năm 20...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ LÀM CỘNG TÁC VIÊN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Kính gửi:

- Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)……………….....
- Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (thành phố)…………................................................

Tên tôi là: ………………………………………………………………......

Sinh ngày……tháng…..năm…………………………………………….....

Dân tộc…………………………….Quốc tịch……………………..……....

Địa chỉ thường trú…………………………..……………………..……......

Nghề nghiệp:…………………………………………………………….....

Nơi làm việc:…………………………………………………………….....

Trình độ chuyên môn:……………………………………….......................

Thời gian công tác pháp luật:……………………………………………....

Điện thoại ……………………….. Điện thoại di động………………........

Email……………………………………………………………………......

Sau khi nghiên cứu Luật Trợ giúp pháp lý, Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, tôi tự nhận thấy mình có đủ điều kiện để trở thành cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (thành phố) ………….. Vì vậy, tôi trân trọng đề nghị được làm cộng tác viên của Trung tâm để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Tôi cam đoan tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý, Thông tư số 07/2012/TT-BTP và thực hiện trợ giúp pháp lý có chất lượng.

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Ký và ghi rõ họ tên)

 

4. Thủ tục Cấp lại Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:

- Trong trường hợp thẻ cộng tác viên bị mất, bị hỏng không sử dụng được cộng tác viên làm đơn đề nghị gửi Giám đốc Sở Tư pháp cấp lại thẻ gửi đến Giám đốc Trung tâm. Đơn đề nghị cấp lại thẻ phải ghi rõ việc thẻ bị mất, bị hỏng không sử dụng được. Trong trường hợp thẻ bị hư hỏng phải gửi đơn kèm theo thẻ bị hư hỏng.

- Kể từ ngày nhận được đơn cấp lại thẻ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra danh sách cộng tác viên theo số thẻ đã cấp cho cộng tác viên và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên cho người đề nghị. Kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp lại thẻ cộng tác viên.

- Trường hợp cộng tác viên thay đổi nơi cư trú hoặc nơi công tác từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi đã tham gia làm cộng tác viên thanh lý hợp đồng cộng tác và nộp lại thẻ cộng tác viên đã được cấp. Nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên thì đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi cư trú hoặc công tác mới làm thủ tục công nhận và cấp thẻ cộng tác viên theo quy định.

b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên được gửi trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên;

- Hai (02) ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;

- Thẻ bị hư hỏng (Đối với trường hợp thẻ bị hư hỏng).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn (02 ngày tại Trung tâm và 02 ngày tại Sở Tư pháp tỉnh).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định công nhận và cấp lại thẻ cộng tác viên.

g) Phí, Lệ phí: Không.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

i) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

j) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

B. Mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không

 

5. Thủ tục Thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

a) Trình tự thực hiện:

- Khi cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP: Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, trừ trường hợp có lý do chính đáng; cộng tác viên có một trong các hành vi quy định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý; cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý; cộng tác viên chấm dứt hợp đồng cộng tác với Trung tâm hoặc không tiến hành ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp thẻ thì Giám đốc Trung tâm sẽ có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên. Quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên được gửi cho cộng tác viên. Thẻ cộng tác viên của người bị thu hồi hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên có hiệu lực pháp luật;

- Chấm dứt hợp đồng cộng tác với cộng tác viên.

- Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên được quyền khiếu nại đối với quyết định thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư pháp. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh.

c) Thành phần hồ sơ: Đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm, Quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên của Giám đốc Sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên của Giám đốc Trung tâm.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên.

h) Phí, Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

j) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP gồm:

- Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

- Cộng tác viên có một trong các hành vi quy định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên chấm dứt hợp đồng cộng tác với Trung tâm hoặc không tiến hành ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp thẻ.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

B. Mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không

 

6. Thủ tục Ký kết hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý

a) Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, cộng tác viên đến Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh của Trung tâm nơi mình cư trú hoặc công tác xuất trình Quyết định công nhận, thẻ cộng tác viên và đề nghị ký kết hợp đồng cộng tác; Hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh của Trung tâm và cộng tác viên được thực hiện ký kết theo Hợp đồng cộng tác mẫu số 04-CTV-TGPL.

