UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2013/QĐ-UBND
|
Lai
Châu, ngày 28 tháng 8 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, BẢN,
TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết Liên tịch số
09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn thi hành các Điều 11, 14, 16, 22 và Điều 26
của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số
04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 738/TT-SNV ngày 12 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt
động của thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Khắc Chử
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, BẢN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2013 của
UBND tỉnh Lai Châu)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy
chế này quy định về tổ chức và hoạt động của thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn
tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Bản, tổ dân phố
1.
Thôn, đội, bản,...(gọi chung là bản); bản được tổ chức ở dưới xã, dưới xã là bản.
2.
Tổ dân phố, khu phố, ... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ
chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
3. Bản, tổ dân
phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư
có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường,
thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng
rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp
trên giao.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bản, tổ dân phố
1. Bản, tổ dân
phố chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của bản,
tổ dân phố phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển
khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
2. Không chia
tách các bản, tổ dân phố đang hoạt động ổn định, ở tập trung, có từ lâu đời để
tránh ảnh hưởng đến việc gắn kết cộng đồng dân cư và xáo trộn nề nếp sinh hoạt
để thành lập bản mới, tổ dân phố mới.
3. Khuyến khích
việc sáp nhập bản, tổ dân phố để thành lập bản mới, tổ dân phố mới nhằm tinh gọn
bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao
hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của bản, tổ dân phố.
4. Các bản, tổ
dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, tái định
cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do
việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới nơi có địa hình chia cắt, địa bàn
rộng, giao thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập bản mới, tổ dân phố mới
thì điều kiện thành lập bản mới, tổ dân phố mới có thể thấp hơn các quy định tại
Điều 7 Quy chế này.
5. Trường hợp
không thành lập bản mới, tổ dân phố mới theo quy định tại Khoản 4 Điều này thì
ghép các cụm dân cư hình thành mới vào bản, tổ dân phố hiện có cho phù hợp, bảo
đảm thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã và các hoạt động của
bản, tổ dân phố, của cụm dân cư.
Chương 2
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN, TỔ DÂN PHỐ
Điều
4. Tổ chức của bản, tổ dân phố
1. Mỗi bản có
Trưởng bản, 01 Phó Trưởng bản và các tổ chức tự quản khác của bản. Trường hợp
có trên 500 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Phó Trưởng bản.
2. Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố và các tổ chức tự quản
khác của tổ dân phố. Trường hợp tổ dân phố có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố
trí thêm 01 Tổ phó tổ dân phố.
Điều
5. Nội dung hoạt động của bản, tổ dân phố
1. Cộng đồng
dân cư bản, tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những
nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản không trái với
quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện
đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công
cộng, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với bản,
tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm đoàn
kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa
phương; xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn
hóa”; phòng, chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
2. Thực hiện
dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của bản, tổ
dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính
trị - xã hội phát động.
3. Thực hiện sự
lãnh đạo của chi bộ bản, tổ dân phố hoặc Đảng ủy cấp xã hay chi bộ sinh hoạt
ghép (nơi chưa có chi bộ bản, chi bộ tổ dân phố), củng cố và duy trì hoạt động
có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của bản, tổ dân phố theo quy định của
pháp luật.
4. Bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Tổ phó tổ
dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn.
5. Các nội dung
hoạt động của bản, tổ dân phố theo quy định tại Điều này được thực hiện thông
qua hội nghị của bản, tổ dân phố.
Điều 6. Hội
nghị của bản, tổ dân phố
1. Hội nghị bản, tổ dân phố được
tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp
bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình trong bản, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố triệu
tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại
diện hộ gia đình trong bản, tổ dân phố tham dự.
2. Việc tổ chức để nhân dân bàn
và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực
hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn
ban hành kèm theo Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày
17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 7. Điều
kiện thành lập bản mới, tổ dân phố mới
Việc thành lập bản mới, tổ dân
phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:
1. Quy mô số hộ gia đình:
- Đối với bản: Phải có từ 100 hộ
gia đình trở lên.
- Đối với Tổ dân phố: Phải có từ
150 hộ gia đình trở lên.
Trường hợp thành lập phường, thị
trấn từ xã thì chuyển các bản hiện có của xã thành tổ dân phố thuộc phường, thị
trấn.
2. Các điều kiện khác:
Bản và tổ dân phố phải có cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân. Riêng
đối với bản phải bảo đảm diện tích đất ở và đất sản xuất bình quân của mỗi hộ
gia đình ít nhất bằng mức bình quân chung của xã.
