ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
189/2004/QĐ-UB
|
Đà Lạt,
ngày 13 tháng 10 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
“ V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA VĂN
PHÒNG UBND TỈNH LÂM ĐỒNG ”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND
và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số
156/HĐBT ngày 17/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) V/v
qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quan hệ
công tác của Văn phòng UBND cấp tỉnh;
- Tiếp theo Quyết định số
123/2004/QĐ-UB ngày 22/7/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v đổi tên Văn
phòng HĐND và UBND tỉnh Lâm Đồng thành Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng;
- Xét đề nghị của ông
Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này bản
“Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quan hệ
công tác của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
|
T/M. UBND TỈNH
LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA VĂN PHÒNG UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
189/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
I/- Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND tỉnh
Điều 1: Chức năng của Văn phòng UBND tỉnh:
Văn phòng UBND tỉnh (Sau đây
gọi tắt là Văn phòng) là cơ quan làm việc của UBND tỉnh, có chức
năng tham mưu tổng hợp, phối hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và
điều hành các mặt công tác của UBND tỉnh đảm bảo tính thống nhất,
liên tục có hiệu lực và hiệu quả.
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn
phòng:
1/ Xây dựng các chương trình
làm việc của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh. Giúp UBND tỉnh tổ chức theo
dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các Huyện,
thành phố, thị xã thực hiện chương trình đó.
2/ Giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn
đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
thị xã trong việc chuẩn bị các báo cáo, đề án (bao gồm dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật, các dự án kinh tế-xã hội, văn hóa, y tế,
giáo dục, quốc phòng, an ninh và các dự án khác) và tham gia ý kiến
về nội dung trong quá trình soạn thảo các đề án đó để UBND tỉnh xem
xét, quyết định.
3/ Bảo đảm việc thu thập, cung
cấp thông tin, xử lý thông tin được thường xuyên, kịp thời, chính xác
phục vụ cho công tác của UBND và chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh và thực hiện chế độ thông tin báo cáo lên cơ quan
Nhà nước cấp trên theo quy định của pháp luật.
4/ Xây dựng kế hoạch công tác
và lịch làm việc của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Với Thường trực
Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh.
Giúp UBND tỉnh trong việc tổ
chức tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
theo quy định của pháp luật.
5/ Chuẩn bị nội dung và phục
vụ các phiên họp UBND tỉnh; Các cuộc họp và làm việc của Chủ tịch,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh với các cơ quan đơn vị tổ chức và công dân.
6/ Phối hợp với các cơ quan chức
năng, phổ biến và tập huấn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, của UBND tỉnh và Chủ tịch
UBND tỉnh đến các ngành, các cấp và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các
ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật
đó.
7/ Quản lý thống nhất việc
ban hành văn bản của UBND tỉnh đảm bảo đúng chủ trương, đường lối
của Đảng và các quy định của pháp luật.
Quản lý con dấu của UBND
tỉnh. Tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ, hành chính của UBND
tỉnh ; Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và
UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác văn thư, lưu trữ và
nghiệp vụ hành chính trong toàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Thực hiện thống nhất chỉ đạo công tác tin học hóa quản lý hành
chính Nhà nước đối với các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố,
thị xã trong tỉnh.
8/ Quản lý tổ chức, đội ngũ
cán bộ công chức, viên chức, kinh phí, tài sản, vật tư, hàng hóa
được giao theo đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm các điều kiện về
vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động của UBND tỉnh.
9/ Quản lý mọi hoạt động của
Nhà khách UBND tỉnh.
II/ Cơ cấu
tổ chức và nhiêm vụ của Văn Phòng:
Điều 3: Văn phòng được tổ chức, làm việc theo
chế độ Thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức Văn phòng gồm:
l/- Chánh Văn phòng và một số
Phó Văn phòng.
2/- Thư ký Chủ tịch và các
chuyên viên được phân công theo dõi các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa-Xã
hội, an ninh quốc phòng.
3/- Các Phòng và tổ chức
trực thuộc Văn phòng:
- Phòng Tổng hợp
- Phòng Hành chính -Tổ chức
- Phòng Quản trị-Tài vụ
- Trung tâm Lưu trữ tỉnh
- Trung tâm Tin học
- Nhà khách UBND tỉnh.
