Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 178/QĐ-BNN-LN năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Số hiệu: 178/QĐ-BNN-LN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Quốc Trị
Ngày ban hành: 08/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/QĐ-BNN-LN

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có Phụ lục kèm theo).

Các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được ban hành tại Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2024.

Bãi bỏ các nội dung công bố tại số thứ tự A.4, số thứ tự B.3 của mục 2 Phần I và các nội dung cụ thể tương ứng của từng thủ tục hành chính tại Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 4868/QĐ- BNN-TCLN ngày 10/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Bộ Quốc phòng;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp;
- Văn phòng Bộ (Phòng KS TTHC);
- Lưu: VT, LN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 178/QĐ-BNN-LN ngày 08 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái

Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khoản 7 Điều 1)

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân cấp huyện

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC được sửa đổi, bổ sung

TTHC sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Tên TTHC sửa đổi, bổ sung

Tên VBQPPL quy định nội dung thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1

1.000099

Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng trực thuộc các Bộ, ngành

Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khoản 5 Điều 1)

Lâm nghiệp

Bộ, ngành chủ quản hoặc đơn vị, cơ quan chuyên môn có chức năng trực thuộc được Bộ, ngành ủy quyền

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

1.000055

Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khoản 8 Điều 1)

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

1. Tên thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng trực thuộc các Bộ, ngành

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ, ngành chủ quản hoặc đơn vị, cơ quan chuyên môn có chức năng trực thuộc được Bộ, ngành ủy quyền (cơ quan có thẩm quyền) trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phương án của chủ rừng trực thuộc các Bộ, ngành khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng và các cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung phương án.

- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, trình ban hành Quyết định

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương; cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao các loại bản đồ:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thuộc các Bộ, ngành.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ, ngành chủ quản hoặc đơn vị, cơ quan chuyên môn có chức năng trực thuộc được Bộ, ngành ủy quyền.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Mẫu số 01 - Phụ lục IV

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN CHỦ RỪNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-

……., ngày tháng năm 20…..

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: ………………… (1)………………………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững (QLRBV); Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, (Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ:

4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng (nêu tóm tắt nội dung).

5. Mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu).

6. Những nội dung chính thực hiện phương án (Kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn, sản xuất, kinh doanh; nhu cầu, nguồn vốn đầu tư; hiệu quả của phương án (nêu tóm tắt nội dung).

7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung).

8. Giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung).

(Có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Chủ rừng (tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- Lưu: VT, ……

Chủ rừng
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Mẫu số 04 - Phụ Lục IV

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN CHỦ RỪNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-

……., ngày tháng năm 20…..

TỜ TRÌNH

Về việc điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: ………………… (1)………………………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ chế, chính sách mới ban hành có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương án);

Chủ rừng (Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Điều chỉnh hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng (nêu tóm tắt nội dung nếu có).

2. Điều chỉnh mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu nếu có).

3. Điều chỉnh những nội dung thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung nếu có).

4. Điều chỉnh dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nếu có)

5. Điều chỉnh giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung nếu có).

…………………………………………………………………………

(Tại các Mục từ 1 đến 5…. nêu trên, chủ rừng phải giải trình cơ sở pháp lý, thực tiễn (khoa học nếu có) đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ các nội dung có liên quan).

(Có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Chủ rừng (Tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- Lưu: VT, ……

Chủ rừng
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

PHỤ LỤC II

MẪU PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng

2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là phương án)

3. Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Chương 1

CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

2. Văn bản của địa phương

II. CAM KẾT QUỐC TẾ

III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng

2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng

3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giao đất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan

4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị (chủ rừng):……………………………………………………….

2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ...............; huyện ................; tỉnh ................;

3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Nhận xét: Đặc điểm chung của đơn vị.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG

1. Vị trí địa lý (tiếp giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc); Tọa độ: kinh độ; vĩ độ), địa hình

2. Khí hậu

3. Thủy văn

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc, lao động

2. Kinh tế: Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư

3. Xã hội: Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

IV. GIAO THÔNG

1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

2. Hệ thống giao thông đường thủy

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng

3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây dược liệu)

Nhận xét: Hiện trạng tài nguyên rừng có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

VIII. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm... hiện có của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư

2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị...của chủ rừng

3. Kết quả các chương trình, dự án đã và đang thực hiện

Nhận xét: Thực trạng cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và các hoạt động của đơn vị

IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Quản lý rừng tự nhiên

2. Quản lý rừng trồng

3. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng

4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ

5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Đa dạng thực vật rừng

b) Đa dạng động vật rừng

c) Cứu hộ, phát triển sinh vật

d) Danh lục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu

6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Nhận xét: Những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

IX-A. PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU RỪNG ĐẶC DỤNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng đặc dụng)

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

2. Phân khu phục hồi sinh thái

3. Phân khu dịch vụ, hành chính

4. Vùng đệm: Diện tích, hiện trạng vùng đệm ngoài, vùng đệm trong (nếu có)

Nhận xét: Thực trạng phân khu, vùng đệm có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động của đơn vị.

IX-B. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG PHÒNG HỘ CỦA RỪNG (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng phòng hộ)

Căn cứ tiêu chí rừng phòng hộ, chủ rừng xác định chứng năng phòng hộ của rừng và xác định diện tích của từng loại rừng được giao, gồm:

1. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

2. Diện tích rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

3. Diện tích rừng phòng hộ biên giới ... ha (rừng tự nhiên.. .ha; rừng trồng...ha)

4. Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

5. Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ... ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn.

IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KỀ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng sản xuất)

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn.

IX-D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KẾ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ)

1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.

2. Hạng mục các nguồn kinh phí của chủ rừng: Nguồn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn thu từ liên kết, liên doanh, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, nguồn thu khác...

3. Hạng mục các nguồn chi của chủ rừng: chi lương, chi cho các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng...chi khác theo quy định.

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

b) Mục tiêu về môi trường

c) Mục tiêu về xã hội

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Mô tả kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng.

III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng sản xuất)

1. Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế hoặc không khai thác lâm sản).

2. Khu vực rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nếu có).

3. Khu vực rừng, đất lâm nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh rừng hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

IV. KẾ HOẠCH KHOÁN RỪNG, VƯỜN CÂY VÀ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐANG CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI ĐỊA PHƯƠNG; CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

1. Kế hoạch khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước.

a) Khoán ổn định.

b) Khoán công việc, dịch vụ…vv.

