ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 27/2010/QĐ-UBND
|
Đồng Xoài, ngày 05 tháng 5 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ –TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý
nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các
lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Căn cứ Công văn số 45/CCTTHC ngày 04/02/2010 của Tổ công tác chuyên trách cải
cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về mẫu Quyết định thông qua
phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính và ấn định thời gian gửi kết quả rà
soát thủ tục hành chính về Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính
của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 11/2010/ QĐ- UBND ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện
trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Ban quản lý Khu kinh tế tại Tờ trình số 201 /TTr-BQL ngày 05
tháng 5 năm 2010 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức, triển khai thực thi phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính của Ban quản lý Khu kinh tế cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh
Bình Phước theo phụ lục đính kèm Quyết định này.
Điều 2. Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế có trách nhiệm:
1.Cập nhật, sửa
đổi dữ liệu thủ tục hành chính theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày
30/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ
tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
2.Tổ chức thực
hiện giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, các nhân theo Quyết định công bố
bộ thủ tục hành chính và Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể
từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các
sở, ban, ngành cấp tỉnh, Thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi
nhận
- TCTCT CCTTHC của TTg CP;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT;
- Như Điều 4;
- LĐVP, các phòng,TTCB;
- Lưu: VT, (C).
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Tấn Thiệu
|
THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC
(kèm
theo Quyết định số 27 /2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh)
1. Thủ tục: Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
đối với Công ty TNHH một thành viên (chủ sở hữu là cá nhân), mã
số hồ sơ: T-BPC-158572-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Quản lý Doanh nghiệp Thương mại
– BQL Khu kinh tế và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng
kinh doanh.
B2: Phòng Quản lý Doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý Doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
+ Thông báo về
việc tạm ngừng kinh doanh gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính,
số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Thời hạn tạm ngừng kinh
doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng
- Lý do tạm ngừng kinh doanh.
- Họ, tên, chữ ký của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Kèm theo thông báo phải có
quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
* Số lượng hồ sơ: 01
bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
2. Thủ tục Thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức), mã
số hồ sơ: T-BPC-158573-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Quản lý doanh nghiệp Thương mại –
BQL Khu kinh tế và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng
kinh doanh.
- Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ
trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngành, nghề
kinh doanh.
- Thời hạn tạm
ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng
- Lý do tạm
ngừng kinh doanh.
- Họ, tên, chữ
ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Kèm theo thông báo phải có
quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh.
* Số lượng hồ sơ: 01
bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
3. Thủ tục Thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số hồ sơ: T-BPC-158577-TT,
Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như
sau:
a) Trình tự
thực hiện:
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Quản lý doanh nghiệp Thương mại –
BQL Khu kinh tế và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng
kinh doanh.
- Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ gồm:
+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ
trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngành, nghề
kinh doanh.
- Thời hạn tạm
ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng
- Lý do tạm
ngừng kinh doanh.
- Họ, tên, chữ
ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Kèm theo thông báo phải có
quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng
kinh doanh.
* Số lượng hồ sơ: 01
bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
4. Thủ tục Thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với
Công ty cổ phần, mã số hồ sơ: T-BPC-158581-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Quản lý doanh nghiệp Thương mại –
BQL Khu kinh tế và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng
kinh doanh.
- Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ gồm:
+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ
trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngành, nghề
kinh doanh.
- Thời hạn tạm
ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
- Lý do tạm
ngừng kinh doanh.
- Họ, tên, chữ
ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Kèm theo thông báo phải có
quyết định và biên bản họp của Đại hội cổ đông công ty về việc tạm ngừng kinh
doanh.
* Số lượng hồ sơ: 01
bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
5. Thủ tục Thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với Công
ty hợp danh, mã số hồ sơ: T-BPC-158587-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Quản lý doanh nghiệp Thương mại –
BQL Khu kinh tế và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng
kinh doanh.
- Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành
phần hồ sơ gồm:
+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ
trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngành, nghề
kinh doanh.
- Thời hạn tạm
ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
- Lý do tạm
ngừng kinh doanh.
- Họ, tên, chữ
ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Kèm theo thông báo phải có
quyết định và biên bản họp của Đại hội cổ đông công ty về việc tạm ngừng kinh
doanh.
* Số lượng hồ sơ: 01
bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
6. Thủ tục Giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH một
thành viên (chủ sở hữu là cá nhân), mã số hồ sơ:
T-BPC-158592-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Trong thời hạn 7 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản
nợ của doanh nghiệp, Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Quản
lý doanh nghiệp Thương mại – BQL Khu kinh tế.
B2: Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp thông báo với cơ
quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể doanh nghiệp và xóa tên doanh nghiệp
trong sổ ĐKKD nếu cơ quan thuế và cơ quan công an liên quan không có yêu cầu
khác.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Quyết định giải thể hoặc
quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thu hồi Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Toà án tuyên bố giải thể doanh nghiệp.
- Danh sách chủ nợ và số nợ
đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện
có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
- Con dấu, giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Số hóa đơn giá trị gia tăng
chưa sử dụng;
- Báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết
đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp
pháp của người lao động.
* Số lượng hồ sơ: 01
bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
7. Thủ tục Giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH một
thành viên (chủ sở hữu là tổ chức), mã số hồ sơ: T-BPC-158595-TT, Quyết
định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Trong thời hạn 7 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản
nợ của doanh nghiệp, Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Quản
lý doanh nghiệp Thương mại – BQL Khu kinh tế.