Điều 4: Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Văn
phòng và các Phó Văn phòng:
1/- Chánh Văn phòng:
1.1- Chánh Văn phòng là Thủ
trưởng cơ quan Văn phòng, là người quản lý và điều hành mọi hoạt
động của Văn phòng và chịu trách nhiệm trước UBND và Chủ tịch UBND
tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng ghi ở điều 2 bản
quy định này.
1.2. Đôn đốc kiểm tra việc
thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh.
1.3- Chánh Văn phòng được thừa
lệnh Chủ tịch UBND tỉnh ký các báo cáo nhanh, hàng tháng, đột xuất,
các thông báo, Công văn thông báo ý kiến chỉ đạo công việc của UBND
tỉnh, giấy mời họp của UBND tỉnh gửi đến các cấp, các ngành trong
tỉnh, sao các văn bản và ký giấy giới thiệu cho Thủ trưởng các
ngành đi công tác ngoài tỉnh.
1.4- Tổ chức thực hiện các
chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước (Trung ương và địa phương)
trong cơ quan Văn phòng.
1.5- Chủ tài khoản của Văn
phòng.
2/- Các Phó Văn phòng:
2.1. Giúp việc Chánh Văn
phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về các lĩnh vực công
tác được phân công, chỉ đạo chuyên viên được phân công theo dõi các
lĩnh vực công tác để thực hiện các quyết định của Trung ương và UBND
tỉnh.
2.2. Trong phạm vi thẩm quyền
được giao, Phó Văn phòng làm việc trực tiếp với Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch. Sau khi làm việc trực tiếp với Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch, Phó Văn phòng báo cáo với Chánh Văn phòng để chỉ đạo chung;
chủ động phối hợp trong việc nghiên cứu và giải quyết những công
việc thuộc phạm vi mình phụ trách.
2.3. Được ký thay Chánh Văn
phòng các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.
2.4. Được Chánh Văn phòng ủy
quyền cho một Phó Văn phòng điều hành công việc chung của Văn phòng
và được ủy quyền tài khoản cho Phó Văn phòng khi Chánh Văn phòng đi
vắng.
Điều 5:- Thư ký Chủ tịch:
5.1. Thư ký Chủ tịch là chuyên
viên được bổ nhiệm để giúp Chủ tịch UBND xử lý công việc hàng ngày
thuộc trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh. Trực tiếp nhận nhiệm vụ và
chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Chủ tịch; giữ mối liên
hệ giữa chỉ đạo của Chủ tịch với các Phó Chủ tịch và Lãnh đạo
Văn phòng. Trực tiếp theo dõi hoạt động của ngành Nội vụ, Công an và
Quân đội.
5.2. Thư ký Chủ tịch không làm
thay công việc thuộc chức trách của chuyên viên; khi xem xét các văn
bản đề xuất Tờ trình của chuyên viên trình lên Chủ tịch, nếu xét
thấy cần góp ý thì được chủ động trao đổi với chuyên viên để thống
nhất.
5.3. Thư ký Chủ tịch được dự
họp các cuộc họp giao ban với lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Văn
phòng UBND tỉnh.
Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên
được phân công các lĩnh vực kinh tế, Văn hóa-xã hội:
6.l- Nhiệm vụ của chuyên viên
là giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh
thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và phân tích tình
hình hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội- lễ tân ngoại vụ và an ninh
quốc phòng của các ngành, các cấp được phân công theo dõi trong việc
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, trong
việc chấp hành các văn bản của cấp trên, các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nhằm phản
ảnh, báo cáo kịp thời phục vụ sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.
6.2- Nghiên cứu các văn bản
của Đảng và Nhà nước, nhất là các văn bản quản lý nhà nước có
liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công, đề xuất với UBND tỉnh
việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản đó một cách chính
xác, kịp thời.
6.3. Chuyên viên được tham gia
các cuộc họp của UBND tỉnh, HĐND tỉnh và các cuộc họp với Thủ
trưởng các cấp, các ngành trong tỉnh khi bàn về các việc thuộc phạm
vi mình theo dõi; được phát biểu, đề xuất ý kiến của mình trong
cuộc họp, hội nghị. Khi được phân công, có trách nhiệm trực tiếp làm
thư ký các cuộc họp và soạn thảo các văn bản cần thiết (quyết
định, Chỉ thị và văn bản chỉ đạo) trình UBND tỉnh ban hành.
