BỘ
NỘI VỤ
****
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********
|
Số
15/2004/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘTHÔNG TIN BÁO CÁO TRONG NGÀNH TỔ
CHỨC NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 45/2002/NĐ-CP ngày
9/5/2003 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
củaBộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 2/3/2003 củaChính phủ về việc ban hành
Quy chế làm việc của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 162/TTg ngày 12/12/1992 của Thủtướng Chính phủ về chế độ
thông tin báo cáo;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy địnhvề chế độ thông tin
báo cáo trong ngành Tổ chức nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công
báo và thay thế các quy định trước đây về chế độthông tin báo cáo trong ngành Tổ
chức nhà nước, trừ chế độ báo cáo thốngkê cán bộ, công chức và quỹ tiền lương
hành chính sự nghiệp ban hành kèmtheo Quyết định số 28/2000/QĐ-BTCCBCP ngày
10/4/2000 của Bộ trưởng, Trưởng banBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội
vụ).
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịutrách nhiệm thi hành Quyết
định này
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO TRONG NGÀNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 15/2004/QĐ-BNV ngày 02 tháng 3 năm 2004 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sựchỉ đạo điều
hành của lãnh đạo Bộ, của Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ, cũng như để xây dựng
các báo cáo quý, 6 tháng, năm và các báo cáochuyên đề, báo cáo đột xuất về các
lĩnh vực công tác của ngành, yêu cầucác đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc
chế độ thông tin báo cáo trongngành Tổ chức nhà nước.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng Quy định:
2.1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
2.2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trungương.
Điều 3.
Các loại báo cáo chủ yếu trong ngành Tổchức nhà nước
bao gồm:
3.1. Báo cáo định kỳ (gồm:
báo cáo quý, báo cáo 6tháng đầu năm, báo cáo tổng kết năm).
3.2. Báo cáo đột xuất,
3.3. Báo cáo chuyên đề.
Điều 4.
Yêu cầu đối với việc thông tin báo cáo:
- Trung thực, khách quan,
chính xác, đầy đủ;
- Kịp thời;
- Bảo đảm bí mật;
- Gửi đúng đối tượng.
Điều 5.
Thẩm quyền ký các báo cáo: Giám đốc SởNội vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Vụ trưởng (Trưởng ban)Tổ chức cán bộ ký thừa lệnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ..
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO:
Điều 6.
Báo cáo áp dụng đối với các quý 1 và 3gồm các nội
dung sau:
- Tình hình thực hiện các nhiệm
vụ công tác chuyên mônthuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước (tổ chức bộ máy,
biên chế; công vụ,công chức; lập hội, tổ chức phi Chính phủ; địa giới hành
chính và xây dựngchính quyền địa phương; công tác văn thư lưu trữ, cải cách
hành chính,v.v...) của Bộ, ngành và địa phương.
- Tình hình và kết quả thực
hiện các quyết định quantrọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ, củaThủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phốtrực thuộc Trung ương về các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước.
- Công tác tham mưu xây dựng
các đề án, các văn bảnquy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chính
sách thuộc lĩnhvực Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền.
- Dự kiến nhiệm vụ công tác
quý tới (những nhiệm vụtrọng tâm và giải pháp tổ chức thực hiện).
- Các kiến nghị đề xuất đối với
lãnh đạo Bộ Nội vụ.
Báo cáo phải gửi đến Bộ Nội vụ
trước ngày 20 thángcuối cùng của quý, số lượng 2 bản.
Điều 7.
Báo cáo 6 tháng đầu năm gồm các nội dung sau:
Kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế
hoạch công tác chuyênmôn thuộc các lĩnh vực Tổ chức nhà nước của Bộ, ngành và địa
phươngtrong 6 tháng đầu năm, cụ thể:
- Kết quả công tác tham mưu,
xây dựng các đề án, cácvăn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo hướng dẫn
nghiệp vụ và chếđộ, chính sách thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo
các cấpcó thẩm quyền ban hành.