B2: Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp thông báo với cơ
quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể doanh nghiệp và xóa tên doanh nghiệp
trong sổ ĐKKD nếu cơ quan thuế và cơ quan công an liên quan không có yêu cầu
khác.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Quyết định giải thể doanh
nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ
đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện
có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
- Con dấu, giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Số hóa đơn giá trị gia tăng
chưa sử dụng;
- Báo cáo tóm tắt về việc thực
hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
8. Thủ tục Giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH
hai thành viên trở lên, mã số hồ sơ: T-BPC-014395-TT, Quyết
định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Trong thời hạn 7 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản
nợ của doanh nghiệp, Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Quản
lý doanh nghiệp Thương mại – BQL Khu kinh tế.
B2: Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp thông báo với cơ
quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể doanh nghiệp và xóa tên doanh nghiệp
trong sổ ĐKKD nếu cơ quan thuế và cơ quan công an liên quan không có yêu cầu
khác.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Quyết định giải thể doanh
nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ
đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện
có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
- Con dấu, giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Số hóa đơn giá trị gia tăng
chưa sử dụng;
- Báo cáo tóm tắt về việc thực
hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
9. Thủ tục Giải thể doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần,
mã số hồ sơ: T-BPC-158597-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Trong thời hạn 7 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản
nợ của doanh nghiệp, Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Quản
lý doanh nghiệp Thương mại – BQL Khu kinh tế.
B2: Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp thông báo với cơ
quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể doanh nghiệp và xóa tên doanh nghiệp
trong sổ ĐKKD nếu cơ quan thuế và cơ quan công an liên quan không có yêu cầu
khác.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Quyết định giải thể doanh
nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ
đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện
có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
- Con dấu, giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Số hóa đơn giá trị gia tăng
chưa sử dụng;
- Báo cáo tóm tắt về việc thực
hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
10. Thủ tục Giải thể doanh nghiệp đối với Công ty hợp
danh, mã số hồ sơ: T-BPC-158609-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Trong thời hạn 7 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản
nợ của doanh nghiệp, Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Quản
lý doanh nghiệp Thương mại – BQL Khu kinh tế.
B2: Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thương mại – BQL Khu kinh tế nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp thông báo với cơ
quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể doanh nghiệp và xóa tên doanh nghiệp
trong sổ ĐKKD nếu cơ quan thuế và cơ quan công an liên quan không có yêu cầu
khác.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Quản lý doanh nghiệp Thương
mại – BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Quyết định giải thể doanh
nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã
thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm
xã hội;
- Danh sách người lao động hiện
có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh;
- Con dấu, giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Số hóa đơn giá trị gia tăng
chưa sử dụng;
- Báo cáo tóm tắt về việc thực
hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
11. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
ưu đãi mẫu D, mã số hồ sơ: T-BPC-016136-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Quy chế Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT
ngày 24 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả và nhận phiếu biên nhận
B3: Đến ngày
hẹn, doanh nghiệp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả để trả lại phiếu biên nhận
và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết
quả.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần Hồ sơ gồm:
- Thành phần Hồ sơ đề nghị cấp C/O:
+ Đơn đề nghị
cấp C/O (Phụ lục 10) đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
+ Mẫu C/O đã
được khai hoàn chỉnh;
+ Tờ khai hải
quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (các trường hợp hàng xuất khẩu
không phải khai báo Tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật sẽ
không phải nộp Tờ khai hải quan xuất khẩu);
+ Hoá đơn thương
mại;
+ Vận tải
đơn.
Trong trường
hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải
đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O Mẫu D có thể
được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày
được cấp C/O.
- Nếu xét thấy
cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm
các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu
nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn
giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ
liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản
phẩm xuất khẩu.
- Các loại giấy
tờ quy định tại các điểm c, d, đ của khoản 1, khoản 2 có thể là bản sao có chữ
ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy
quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng,
đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết:
1. Không
quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy
đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều này.
2. Tổ chức
cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy
việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của Tổ
chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu Người đề nghị cấp
C/O và/hoặc Người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp Người đề nghị
cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ
chối đó và ký xác nhận vào biên bản.
Thời hạn xử
lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ
ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
12. Thủ tục Cấp giấy phép lao
động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng, mã
số hồ sơ: T-BPC-016179-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị Hồ sơ và tham khảo tại Thông tư 08/2008/ TT-BLĐTBXH; Nghị định
số 34/2008/NĐ-CP
B2: Doanh
nghiệp đến nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả -Văn phòng BQL Khu
kinh tế và nhận phiếu biên nhận.
B3: Đến ngày
hẹn trả hồ sơ, doanh nghiệp đến tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả -Văn phòng
BQL Khu kinh tế để trả lại phiếu biên nhận và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết
quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần
hồ sơ:
- Văn bản đề
nghị cấp GPLĐ của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (theo mẫu số
04 ban hành theo Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH).
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước
ngoài (theo mẫu số 1 ban hành theo Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH).
- Phiếu lý lịch
tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước
ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại
Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp
của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp.
- Bản lý lịch
tự thuật của người nước ngoài (theo mẫu số 2
Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH).