2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý (nếu có).

V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

a) Bảo vệ rừng: bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có: .... ha, trong đó:

- Rừng đặc dụng: ...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha).

- Rừng phòng hộ (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

- Rừng sản xuất (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, cứu hộ, tái thả động vật rừng và khu rừng có giá trị về sinh thái, môi trường, ý nghĩa về văn hóa, xã hội.

2. Kế hoạch phát triển rừng.

a) Kế hoạch phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung.

- Làm giàu rừng.

- Trồng rừng mới, chăm sóc rừng.

b) Kế hoạch phát triển rừng sản xuất.

- Phát triển rừng tự nhiên.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

+ Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

- Phát triển rừng trồng.

+ Lựa chọn loài cây trồng;

+ Sản xuất cây con;

+ Trồng rừng mới;

+ Trồng lại rừng sau khai thác;

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

3. Khai thác lâm sản.

a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng đặc dụng.

- Khai thác rừng trồng thực nghiệm, nghiên cứu, khoa học.

- Khai thác tận dụng, tận thu lâm sản.

b) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng phòng hộ.

- Khai thác tận dụng, tận thu gỗ.

- Khai thác gỗ rừng trồng.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

c) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất.

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng.

+ Khai thác gỗ rừng trồng.

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

d) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác.

- Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây.

- Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác.

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi.

- Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm.

- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.

- Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô rừng vào khai thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ, xác định cụ thể địa danh, diện tích, sản lượng khai thác.

đ) Công nghệ khai thác: công nghệ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển (chiều rộng đường, mật độ đường, cự ly giữa các tuyến), kỹ thuật khai thác, an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.

e) Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm.

- Tự tổ chức khai thác hoặc bán cây đứng cho đơn vị khai thác.

- Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh), hoặc tự tổ chức chế biến.

4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực.

a) Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.

b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

a) Dự kiến các địa điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

b) Các phương thức tổ chức thực hiện bao gồm: tự tổ chức; liên kết với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

c) Khu vực dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được thể hiện trên bản đồ.

6. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, bao gồm: tên địa danh, diện tích, loài cây trồng, vật nuôi sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp: chủ rừng tự tổ chức sản xuất; tổ chức, cá nhân nhận khoán ổn định sản xuất.

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng.

- Duy tu bảo dưỡng đường, tên tuyến, thời gian thực hiện.

- Mở đường mới, đường nhánh, tên tuyến, giá trị sử dụng, thời gian thực hiện.

- Hệ thống bãi gỗ, số lượng, địa điểm, diện tích (chỉ áp dụng cho rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất).

- Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc, câu lạc bộ, trạm quản lý bảo vệ, chòi canh, chỉ rõ mục đích, số lượng, thời gian thực hiện.

- Xây dựng vườn ươm, mục đích, địa điểm, diện tích, công suất, thời gian thực hiện.

8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng.

a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng.

b) Hình thức tổ chức thực hiện.

9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng.

a) Các dịch vụ được tiến hành.

b) Tổ chức triển khai, thực hiện.

10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng.

a) Thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học.

b) Điều tra, kiểm kê rừng.

12. Chế biến, thương mại lâm sản: vị trí nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, máy móc, sản phẩm, thị trường tiêu thụ... (áp dụng cho chủ quản lý rừng sản xuất hoặc phòng hộ (nếu có)).

VI. KHÁI TOÁN, DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp khái toán, dự kiến nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững.

a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

b) Bảo vệ rừng.

c) Phát triển rừng.

d) Nghiên cứu khoa học, cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng, đào tạo, tập huấn.

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

e) Ổn định dân cư.

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng.

h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

i) Chế biến, thương mại lâm sản (chỉ áp dụng cho chủ rừng có hoạt động này).

...............................................

2. Nguồn vốn đầu tư.

a) Vốn tự có.

b) Vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư.

c) Vốn vay các tổ chức tín dụng.

d) Ngân sách nhà nước (nhiệm vụ công ích, khoa học công nghệ...).

đ) Dịch vụ môi trường rừng.

e) Khai thác lâm sản.

g) Hỗ trợ quốc tế.

h) Các nguồn khác....

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực.

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan.

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ.

4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.

5. Giải pháp về thị trường (chỉ áp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh doanh).

6. Giải pháp khác.

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế.

a) Giá trị sản phẩm thu được.

b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh.

c) Tăng vốn rừng (tăng về diện tích, trữ lượng rừng trồng).

d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ: cây con, môi trường rừng, chế biến, thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ...vv

2. Hiệu quả về xã hội.

Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của người dân, nâng cao năng lực, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng).

3. Hiệu quả về môi trường.

Tiên lượng các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của rừng, phát triển các loài cây bản địa, tác dụng của việc bảo vệ các khu vực loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Mô tả và phân nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án.

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát phải đạt được. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định trong phương án. Việc thực hiện phương án sẽ đạt được những kết quả nổi bật so với phương thức trước đó.

2. Để thực hiện phương án đạt mục tiêu đề ra, những vấn đề khó khăn phải kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ hoặc cần phải bổ sung cơ chế, chính sách./.

Phần 2

HỆ THỐNG CÁC LOẠI BẢN ĐỒ VÀ BIỂU KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ

1. Bản đồ hiện trạng rừng năm 202.., tỷ lệ 1/……;

2. Bản bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 202.., tỷ lệ 1/...;

3. Bản đồ quản lý rừng bền vững, giai đoạn 202…- 202…, tỷ lệ 1/…;

II. HỆ THỐNG CÁC BIỂU

Biểu số 01

Thống kê dân sinh, kinh tế - xã hội.

Biểu số 02

Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông.

Biểu số 03

Thống kê hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã.

Biểu số 04

Thống kê hiện trạng rừng năm 20...

Biểu số 05

Thống kê trữ lượng các loại rừng năm 20...

Biểu số 06

Danh lục các loài thực vật rừng chủ yếu.

Biểu số 07

Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Biểu số 08

Danh lục các loài động vật rừng chủ yếu.

Biểu số 09

Danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Biểu số 10

Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 11

Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 12

Tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 13

Tổng hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 14

Kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.