6.4- Chuyên viên phải rèn luyện
kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước, tổ chức tốt công tác thông tin
(Tiếp nhận, lập hồ sơ công việc và nộp hồ sơ lưu trữ một cách khoa
học). Biên tập thành thạo các văn bản quản lý nhà nước theo đúng
trình tự, nội dung, thẩm quyền và thể thức quy định hiện hành của
Nhà nước trong lĩnh vực quản lý được phân công.
6.5- Chuyên viên có nhiệm vụ
chuẩn bị nội dung, cung cấp tình hình thuộc lĩnh vực mình phụ
trách, dự tiếp và làm việc với các đoàn khách Trung ương, tỉnh bạn
và các Đoàn nước ngoài đến làm việc với tỉnh theo sự phân công của
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh, Phó Văn phòng. Chuyên viên
không làm thay công việc chuyên môn thuộc trách nhiệm của các Sở,
Ngành trực thuộc. Khi được lãnh đạo UBND tỉnh phân công, chuyên viên
được tiếp và làm việc với lãnh đạo, chuyên viên các ngành, các cấp,
các đơn vị và nhân dân đến làm việc hoặc trình bày nguyện vọng với
lãnh đạo UBND tỉnh.
6.6. Chuyên viên Văn phòng do
Lãnh đạo Văn phòng phụ trách phân công làm việc trực tiếp với Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực công tác được phân
công. Khi nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch,
chuyên viên phải báo cáo với lãnh đạo Văn phòng về công việc đang
thực hiện, hoặc sau khi kết thúc để tổng hợp theo dõi chung.
Điều 7: Nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp:
7.1. Phòng Tổng hợp có nhiệm
vụ nghiên cứu xây dựng chương trình công tác của UBND tỉnh, tổng hợp,
báo cáo định kỳ và đột xuất, đề xuất, biên tập các đề án, các văn
bản giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn
vị trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ kinh tế-văn hóa -xã hội, an
ninh-quốc phòng theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh tại
điều 2 của bản quy định này.
7.2. Chuyên viên của Phòng Tổng
hợp được lãnh đạo Văn phòng phân công trực tiếp theo dõi một số lĩnh
vực của các ngành kinh tế tổng hợp.
7.3. Phòng Tổng hợp do 1 lãnh
đạo Văn phòng trực tiếp chỉ đạo.
Điều 8: Phòng Hành chính Tổ chức
1/- Công tác hành chính văn
thư:
1.1- Đảm bảo công tác tiếp
nhận văn bản đến và xử lý văn bản đi một cách chính xác, nhanh
nhạy, kịp thời, phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo điều hành của UBND
và Văn phòng UBND tỉnh.
1.2. Kiểm tra chặt chẽ thể
thức và hình thức văn bản của UBND tỉnh, của Văn phòng trước khi
phát hành. Quản lý và sử dụng các loại con dấu theo đúng qui định
hiện hành của Nhà nước và của cơ quan.
1.3. Tổ đánh máy, in ấn tài
liệu của cơ quan đảm bảo hình thức văn bản theo đúng qui định chung,
văn bản phải in ấn rõ và đẹp.
1.4. Các nội dung văn bản đến,
văn bản đi, tài liệu đánh máy được quản lý chặt chẽ và thực hiện
công tác bảo mật trong quản lý văn bản theo qui định chung.
1.5. Phối hợp với Trung tâm lưu
trữ trong việc tham mưu hướng dẫn công tác văn thư-lưu trữ các ngành,
các địa phương, đơn vị theo đúng qui định của Nhà nước. Phối hợp với
đơn vị Công an bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự trong cơ quan
Văn phòng. Tiếp và hướng dẫn khách đến làm việc, liên hệ công tác
với UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.
2/- Về công tác tổ
chức-cán bộ:
2.1- Tổ chức quản lý chặt
chẽ hồ sơ cán bộ-công chức; tổ chức thực hiện các quy chế, nội qui
cơ quan và các hoạt động của cán bộ-công chức thuộc diện Văn phòng
UBND tỉnh quản lý và thực hiện các báo cáo về công tác tổ chức
theo qui định và giúp lãnh đạo Văn phòng tổng kết các hoạt động của
Văn phòng UBND tỉnh.