- Giấy chứng
nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt
Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
- Bản sao chứng
nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài. Đối với người
nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm
trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng
công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp,
trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác
nhận
- 03 ảnh màu
(kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không
đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính từ thời điểm
người nước ngoài nộp hồ sơ;
* Đối với người
nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
1 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là văn bản của
doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương
mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó nêu rõ thời
gian người nước ngoài đã tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài cử
sang.
* Đối với
người nước ngoài theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định
số 34/2008/NĐ-CP (Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế
và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng) thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
lao động không cần phải có Phiếu đăng ký dự tuyển lao động mà thay vào đó là hợp
đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
Đối với các
giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng phải được hợp thức
hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
(Trường hợp cấp
giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và
giấy phép lao động đang còn hiệu lực có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động
với người sử dụng lao động khác thì thành phần hồ sơ chỉ cần: a); b); e); f) và
bản sao giấy phép lao động đang còn hiệu lực).
* Số lượng
hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
f) Lệ phí:
400.000 đồng
13. Thủ tục Cấp lại giấy phép
lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, mã số hồ sơ:
T-BPC-016246-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị Hồ sơ và tham khảo tại Thông tư 08/2008/ TT-BLĐTBXH; Nghị định
số 34/2008/NĐ-CP.
B2: Doanh
nghiệp đến nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả -Văn phòng BQL Khu
kinh tế và nhận phiếu biên nhận.
B3: Đến ngày
hẹn trả hồ sơ, doanh nghiệp đến tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả -Văn phòng
BQL Khu kinh tế để trả lại phiếu biên nhận và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả -Văn
phòng BQL Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Lệ phí:
200.000 đồng.
14. Thủ tục Gia hạn giấy phép
lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, mã số hồ sơ:
T-BPC-016265-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị Hồ sơ và tham khảo tại Thông tư 08/2008/ TT-BLĐTBXH; Nghị định
số 34/2008/NĐ-CP.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và Trả Kết quả và nhận giấy biên nhận.
B3: Đến ngày
hẹn trả doanh nghiệp đến Bộ phận tiếp nhận và Trả Kết quả trả lại giấy biên nhận
và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Lệ phí:
100.000 đồng
15. Thủ tục Đăng ký thoả ước
lao động tập thể của Doanh nghiệp, mã số
hồ sơ: T-BPC-016253-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009
điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Đề xuất
yêu cầu thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể
B2: Chấp nhận
thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể
B3: Tiến hành
thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể
B4: Dự thảo
thỏa ước lao động tập thể theo mẫu
B5: Lấy ý kiến
tập thể lao động
B6: Ký kết thỏa
ước lao động tập thể
B7:
Đăng ký thỏa ước lao động tập thể tại Phòng quản lý Doanh nghiệp Thương mại –
Ban quản lý Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng quản lý Doanh nghiệp Thương mại –
Ban quản lý Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
16. Thủ tục Xác nhận hợp đồng thuê quyền sử dụng đất,
mã số hồ sơ: T-BPC-016716-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1:Doanh nghiệp
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT
B2: Doanh
nghiệp Nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Người đại diện
hợp pháp của 2 bên đứng tên trong hợp đồng thuê lại đất phải có mặt tại Ban để
ký tên vào hợp đồng trứơc sự chứng kiến của người thực hiện xác nhận.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
17. Thủ tục Xác nhận hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất, mã số hồ sơ: T-BPC-158614-TT, Quyết
định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1:Doanh nghiệp
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT
B2: Doanh
nghiệp Nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Người đại diện
hợp pháp của 2 bên đứng tên trong hợp đồng thuê đất và tài sản gắn liền với đất
phải có mặt tại Ban để ký tên vào hợp đồng trứơc sự chứng kiến của người thực
hiện xác nhận (Một bên có thể ký trước vào hợp đồng nếu đã có giao địch trước
đó và đã đăng ký chữ ký tại Ban).
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
18. Thủ tục Xác nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất,
mã số hồ sơ: T-BPC-158619-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1:Doanh nghiệp
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT
B2: Doanh
nghiệp Nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Người đại diện
hợp pháp của 2 bên đứng tên trong hợp đồng thế chấp đất phải có mặt tại Ban để
ký tên vào hợp đồng trứơc sự chứng kiến của người thực hiện xác nhận. Một bên
có thể ký trước vào hợp đồng nếu đã có giao địch trước đó và đã đăng ký chữ ký
tại Ban.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
19. Thủ tục Xác nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất, mã số hồ sơ: T-BPC-158622-TT, Quyết
định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT
B2: Doanh
nghiệp Nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Người đại diện
hợp pháp của 2 bên đứng tên trong hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thuê lại đất
phải có mặt tại Ban để ký tên vào hợp đồng trứơc sự chứng kiến của người thực
hiện xác nhận. Một bên có thể ký trước vào hợp đồng nếu đã có giao địch trước
đó và đã đăng ký chữ ký tại Ban.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
20. Thủ tục Xác nhận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
giao dịch, mã số hồ sơ: T-BPC-158626-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1:Doanh nghiệp
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT
B2: Doanh
nghiệp Nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Người đại diện
hợp pháp của 2 bên đứng tên trong hợp đồng phải có mặt tại Ban để ký tên vào hợp
đồng trứơc sự chứng kiến của người thực hiện xác nhận. Một bên có thể ký trước
vào hợp đồng nếu đã có giao địch trước đó và đã đăng ký chữ ký tại Ban.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
21. Thủ tục Xác nhận hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn
liền với đất, mã số hồ sơ: T-BPC-158632-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1:Doanh nghiệp
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT
B2: Doanh
nghiệp Nộp hồ hơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Người đại diện
hợp pháp của 2 bên đứng tên trong hợp đồng phải có mặt tại Ban để ký tên vào hợp
đồng trứơc sự chứng kiến của người thực hiện xác nhận. Một bên có thể ký trước
vào hợp đồng nếu đã có giao địch trước đó và đã đăng ký chữ ký tại Ban.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế
c) Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
22. Thủ tục Đăng ký nội quy lao động, mã
số hồ sơ: T-BPC-016259-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh nghiệp
chuẩn bị Hồ sơ và tham khảo tại Điều 4 của Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả và nhận phiếu biên nhận hồ
sơ.