Điều 8. Quy
trình và hồ sơ thành lập bản mới, tổ dân phố mới (bao gồm cả sáp nhập, giải thể)
1. Căn cứ nguyên tắc quy định tại
Điều 3 và điều kiện thành lập bản mới, tổ dân phố mới tại Điều 7 Quy chế này,
UBND tỉnh quyết định chủ trương thành lập bản mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo UBND
cấp huyện giao UBND cấp xã xây dựng Đề án thành lập bản mới, tổ dân phố mới. Nội
dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết thành lập bản mới,
tổ dân phố mới;
b) Tên gọi của bản mới, tổ dân
phố mới;
c) Vị trí địa lý, ranh giới của
bản mới, tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);
d) Dân số (số hộ gia đình, số
nhân khẩu) của bản mới, tổ dân phố mới;
đ) Diện tích tự nhiên của bản mới,
tổ dân phố mới (đối với bản phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản
xuất), đơn vị tính là hecta;
e) Các điều kiện khác quy định tại
Khoản 2 Điều 7 Quy chế này;
g) Đề xuất, kiến nghị.
2. UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến
của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập bản
mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập bản mới, tổ dân phố mới; tổng hợp các ý
kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
3. Đề án thành lập bản mới, tổ
dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong
khu vực thành lập bản mới, tổ dân phố mới tán thành thì UBND cấp xã hoàn chỉnh
hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình HĐND cấp xã thông qua tại kỳ họp gần
nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của HĐND cấp xã,
UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có Tờ
trình (kèm hồ sơ thành lập bản mới, tổ dân phố mới của UBND cấp xã) gửi Sở Nội
vụ để thẩm định, trình UBND tỉnh. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá 15
ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của UBND cấp huyện.
5. Hồ sơ trình UBND tỉnh gồm:
a) Tờ trình của UBND cấp huyện
(kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành lập bản mới, tổ dân phố mới của UBND cấp xã
trình UBND cấp huyện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này);
b) Văn bản thẩm định của Sở Nội
vụ.
6. Căn cứ vào hồ sơ trình của
UBND cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
xem xét ban hành Nghị quyết thành lập bản mới, tổ dân phố mới. Sau khi có Nghị
quyết của HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập bản mới,
tổ dân phố mới.
Điều 9. Quy
trình và hồ sơ đổi tên bản, tổ dân phố
1. Căn cứ vào tình hình thực tế và sự cần thiết
phải đổi tên bản, tổ dân phố, theo đề nghị của ít nhất một phần ba cử tri trong
bản, tổ dân phố, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện trình UBND tỉnh xin chủ
trương đổi tên bản, tổ dân phố. Tờ trình xin chủ trương cần nêu rõ đặc điểm, vị
trí, thực trạng của bản, tổ dân phố, sự cần thiết phải đổi tên bản, tổ dân phố
và tên bản, tổ dân phố dự kiến.
2. Sau khi có quyết định chủ trương của UBND tỉnh,
UBND cấp huyện giao UBND cấp xã tiến hành lập Đề án xin đổi tên bản, tổ dân phố.
Nội dung chủ yếu của Đề án xin đổi tên bản, tổ
dân phố gồm có:
a) Sự cần thiết đổi tên bản, tổ dân phố;
b) Tên gọi mới của bản, tổ dân phố;
c) Vị trí địa lý, ranh giới của bản, tổ dân phố
(có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);
d) Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của bản,
tổ dân phố;
đ) Diện tích tự nhiên của bản, tổ dân phố (đối với
bản phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất nông, lâm nghiệp),
đơn vị tính là hecta;
e) Đề xuất, kiến nghị.
3. UBND cấp xã tiến hành lấy ý kiến của toàn bộ
cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực về việc đổi tên bản, tổ
dân phố và lập thành biên bản lấy ý kiến cử tri.
Nếu có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ
gia đình đồng ý, UBND cấp xã hoàn thiện Đề án cùng biên bản lấy ý kiến họp dân
trình HĐND cùng cấp thông qua.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có
Nghị quyết của HĐND cùng cấp, UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ và lập Tờ trình
trình UBND cấp huyện.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện làm Tờ trình kèm
theo hồ sơ của UBND cấp xã xin đổi tên bản, tổ dân phố trình UBND tỉnh (qua Sở
Nội vụ).