- Kết quả thực hiện các quyết
định quan trọng của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, của
Thủ trưởng cácBộ, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trungương về các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước.
- Đánh giá tình hình nổi bật
và kết quả giải quyếtcông việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và các hoạt
động chủ ếucủa đơn vị; ưu điểm yếu kém; nguyên nhân của tồn tại, yếu kém;
kiếnnghị các giải pháp khắc phục.
- Dự kiến nhiệm vụ chủ yếu
thuộc các lĩnh vực Tổ chứcnhà nước của Bộ, ngành, địa phương trong 6 tháng cuối
năm và những biệnpháp thực hiện. Báo cáo 6 tháng phải gửi đến Bộ Nội vụ trước
ngày 20tháng 6, số lượng 2 bản.
Điều 8.
Báo cáo năm gồm các nội dung sau:
- Báo cáo cần phản ánh các nội
dung chủ yếu như nêutrong báo cáo 6 tháng đầu năm nhưng phải kiểm điểm, đánh
giá một cáchtoàn diện, sâu sắc hơn việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong
cả nămvà nêu phương hướng, nhiệm vụ của năm sau. Đặc biệt phải chú trọng
đánhgiá rút ra được các bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, điều hànhđơn
vị trong năm; nêu ra các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, các giảipháp thực
hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn.
.- Dự kiến những nhiệm vụ chủ
yếu, trọng tâm thuộc lĩnhvực Tổ chức nhà nước của Bộ, ngành, địa phương trong
năm tới và nhữnggiải pháp tổ chức thực hiện. Báo cáo năm phải gửi đến Bộ Nội vụ
trướcngày 15 tháng 12, số lượng 2 bản.
Điều 9.
Báo cáo đột xuất:
Trường hợp xảy ra những sự việc
quan trọng, đột xuấttrong đơn vị, địa phương, thủ trưởng các đơn vị phải báo
cáo kịp thờicho Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Báo cáo phải nêu rõ: Tóm tắt tình hình diễn
biếncủa sự việc và nguyên nhân phát sinh, những biện pháp khắc phục, phòng ngừa,kết
quả của việc xử lý; những kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Sự việcxảy ra đến
đâu phải báo cáo đến đó, không đợi kết thúc hoặc giải quyếtxong mới báo cáo.
Báo cáo đột xuất gửi đến Bộ Nội
vụ, số lượng 02bản.
Điều 10.
Báo cáo chuyên đề:
Là báo cáo chuyên sâu về một
nhiệm vụ, một lĩnh vựccông tác, một vấn đề quan trọngcần tổng kết, đánh giá rút
kinh nghiệm choviệc chỉ đạo thực tiễn trong ngành Tổ chức nhà nước. Báo cáo này
đượcthực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng hoặc lãnh đạo Bộ Nội vụ.
Thủ trưởng đơn vị có liên
quan của Bộ Nội vụ thôngbáo và đôn đốc các đơn vị được phân công (được giao)
chuẩn bị theođúng yêu cầu về nội dung và thời gian.
Báo cáo chuyên đề gửi đến Bộ
Nội vụ số lượng 2bản.
Điều 11.
Các số liệu thống kê tổng hợp 6 tháng vàhàng năm thực
hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2000/QĐ-BTCCBCP ngày10/4/2000 của Ban Tổ
chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).
Điều 12.
Các báo cáo 6 tháng, chuyên đề, đột xuấtphải được gửi
theo đường công văn về Bộ Nội vụ theo thời gian quy định.Trong trường hợp cần
thiết có thể gửi Fax hoặc truyền trên mạng tin học diệnrộng của Chính phủ (CP
NET) theo địa chỉ hòm thư của Bộ Nội vụ; đồng thờigửi bản chính của báo cáo
theo đường công văn.
B. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TINHOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NỘI VỤ:
Điều 13.
Mỗi năm hai lần, Bộ Nội vụ tổng hợp vàgửi đến các Bộ,
ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương báo
cáo công tác 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kếtcông tác năm của ngành Tổ chức
nhà nước.