B3: Đến ngày
hẹn trả doanh nghiệp đến tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả lại phiếu
biên nhận và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
23. Thủ tục Tiếp nhận đăng ký, đăng ký lại hệ thống
thang lương, bảng lương của Doanh nghiệp, mã số hồ sơ:
T-BPC-016750-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị Hồ sơ và tham khảo tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH; Nghị định
số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002;
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả và nhận phiếu biên nhận hồ
sơ.
B3: Đến ngày
hẹn trả doanh nghiệp đến tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trả lại phiếu biên
nhận và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
24. Thủ tục Cấp Giấy phép
thành lập văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, mã
số hồ sơ: T-BPC-016164-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày
25/7/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện,
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả và nhận phiếu biên nhận
B3: Đến ngày
hẹn, doanh nghiệp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả để trả lại phiếu biên nhận
và nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới
Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Thương mại do đại diện có thẩm quyền
của thương nhân nước ngoài ký;
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh
hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có
thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy
đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt
động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
Báo cáo tài chính có kiểm toán
hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (văn bản xác nhận tình hình thực hiện
nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền
nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc
lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự
của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất) chứng minh được sự tồn
tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
Điều lệ hoạt động của thương
nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế (được dịch thuật và
hợp pháp hóa lãnh sự)
25. Thủ tục Cấp lại Giấy
phép thành lập văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, mã
số hồ sơ: T-BPC-016829-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày
25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế.
B3: Doanh
nghiệp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả để nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới
Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế
26. Thủ tục Gia hạn Giấy
phép thành lập văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, mã
số hồ sơ: T-BPC-016841-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày
25/7/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện,
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả-BQL Khu kinh tế.
B3: Doanh
nghiệp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả để nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới
Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế
27. Thủ tục Gia hạn và điều chỉnh Giấy phép thành lập
văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, mã số
hồ sơ: T-BPC-016841-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009
điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày
25/7/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện,
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả-BQL Khu kinh tế.
B3: Doanh
nghiệp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả để nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới
Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế
28. Thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại
diện của Thương nhân nước ngoài trong các KCN, mã số hồ sơ:
T-BPC-016179-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày
25/7/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện,
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
B2: Doanh
nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả và lấy biên nhận
B3: Doanh
nghiệp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả để nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới
Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế
29. Thủ tục Đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ
biên giới, mã số hồ sơ: T-BPC-014965-TT,
Quyết định số: 63/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như
sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Đến Bộ phận
Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế để được hướng dẫn lập thủ tục.
B2: Lập thủ tục
đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ biên giới.
B3: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế và nhận
phiếu hẹn.
B4: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban quản lý
Khu kinh tế.
c ) Thời hạn
giải quyết: 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
30. Thủ tục Thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM), mã số hồ sơ: T-BPC-016267-TT,
Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như
sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Chủ dự án
gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt qua email, qua đường bưu điện hoặc nộp
trực tiếp tại Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả).
B2: Trong thời
hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp
nhận và Trả kết quả) sẽ trả lời chủ đầu tư về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
B3: Sau khi
hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến trả lời của Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp
nhận và Trả kết quả), Chủ đầu tư dự án nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Quản lý Khu
kinh tế.
B4: Thành lập
Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và Họp Hội đồng
thẩm định với sự tham gia của chủ đầu tư dự án.
B5: Chủ đầu
tư dự án hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo kết luận của
Hội đồng thẩm định và gửi lại Ban Quản lý Khu kinh tế hồ sơ Báo cáo đã hoàn thiện
kèm theo văn bản giải trình về các vấn đề đã chỉnh sửa, bổ sung qua email của
Ban Quản lý Khu kinh tế.
B6: Ban Quản
lý Khu kinh tế sẽ kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về nội dung của Báo cáo đánh
giá tác động môi trường theo kết luận của Hội đồng thẩm định và trả lời chủ đầu
tư qua email. Sau khi chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ sẽ nộp trực tiếp tại Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế.
B7: UBND tỉnh
ra Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
B8: Chủ đầu
tư dự án nhận kết quả tại Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả).
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- 01 Văn bản
đề nghị thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục
6 của TT 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/ 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- 01 Báo cáo
đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương
có chữ ký, họ tên, chức danh của chủ dự án, đóng dấu trang phụ bìa.
- 10 Báo cáo
ĐTM (Phụ lục 7 của TT 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường).
