ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1902/QĐ-UBND
|
Trà
Vinh, ngày 25 tháng 10 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng
nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá
xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ
của từng loại Quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 110/TTr-SXD ngày
15/10/2010 và Tổ trưởng Tổ Công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố sửa
đổi 09 thủ tục hành chính, bổ sung 04 thủ tục hành chính (kèm theo phụ lục
1) và bãi bỏ 12 thủ tục hành chính (kèm theo phụ lục 2) thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Xây dựng được công bố theo Quyết định số 1617/QĐ-UBND
ngày 24/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Hoàn Kim
|
PHỤ LỤC 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1902/QĐ-UBND
ngày 25/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Ghi chú
|
I. Lĩnh vực Xây dựng
|
1
|
Cấp chứng
chỉ Kỹ sư định giá xây dựng Hạng 2
|
Thủ tục
sửa đổi
|
2
|
Cấp chứng
chỉ Kỹ sư định giá xây dựng Hạng 1 (Nâng hạng)
|
Thủ tục
sửa đổi
|
3
|
Cấp chứng
chỉ kỹ sư định giá xây dựng Hạng 1
|
Thủ tục
sửa đổi
|
4
|
Cấp lại
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng trường hợp bị rách nát
|
Thủ tục
sửa đổi
|
5
|
Cấp lại
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng trường hợp bị mất
|
Thủ tục
sửa đổi
|
II. Lĩnh vực Quy hoạch xây dựng
|
1
|
Thẩm định
Đồ án Quy hoạch chung
|
Thủ tục
sửa đổi
|
2
|
Điều chỉnh
tên thủ tục “thẩm định Đồ án Quy hoạch Chi tiết xây dựng đô thị” thành thủ
tục “thẩm định Đồ án Quy hoạch Chi tiết”
|
Thủ tục
sửa đổi
|
3
|
Thẩm định
Nhiệm vụ Quy hoạch Chi tiết
|
Thủ tục
sửa đổi
|
4
|
Thẩm định
Nhiệm vụ Quy hoạch Chung
|
Thủ tục
sửa đổi
|
5
|
Thẩm định
Đồ án Quy hoạch phân khu
|
Thủ tục
bổ sung
|
6
|
Thẩm định
Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu
|
Thủ tục
bổ sung
|
7
|
Thẩm định
Đồ án thiết kế đô thị (riêng)
|
Thủ tục
bổ sung
|
8
|
Thẩm định
Nhiệm vụ thiết kế đô thị (riêng)
|
Thủ tục
bổ sung
|
PHẦN II. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. Lĩnh vực Xây dựng
1. Thủ tục Cấp chứng chỉ Kỹ sư
định giá xây dựng Hạng 2:
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành
phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng
theo mẫu;
- 02 ảnh màu khổ 3x4 chụp trong vòng 6 tháng tính
đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao nếu có bản gốc
để đối chiếu) các văn bằng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
định giá xây dựng, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp
chứng chỉ;
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt
động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mẫu, có xác nhận
của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư.
Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
b) Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng (Phụ lục
5);
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động tư
vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Phụ lục 6).
c) Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;
- Có bằng tốt nghiệp
từ Cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ
thuật, cử nhân kinh tế do các tổ chức hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước
ngoài cấp và đang thực hiện công tác quản lý chi phí;
- Có giấy
chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng
theo quy định của Bộ Xây dựng;
- Đã tham gia hoạt
động xây dựng ít nhất 5 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp. Riêng các
trường hợp có bằng tốt nghiệp kinh tế xây dựng chuyên ngành thời gian hoạt động
xây dựng ít nhất là 03 năm;
- Đã tham gia thực
hiện ít nhất 5 công việc nêu tại Khoản 1, Điều 18 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP
ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
d) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng;
- Công văn số 8577/BTC-CST
ngày 22/7/2008 của Bộ Tài chính về việc lệ phí cấp chứng chỉ Kỹ sư định
giá xây dựng.
2. Thủ tục Cấp chứng chỉ Kỹ sư
định giá xây dựng Hạng 1 (Nâng hạng):
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị nâng
hạng Kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu;
- 02 ảnh màu khổ 3x4
chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị nâng hạng;
- Bản sao chứng chỉ
Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 20
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ);
- Chứng nhận tham
gia khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách
đầu tư xây dựng;
- Bản khai kinh nghiệm
công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình kể từ khi được cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2
theo mẫu, có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu
tư.