- Giám đốc Trung tâm ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tại Trung tâm. Giám đốc Trung tâm ký hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trưởng Chi nhánh thừa ủy quyền ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tại Chi nhánh.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý, Chi nhánh của Trung tâm.

c) Thành phần hồ sơ:

- Quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên (Bản sao hoặc bản chụp từ bản chính);

- Thẻ cộng tác viên (Bản sao hoặc bản chụp từ bản chính).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh được ủy quyền mời cộng tác viên đến ký kết hợp đồng cộng tác.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở Tư pháp, Chi nhánh của Trung tâm được ủy quyền.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở Tư pháp, Chi nhánh của Trung tâm được ủy quyền.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng cộng tác được ký kết với cộng tác viên.

g) Lệ phí (nếu có): Không.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

j) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định 07/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

B. Mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không

 

7. Thủ tục Thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý

a) Trình tự thực hiện:

- Trong trường hợp cộng tác viên đề nghị được thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác, nếu đồng ý với đề nghị của cộng tác viên thì Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh được ủy quyền và cộng tác viên tiến hành ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý, trường hợp không đồng ý với đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cộng tác của cộng tác viên thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Giám đốc Trung tâm hoặc trưởng Chi nhánh được Giám đốc Trung tâm ủy quyền thỏa thuận về việc thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh của Trung tâm được ủy quyền.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác (bản chính);

- Hợp đồng cộng tác trước đây (bản chính);

- Thẻ cộng tác viên (bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác của cộng tác viên. Trong trường hợp không đồng ý với đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cộng tác thì cũng trả lời bằng văn bản cho cộng tác viên được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở Tư pháp, Chi nhánh của Trung tâm được ủy quyền.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Sở Tư pháp, Chi nhánh của Trung tâm được ủy quyền.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc chi nhánh của Trung tâm với cộng tác viên; Văn bản trả lời không đồng ý thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác; Thanh lý hợp đồng cộng tác.

g) Lệ phí (nếu có): Không.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

j) Căn cứ pháp lý:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định 07/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

B. Mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không

 

8. Thủ tục Chấm dứt hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý

a) Trình tự thực hiện:

- Khi cộng tác viên có đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng cộng tác hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý phát hiện cộng tác viên có hành vi vi phạm các quy định về việc sử dụng Thẻ cộng tác viên quy định tại khoản 2, Điều 29 Nghị định 07/2007/NĐ-CP hoặc vi phạm pháp luật trợ giúp pháp lý đến mức phải chấm dứt hợp đồng cộng tác hoặc cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên quy định tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP;

- Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý làm văn bản đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên;

- Trung tâm quyết định chấm dứt hợp đồng cộng tác viên và thanh lý hợp đồng cộng tác với cộng tác viên.

b) Cách thức thực hiện: Tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng cộng tác (bản chính) hoặc văn bản xác định cộng tác viên có hành vi vi phạm về quy định sử dụng thẻ hoặc vi phạm pháp luật trợ giúp pháp lý;

- Quyết định thu hồi thẻ (bản chính) trong trường hợp vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cộng tác, các bên trong hợp đồng cộng tác có trách nhiệm tiến hành thanh lý hợp đồng cộng tác.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt hợp đồng cộng tác; Biên bản thanh lý hợp đồng cộng tác. Cộng tác viên nộp lại thẻ cộng tác viên và bàn giao lại hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang thực hiện cho Trung tâm, Chi nhánh.

g) Lệ phí (nếu có): Không.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

j) Căn cứ pháp lý:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định 07/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

B. Mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không

 

9. Thủ tục Đề nghị thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (cấp tỉnh)

a) Trình tự thực hiện:

- Sau khi hoàn thành vụ việc tư vấn, tham gia tố tụng, tham gia đại diện ngoài tố tụng, người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý) lập hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý gửi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh;

- Sau khi hoàn thành vụ việc hòa giải, người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý) lập bảng kê chi phí thực hiện vụ việc hòa giải gửi Trung tâm;

- Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước yêu cầu và hướng dẫn người thực hiện trợ giúp pháp lý hoàn thiện.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

c) Thành phần hồ sơ:

- Đối với vụ việc tư vấn, tham gia tố tụng, tham gia đại diện ngoài tố tụng:

+ Bảng kê chi phí và thời gian thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Thông tư số 18/2013/TT-BTP);

+ Phiếu xác nhận thời gian làm việc theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP;

+ Hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp lệ chứng minh chi phí hành chính liên quan đến việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (nếu có) theo quy định hiện hành về tài chính;

- Đối với vụ việc hòa giải:

Bảng kê chi phí thực hiện vụ việc hòa giải theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP gửi Trung tâm đề nghị thanh toán.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người đề nghị theo quy định;

- Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trung tâm yêu cầu người thực hiện trợ giúp pháp lý hoàn thiện lại hồ sơ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý).

f) Cơ quan thực hiện TTHC: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thanh toán.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bảng kê chi phí và thời gian thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP).