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 24 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Lệ phí:
5.000.000đ (mức trích thu cho đơn vị thu là 60%).
31. Thủ tục Xác nhận việc thực hiện các nội dung của
Báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
mã số hồ sơ: T-BPC-016275-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a)Trình tự
thực hiện:
B1: Chủ đầu
tư dự án gửi hồ sơ xin xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử
lý môi trường gửi Ban Quản lý Khu kinh tế qua email, qua đường bưu điện hoặc nộp
trực tiếp tại Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả).
B2: Ban Quản lý
Khu kinh tế xem xét và đối chiếu hồ sơ thiết kế, xây lắp các công trình xử lý
môi trường với Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt (hoặc Báo cáo ĐTM bổ sung đã được
phê duyệt). Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc. kể từ ngày tiếp nhận hồ
sơ, Ban Quản lý Khu kinh tế sẽ có thông báo cho chủ dự án biết để điều chỉnh, bổ
sung hồ sơ và thông báo cho chủ đầu tư biết có thành lập đoàn kiểm tra hay
không.
B3: Sau khi
chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ hơ theo ý kiến của Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc ý kiến
của đoàn kiểm tra (trường hợp thành lập đoàn kiểm tra), Ban Quản lý Khu kinh tế
cấp giấy xác nhận việc thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết
định phê duyệt Báo cáo ĐTM/Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM bổ sung cho dự án.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- 01 (một)
văn bản đề nghị xác nhận (Phụ lục 20 của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày
08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- 03 (ba) bản
Báo cáo về việc đã thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết định
phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành
chính thức (Phụ lục 19 của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- 01 (một) hồ
sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường;
- 01 (một) bộ
các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan.
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn
giải quyết:
- 10 ngày làm
việc (khi nhận được đề nghị kèm theo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ) khi không cần kiểm
tra và lấy mẫu phân tích.
- 20 ngày làm
việc (khi nhận được đề nghị kèm theo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ) khi phải kiểm tra
hiện trường và lấy mẫu phân tích.
32. Thủ tục Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường bổ sung (ĐTM bổ sung), mã số hồ sơ: T-BPC-016775-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Chủ dự án
gửi hồ sơ đề nghị thẩm định qua email, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
tại Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả).
B2: Trong thời
hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp
nhận và Trả kết quả) sẽ trả lời chủ đầu tư về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và
trả lời cho chủ đầu tư dự án.
B3: Sau khi
đã hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến trả lời của Ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ đầu tư
Dự án nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ban Quản lý
Khu kinh tế.
B3: Ban Quản
lý Khu kinh tế tiến hành việc thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn
bản của các nhà khoa học, quản lý có chuyên môn phù hợp, và của cơ quan quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương nơi có dự án. Trong trường hợp cần
thiết việc thẩm định có thể được tiến hành thông qua hình thức Hội đồng thẩm định
hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
B4: Chủ dự án
hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung theo ý kiến thẩm
định của các chuyên gia hoặc Hội đồng thẩm định và gửi lại Ban Quản lý Khu kinh
tế hồ sơ Báo cáo đã hoàn thiện kèm theo văn bản giải trình về các vấn đề đã chỉnh
sửa, bổ sung qua email của Ban Quản lý Khu kinh tế.
B5: Ban Quản
lý Khu kinh tế sẽ kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về nội dung của Báo cáo đánh
giá tác động môi trường bổ sung theo ý kiến thẩm định của các chuyên gia hoặc Hội
đồng thẩm định và trả lời chủ đầu tư qua email. Sau khi chủ đầu tư hoàn thiện hồ
sơ sẽ nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ban Quản lý Khu
kinh tế.
B6: UBND tỉnh
ra Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án.
B7: Chủ đầu
tư dự án đến nhận kết quả tại Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả
kết quả).
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- 01 văn bản
đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung theo mẫu tại Phụ
lục 11 Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- 10 báo cáo
đánh giá tác động môi trường bổ sung (hoặc nhiều hơn, tuỳ vào công tác thẩm định)
theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- 01 Báo cáo
đầu tư điều chỉnh hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh hoặc dự án đầu tư
điều chỉnh.
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 24 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Lệ phí:
5.000.000đ (mức trích thu cho đơn vị thu là 60%) nếu tổ chức Hội đồng và
4.000.000 đ (mức trích thu cho đơn vị thu là 50%) nếu chỉ lấy ý kiến chuyên
gia.
33. Thủ tục Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường,
mã số hồ sơ: T-BPC-110069-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Chủ dự án
gửi hồ sơ đề nghị thẩm định qua email, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
tại Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả).
B2: Ban Quản
lý Khu kinh tế sẽ trả lời chủ đầu tư về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
B3: Sau khi
đã chỉnh sửa theo ý kiến trả lời của Ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ đầu tư Dự án
nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ban Quản lý Khu
kinh tế.
B4: Lấy ý kiến
chuyên gia (nếu cần).
B5: Ban Quản
lý Khu kinh tế cấp Giấy xác nhận đăng ký bản CKBVMT cho dự án.
