UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/2009/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 13 tháng 3 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA SỞ XÂY DỰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
13/2008/NĐ-CP , ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
20/2008/TTLT-BXD-BNV , ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ Hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân
cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tỉnh tại Tờ trình số 352/TTr-SNV, ngày 11 tháng 3 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về tổ
chức và hoạt động của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
25/2004/QĐ-UB , ngày 10 tháng 5 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Quy định
về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ;
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Giám đốc
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hà Ban
|
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH
KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 3 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị
trí và chức năng
1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc, quy
hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước,
thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, chất
thải rắn trong đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ
cao); phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu
xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân
dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
2. Sở Xây dựng có tư cách pháp
nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.
3. Trụ sở của Sở Xây dựng đóng thị
xã Kon Tum.
Điều 2.
Nhiệm vụ và quyền hạn.
Thực hiện theo đúng quy định tại
Thông tư Liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV , ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ,
quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc
ngành Xây dựng.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng gồm có:
1. Giám đốc Sở, các Phó Giám đốc Sở.
2. Các phòng chuyên môn:
a) Văn phòng Sở;
b) Thanh tra Xây dựng;
c) Phòng Quản lý Xây dựng (bao gồm
cả quản lý vật liệu xây dựng);
d) Phòng Quản lý Nhà và Hạ tầng kỹ
thuật (bao gồm cả nhà ở, công sở và quản lý kinh doanh bất động sản);
đ) Phòng Quản lý Kiến trúc và Quy
hoạch (bao gồm cả phát triển đô thị);
3. Tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Xây
dựng:
Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định
chất lượng công trình xây dựng.
Điều 4. Biên
chế.
Biên chế của Sở Xây dựng thuộc
biên chế quản lý hành chính nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu.
Việc quy định nhiệm vụ cụ thể và bố
trí biên chế cho từng phòng chuyên môn thuộc Sở do Giám đốc Sở quyết định trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Việc bố trí cán bộ, công chức,
viên chức của Sở phải căn cứ vào vị trí, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch
công chức theo quy định.
Riêng Thanh tra Xây dựng thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thành
lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức thuộc Sở Xây dựng.
Việc thành lập, chia tách, sáp nhập,
giải thể, đổi tên các tổ chức nêu tại Điều 3 Quy định này được thực hiện theo
đúng quy định hiện hành.
Điều 6. Bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức,
nghỉ hưu, thực hiện chế độ chính sách.
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu, thực
hiện chế độ chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Xây dựng ban hành và
theo quy định của pháp luật.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu, thực
hiện chế độ chính sách đối với các chức vụ lãnh đạo thuộc Sở Xây dựng thực hiện
theo quy định về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ hiện hành và theo
quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở.
Giám đốc Sở là Thủ trưởng cơ quan,
chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
Bộ Xây dựng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. Giám đốc Sở có nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện
các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quy định này bảo đảm kịp thời và có hiệu
quả; đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh về trả lời chất vấn
của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp theo quy định.
2. Quản lý, sử dụng và chịu trách
nhiệm về hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản, vật
tư, tài liệu… của cơ quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Thực hiện tốt chính sách, chăm
lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của
cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.
4. Làm chủ tài khoản của cơ quan.
5. Chỉ đạo các phòng chuyên môn,
đơn vị thuộc sở thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
6. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành một số văn bản hướng dẫn, thực hiện các
quy định của nhà nước về hoạt động xây dựng; ban hành các văn bản hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ về các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo đúng thẩm quyền.
7. Quyết định theo thẩm quyền quản
lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản của các ngành,
các cấp trái pháp luật hoặc không còn phù hợp về hoạt động xây dựng theo quy định
của pháp luật.
8. Phân công các Phó Giám đốc Sở
phụ trách một số lĩnh vực công tác của Sở, ủy quyền giải quyết công việc thuộc
thẩm quyền của Giám đốc Sở khi Giám đốc Sở đi vắng.
Điều 8. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc Sở.