2.2- Nghiên cứu đề xuất về tổ
chức bộ máy-cán bộ, biên chế, việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, việc xét thi đua-khen thưởng, kỷ luật, việc xét nâng
lương, đề bạt cán bộ-công chức của cơ quan. Đề xuất việc tiếp nhận,
tuyển dụng, xem xét bố trí cán bộ-công chức và giải quyết các chế
độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ-công
chức.
Điều 9: Phòng Quản trị-Tài vụ
1/- Về công tác quản trị:
1.1- Tổ chức quản lý toàn bộ
cơ sở vật chất do cơ quan Văn phòng quản lý.
1.2- Thực hiện các thủ tục
về xây dựng cơ bản, sữa chữa nhỏ trong cơ quan, mua sắm các phương
tiện, trang thiết bị, vật tư hàng hóa theo đúng quy định hiện hành.
1.3- Đảm bảo phục vụ tốt các
cuộc họp và làm việc thường xuyên cũng như đột xuất của UBND tỉnh,
Văn phòng UBND tỉnh tại trụ sở Văn phòng UBND tỉnh.
1.4- Phối hợp với Nhà khách
Văn phòng để tiếp đón phục vụ các cuộc hội nghị và các đoàn khách
đến làm việc với Lãnh đạo tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh đến ăn nghỉ
tại Nhà khách.
1.5- Xây dựng và chăm sóc vườn
hoa cây cảnh, tổ chức thực hiện công tác vệ sinh trong cơ quan đảm bảo
sạch-đẹp.
2/- Về công tác kế toán-kho
quỹ:
2.1- Lập các dự toán kinh phí
hàng năm, hàng quý và đột xuất đảm bảo kinh phí phục vụ các hoạt
động của UBND và Văn phòng UBND tỉnh. Quản lý chặt chẽ các nguồn kinh
phí, chi tiêu phải đúng chế độ quy định và hết sức tiết kiệm chi.
Thực hiện chế độ báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản theo đúng
quy định.
2.2- Mở sổ theo dõi tài sản,
thu-chi, xuất nhập hàng hóa vật tư theo đúng quy định của cơ quan tài
chính. Xây dựng các định mức sử dụng vật tư hàng hóa đảm bảo phù
hợp với thực tế sử dụng, tránh để xảy ra lãng phí.
2.3- Có kế hoạch kinh phí
hàng tháng, quý, năm để mua sắm trang thiết bị, tài sản, vật tư hàng
hóa phục vụ yêu cầu công tác của cơ quan.
2.4- Thực hiện các chế độ
thanh toán cho các đơn vị bên ngoài cơ quan và cho cán bộ công chức
với tinh thần nhanh nhất, tích cực nhất, nhưng phải đảm bảo nguyên
tắc, chế độ quy định hiện hành.
2.5. Quản lý, theo dõi việc
sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Văn phòng
UBND tỉnh và Nhà khách.
3/- Tổ chức quản lý Đội
xe.
3.1- Quản lý Đội xe và các
loại xe được trang bị để phục vụ lãnh đạo tỉnh và Văn phòng UBND
tỉnh đảm bảo hoạt động đạt kết quả tốt.
3.2- Xe phục vụ công tác phải
đúng theo quy định của Nhà nước, thực hiện tiết kiệm xăng dầu và
giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn.
3.3- Mở sổ theo dõi lý lịch
của xe, để có kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế phụ tùng và
mua sắm xe mới để thay thế xe quá thời hạn sử dụng, nhằm có điều
kiện phục vụ công tác kịp thời, không bị ách tắc.
Điều 10: Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Trung tâm Lưu trữ tỉnh:
Thực hiện theo Thông tư số
40/1998/TT-TCCP ngày 24/0l/1998 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay
là Bộ Nội vụ) và Quyết định số l097/1998/QĐ-UB ngày 07/05/1998 của
UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tin
học.
1. Theo dõi, nghiên cứu, tổng
hợp, đề xuất, biên tập các đề án, các văn bản giúp HĐND và UBND
tỉnh trong việc chỉ đạo các cấp, các ngành, đơn vị thuộc tỉnh, cơ
quan có liên quan, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ
chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án đã được UBND tỉnh phê
duyệt và nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực về tin học hóa quản lý hành
chính Nhà nước.