B6: Chủ đầu
tư dự án đến nhận kết quả tại Ban Quản lý Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả.
c) Thành
phần hồ sơ:
- 01 văn bản
đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu tại phụ lục 25
của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- 05 bản cam
kết bảo vệ môi trường có nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục 24 và 26 của
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- 01 báo cáo
đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc phương án sản xuất – kinh doanh.
d) Thời hạn
giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
34. Thủ tục Xác nhận đăng
ký bản Cam kết bảo vệ môi trường bổ sung, mã số hồ sơ: T-BPC-110071-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009
điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Chủ dự án
gửi hồ sơ đề nghị thẩm định qua email, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại
Ban Quản lý Khu kinh tế (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả)
B2: Ban Quản
lý Khu kinh tế sẽ trả lời chủ đầu tư về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
B3: Sau khi
đã chỉnh sửa theo ý kiến trả lời của Ban Quản lý Khu kinh tế, Chủ đầu tư Dự án
nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ban Quản lý Khu
kinh tế.
B4: Lấy ý kiến
chuyên gia (nếu cần).
B5: Ban Quản
lý Khu kinh tế cấp Giấy xác nhận đăng ký bản CKBVMT bổ sung cho dự án.
B6: Chủ đầu
tư dự án đến Ban Quản lý Khu kinh tế để nhận kết quả.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ: 01 bộ
- 01 văn bản
đề nghị xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung theo mẫu tại phụ
lục 29 của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
- 01 dự thảo
báo cáo đầu tư điều chỉnh hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh hoặc phương
án sản xuất – kinh doanh điều chỉnh của dự án có chữ ký kèm theo họ tên, chức
danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa.
- 05 bản cam
kết bảo vệ môi trường bổ sung đúng bằng số lượng bản cam kết bảo vệ môi trường
của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước đó.
d) Thời hạn
giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
35. Thủ tục lấy ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án
nhóm B, C sử dụng các nguồn vốn không phải vốn ngân sách, mã số
hồ sơ: T-BPC-016663-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009
điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp tham khảo và theo hướng dẫn tại Luật Xây dựng, Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 hoặc đến
Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban Quản lý Khu kinh tế để được hướng dẫn.
B2: Lập thủ tục
đề nghị Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở.
B3: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban Quản lý Khu kinh tế và nhận
phiếu hẹn.
B4: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban Quản lý Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - Ban
Quản lý Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình của
chủ đầu tư -(bản chính);
- Bản sao văn
bản của cấp có thẩm quyền về chủ trương cho phép đầu tư xây dựng công trình (bản
chính);
- Thuyết minh
dự án đầu tư (bản chính);
- Thuyết minh
thiết kế cơ sở (bản chính);
- Các bản vẽ thiết
kế cơ sở (bản chính);
- Biên bản của
chủ đầu tư nghiệm thu thiết kế cơ sở (bản sao);
- Các văn bản
của cấp có thẩm quyền (nếu có) về quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất, phòng
chống cháy nổ, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
bên ngoài công trình, an toàn vận hành công trình ngầm và các yêu cầu khác có
liên quan;
- Báo cáo kết
quả khảo sát xây dựng
- Kết quả thi
tuyển kiến trúc công trình đối với trường hợp có thi tuyển;
- Đăng ký
kinh doanh của nhà thầu thiết kế (bản sao);
- Chứng chỉ
hành nghề của chủ nhiệm thiết kế và các chủ trì thiết kế (bản sao).
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 07 ngày làm việc đối với dự án nhóm B, 05 ngày làm việc đối với
dự án nhóm C kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
36. Thủ tục Cấp phép xây dựng
thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, mã số hồ sơ: T-BPC-016494-TT,
Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như
sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xây dựng.
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện:
Nộp hồ sơ trực
tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp
Giấy phép xây dựng.
- Bản sao có
công chứng hoặc có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo
quy định.
- Bản vẽ thiết
kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng móng của
công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối
kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với
công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh
chụp hiện trạng công trình
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
37. Thủ tục Điều chỉnh phép
xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, mã số hồ sơ:
T-BPC-016507-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xây dựng.
B2: Nộp hồ sơ
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ban quản lý Khu
kinh tế
c) Thời hạn
giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
38. Thủ tục Gia hạn giấy phép
xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, mã số hồ sơ: T-BPC-
-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1
như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Doanh
nghiệp lập thủ tục đề nghị cấp gia hạn Giấy phép xây dựng.
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế.
B4: Thời gian
gia hạn giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục « gia hạn, điều chỉnh »
trong giấy phép xây dựng đã cấp.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL
Khu kinh tế.
c) Thời hạn
giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế
39. Thủ tục Cấp giấy phép công trình ngầm đô thị,
mã số hồ sơ: T-BPC- -TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Chuẩn bị hồ
sơ, Doanh nghiệp tham khảo và theo hướng dẫn tại Luật Xây dựng, Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009, Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 hoặc đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế để được hướng dẫn.
B2: Lập thủ tục
đề nghị cấp Giấy phép xây dựng công trình ngầm đô thị.
B3: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B4: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - BQL
Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp GPXD theo mẫu
tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 (01
bản chính).
+ Bản sao có
công chứng hoặc có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo
quy định của Luật Đất đai hoặc giấy cam kết theo CV số 3893/UBND-SX ngày
18/12/2008.
+ Kết quả thẩm
định thiết kế cơ sở. Trong trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công
trình thì phải nộp 3 bộ hồ sơ thiết kế công trình, có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên
và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng như sau:
- Bản vẽ thiết
kế thể hiện mặt bằng vị trí định vị công trình lên lô đất hoặc tuyến công trình
có thể hiện ranh giới, lộ giới và chỉ giới xây dựng;
- Bản vẽ thiết
kế thể hiện các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt điển hình chủ yếu của công trình;
- Sơ đồ hệ thống
và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước;
- Mặt bằng
móng công trình.