6. Sau khi nhận được các giấy tờ hợp lệ của UBND
cấp huyện, Sở Nội vụ tiến hành thẩm định phương án đổi tên bản, tổ dân phố. Nếu
chưa đủ các giấy tờ hợp lệ, Sở Nội vụ có văn bản đề nghị UBND cấp huyện bổ
sung, nếu đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Sở Nội vụ thẩm định phương án và lập báo
cáo thẩm định trình UBND tỉnh.
Hồ sơ trình UBND tỉnh gồm có:
a) Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ;
b) Tờ trình của UBND cấp huyện kèm theo hồ sơ
xin đổi tên bản, tổ dân phố của UBND cấp xã;
7. Căn cứ vào hồ sơ trình của
UBND cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
xem xét, ban hành Nghị quyết đổi tên bản, tổ dân phố. Sau khi có Nghị quyết của
HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định đổi tên bản, tổ dân phố.
Điều 10.
Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có
1. Đối với trường hợp ghép cụm
dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Quy chế này
thì sau khi có quyết định về chủ trương của UBND cấp huyện, UBND cấp xã xây dựng
Đề án ghép cụm dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết ghép cụm dân cư
vào bản, tổ dân phố hiện có;
b) Vị trí địa lý, ranh giới của
bản, tổ dân phố sau khi ghép (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);
c) Dân số (số hộ gia đình, số
nhân khẩu) của bản, tổ dân phố sau khi ghép;
d) Diện tích tự nhiên của bản, tổ
dân phố sau khi ghép (đối với bản phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất
sản xuất), đơn vị tính là hecta;
đ) Đề xuất, kiến nghị.
2. UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến
của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép
cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và bản, tổ dân phố hiện có) về Đề án ghép cụm
dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy
ý kiến về Đề án.
3. Đề án ghép cụm dân cư vào bản,
tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình
trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì UBND cấp xã hoàn chỉnh hồ
sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình HĐND cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của HĐND cấp xã, UBND
cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.
Trường hợp Đề án chưa được trên
50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm
dân cư tán thành thì UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2; nếu vẫn không được
trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, UBND cấp xã báo
cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
4. Hồ sơ trình UBND cấp huyện gồm:
a) Tờ trình của UBND cấp xã;
b) Hồ sơ ghép cụm dân cư vào bản,
tổ dân phố hiện có của UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản
3 Điều này.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do UBND cấp xã chuyển đến, UBND cấp huyện có
trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định
việc ghép cụm dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có.
Chương 3
QUYỀN HẠN, NGHĨA VỤ,
TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH BẦU, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG BẢN, PHÓ TRƯỞNG BẢN,
TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ
Điều 11.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng bản và Tổ trưởng tổ dân phố
1. Nhiệm vụ:
a) Bảo đảm các hoạt động của bản,
tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy chế này;
b) Triệu tập và chủ trì hội nghị
bản, tổ dân phố;
c) Triển khai thực hiện những nội
dung do cộng đồng dân cư của bản, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp; tổ chức
nhân dân trong bản, tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao;
d) Vận động và tổ chức nhân dân
thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước,
hương ước của bản, tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt
trận và các tổ chức chính trị - xã hội của bản, tổ dân phố, tổ chức nhân dân
tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, các cuộc vận động do
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động;
e) Tổ chức vận động nhân dân giữ
gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã
hội trong bản, tổ dân phố, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong
nội bộ nhân dân; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã những hành vi vi
phạm pháp luật trong bản, tổ dân phố;
g) Tập hợp, phản ánh, đề nghị
chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân
dân trong bản, tổ dân phố; lập biên bản về những vấn đề đã được nhân dân trong
bản, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm
quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND cấp xã;
h) Phối hợp với Trưởng ban công
tác Mặt trận và Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của bản, tổ dân phố trong
việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy
mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản (nếu có) của bản, tổ dân phố như: Tổ dân
vận, Tổ hòa giải, Tổ quần chúng bảo vệ an ninh và trật tự, Ban giám sát đầu tư
của cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tổ chức tự quản khác theo quy định của
pháp luật;
i) Hàng tháng báo cáo kết quả
công tác với UBND cấp xã; sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác
trước hội nghị bản, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về dịch vụ
phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng do bản,
tổ dân phố đầu tư đã được Hội nghị bản, tổ dân phố thông qua;
b) Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân
phố giới thiệu Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố giúp việc; phân công nhiệm vụ
và quy định quyền hạn giải quyết công việc của Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố;
được cấp trên mời dự họp về các vấn đề liên quan;
c) Thực hiện các nhiệm vụ do cấp
trên giao và các nhiệm vụ khác tại cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
Điều 12.