- Phiếu xác nhận thời gian làm việc (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP).

- Bảng kê chi phí thực hiện vụ việc hòa giải (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP).

j) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Thông tư liên tịch số 209/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.

- Thông tư số 18/2013/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

B. Mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện thủ tục hành chính

1. Bảng kê chi phí và thời gian thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP).

SỞ TƯ PHÁP TỈNH TRÀ VINH
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu số 01

BẢNG KÊ CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN TƯ VẤN PHÁP LUẬT, THAM GIA TỐ TỤNG, ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG

Mã số hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý: ………………………………………

I. Chi bồi dưỡng

Stt

Thời gian thực hiện vụ việc

Đề xuất mức chi

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng

 

 

II. Chi phí hành chính

Stt

Nội dung chi

Đề xuất mức chi

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng

 

 

 (Kèm theo chứng từ gốc, vé, hóa đơn,…)

III. Công tác phí

Stt

Số ngày đi công tác

Đề xuất mức chi

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

........., ngày... tháng... năm 20…..
Người thực hiện trợ giúp pháp lý
(ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Phiếu xác nhận thời gian làm việc (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP).

SỞ TƯ PHÁP TỈNH TRÀ VINH
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

........., ngày... tháng... năm.......

Mẫu số 02

PHIẾU XÁC NHẬN THỜI GIAN LÀM VIỆC

Mã số hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý:…………………………………..

Stt

Nội dung làm việc

Địa điểm đến làm việc

Thời gian làm việc

Xác nhận
(ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

...., ngày.... tháng.... năm 20…
Người thực hiện trợ giúp pháp lý
(ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Bảng kê chi phí thực hiện vụ việc hòa giải (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP).

SỞ TƯ PHÁP TỈNH TRÀ VINH
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu số 03

 BẢNG KÊ CHI PHÍ THỰC HIỆN VỤ VIỆC HÒA GIẢI

Mã số hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý:………………………………………………….

I. Chi bồi dưỡng

Đề xuất mức chi

Ghi chú

 

 

II. Chi phí hành chính

Stt

Nội dung chi

Đề xuất mức chi

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 (Kèm theo chứng từ gốc, vé, hóa đơn,…)

III. Công tác phí

Stt

Số ngày đi công tác

Đề xuất mức chi

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

...., ngày.... tháng.... năm 20…
Người thực hiện trợ giúp pháp lý
(ký và ghi rõ họ tên)

 

10. Thủ tục Khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, không thực hiện trợ giúp pháp lý, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Nội dung thủ tục hành chính.

a) Trình tự thực hiện:

Khiếu nại lần 1:

- Người được trợ giúp pháp lý gửi đơn khiếu nại đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Trung tâm giải quyết.

- Giám đốc Trung tâm xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại. Khiếu nại lần 2:

- Người khiếu nại không đồng ý với Quyết định của Giám đốc Trung tâm thì gửi đơn lên Giám đốc Sở Tư pháp.

- Giám đốc Sở Tư pháp xem xét ra Quyết định giải quyết khiếu nại.

b) Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh đối với khiếu nại lần 1 hoặc tại Sở Tư pháp đối với khiếu nại lần 2.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn khiếu nại của người được trợ giúp pháp lý;

- Giấy tờ tài liệu chứng minh về việc Trung tâm từ chối hoặc không thực hiện hoặc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý trái quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết hồ sơ:

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Trợ giúp pháp lý.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

f) Cơ quan thực hiện TTHC:

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh: giải quyết khiếu nại lần 1.

- Sở Tư pháp: giải quyết khiếu nại lần 2.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định giải quyết khiếu nại.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: chưa có quy định.

j) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Khi có căn cứ cho rằng việc Trung tâm từ chối hoặc không thực hiện hoặc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý trái quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006.

 



1 Ghi tên Tổ chức con nuôi nhận hỗ trợ cho người xin nhận con nuôi/Full name of appointed Adoption Agency.

3 Nếu trẻ em thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

4 Trường hợp trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng, thì giám đốc cơ sở nuôi dưỡng xác nhận. Trường hợp trẻ em sống tại gia đình, thì UBND cấp xã nơi trẻ em thường trú xác nhận.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2747/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.493

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.104.118
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!