Điều 14.
Văn phòng Bộ Nội vụ có trách nhiệmthông báo cho các
đơn vị những chủ trương, quyết định và kết luận chỉđạo quan trọng của Bộ trưởng
trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ củangành cũng như những công việc đột
xuất do Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ giao cho Bộ, ngành thực hiện.
Điều 15.
Văn phòng Bộ Nội vụ có trách nhiệmđịnh kỳ thông báo
cho các đơn vị trong ngành các văn bản quy phạm phápluật mới của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ vềcác lĩnh vực thuộc ngành Tổ chức nhà
nước; tổ chức họp báo sau mỗi lần banhành các văn bản quy phạm pháp luật quan
trọng, họp báo định kỳ hoặc theochuyên đề với các cơ quan báo chí, phát thanh
truyền hình nhằm cung cấp cácthông tin về hoạt động của ngành.
Điều 16.
Từng thời gian Văn phòng Bộ Nội vụ địnhhướng thông
tin, nêu rõ yêu cầu báo cáo cho các cơ quan, đơn vị trong ngànhbiết để đáp ứng
nhu cầu thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộtrưởng, lãnh đạo Bộ Nội vụ.
Điều 17.
Thủ trưởng các Bộ, ngành Trung ương,Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứvào Quyết định này quy
định cụ thể chế độ thông tin báo cáo trong Bộ,ngành, địa phương mình về các
lĩnh vực thuộc ngành Tổ chức nhànước,.chấn chỉnh và hiện đại hoá công tác thông
tin, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước trên các mặt, các lĩnh vực
công tác được giao.
Điều 18.
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ có trách nhiệmđôn đốc kiểm
tra việc thi hành, định kỳ báo cáo Bộ trưởng về tình hìnhthực hiện Quyết định
này.
Kết quả thực hiện các quy định
tại Quyết định này làmột căn cứ để xét khen thưởng hàng năm.
Trong quá trình thực hiện nếu
có những vướng mắc nàobất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, Chánh văn
phòng nghiên cứutrình Bộ trưởng quyết định.
Điều 19.
Ban hành kèm theo Quyết định này cácbiểu mẫu báo cáo
định kỳ của các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung
ương về lĩnh vực tổ chức Nhà nước.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|
Mẫu số 1 ( Báo cáo quý đối với Bộ,ngành)
Bộ,
ngành/................. (1)
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
|
Vụ
(ban) tổ chức cán bộ
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:.........../BC-TCCB
|
|
, ngày......... tháng....... năm.......
Báo cáo công
tác quý,.
kế hoạch công
tác quý......... năm......
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TRONG QUÝ:
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý
trên cáclĩnh vực Tổ chức nhà nước:
- Tổ chức bộ máy, biên chế; Công vụ, công chức;
tiềnlương; đào tạo bồi dưỡng; cải cách hành chính; công tác lưu trữ v.v...trong
Bộ, ngành.
2. Đánh giá tình hình thực hiện các quyết định
quantrọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và củaThủ
trưởng các Bộ, ngành về các vấn đề về Tổ chức nhà nước.
3. Công tác tham mưu xây dựng các đề án, các văn
bảnquy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chính sách thuộc lĩnhvực
Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Đánh giá chung:
- Tình hình thực hiện và kết quả nổi bật,
- Ưu điểm và tồn tại chủ yếu.
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC QUÝ TỚI:
1. Những nhiệm vụ công tác trọng tâm.
2. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO BỘ NỘI VỤ:
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ.
-
Lưu(4)
|
Thủ trưởng
đơn vị (3)
Ký tên)
|
(1) Tên cơ quan Bộ, ngành (thí dụ: Bộ Y tế).
(2) Địa điểm trụ sở đơn vị báo cáo (Hà Nội,ngày.......
tháng...... năm....)
(3) Thẩm quyền ký thuộc Vụ trưởng hoặc Phó Vụ
trưởngVụ TCCB các Bộ, ngành (Nơi gửi là Ban thì Trưởng ban hoặc Phó trưởng
Ban)ký thừa lệnh Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ.