1. Giúp việc cho Giám đốc Sở, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ nội dung công việc
thuộc lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và tham gia ý kiến với Giám đốc
Sở về công việc chung của cơ quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Giám đốc Sở khi Giám đốc Sở đi vắng ủy quyền.
3. Được chủ tài khoản ủy quyền
đăng ký chữ ký tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 9. Chế độ
làm việc.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác: Trên cơ sở đường lối, chị thị, nghị quyết và chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước; chương trình công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy
ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng trong từng thời kỳ, Sở tiến hành xây dựng
chương trình, kế hoạch công tác cụ thể làm cơ sở cho quá trình thực hiện nhiệm
vụ được giao.
2. Thời hạn giải quyết công việc:
Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, nếu pháp luật đã
quy định thời hạn giải quyết, thì phải giải quyết xong trong thời hạn đó; nếu
pháp luật không quy định thời hạn giải quyết, Giám đốc Sở (hoặc Phó Giám đốc Sở
phụ trách lĩnh vực được phân công, hoặc được ủy quyền) chịu trách nhiệm giải
quyết và trả lời cho tổ chức hoặc công dân trên tinh thần cải cách hành chính.
Trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết phải có văn bản nêu rõ lý do
cho cơ sở, cho tổ chức và công dân biết.
3. Chế độ soạn thảo, trình ký và
ban hành văn bản: Việc soạn thảo văn bản thực hiện theo đúng quy trình, thể thức
văn bản. Nội dung văn bản phải rõ ràng, cụ thể và không được trái với quy định
của pháp luật; ban hành văn bản phải đến đúng đối tượng thi hành trong văn bản.
a) Đối với văn bản thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở lập hồ sơ,
thủ tục trình ký theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Đối với văn bản thuộc thẩm quyền
của Sở: Việc ký ban hành văn bản do Giám đốc Sở chịu trách nhiệm về nội dung và
thể thức văn bản.
4. Những vấn đề thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
có văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Nếu
công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, Giám đốc Sở chủ trì và có trách
nhiệm trao đổi thống nhất (bằng văn bản) trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
5. Chế độ thông tin báo cáo:
a) Giám đốc Sở thực hiện báo cáo định
kỳ tình hình triển khai nhiệm vụ với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng theo
đúng thời gian quy định.
b) Khi đi công tác ngoài tỉnh,
Giám đốc Sở báo cáo Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh trước 03 ngày, trường hợp đột
xuất phải báo cáo ngay trước khi đi công tác để Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh
cho ý kiến.
c) Khi có vấn đề đột xuất phát
sinh vượt quá thẩm quyền, Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời
xử lý.
6. Công tác lưu trữ: Việc lưu trữ
phải tiến hành thường xuyên, kịp thời và đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà
nước.
Điều 10. Mối
quan hệ công tác.
1. Với Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng:
a) Chịu sự giám sát của Hội đồng
nhân dân tỉnh trong quá trình thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm
tra trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân về các mặt công tác được giao.
c) Chịu sự hướng dẫn chỉ đạo về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.
2. Đối với các Ban xây dựng Đảng của
Tỉnh uỷ: Sở phối hợp với các Ban xây dựng Đảng trong việc thực hiện các nghị
quyết, quyết định của cấp trên về công tác xây dựng; đồng thời thông qua các
Ban xây dựng Đảng, định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ về công tác xây dựng trên địa bàn tỉnh.
3. Với Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã: Là mối quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng.
4. Đối với các đoàn thể: Sở phối hợp
với các Đoàn thể tổ chức vận động cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị tham
gia các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và công tác
của Đoàn thể.
5. Đối với các doanh nghiệp nhà nước:
Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác
xây dựng đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 11. Giao
Giám đốc Sở Xây dựng căn cứ Quy định này, quy định nhiệm vụ cụ thể và lề lối
làm việc giữa các phòng chuyên môn trực thuộc Sở.
- Có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội
vụ) xem xét quyết định./.