Tiêu chuẩn Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố
Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố
và Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư
trú thường xuyên ở bản, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình
và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất
đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định
của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận
động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư
và công việc cấp trên giao.
Điều 13.
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố và Phó
Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố
1. Đề cử Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ
dân phố và giới thiệu Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố:
a) Ban công tác Mặt trận bản, tổ
dân phố đề cử Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố;
b) Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố
giới thiệu Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố giúp việc (sau khi có sự thống nhất
với Ban công tác Mặt trận bản, tổ dân phố).
2. Quy trình bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 6,
Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Hướng dẫn ban hành kèm
theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của
Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quy trình bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố thực hiện như đối với Trưởng
bản, Tổ trưởng Tổ dân phố.
3. Nhiệm kỳ của Trưởng bản, Tổ
trưởng Tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Tổ phó Tổ dân phố:
a) Trưởng bản và Tổ trưởng Tổ
dân phố có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp thành lập bản mới, tổ dân phố mới
hoặc khuyết Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã chỉ định Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời hoạt động cho đến khi cử
tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của bản, tổ dân phố bầu được Trưởng bản, Tổ
trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định
chỉ định Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời;
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng bản,
Tổ phó tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố.
4. Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân
phố và Phó Trưởng bản, Tổ phó tổ dân phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết
định công nhận.
Điều 14. Chế
độ, chính sách đối với Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Tổ
phó tổ dân phố
1. Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân
phố là những người hoạt động không chuyên trách ở bản, tổ dân phố; được hưởng
phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định
của pháp luật.
2. Trưởng bản, Tổ trưởng tổ dân
phố và Phó Trưởng bản, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những
kiến thức, kỹ năng cần thiết; nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu
dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được
nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc
truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chương 4
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm các sở, ban, ngành
1. Sở Nội vụ có
trách nhiệm
a) Thẩm định và
trình UBND tỉnh về việc chia tách, thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên bản,
tổ dân phố;
b) Xây dựng kế
hoạch, chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho Trưởng bản, Phó Trưởng bản,
Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố;
c) Phối hợp Sở
Tài chính đề xuất UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh quy định mức phụ cấp hàng tháng
cũng như các chế độ, chính sách khác đối với người hoạt động không chuyên trách
ở cộng đồng dân cư;
d) Hướng dẫn,
đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này, định kỳ tổng hợp các kiến
nghị, đề xuất của UBND cấp huyện, cấp xã báo cáo UBND tỉnh xem xét, bổ sung, điều
chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
2. Sở Tài chính
có trách nhiệm
a) Hướng dẫn việc
lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ, chính
sách đối với những người hoạt động không chuyên trách tại bản, tổ dân phố;
b) Phối hợp Sở
Nội vụ đề xuất UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh quy định kinh phí hoạt động, mức phụ
cấp hàng tháng cũng như các chế độ, chính sách khác đối với người hoạt động
không chuyên trách ở bản, tổ dân phố.
Điều 16. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Lập hồ sơ
kèm theo văn bản đề nghị UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) đối với việc chia tách,
thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên bản, tổ dân phố;
2. Quyết định
việc ghép cụm dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có sau khi đã được UBND cấp huyện
thông qua.
3. Rà soát trên địa bàn các bản, tổ dân phố có
khả năng sáp nhập để thành lập bản mới, tổ dân phố mới nhằm tinh gọn bộ máy,
thuận lợi trong quản lý của chính quyền cơ sở; tổ chức tuyên truyền, vận động
nhân dân về lợi ích của việc sáp nhập bản, tổ dân phố;
4. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này
trên địa bàn huyện, thị xã mình quản lý.
5. Định kỳ sáu
tháng (chậm nhất ngày 15/6) và hàng năm (chậm nhất ngày 15/12) báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở Nội vụ) về số lượng bản, tổ dân phố; số lượng người hoạt động không
chuyên trách và kinh phí chi trả cho các chức danh này tại cộng đồng dân cư.
Điều 17. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn
1. Xây dựng đề
án chia tách, thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên bản, tổ dân phố, ghép cụm
dân cư vào bản, tổ dân phố hiện có trình UBND cấp huyện.
2. Quyết định
chỉ định Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của bản,
tổ dân phố mới; quyết định công nhận, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Trưởng bản,
Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng bản, Tổ phó tổ dân phố theo quy định.
3. Quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trưởng
bản, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn theo quy định.
Trong quá trình
thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về
UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để theo dõi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy
định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương./.