+ Trường hợp
sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có GPXD, thì ngoài những tài liệu quy
định ở trên hồ sơ xin cấp GPXD còn phải có:
- Ảnh chụp khổ
9 x 12, có mặt chính công trình và các không gian liền kề đối với công trình
xin cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình hiện có;
- Các bản vẽ
hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng công trình trước
khi sửa chữa.
+ Báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường (đối với các dự án không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường),
văn bản thẩm duyệt về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy (đối với dự án bắt
buộc phải thực hiện).
+ Thuyết minh
dự án đầu tư
+ Văn bản thỏa
thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
* Ghi chú: Tất
cả các bản sao đều phải công chứng.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
40. Thủ tục Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư
nước ngoài (áp dụng đối với dự án dưới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu
tư có điều kiện), mã số hồ sơ: T-BPC-014428-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,...với Phòng nghiệp vụ để
được hướng dẫn chi tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail,
website.. để hoàn chỉnh hồ sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ:
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu Phụ lục I-1 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày
19/10/2006)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/ của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
41. Thủ tục Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong
nước có đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư trong nước
có dự án đầu tư dưới 300 tỷ đồng, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện),
mã số hồ sơ: T-BPC-014426-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail, fax...với Phòng nghiệp vụ
để được hướng dẫn chi tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, fax,
website.. để hoàn chỉnh hồ sơ.
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Bản đăng ký dự án đầu tư (theo mẫu Phụ lục
I-1 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/ của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
42. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với
dự án đầu tư có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện,
mã số hồ sơ: T-BPC-014492-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Phụ lục I-1 ban hành
kèm theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006).
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
43. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với
dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ trở lên đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có
điều kiện, mã số hồ sơ: T-BPC-016913-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo
mẫu Phụ lục I-1 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
44. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với
dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều
kiện, mã số hồ sơ: T-BPC-014397-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail, fax...với Phòng nghiệp vụ
để được hướng dẫn chi tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, fax,
website.. để hoàn chỉnh hồ sơ.
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu
kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo
mẫu Phụ lục I-1 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc)
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
45. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cho
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ), mã
số hồ sơ: T-BPC-158521-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL
Khu kinh tế.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (phụ lục I-2 của Quyết
định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư (đối với dự
án đầu tư có điều kiện).
* Số lượng hồ sơ: 10 bộ (trong đó có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
46. Thủ tục Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư,
mã số hồ sơ: T-BPC-014453-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh của dự án đầu tư (Phụ lục I-4 ban
hành kèm theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Giải trình lý do điều chỉnh, những thay đổi so với dự án đang triển
khai;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài)
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (ít nhất 01 bộ gốc)
d) Thời hạn
giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
47. Thủ tục Đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh
doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư, mã số hồ sơ:
T-BPC-158507-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh (theo mẫu Phụ lục I-7 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày
19/10/2006).
- Trường hợp điều chỉnh nội dung đăng kí kinh doanh phải có vốn pháp định
thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp điều chỉnh nội dung đăng kí kinh doanh phải có chứng chỉ
hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, (Tổng
Giám đốc) va các chức danh quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp.
- Kèm theo thông báo phải có:
+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ
đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp
danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc bổ sung, thay đổi
nganh, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được
thay đổi trong Điều lệ công ty.
+ Các tài liệu và giải trình của công ty liên quan đến những nội dung
đăng kí thay đổi
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
48. Thủ tục Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư (đối
với dự án sau khi điều chỉnh thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
mà không có trong quy hoạch hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nhưng điều
kiện đầu tư chưa được pháp luật quy định), mã số hồ sơ:
T-BPC-158524-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Đến Ban
Quản lý Khu kinh tế để được hướng dẫn lập thủ tục.
B2: Lập thủ tục
đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
B3: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- Ban Quản lý Khu kinh tế và nhận
phiếu hẹn.
B4: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- Ban Quản lý Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- Ban Quản
lý Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh của dự án đầu tư (phụ lục I-4 của Quyết
định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Giải trình lý do điều chỉnh, những thay đổi so với dự án đang triển
khai;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp;
- Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
* Số lượng hồ sơ: 10 bộ (trong đó
có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
49. Thủ tục Đăng ký điều chính Giấy chứng nhận đầu tư,
mã số hồ sơ: T-BPC-138826-TT, Quyết định số: 63/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1.Nhà đầu tư
nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
- Ban Quản lý Khu kinh tế.
B2. Ban Quản
lý Khu kinh tế điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư
b) Cách thức
thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Ban Quản lý
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần
hồ sơ, bao gồm:
+ Bản đăng
ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao Giấy
chứng nhận đầu tư đã cấp;
+ Bản sửa đổi,
bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ
doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
- Số lượng hồ
sơ: 01 bộ gốc.
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
50. Thủ tục
Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư, mã số hồ sơ: T-BPC-014474-TT, Quyết
định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ gồm:
-
Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Quyết
định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
* Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
51. Thủ tục Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong
nước không đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư trong nước
có dự án đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu
tư có điều kiện), mã số hồ sơ: T-BPC-016899-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ
* Thành
phần hồ sơ gồm:
- Bản đăng ký dự án đầu tư (theo mẫu Phụ lục
I-11 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/ của tổ chức.