Mẫu số 02 - Phụ lục IV

TÊN (BỘ/UBND TỈNH/HUYỆN)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(báo cáo)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-….

……., ngày tháng năm 20…..

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định phê duyệt/điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án QLRBV)

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /202../TT-BNNPTNT ngày / /202… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ Quyết định số …… ngày …… tháng .... năm ... của cơ quan/cấp (Tên cơ quan/cấp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định) về thành lập Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng ……….) (nếu có);

Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) hoặc Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng …………. ) đã tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững tại Văn bản số ………ngày…./…./202….và báo cáo kết quả thẩm định như sau:

Phần thứ nhất

TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

I. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

1. Tờ trình (hoặc Đơn đề nghị) của chủ rừng trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

2. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đề nghị phê duyệt/hoặc Phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

3. Các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững đề nghị phê duyệt /hoặc các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH

1. Luật Lâm nghiệp.

2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).

III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đơn vị chủ trì thẩm định:

2. Đơn vị phối hợp thẩm định:

3. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định (nếu có):

4. Hình thức thẩm định: Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).

Phần thứ hai

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH (PHÊ DUYỆT/ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. THÔNG TIN CHUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Tên phương án:

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ :

4. Thời gian thực hiện:

5. Các thông tin khác (nếu có):

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP/THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp/thành viên hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN/HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Việc thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững phải phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Các ý kiến khác (nếu có).

…………………………………………….

(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp).

IV. KẾT LUẬN

1. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đạt yêu cầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

(Có dự thảo Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng kèm theo)

2. Phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh) của chủ rừng chưa đạt yêu cầu đề nghị chủ rừng bổ sung, chỉnh lý các nội dung sau (nêu rõ lý do):

………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là ý kiến thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) của (Cơ quan thẩm định/ Hội đồng thẩm định) về Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (Tên chủ rừng) đề nghị (cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững) xem xét quyết định phê duyệt/điều chỉnh phương án (nếu đạt yêu cầu) hoặc không phê duyệt (nếu chưa đạt yêu cầu).


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT,......

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu số 03 - Phụ lục IV

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số /QĐ-….

……., ngày tháng năm 20…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của cơ quan phê duyệt (áp dụng đối với Quyết định của các Bộ, ngành);

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (áp dụng đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh);

Căn cứ……….(áp dụng đối với Quyết định của các chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp FDI trường hợp tự phê duyệt);

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số …. /BC-…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo đề nghị tại Tờ trình số…./TTr- ngày…./…/20…của….(tên chủ rừng) về phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của (tên chủ rừng), với những nội dung sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ:

4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

a) Hiện trạng đất đai

b) Hiện trạng tài nguyên rừng

5. Mục tiêu Phương án

a) Mục tiêu chung:

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu kinh tế:

- Mục tiêu xã hội:

- Mục tiêu môi trường:

6. Những nội dung chính thực hiện phương án

a) Kế hoạch sử dụng đất

b) Kế hoạch khoản bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư

c) Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

- Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học:……………..

- Kế hoạch phát triển rừng:……………..

- Kế hoạch khai thác lâm sản:………………

………………………………………………………………………………

d) Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

e) Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp

g) Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

h) Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

i) Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

l) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, điều tra, kiểm kê rừng

m) Chế biến, thương mại lâm sản

n) Kế hoạch khác…...…………………………………………………………

7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện

Dự kiến tổng vốn:……………….tỷ đồng, trong đó:

a) Vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước:…………

b) Vốn tự có:……………

c) Vốn liên doanh, liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác:………….

8. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp tổ chức quản lý, sử dụng đất.

b) Giải pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ.

d) Các giải pháp khác…..

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án

1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan:…………………

2. Trách nhiệm của chủ rừng:……………………

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng (Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc…), Cục trưởng (Vụ trưởng) các Vụ: (tên các Cục, Vụ, đơn vị) hoặc Giám đốc các Sở:….., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Mẫu số 05 - Phụ lục IV

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-….

……., ngày tháng năm 20…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số /QĐ-… ngày.. /../20.. của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của cơ quan phê duyệt (áp dụng đối với Quyết định của các Bộ, ngành);

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (áp dụng đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh);

Căn cứ……….(áp dụng đối với Quyết định của các chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp FDI trường hợp tự phê duyệt);

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số…… /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo đề nghị tại Tờ trình số…./TTr- ngày…./…/20…của….(tên chủ rừng) về điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)

1. Sửa đổi, bổ sung điểm …khoản…Điều 1 như sau: “………………………………………………………………………………...”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản…Điều 2 như sau: “………………………………………………………………………………...”

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng) - (nếu có).

1. Thay thế …… bằng ….. tại điểm …khoản ….Điều ….

……………………………………………………………………………………

2. Thay thế Biểu số….Phụ lục….bằng Biểu số….Phụ lục….ban hành kèm theo quyết định này.

……………………………………………………………………………………

3. Bãi bỏ từ, cụm từ ….. tại hoặc điểm…khoản…Điều…của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng).

……………………………………………………………………………………

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng (Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc….), Cục trưởng (Vụ trưởng) các Vụ: (tên các Cục, Vụ, đơn vị) hoặc Giám đốc các Sở:….., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Tên thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT) nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến bằng văn bản các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, cho thuê rừng về nội dung phương án.

- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, trình ban hành Quyết định

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao các loại bản đồ:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung gồm:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 28 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT).

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Mẫu số 01-Phụ lục IV

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN CHỦ RỪNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-

……., ngày tháng năm 20…..

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: ………………… (1)………………………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững (QLRBV); Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, (Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ:

4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng (nêu tóm tắt nội dung).

5. Mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu).

6. Những nội dung chính thực hiện phương án (Kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn, sản xuất, kinh doanh; nhu cầu, nguồn vốn đầu tư; hiệu quả của phương án (nêu tóm tắt nội dung).

7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung).

8. Giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung).

(Có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Chủ rừng (tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- Lưu: VT, ……

Chủ rừng
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Mẫu số 04 - Phụ lục IV

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN CHỦ RỪNG….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-

……., ngày tháng năm 20…..

TỜ TRÌNH

Về việc điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: ………………… (1)………………………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ chế, chính sách mới ban hành có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương án);

Chủ rừng (Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Điều chỉnh hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng (nêu tóm tắt nội dung nếu có).