Số lượng hồ
sơ: 01 (bộ).
b) Tên mẫu đơn thực
hiện thủ tục hành chính:
- Đơn đề nghị nâng
hạng Kỹ sư định giá xây dựng (Phụ lục 7);
- Bản khai kinh nghiệm
công tác chuyên môn trong hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình (Phụ lục 6).
c) Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Chứng chỉ Kỹ
sư định giá xây dựng hạng 2;
- Có ít nhất 5 năm
liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí kể từ khi được cấp chứng chỉ Kỹ sư
định giá xây dựng hạng 2;
- Đã tham gia khóa
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu
tư xây dựng;
- Đã chủ trì thực
hiện ít nhất 5 công việc nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày
14/12/2009 của Chính phủ.
d) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng;
- Công văn số 8577/BTC-CST
ngày 22/7/2008 của Bộ Tài chính về việc lệ phí cấp chứng chỉ Kỹ sư định
giá xây dựng.
3. Thủ tục Cấp chứng chỉ Kỹ sư
định giá xây dựng Hạng 1:
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu;
- 02 ảnh màu khổ 3x4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề
nghị cấp chứng chỉ;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao nếu có bản gốc để đối chiếu)
các văn bằng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây
dựng, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ;
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt
động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mẫu, có xác nhận
của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư.
Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
b) Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:
- Đơn đề nghị nâng hạng Kỹ sư định giá xây dựng (Phụ lục 5);
- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động tư
vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Phụ lục 6).
c) Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng
1 khi chưa có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thì người đề nghị cấp chứng
chỉ phải có tối thiểu 10 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí và chủ
trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại Khoản 1, Điều 18 Nghị định số
112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
d) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng;
- Công văn số 8577/BTC-CST
ngày 22/7/2008 của Bộ Tài chính về việc lệ phí cấp chứng chỉ Kỹ sư định
giá xây dựng.
4. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng (Trường hợp chứng chỉ bị rách, nát):
a) Hồ
sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng theo
mẫu;
- 02 ảnh màu khổ 3x4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề
nghị cấp chứng chỉ;
- Chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị rách, nát.
Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
b) Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn đề nghị cấp lại
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng (Phụ lục 12).
c) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng;
- Công văn số 8577/BTC-CST
ngày 22/7/2008 của Bộ Tài chính về việc lệ phí cấp chứng chỉ Kỹ sư định
giá xây dựng”.
5. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng (Trường hợp chứng chỉ bị mất):
a) Hồ
sơ thực hiện thủ tục hành chính:
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng theo
mẫu;
- 02 ảnh màu khổ 3x4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề
nghị cấp chứng chỉ;
- Giấy xác minh của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
đối với trường hợp bị mất chứng chỉ.
Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
b) Tên mẫu đơn, mẫu
tờ khai thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn đề nghị cấp lại
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng (Phụ lục 12).
c) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp
chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng;
- Công văn số 8577/BTC-CST
ngày 22/7/2008 của Bộ Tài chính về việc lệ phí cấp chứng chỉ Kỹ sư định
giá xây dựng”.
II. Lĩnh vực Quy hoạch xây dựng
1. Thủ tục thẩm định Đồ án quy
hoạch chung
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Đồ
án quy hoạch chung đô thị;
- Quyển thuyết minh Đồ án quy
hoạch chung khổ A4 hoặc A3 (có đính kèm các thành phần bản vẽ thu nhỏ khổ A3);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan bao gồm:
+ Chủ trương của cấp có thẩm quyền;
+ Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ
quy hoạch chung đô thị;
+ Các văn bản pháp lý khác có
liên quan…
- Thành phần bản vẽ bao gồm:
+ Sơ đồ vị trí và mối liên hệ
vùng, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/250.000;
+ Các bản đồ hiện trạng gồm: Hiện
trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô
thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải
rắn, nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng, tỷ lệ
1/10.000 hoặc 1/25.000;
+ Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị
(tối thiểu 02 phương án. Sơ đồ này chỉ dùng khi nghiên cứu báo cáo, không nằm
trong hồ sơ trình phê duyệt);
+ Sơ đồ định hướng phát triển
không gian đô thị, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000;
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000 hoặc
1/25.000;
+ Các bản đồ định hướng phát triển
hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ)
b) Thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
22 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia, các ngày
nghỉ và lễ theo quy định).
c) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
2. Điều chỉnh tên thủ tục “thẩm định Đồ án Quy hoạch Chi
tiết xây dựng đô thị” thành thủ tục “thẩm định Đồ án Quy hoạch Chi tiết”
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Đồ
án quy hoạch chi tiết;
- Quyển thuyết minh Đồ án quy
hoạch chi tiết khổ A4 hoặc A3 (có đính kèm các thành phần bản vẽ thu nhỏ khổ
A3);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan bao gồm:
+ Chủ trương của cấp có thẩm quyền;
+ Quyết định phê duyệt Đồ án quy
hoạch chung;
+ Quyết định phê duyệt Đồ án quy
hoạch phân khu;
+ Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ
quy hoạch chi tiết;
+ Các văn bản pháp lý khác có
liên quan…
- Thành phần bản vẽ bao gồm:
+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu
đất, tỷ lệ 1/2.000 hoặc1/5.000;
+ Bản đồ hiện trạng kiến trúc
cảnh quan và đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/500;
+ Các bản đồ hiện trạng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/500;
+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng
sử dụng đất, tỷ lệ 1/500;
+ Sơ đồ tổ chức không gian, kiến
trúc, cảnh quan;
+ Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ
giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/500;
+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống
hạ tầng kỹ thuật và môi trường, tỷ lệ 1/500;
+ Bản đồ tổng hợp đường dây, đường
ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/500;
+ Bản đồ đánh giá môi trường chiến
lược, tỷ lệ 1/500.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ).
b) Thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
- 22 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia, các ngày
nghỉ và lễ theo quy định).
c) Căn cứ pháp lý
của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
3. Thủ tục thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch Chi tiết
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành
phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc
thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết;
- Quyển thuyết minh Nhiệm vụ quy
hoạch chi tiết (có đính kèm các bản vẽ in màu thu nhỏ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu
vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị; Bản đồ
ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ)
b) Thời gian thực hiện thủ tục hành chính:
18 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia, các ngày
nghỉ và lễ theo quy định).
c) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
4. Thủ tục thẩm định Nhiệm vụ quy
hoạch chung
a) Hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Nhiệm
vụ quy hoạch chung đô thị;
- Quyển thuyết minh Nhiệm vụ quy
hoạch chung (có đính kèm các bản vẽ in màu thu nhỏ bao gồm: Sơ đồ vị trí và mối
liên hệ vùng tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000 và Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu lập quy hoạch đô thị, tỷ lệ 1/10.000; 1/25.000 hoặc 1/50.000);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ).
b) Thời gian thực
hiện thủ tục hành chính:
18 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia, các ngày
nghỉ và lễ theo quy định).
c) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
5. Thủ tục thẩm định Đồ án Quy hoạch Phân khu
a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn trả
kết quả Sở Xây dựng.
- Công chức tiếp
nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
+ Hồ sơ hợp lệ thì
ra phiếu hẹn;
+ Nếu hồ sơ thiếu
hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ
sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn
trả kết quả Sở Xây dựng.
b) Cách thức thực
hiện thủ tục hành chính:
Trực tiếp tại cơ
quan Hành chính Nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Đồ
án quy hoạch phân khu;
- Quyển thuyết minh Đồ án quy
hoạch phân khu khổ A4 hoặc A3 (có đính kèm các thành phần bản vẽ thu nhỏ khổ
A3);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan bao gồm:
+ Chủ trương của cấp có thẩm quyền;
+ Quyết định phê duyệt đồ án quy
hoạch chung;
+ Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ
quy hoạch phân khu;
+ Các văn bản pháp lý khác có
liên quan…
- Thành phần bản vẽ bao gồm:
+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu
đất, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000;
+ Bản đồ hiện trạng kiến trúc
cảnh quan và đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Các bản đồ hiện trạng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng
sử dụng đất, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Sơ đồ tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Bản đồ quy hoạch giao thông
và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khác và môi trường, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Bản đồ tổng hợp đường dây, đường
ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000;
+ Bản đồ đánh giá môi trường chiến
lược, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ).
d) Thời gian giải
quyết thủ tục hành chính:
22 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia,
các ngày nghỉ và lễ theo quy định).
đ) Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định theo quy định: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
- Cơ quan trực tiếp
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
f) Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản xác nhận.
h) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
6. Thủ tục thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch Phân khu
a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn trả
kết quả Sở Xây dựng.