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện .
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
52. Thủ tục Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư
nước ngoài gắn với thành lập doanh nghiệp (áp dụng đối với dự án dưới 300 tỷ đồng
và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện), mã số hồ sơ:
T-BPC-014399-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm :
- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu Phụ lục I-3 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày
19/10/2006)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/ của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp: tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
53. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với
dự án đầu tư có quy mô có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu
tư có điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp), mã số hồ sơ:
T-BPC-014442-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail, fax...với Phòng nghiệp vụ
để được hướng dẫn chi tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, fax,
website.. để hoàn chỉnh hồ sơ.
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL các Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả-BQL Khu
kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/ của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp: tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (01 bộ gốc)
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
54. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với
dự án đầu tư có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn
với thành lập doanh nghiệp), mã số hồ sơ: T-BPC-014495-TT, Quyết
định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo
mẫu Phụ lục I-3 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư.
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp: tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó
có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
55. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với
dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có
điều kiện gắn với thành lập doanh nghiệp), mã số hồ sơ:
T-BPC-110044-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế và nhận phiếu hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo
mẫu Phụ lục I-3 của Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp: tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
56. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cho
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành
lập doanh nghiệp), mã số hồ sơ: T-BPC-158517-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (phụ lục I-3 của Quyết
định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
- Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
- Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư (đối với dự
án đầu tư có điều kiện).
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp: tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 10 bộ (trong đó có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
57. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (quy
mô dưới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập
chi nhánh), mã số hồ sơ: T-BPC-158504-TT, Quyết định số:
80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện:
Nộp hồ sơ trực
tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ gồm:
- Hồ sơ dự án
đầu tư:
+ Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/
+Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
- Hồ sơ thành lập chi nhánh:
+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Bản sao điều lệ công ty đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp danh
+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu
công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của
các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
+ Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề
thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp
phó của người đứng đầu chi nhánh.
* Số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.
d) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
58. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (quy
mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với thành lập chi
nhánh), mã số hồ sơ: T-BPC138766-TT, Quyết định số:
63/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện:
Nộp hồ sơ trực
tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ gồm:
- Hồ sơ dự án
đầu tư:
+ Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
+ Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
+ Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư.
- Hồ sơ thành lập chi nhánh:
+ Thông báo thành lập chi nhánh.
+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Bản sao điều lệ công ty đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp danh
+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu
công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
+ Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành
nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc
cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó
có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
59. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với
dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều
kiện gắn với thành lập chi nhánh), mã số hồ sơ:
T-BPC-158512-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ gồm:
- Hồ sơ dự án
đầu tư:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
+ Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
+ Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư
- Hồ sơ thành lập chi nhánh:
+ Thông báo thành lập chi nhánh.
+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Bản sao điều lệ công ty đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp danh
+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu
công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của
các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
+ Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành
nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc
cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
60. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với
dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có
điều kiện gắn với thành lập chi nhánh), mã số hồ sơ:
T-BPC-158515-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh
biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi
tiết về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ
sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Hồ sơ dự án
đầu tư:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (phụ lục I-2 của Quyết
định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
+ Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh
- Hồ sơ thành lập chi nhánh:
+ Thông báo thành lập chi nhánh.
+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Bản sao điều lệ công ty đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp danh
+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu
công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của
các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề
thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp
phó của người đứng đầu chi nhánh.
* Số lượng hồ sơ: 04 bộ (trong đó có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
61. Thủ tục Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cho
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gắn với thành
lập chi nhánh), mã số hồ sơ: T-BPC-158520-TT, Quyết định
số: 80/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Trình tự
thực hiện:
B1: Nhà đầu tư liên hệ bằng điện thoại, mail,... để được hướng dẫn chi tiết
về nội dung hồ sơ và lấy các mẫu biểu qua mail, website.. để hoàn chỉnh hồ sơ
B2: Nộp hồ sơ
trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả - BQL Khu kinh tế và nhận phiếu
hẹn.
B3: Đến ngày
hẹn nhận kết quả tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL Khu kinh tế.
b) Cách thức
thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả Kết quả- BQL
Khu kinh tế.
c) Thành
phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Hồ sơ dự án đầu tư:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (phụ lục I-2 của Quyết
định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006)
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; bản sao Quyết định thành lập/Giấy CNĐKKD/hoặc tài liệu
tương đương khác của tổ chức;
+ Văn bản uỷ quyền kèm bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện ;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu
trách nhiệm);
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu,
quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất;
giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
+ Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án đầu tư (đối với dự
án đầu tư có điều kiện).
- Hồ sơ thành lập chi nhánh:
+ Thông báo thành lập chi nhánh.
+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Bản sao điều lệ công ty đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp danh
+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu
công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của
các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh.
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
+ Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành
nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc
cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.
* Số lượng hồ sơ: 10 bộ (trong đó có 01 bộ gốc).
d) Thời hạn
giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ
62. Thủ tục Tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư,
mã số hồ sơ: T-BPC-016111-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo
của nhà đầu tư.
63. Thủ tục Giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư,
mã số hồ sơ: T-BPC-021584-TT, Quyết định số: 80/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 điều chỉnh biểu mẫu 1 như sau:
a) Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông
báo của nhà đầu tư.