2. Điều chỉnh mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu nếu có).

3. Điều chỉnh những nội dung thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung nếu có).

4. Điều chỉnh dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nếu có)

5. Điều chỉnh giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung nếu có).

…………………………………………………………………………

(Tại các Mục từ 1 đến 5…. nêu trên, chủ rừng phải giải trình cơ sở pháp lý, thực tiễn (khoa học nếu có) đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ các nội dung có liên quan).

(Có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Chủ rừng (Tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……
- Lưu: VT, ……

Chủ rừng
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

PHỤ LỤC II

MẪU PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng

2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là phương án)

3. Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Chương 1

CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

2. Văn bản của địa phương

II. CAM KẾT QUỐC TẾ

III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng

2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng

3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giao đất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan

4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị (chủ rừng):……………………………………………………….

2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ...............; huyện ................; tỉnh ................;

3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Nhận xét: Đặc điểm chung của đơn vị.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG

1. Vị trí địa lý (tiếp giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc); Tọa độ: kinh độ; vĩ độ), địa hình

2. Khí hậu

3. Thủy văn

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc, lao động

2. Kinh tế: Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư

3. Xã hội: Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

IV. GIAO THÔNG

1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

2. Hệ thống giao thông đường thủy

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng

3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây dược liệu)

Nhận xét: Hiện trạng tài nguyên rừng có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

VIII. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm... hiện có của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư

2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị...của chủ rừng

3. Kết quả các chương trình, dự án đã và đang thực hiện

Nhận xét: Thực trạng cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và các hoạt động của đơn vị

IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Quản lý rừng tự nhiên

2. Quản lý rừng trồng

3. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng

4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ

5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Đa dạng thực vật rừng

b) Đa dạng động vật rừng

c) Cứu hộ, phát triển sinh vật

d) Danh lục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu

6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Nhận xét: Những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

IX-A. PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU RỪNG ĐẶC DỤNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng đặc dụng)

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

2. Phân khu phục hồi sinh thái

3. Phân khu dịch vụ, hành chính

4. Vùng đệm: Diện tích, hiện trạng vùng đệm ngoài, vùng đệm trong (nếu có)

Nhận xét: Thực trạng phân khu, vùng đệm có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động của đơn vị.

IX-B. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG PHÒNG HỘ CỦA RỪNG (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng phòng hộ)

Căn cứ tiêu chí rừng phòng hộ, chủ rừng xác định chứng năng phòng hộ của rừng và xác định diện tích của từng loại rừng được giao, gồm:

1. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

2. Diện tích rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

3. Diện tích rừng phòng hộ biên giới ... ha (rừng tự nhiên.. .ha; rừng trồng...ha)

4. Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

5. Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ... ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn.

IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KỀ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng sản xuất)

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn.

IX-D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KẾ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ)

1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.

2. Hạng mục các nguồn kinh phí của chủ rừng: Nguồn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn thu từ liên kết, liên doanh, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, nguồn thu khác...

3. Hạng mục các nguồn chi của chủ rừng: chi lương, chi cho các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng...chi khác theo quy định.

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

b) Mục tiêu về môi trường c) Mục tiêu về xã hội

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Mô tả kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng.

III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng sản xuất)

1. Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế hoặc không khai thác lâm sản).

2. Khu vực rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nếu có).

3. Khu vực rừng, đất lâm nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh rừng hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

IV. KẾ HOẠCH KHOÁN RỪNG, VƯỜN CÂY VÀ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐANG CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI ĐỊA PHƯƠNG; CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

1. Kế hoạch khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước.

a) Khoán ổn định.

b) Khoán công việc, dịch vụ…vv.

2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý (nếu có).

V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

a) Bảo vệ rừng: bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có: .... ha, trong đó:

- Rừng đặc dụng: ...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha).

- Rừng phòng hộ (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

- Rừng sản xuất (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, cứu hộ, tái thả động vật rừng và khu rừng có giá trị về sinh thái, môi trường, ý nghĩa về văn hóa, xã hội.

2. Kế hoạch phát triển rừng.

a) Kế hoạch phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung.

- Làm giàu rừng.

- Trồng rừng mới, chăm sóc rừng.

b) Kế hoạch phát triển rừng sản xuất.

- Phát triển rừng tự nhiên.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

+ Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

- Phát triển rừng trồng.

+ Lựa chọn loài cây trồng;

+ Sản xuất cây con;

+ Trồng rừng mới;

+ Trồng lại rừng sau khai thác;

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

3. Khai thác lâm sản.

a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng đặc dụng.

- Khai thác rừng trồng thực nghiệm, nghiên cứu, khoa học.

- Khai thác tận dụng, tận thu lâm sản.

b) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng phòng hộ.

- Khai thác tận dụng, tận thu gỗ.

- Khai thác gỗ rừng trồng.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

c) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất.

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng.

+ Khai thác gỗ rừng trồng.

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

d) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác.

- Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây.

- Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác.

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi.

- Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm.

- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.

- Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô rừng vào khai thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ, xác định cụ thể địa danh, diện tích, sản lượng khai thác.

đ) Công nghệ khai thác: công nghệ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển (chiều rộng đường, mật độ đường, cự ly giữa các tuyến), kỹ thuật khai thác, an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.

e) Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm.

- Tự tổ chức khai thác hoặc bán cây đứng cho đơn vị khai thác.

- Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh), hoặc tự tổ chức chế biến.

4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực.

a) Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.

b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

a) Dự kiến các địa điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

b) Các phương thức tổ chức thực hiện bao gồm: tự tổ chức; liên kết với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

c) Khu vực dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được thể hiện trên bản đồ.

6. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, bao gồm: tên địa danh, diện tích, loài cây trồng, vật nuôi sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp: chủ rừng tự tổ chức sản xuất; tổ chức, cá nhân nhận khoán ổn định sản xuất.

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng.

- Duy tu bảo dưỡng đường, tên tuyến, thời gian thực hiện.

- Mở đường mới, đường nhánh, tên tuyến, giá trị sử dụng, thời gian thực hiện.

- Hệ thống bãi gỗ, số lượng, địa điểm, diện tích (chỉ áp dụng cho rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất).

- Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc, câu lạc bộ, trạm quản lý bảo vệ, chòi canh, chỉ rõ mục đích, số lượng, thời gian thực hiện.