- Công chức tiếp
nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
+ Hồ sơ hợp lệ thì
ra phiếu hẹn;
+ Nếu hồ sơ thiếu
hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ
sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn
trả kết quả Sở Xây dựng.
b) Cách thức thực
hiện thủ tục hành chính::
Trực tiếp tại cơ
quan Hành chính Nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính::
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Nhiệm
vụ quy hoạch phân khu;
- Quyển thuyết minh Nhiệm vụ quy
hoạch phân khu (có đính kèm các bản vẽ in màu thu nhỏ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu
vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị; Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm
vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
Nhiệm vụ quy hoạch phân khu.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ).
d) Thời gian giải
quyết:
18 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia, các ngày
nghỉ và lễ theo quy định).
đ) Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định theo quy định: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
- Cơ quan trực tiếp
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
f) Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản xác nhận.
g) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
7. Thủ tục thẩm định Đồ án Thiết kế Đô thị (riêng)
a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn trả
kết quả Sở Xây dựng.
- Công chức tiếp
nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
+ Hồ sơ hợp lệ thì
ra phiếu hẹn;
+ Nếu hồ sơ thiếu
hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ
sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn
trả kết quả Sở Xây dựng.
b) Cách thức thực
hiện thư tục hành chính:
Trực tiếp tại cơ
quan Hành chính Nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Đồ
án thiết kế đô thị;
- Quyển thuyết minh Đồ án quy
hoạch chi tiết khổ A4 hoặc A3 (có đính kèm các thành phần bản vẽ thu nhỏ khổ
A3);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan bao gồm:
+ Chủ trương của cấp có thẩm quyền;
+ Quyết định phê duyệt đồ án quy
hoạch chung;
+ Quyết định phê duyệt đồ án quy
hoạch phân khu;
+ Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ
quy hoạch chi tiết;
+ Các văn bản pháp lý khác có
liên quan…
- Thành phần bản vẽ bao gồm:
+ Sơ đồ vị trí, mối quan hệ giữa
khu vực thiết kế với đô thị và khu vực xung quanh;
+ Các sơ đồ đánh giá lịch sử phát
triển của khu vực;
+ Các sơ đồ phân tích hiện trạng
kiến trúc cảnh quan khu vực;
+ Các sơ đồ phân tích ý tưởng
phân khu chức năng và tổ chức không gian;
+ Các bản vẽ hướng dẫn thiết kế
đô thị.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ).
d) Thời gian giải
quyết:
22 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia,
các ngày nghỉ và lễ theo quy định).
đ) Đối tượng thực
hiện thủ tục hành
chính:
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định theo quy định: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
- Cơ quan trực tiếp
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
g) Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản xác nhận.
h. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số
15/2008/TT-BXD ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi
phí Quy hoạch Xây dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày
11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
8. Thủ tục thẩm định Nhiệm vụ Thiết kế Đô thị (riêng)
a) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn trả
kết quả Sở Xây dựng.
- Công chức tiếp
nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
+ Hồ sơ hợp lệ thì
ra phiếu hẹn;
+ Nếu hồ sơ thiếu
hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ
sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Hoàn
trả kết quả Sở Xây dựng.
b) Cách thức thực
hiện thủ tục hành chính:
Trực tiếp tại cơ
quan Hành chính Nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc thẩm định Nhiệm
vụ thiết kế đô thị;
- Quyển thuyết minh Nhiệm vụ thiết
kế đô thị (có đính kèm các bản vẽ in màu thu nhỏ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực
thiết kế đô thị trích từ quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy
hoạch chung đô thị; Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập thiết kế
đô thị, tỷ lệ 1/500);
- Các văn bản pháp lý có liên
quan;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt
nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng.
Số lượng hồ sơ: Tối
thiểu 03 (bộ).
d) Thời gian giải
quyết:
18 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian lấy ý kiến chuyên gia, các ngày
nghỉ và lễ theo quy định).
đ) Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
e) Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định theo quy định: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
- Cơ quan trực tiếp
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.
f) Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản xác nhận.
g) Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch
đô thị;
- Quyết định số 15/2008/TT-BXD
ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Định mức chi phí Quy hoạch Xây
dựng;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng
quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị”.