2. Giúp Ban Chỉ đạo Tin học
của tỉnh thực hiện nhiệm vụ ỎThống nhất chỉ đạo công tác tin học
hóa quản lý hành chính Nhà nước đối với các Sở, ban, ngành các
Huyện, Thị xã, Thành phố, trong tỉnhÕ; Quản trị, điều hành, đảm
bảo hệ thống mạng tin học diện rộng của tỉnh hoạt động thông suốt,
liên tục để phục vụ cho công tác và chỉ đạo điều hành của HĐND và
UBND tỉnh.
3. Trực tiếp quản lý Trung tâm
Tích hợp dữ liệu của UBND tỉnh; bổ sung dữ liệu theo phân cấp, thẩm
quyền được giao; bảo dưỡng các trang thiết bị, áp dụng các biện
pháp bảo mật, chống xâm nhập trái phép, bảo đảm an toàn dữ liệu,
điều hành mạng, bảo quản các phần mềm hệ thống, các chương trình
được cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; thống nhất
triển khai các chương trình, ứng dụng dùng chung trên toàn hệ thống
mạng tin học đến các đơn vị quản lý Nhà nước trong tỉnh; tổ chức
phục vụ khai thác, sử dụng dữ liệu theo thẩm quyền.
Điều 12: Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Nhà khách:
Thực hiện theo Quy chế về tổ chức
hoạt động và chế độ quản lý tài chính của Nhà khách được UBND
tỉnh phê duyệt, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Văn phòng UBND
tỉnh. (Theo Quyết định số 117/2000/QĐ-UB ngày 6/11/2000 V/v thành lập
Nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng).
Điều 13: Bổ nhiệm các chức danh:
13.1. Việc bổ nhiệm các chức
danh: Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng, Thư ký Chủ tịch, Trưởng phòng,
Phó Trưởng phòng.v.v.. thuộc Văn phòng thực hiện theo phân cấp quản
lý cán bộ-công chức hiện hành.
13.2. Việc phân bổ biên chế,
bố trí công chức ở các đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh do Chánh Văn
phòng sắp xếp cụ thể trong tổng biên chế được UBND tỉnh giao hàng
năm.
Điều 14: Các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực
thuộc Văn phòng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập và bổ
nhiệm theo qui trình đề nghị bổ nhiệm công chức của Chánh Văn phòng
UBND tỉnh.
III/ Chế
độ làm việc và quan hệ công tác của Văn Phòng:
Điều 15: Chế độ làm việc của Văn phòng:
1/- Văn phòng làm việc theo
chế độ Thủ trưởng. Chánh Văn phòng là Thủ trưởng cơ quan Văn phòng,
chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của
Văn phòng.
2/- Các đơn vị trực thuộc Văn
phòng, làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Các Trưởng phòng (hoặc Phó
trưởng phòng), Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) chịu trách nhiệm trước
Chánh Văn phòng về mọi hoạt động của bộ phận mình theo chức năng
nhiệm vụ và quyền hạn tại quy định này và nhiệm vụ cụ thể do
Chánh Văn phòng giao.
3/ Chuyên viên làm việc theo sự
chỉ đạo, giao việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và theo sự quản
lý chuyên môn của lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trong công tác tổ chức
xử lý thông tin, tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội.
4/- Chế độ ban hành văn bản
của UBND tỉnh:
- Chánh Văn phòng thống nhất
quản lý việc ban hành các hình thức văn bản của UBND tỉnh từ khâu
soạn thảo, trình ký đến khâu ban hành. Người soạn thảo phải chịu
trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của văn bản do mình soạn
thảo sau khi soạn thảo phải thông qua Chánh Văn phòng hoặc Phó Văn
phòng kiểm tra về nội dung, thể thức văn bản và ký tắt vào văn bản
mới trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành. Phòng Hành
chính-Tổ chức chỉ được phép xử lý những văn bản sau khi có ý kiến
chỉ đạo của Chánh, Phó Văn phòng.
- Các hội nghị UBND tỉnh, giao
ban hàng tuần giữa Chủ tịch với các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và
Chánh, Phó Văn phòng do chuyên viên tổng hợp ghi biên bản. Các hội
nghị chuyên đề do chuyên viên theo dõi lĩnh vực chuyên môn đó ghi biên
bản và soạn thảo thông báo kết luận hội nghị, chậm nhất 3 ngày sau
phải có thông báo kết quả hội nghị.