- Xây dựng vườn ươm, mục đích, địa điểm, diện tích, công suất, thời gian thực hiện.

8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng.

a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng.

b) Hình thức tổ chức thực hiện.

9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng.

a) Các dịch vụ được tiến hành.

b) Tổ chức triển khai, thực hiện.

10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng.

a) Thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học.

b) Điều tra, kiểm kê rừng.

12. Chế biến, thương mại lâm sản: vị trí nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, máy móc, sản phẩm, thị trường tiêu thụ... (áp dụng cho chủ quản lý rừng sản xuất hoặc phòng hộ (nếu có)).

VI. KHÁI TOÁN, DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp khái toán, dự kiến nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững.

a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

b) Bảo vệ rừng.

c) Phát triển rừng.

d) Nghiên cứu khoa học, cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng, đào tạo, tập huấn.

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

e) Ổn định dân cư.

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng.

h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

i) Chế biến, thương mại lâm sản (chỉ áp dụng cho chủ rừng có hoạt động này).

2. Nguồn vốn đầu tư.

a) Vốn tự có.

b) Vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư.

c) Vốn vay các tổ chức tín dụng.

d) Ngân sách nhà nước (nhiệm vụ công ích, khoa học công nghệ...).

đ) Dịch vụ môi trường rừng.

e) Khai thác lâm sản.

g) Hỗ trợ quốc tế.

h) Các nguồn khác....

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực.

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan.

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ.

4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.

5. Giải pháp về thị trường (chỉ áp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh doanh).

6. Giải pháp khác.

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế.

a) Giá trị sản phẩm thu được.

b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh.

c) Tăng vốn rừng (tăng về diện tích, trữ lượng rừng trồng).

d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ: cây con, môi trường rừng, chế biến, thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ...vv.

2. Hiệu quả về xã hội.

Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của người dân, nâng cao năng lực, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng).

3. Hiệu quả về môi trường.

Tiên lượng các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của rừng, phát triển các loài cây bản địa, tác dụng của việc bảo vệ các khu vực loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Mô tả và phân nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án.

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát phải đạt được. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định trong phương án. Việc thực hiện phương án sẽ đạt được những kết quả nổi bật so với phương thức trước đó.

2. Để thực hiện phương án đạt mục tiêu đề ra, những vấn đề khó khăn phải kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ hoặc cần phải bổ sung cơ chế, chính sách./.

Phần 2

HỆ THỐNG CÁC LOẠI BẢN ĐỒ VÀ BIỂU KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ

1. Bản đồ hiện trạng rừng năm 202.., tỷ lệ 1/……;

2. Bản bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 202..,tỷ lệ 1/...;

3. Bản đồ quản lý rừng bền vững, giai đoạn 202…- 202…, tỷ lệ 1/…;

II. HỆ THỐNG CÁC BIỂU

Biểu số 01

Thống kê dân sinh, kinh tế - xã hội.

Biểu số 02

Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông.

Biểu số 03

Thống kê hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã.

Biểu số 04

Thống kê hiện trạng rừng năm 20...

Biểu số 05

Thống kê trữ lượng các loại rừng năm 20...

Biểu số 06

Danh lục các loài thực vật rừng chủ yếu.

Biểu số 07

Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Biểu số 08

Danh lục các loài động vật rừng chủ yếu.

Biểu số 09

Danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Biểu số 10

Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 11

Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 12

Tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 13

Tổng hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 14

Kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.

Mẫu số 02 - Phụ lục IV

TÊN (BỘ/UBND TỈNH/HUYỆN)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(báo cáo)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-….

……., ngày tháng năm 20…..

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định phê duyệt/điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án QLRBV)

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /202../TT-BNNPTNT ngày / /202… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ Quyết định số …… ngày …… tháng .... năm ... của cơ quan/cấp (Tên cơ quan/cấp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định) về thành lập Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng ……….) (nếu có);

Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) hoặc Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng …………. ) đã tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững tại Văn bản số ………ngày…./…./202….và báo cáo kết quả thẩm định như sau:

Phần thứ nhất

TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

I. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

1. Tờ trình (hoặc Đơn đề nghị) của chủ rừng trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

2. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đề nghị phê duyệt/hoặc Phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

3. Các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững đề nghị phê duyệt /hoặc các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH

1. Luật Lâm nghiệp.

2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).

III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đơn vị chủ trì thẩm định:

2. Đơn vị phối hợp thẩm định:

3. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định (nếu có):

4. Hình thức thẩm định: Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).

Phần thứ hai

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH (PHÊ DUYỆT/ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. THÔNG TIN CHUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Tên phương án:

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ :

4. Thời gian thực hiện:

5. Các thông tin khác (nếu có):

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP/THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp/thành viên hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN/HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Việc thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững phải phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

Các ý kiến khác (nếu có).

…………………………………………….

(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp).

IV. KẾT LUẬN

1. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đạt yêu cầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

(Có dự thảo Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng kèm theo)

2. Phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh) của chủ rừng chưa đạt yêu cầu đề nghị chủ rừng bổ sung, chỉnh lý các nội dung sau (nêu rõ lý do):

………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là ý kiến thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) của (Cơ quan thẩm định/ Hội đồng thẩm định) về Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (Tên chủ rừng) đề nghị (cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững) xem xét quyết định phê duyệt/điều chỉnh phương án (nếu đạt yêu cầu) hoặc không phê duyệt (nếu chưa đạt yêu cầu).


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT,......

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu số 03 - Phụ lục IV

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-….

……., ngày tháng năm 20…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của cơ quan phê duyệt (áp dụng đối với Quyết định của các Bộ, ngành);

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (áp dụng đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh);

Căn cứ……….(áp dụng đối với Quyết định của các chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp FDI trường hợp tự phê duyệt);

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số …. /BC-…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo đề nghị tại Tờ trình số…./TTr- ngày…./…/20…của….(tên chủ rừng) về phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của (tên chủ rừng), với những nội dung sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ:

4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

a) Hiện trạng đất đai

b) Hiện trạng tài nguyên rừng

5. Mục tiêu Phương án

a) Mục tiêu chung:

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu kinh tế:

- Mục tiêu xã hội:

- Mục tiêu môi trường:

6. Những nội dung chính thực hiện phương án

a) Kế hoạch sử dụng đất

b) Kế hoạch khoản bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư

c) Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

- Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học:……………..