PHẦN III DANH MỤC MẪU ĐƠN,
MẪU TỜ KHAI KÈM THEO THỦ TỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT
|
KÝ HIỆU
|
TÊN MẪU ĐƠN, MẪU TỜ KHAI
|
Lĩnh
vực xây dựng
|
1
|
Phụ lục 5
|
Đơn
đề nghị cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng
|
2
|
Phụ lục 6
|
Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong
hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
|
3
|
Phụ lục 7
|
Đơn
đề nghị nâng hạng Kỹ sư định giá xây dựng
|
4
|
Phụ lục 12
|
Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ Kỹ sư định giá xây
dựng
|
PHẦN IV MẪU ĐƠN,
MẪU TỜ KHAI KÈM THEO THỦ TỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Phụ lục 5
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng)
Lần đăng ký cấp
chứng chỉ
……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………... ngày..... tháng..... năm........
|
ĐƠN ĐỂ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng......................................
1 Tên cá nhân :
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Quốc tịch:
5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):
6. Nơi thường trú:
- Số điện thoại liên hệ:
- Email:
- Website:
7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):
8. Trình độ chuyên môn:
- Văn bằng chuyên môn đã được cấp;
- Giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng đã
được cấp.
9. Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Thời gian đã hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình;
- Những công việc liên quan đến tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình đã thực hiện.
Đề nghị được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng: ...
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành
nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá được cấp và tuân thủ các quy định của
pháp luật có liên quan.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 6
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng)
1. Họ và tên:
2. Quá trình hoạt
động liên quan đến tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (khai rõ thời
gian, đơn vị công tác, công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình đã thực hiện và loại công trình):
Số
TT
|
Thời
gian
(tháng
- năm)
|
Tên và
loại công trình
|
Nội dung
công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin chịu trách
nhiệm về nội dung bản tự khai này.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP HOẶC CỦA CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký và đóng dấu)
|
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 7
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ NÂNG HẠNG KỸ
SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng)
Lần đăng ký cấp
chứng chỉ
……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………….. ngày..... tháng..... năm........
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NÂNG HẠNG KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng......................................
1 Tên cá nhân:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Quốc tịch:
5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):
6. Nơi thường trú:
- Số điện thoại liên hệ:
- Email:
- Website:
7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):
8. Kinh nghiệm nghề nghiệp:
- Thời gian đã hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
(kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 đến thời
điểm xin nâng hạng);
- Những công việc liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình đã thực hiện;
9. Giấy chứng nhận tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp VII quản
lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng.
Đề nghị được nâng kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thành kỹ sư định giá xây
dựng hạng 1 .
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành
nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy
định của pháp luật có liên quan.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 12
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG
CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng)
Lần đăng ký cấp
chứng chỉ
……………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………... ngày..... tháng..... năm........
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng......................................
1 Tên cá nhân:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Quốc tịch:
5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):
6. Nơi thường trú:
- Số điện thoại liên hệ:
- Email:
- Webside:
7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):
8. Số chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng đã được cấp:
9. Lý do xin cấp lại:
Đề nghị được cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng: ...
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành
nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy
định của pháp luật có liên quan.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 2
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1902 /QĐ-UBND ngày 25 /10 / 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Ghi chú
|
I. Lĩnh vực Xây dựng
|
1
|
Cấp đổi Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Công
trình xây dựng đối với tổ chức
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
2
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Công
trình xây dựng
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
3
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Công
trình xây dựng (trường hợp không có giấy phép xây dựng)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
4
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Công
trình xây dựng (trường hợp miễn giấy phép xây dựng)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
5
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Công
trình xây dựng (trường hợp mua bán, cho tặng, trao đổi, thừa kế)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
6
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà ở
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
7
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà ở
(trường hợp xây dựng mới theo giấy phép xây dựng)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
8
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà ở
(trường hợp xây dựng không phép hoặc sai phép, đất đã có giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất ở)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
9
|
Cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà ở
(trường hợp miễn giấy phép xây dựng đối với dự án phát triển nhà)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
10
|
Cấp đổi Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà
ở (khi bị hư hỏng, rách nát)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
11
|
Cấp lại Giấy chứng nhận Quyền sở hữu Nhà
ở (khi bị mất)
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|
12
|
Xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận Quyền sở
hữu Nhà ở
|
Thủ tục bãi bỏ do chuyển chức năng về Sở
TN-MT quản lý
|