5/ Chế độ sinh hoạt của Văn
phòng:
- Hàng ngày từ sáng thứ 3
đến sáng thứ 5 và chiều thứ 6 mỗi tuần, Chánh Văn phòng, các Phó Văn
phòng, Thư ký Chủ tịch và chuyên viên tổng hợp giao ban với Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch .
- Mỗi tháng 1 lần lãnh đạo
Văn phòng sinh hoạt với chuyên viên để thống nhất công việc nội bộ Văn
phòng.
- Mỗi quí cơ quan Văn phòng
phối hợp với Đảng ủy, Công đoàn và các đoàn thể trong cơ quan để
thông báo tình hình công tác, sinh hoạt chuyên đề, hoặc phổ biến các
chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
- Cuối năm tổ chức hội nghị
cán bộ-công chức để tổng kết công tác chuyên môn, tổng kết công tác
thi đua và phát động cán bộ-công chức thực hiện nhiệm vụ công tác
trong năm đến.
Điều 16: Quan hệ công tác của Văn phòng UBND
tỉnh:
1/ Quan hệ giữa Văn phòng
UBND tỉnh với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND, và Văn phòng Đoàn
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.
1.1- Văn phòng UBND tỉnh quan
hệ chặt chẽ với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng
Đoàn Đại biểu Quốc hội Lâm Đồng trong việc xây dựng chương trình công
tác tháng, năm, báo cáo tình hình, dự kiến những nội dung cần đưa ra
trong cuộc họp giao ban chung của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
1.2- Quan hệ phối hợp để có
sự phân công mỗi văn phòng trong việc nắm tình hình các mặt ở địa
phương hoặc chuẩn bị các nội dung công tác, các dự án trình Thường
trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Đại biểu Quốc hội.
2/ Quan hệ giữa Văn phòng
UBND tỉnh với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện,
thành phố, thị xã:
2.1- Văn phòng UBND tỉnh có
mối quan hệ mật thiết, phối hợp công tác hàng ngày với các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã để
giúp UBND tỉnh nắm chắc mọi hoạt động của các ngành, các cấp. Đôn
đốc các ngành, các cấp, các đơn vị thực hiện các Chỉ thị, quyết
định và các văn bản khác của UBND tỉnh, thực hiện các chế độ báo
cáo theo quy định.
2.2. Văn phòng UBND tỉnh phối
hợp với Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng xây dựng kế hoạch
công tác thi đua - khen thưởng và lập kế hoạch tài chính phục vụ công
tác thi đua - khen thưởng.
2.3. Văn phòng UBND tỉnh phối
hợp với Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; giúp UBND tỉnh thực
hiện chương trình công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp và
tổng hợp tình hình tiến độ công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp
tại địa phương.
2.4- Hướng dẫn giúp đỡ Văn
phòng các huyện-thành phố-thị xã, các Sở ban, ngành, các đơn vị về
phương pháp thu thập thông tin, báo cáo, nghiệp vụ công tác văn thư-lưu
trữ, để phối hợp trên dưới kịp thời, nhạy bén và thông suốt.
3/ Quan hệ giữa Văn phòng
UBND tỉnh với Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng
Chính phủ:
Văn phòng thường xuyên quan hệ
với Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ
và các cơ quan chuyên môn trực thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ
tịch Nước và Văn phòng Chính phủ để nắm các thông tin về quản lý,
tiếp nhận những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý văn phòng, những
trang thiết bị hiện đại về văn phòng, những quy chế làm việc, quản
lý văn bản, nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng hiệu quả công tác Văn phòng.
IV/- Điều
khoản thi hành
Điều 17:
1. Bản quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quan hệ
công tác của Văn phòng UBND tỉnh thay thế Quyết định số 138/2001/QĐ-UB
ngày 19/12/2001 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Các Sở, ban, ngành,
UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố có trách nhiệm phối hợp để thực
hiện những công tác có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Văn phòng
UBND tỉnh.
3. Căn cứ vào Quy chế làm
việc của Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Văn phòng phân công nội dung công
tác của từng bộ phận và từng cán bộ, công chức, viên chức; xác
định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân để thực
hiện tốt nhiệm vụ./.