- Kế hoạch phát triển rừng:……………..

- Kế hoạch khai thác lâm sản:………………

………………………………………………………………………………

d) Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

e) Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp

g) Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

h) Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

i) Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

l) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, điều tra, kiểm kê rừng

m) Chế biến, thương mại lâm sản

n) Kế hoạch khác…...…………………………………………………………

7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện

Dự kiến tổng vốn:……………….tỷ đồng, trong đó:

a) Vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước:…………

b) Vốn tự có:……………

c) Vốn liên doanh, liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác:………….

8. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp tổ chức quản lý, sử dụng đất.

b) Giải pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ.

d) Các giải pháp khác…..

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án

1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan:…………………

2. Trách nhiệm của chủ rừng:……………………

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng (Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc…), Cục trưởng (Vụ trưởng) các Vụ: (tên các Cục, Vụ, đơn vị) hoặc Giám đốc các Sở:….., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Mẫu số 05-Phụ lục IV

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-….

……., ngày tháng năm 20…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số /QĐ-…ngày.. /../20.. của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của cơ quan phê duyệt (áp dụng đối với Quyết định của các Bộ, ngành);

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (áp dụng đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh);

Căn cứ……….(áp dụng đối với Quyết định của các chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp FDI trường hợp tự phê duyệt);

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số…… /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo đề nghị tại Tờ trình số…./TTr- ngày…./…/20…của….(tên chủ rừng) về điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)

1. Sửa đổi, bổ sung điểm …khoản…Điều 1 như sau: “………………………………………………………………………………...”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản…Điều 2 như sau:

“………………………………………………………………………………...”

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng) - (nếu có).

1. Thay thế …… bằng ….. tại điểm …khoản ….Điều ….

……………………………………………………………………………………

2. Thay thế Biểu số….Phụ lục….bằng Biểu số….Phụ lục….ban hành kèm theo quyết định này.

……………………………………………………………………………………

3. Bãi bỏ từ, cụm từ ….. tại hoặc điểm…khoản…Điều…của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng).

……………………………………………………………………………………

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng (Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc….), Cục trưởng (Vụ trưởng) các Vụ: (tên các Cục, Vụ, đơn vị) hoặc Giám đốc các Sở:….., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1. Tên thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác nộp 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan về nội dung phương án quản lý rừng bền vững.

- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, ban hành Quyết định

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao các loại bản đồ:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung gồm:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 22 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Mẫu số 01 - Phụ lục III

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(tên xã)…., ngày …. tháng ……. năm 202…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT, kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Họ và tên chủ rừng: ……….(Ghi rõ họ và tên chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác)

2. Địa chỉ: …………..;

3. Số CCCD:………………..; Ngày cấp:……./……./…….;

4. Hồ sơ gửi kèm:

- Phương án quản lý rừng bền vững;

- Các loại bản đồ, gồm:…………………………………………………….

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…… xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: CR hoặc nhóm hộ, THT.

Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác
(ký, ghi rõ họ và tên)




Nguyễn Văn B

Mẫu số 02-Phụ lục III

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

(áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác xây dựng phương án quản lý rừng bền vững)

MỞ ĐẦU

Chương I

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Các văn bản liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của chủ rừng, nhóm hộ, tổ hợp tác.

II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

Nêu các tài liệu, số liệu, thông tin, bản đồ sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững.

Chương II

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CHỦ RỪNG

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ RỪNG

1. Loại hình chủ rừng:

Hộ gia đình/cá nhân/cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác.

2. Cơ cấu tổ chức

Mô tả mô hình tổ chức nhóm hộ/cộng đồng và nhiệm vụ của các thành phần trong nhóm, tổ hợp tác gồm:

- Nhóm hộ/cộng đồng, tổ hợp tác: Mô tả các thành phần và hình thức liên kết các thành viên gồm: các chủ rừng, cơ sở khai thác vận chuyển gỗ, cơ sở chế biến gỗ, vườn ươm…(nếu có) để thực hiện quản lý rừng bền vững, vai trò và nhiệm vụ của từng thành phần trong nhóm.

- Trưởng nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác: Vai trò và nhiệm vụ của trưởng nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác.

- Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác: Mô tả Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác, gồm: thành phần, vai trò và nhiệm vụ của từng thành phần tham gia trong Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác (theo quy mô và nhu cầu, nhóm/tổ hợp tác có thể mời đại diện chính quyền, các ban, ngành của huyện, xã nơi các chủ rừng liên kết thành nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác và các thành viên khác là cơ sở chế biến có nhu cầu liên kết với nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác để thực hiện quản lý rừng bền vững, hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững).

3. Quy mô, diện tích rừng, đất lâm nghiệp của các thành viên tham gia nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác

- Số lượng thành viên tham gia;

- Diện tích của từng thành viên nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác, gồm: diện tích loại rừng, dự kiến diện tích rừng trồng sẽ tham gia cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, diện tích loại trừ (diện tích rừng tự nhiên, diện tích các khu vực có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, giải trí, tín ngưỡng, hành lang ven sông, suối và khu vực có các loài động thực vật trong danh lục cần được bảo vệ); tổng hợp từ Biểu 08 vào Biểu 01.

Biểu 01: Tổng hợp diện tích rừng của các nhóm hộ/cộng đồng/tổ hợp tác phân theo xã, huyện....tỉnh...

Tên xã

Tổng diện tích (ha)

Diện tích loại trừ (ha)

Dự kiến diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (ha)

(1)

(2=3+4)

(3)

(4)

Nhóm hộ/cộng đồng/tổ hợp tác: xã A

.........

Tổng

II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Diện tích và trữ lượng rừng

Nêu hiện trạng rừng của chủ rừng, các thành viên tự nguyện tham gia nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác:

- Tổng diện tích rừng: .... ha, trong đó:

+ Rừng đặc dụng….ha (rừng tự nhiên….ha, rừng trồng….ha);

+ Rừng phòng hộ …ha (rừng tự nhiên…ha, rừng trồng…ha);

+ Rừng sản xuất…ha (rừng tự nhiên…ha, rừng trồng…ha);

- Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi: …. m3, trong đó:

+ Keo lai: … m3/tuổi…:

+ Keo tai tượng: … m3/tuổi…:

+ Bạch đàn: … m3/tuổi…:

- Lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây dược liệu):

+ Loài cây:…………; Diện tích:…………………; Sản lượng:……….

…………………………………..

2. Tài nguyên đa dạng sinh học

Tổng hợp, đánh giá danh lục các loài động, thực vật rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác theo Biểu 02 và Biểu 03:

Biểu 02: Danh lục các loài thực vật rừng

TT

Tên Loài

Địa điểm

Số lượng, mật độ cây

1

Lim xanh (kể cả tên địa phương nếu có)

khoảnh…., tiểu khu…., xã……., huyện…….

Ví dụ: ít, trung bình, nhiều

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

Biểu 03: Danh lục các loài động vật rừng

TT

Tên Loài

Địa Điểm

Ghi Chú

1

Sóc (kể cả tên địa phương nếu có)

Tiểu khu ...., xã ...., huyện

.....

Ví dụ: ít, trung bình, nhiều

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

Chương III

MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Mục tiêu chung: Thiết lập được khu rừng của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác để thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế: Thu nhập…….triệu đồng/ha/năm; …..

b) Về xã hội: Tạo việc làm cho bao người lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo;……

c) Về môi trường: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có….ha, trồng mới các loại rừng….ha;........

3. Thời gian thực hiện kế hoạch quản lý: Từ năm ….đến năm…..

II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng

Nêu diện tích, loại rừng hiện có của chủ rừng hoặc nhóm hộ cần được bảo vệ; biện pháp kỹ thuật cho các hoạt động phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy và chữa cháy rừng.

…………………………………………………………………………..

2. Kế hoạch phát triển rừng tự nhiên (nếu có)

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:……..ha;

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:……..ha;

- Làm giàu rừng:…..ha;

- Nuôi dưỡng rừng:…..ha.

-……………………….

3. Kế hoạch sản xuất cây giống (nếu có)

Xác định địa điểm, diện tích vườn ươm cây giống; dự kiến loài cây, số lượng cây sản xuất trung bình/năm.

4. Kế hoạch trồng rừng

Nêu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng bảo đảm quản lý rừng bền vững từ khâu xử lý thực bì, làm đất, trồng rừng…vv và tổng hợp Kế hoạch trồng rừng vào Biểu 04:

Biểu 04: Kế hoạch trồng rừng

TT

Loài cây

Năm trồng

Mật độ trồng (cây/ha)

Diện tích (ha)

Địa điểm

I. RỪNG ĐẶC DỤNG (nếu có):

……

1

Kim giao +…

2024

1650

100

Xã, tiểu khu, khoảnh, lô

2

....

…...

….

….

……

II. RỪNG PHÒNG HỘ (nếu có):

……

1

Lát hoa +…

2

………

……

III. RỪNG SẢN XUẤT

1

Keo lai ..

2

….

Tổng (I+II+III):

......

5. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Nêu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng: làm cỏ, vun xới gốc, phát luỗng dây leo, bón phân …vv và tổng hợp Kế hoạch chăm sóc rừng vào Biểu 05:

Biểu 05: Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Hoạt động chăm sóc rừng

Diện tích chăm sóc (ha)

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

1. Rừng đặc dụng:

- Năm 1/Kim giao+…

..........

2. Rừng phòng hộ:

- Năm 1/Lát hoa+…

…………

3. Rừng sản xuất:

- Năm 1/Keo lai +..

…….

Tổng (1+2+3):

6. Kế hoạch phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu

Xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; kế hoạch trồng, chăm sóc cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

……………………………………………………………………………

7. Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ

Xác định địa điểm, diện tích, sản lượng, loài cây khai thác, các biện pháp kỹ thuật khai thác tác động thấp bảo đảm quản lý rừng bền vững và tổng hợp vào Biểu 06:

Biểu 06: Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ

Năm khai thác

Diện tích (ha)

Sản lượng khai thác (m3; tấn; cây)

Địa điểm khai thác

Loài cây/năm trồng rừng

I. KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG

2024

100

1.500

Xã..tiểu khu ...

Keo tai

tượng/2016

......

.....

.....

.......

......

Tổng:

II. KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ, DƯỢC LIỆU

2024

100

200 (tấn)

Song, mây

…..

Tổng

8. Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái (chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)

a) Hiện trạng, tiềm năng du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái;

b) Xác định các khu vực, địa điểm, diện tích, loại hình tổ chức du lịch sinh thái;

- Địa điểm: nêu tên các địa điểm tổ chức du lịch sinh thái.

- Xác định loại hình tổ chức thực hiện, gồm: tự tổ chức; liên kết hợp tác với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái;

- Tổng hợp các loại hình, diện tích các địa điểm, khu vực tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái vào Biểu số 07 và được thể hiện trên bản đồ phương án quản lý rừng bền vững:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Biểu 07: Tổng hợp diện tích các khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái

Loại hình tổ chức

Địa điểm/khu vực

Diện tích, loại rừng (ha)

Ghi chú

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

1. Tự tổ chức

Lô, khoảnh, tiểu khu (tên địa danh nếu có )

15

-

-

15

Rừng trồng

2. Liên kết hợp tác

….

…..

..

….

3. Cho thuê môi trường rừng

….

…..

..

….

Tổng cộng (1+2+3)

15

..

15

9. Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên nhóm

- Bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; bảo tồn đa dạng sinh học;

- Quy trình kỹ thuật sản xuất cây con; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng tác động thấp;

- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

- An toàn lao động và bảo hộ lao động;

- Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an toàn;

- Thu gom, xử lý các loại chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;

- Du lịch sinh thái…………………………………………………………

10. Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện kế hoạch: …………….

III. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế:……………………………………………….

2. Hiệu quả về môi trường:………………………………………….

3. Hiệu quả về xã hội:………………………………………………..

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đại diện nhóm

2. Ban quản lý nhóm

3. Thành viên nhóm

II. THEO DÕI ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT

Nội dung theo dõi đánh giá, giám sát bao gồm:

- Giám sát, đánh giá định kỳ đối với thành viên nhóm.

- Giám sát nhà thầu.

- Giám sát, đánh giá kế hoạch thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (nêu các giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

Biểu số 08. Tổng hợp danh sách

Chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác tham gia phương án quản lý rừng bền vững
huyện ............. tỉnh.............

TT

Thôn, ấp

Chủ rừng

Tiểu khu, khoản h

Diện tích (ha)

R. Đặc dụng (ha)

R. Phòng hộ (ha)

R. Sản xuất (ha)

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

I. NHÓM HỘ/TỔ HỢP TÁC/CỘNG ĐỒNG A

1

Thượng Hiền

Trung Quý

Nguyễn Văn A

21,0

1,5

2,0

1,5

11,0

3,0

2,0

1; 09

2; 4

3,5

1,5

2,0

12; 03

11; 20

12,5

1,5

11,0

22; 02

8; 7

5,0

3,0

2,0

2

.......

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

…..

……

Tổng:

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

…..

….

II. NHÓM HỘ /TỔ HỢP TÁC/CỘNG ĐỒNG B

1

.......

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

…..

…..

Tổng

Tổng cộng (I+II)

.....

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

Mẫu số 02 - Phụ lục IV

TÊN (BỘ/UBND TỈNH/HUYỆN)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(báo cáo)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-….

……., ngày tháng năm 20…..

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định phê duyệt/điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án QLRBV)

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /202../TT-BNNPTNT ngày / /202… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ Quyết định số …… ngày …… tháng .... năm ... của cơ quan/cấp (Tên cơ quan/cấp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định) về thành lập Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng ……….) (nếu có);

Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) hoặc Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng …………. ) đã tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững tại Văn bản số ………ngày…./…./202….và báo cáo kết quả thẩm định như sau:

Phần thứ nhất

TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

I. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

1. Tờ trình (hoặc Đơn đề nghị) của chủ rừng trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

2. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đề nghị phê duyệt/hoặc Phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

3. Các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững đề nghị phê duyệt /hoặc các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH

1. Luật Lâm nghiệp.

2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).

III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đơn vị chủ trì thẩm định:

2. Đơn vị phối hợp thẩm định:

3. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định (nếu có):

4. Hình thức thẩm định: Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).

Phần thứ hai

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH (PHÊ DUYỆT/ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. THÔNG TIN CHUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Tên phương án:

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ :

4. Thời gian thực hiện:

5. Các thông tin khác (nếu có):

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP/THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp/thành viên hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN/HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Việc thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững phải phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

Các ý kiến khác (nếu có).

…………………………………………….

(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp).

IV. KẾT LUẬN

1. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đạt yêu cầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

(Có dự thảo Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng kèm theo)

2. Phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh) của chủ rừng chưa đạt yêu cầu đề nghị chủ rừng bổ sung, chỉnh lý các nội dung sau (nêu rõ lý do):

………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là ý kiến thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) của (Cơ quan thẩm định/ Hội đồng thẩm định) về Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (Tên chủ rừng) đề nghị (cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững) xem xét quyết định phê duyệt/điều chỉnh phương án (nếu đạt yêu cầu) hoặc không phê duyệt (nếu chưa đạt yêu cầu).


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT,......

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu số 03- Phụ lục III

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN
…………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-UBND

……., ngày tháng năm 20…..

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ………………..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, ngày .../…/20…của…(tên chủ rừng, người đại diện cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ hợp tác),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái với những nội dung sau:

1. Tên phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng/người đại diện cộng đồng dân cư/nhóm hộ/tổ hợp tác:

3. Địa chỉ: ………………………………………………………………….;

4. Quy mô, diện tích rừng, đất lâm nghiệp: (của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác)

5. Hiện trạng tài nguyên rừng

a) Diện tích và trữ lượng rừng

b) Tài nguyên đa dạng sinh học

6. Mục tiêu Phương án

a) Mục tiêu chung:

b) Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu kinh tế:

- Mục tiêu xã hội:

- Mục tiêu môi trường:

7. Những nội dung chính thực hiện phương án

a) Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

b) Kế hoạch phát triển rừng tự nhiên.

c) Kế hoạch sản xuất cây giống.

d) Kế hoạch trồng rừng.

đ) Kế hoạch chăm sóc rừng.

e) Kế hoạch phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

g) Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

h) Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái.

i) Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên nhóm.

k) Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện.

…………………………………………………………………………

8. Giải pháp thực hiện

...............................................................................................................

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án

1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan:…………………

2. Trách nhiệm của chủ rừng:……………………

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các phòng:……..; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Mẫu số 04-Phụ lục III

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(tên xã)…., ngày …. tháng ……. năm 202…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ chế, chính sách mới ban hành có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương án);

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Họ và tên chủ rừng: ……….(Ghi rõ họ và tên chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác)

2. Địa chỉ: …………..;

3. Số CCCD:………………..; Ngày cấp:……./……./…….;

4. Hồ sơ gửi kèm:

- Phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung);

- Các loại bản đồ, gồm:…………....(được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung);

(Tại mục 4 nêu trên, chủ rừng phải giải trình cơ sở pháp lý, thực tiễn đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ các nội dung có liên quan).

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…… xem xét, phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: CR hoặc nhóm hộ, THT.

Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác
(ký, ghi rõ họ và tên)




Nguyễn Văn B

Mẫu số 05-Phụ lục III

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN
…………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-UBND

……, ngày……tháng……năm 20…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…./…./20… của Ủy ban nhân dân huyện……về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ/tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ………………..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo Đơn đề nghị điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững ngày…./…/20…của (tên chủ rừng hoặc tên người đại diện cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ hợp tác),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…./…./20… của Ủy ban nhân dân huyện……về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái

1. Sửa đổi, bổ sung điểm….khoản….Điều 1 như sau:

“………………………………………………………………………………”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm….khoản….Điều 2 như sau:

“………………………………………………………………………………”

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số …./QĐ-UBND ngày.../…/20… của Ủy ban nhân dân huyện…về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái (nếu có).

1. Thay thế từ, cụm từ …. bằng ….. tại điểm…khoản ….Điều ….

………………………………………………………………………………

2. Bãi bỏ từ, cụm từ… tại hoặc điểm…khoản…Điều…của Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…./…./20… của Ủy ban nhân dân huyện……về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái.

…………………………………………………………………………………

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các phòng:……..; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 178/QĐ-BNN-LN ngày 08/01/2024 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.354

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.42.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!