(4) Văn thư cơ quan Bộ, ngành báo cáo..
Mẫu số 2 ( Báo cáo 6 tháng đầu năm đối với Bộ,ngành)
Bộ,
ngành/................. (1)
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
|
Vụ
(ban) tổ chức cán bộ
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:.........../BC-TCCB
|
|
..................(2),ngày.........
tháng....... năm.......
Báo cáo công
tác 6 tháng đầu năm….,.
Kế hoạch công
tác 6 tháng cuối năm ......
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên
mônthuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước của Bộ, ngành 6 tháng đầu năm (tổ chứcbộ
máy, biên chế; công vụ, công chức; tiền lương; đào tạo bồi dưỡng; cảicách hành
chính; công tác lưu trữ v.v... trong Bộ, ngành.
2. Đánh giá tình hình thực hiện các quyết định
quantrọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và củaThủ
trưởng các Bộ, ngành về các vấn đề về Tổ chức nhà nước.
3. Công tác tham mưu xây dựng các đề án, các văn
bảnquy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chính sách thuộc lĩnhvực
Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Đánh giá chung:
- Tình hình thực hiện và kết quả nổi bật,
- Ưu điểm và tồn tại chủ yếu.
- Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại.
- Các giải pháp khắc phục
II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM:
1. Những nhiệm vụ công tác chủ yếu thuộc các
lĩnh vựcTổ chức Nhà nước của Bộ, ngành.
2. Những biện pháp chỉ đạo thực hiện.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO BỘ NỘI VỤ:
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ.
-
Lưu(4)
|
Thủ
trưởng đơn vị (3)
Ký
tên)
|
(1) Tên cơ quan Bộ, ngành (thí dụ: Bộ Y tế).
(2) Địa điểm trụ sở đơn vị báo cáo (Hà Nội,ngày.......
tháng...... năm....).(3) Thẩm quyền ký thuộc Vụ trưởng hoặc PhóVụ trưởng Vụ
TCCB các Bộ, ngành (Nơi gửi là Ban thì Trưởng ban hoặc Phótrưởng Ban) ký thừa lệnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ.
(4) Văn thư cơ quan Bộ, ngành báo cáo.
* Báo cáo 6 tháng đầu năm kèm theo phụ lục thống
kê quyđịnh tại Quyết định số 28/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 10/4/2000 của Bộ trưởng,Trưởng
ban Ban TCCB Chính phủ (Bộ Nội vụ).
Mẫu số 3 ( Báo cáo năm đối với Bộ, ngành)
Bộ,
ngành/................. (1)
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
|
Vụ
(ban) tổ chức cán bộ
|
Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
|
Số:.........../BC-TCCB
|
|
..................(2),
ngày.........tháng....... năm.......
Báo cáo công
tác năm........,
và Nhiệm vụ
công tác năm......
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
NĂM......
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên
mônthuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước của Bộ, ngành trong năm (tổ chức bộ máy,biên
chế; công vụ, công chức; tiền lương; đào tạo bồi dưỡng; cải cáchhành chính;
công tác lưu trữ v.v... trong Bộ, ngành.
2. Công tác tham mưu xây dựng các đề án, các văn
bảnquy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chính sách thuộc lĩnhvực
Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Tình hình thực hiện các chủ trương, chính
sách vàcác quyết định quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộtrưởng
Bộ Nội vụ và của Thủ trưởng các Bộ, ngành về các vấn đề về Tổchức nhà nước.
4. Đánh giá sâu và toàn diện tình hình thực hiện
nhiệmvụ trong năm:
- Kết quả chung nổi bật, mức độ hoàn thành so với
kếhoạch đề ra;
- Các sáng kiến và điển hình tiêu biểu;
- Ưu điểm và tồn tại, yếu kém chủ yếu.
- Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại (khuyếtđiểm).
- Các bài học kinh nghiệm tổ chức thực hiện công
việc;
- Các giải pháp khắc phục
II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM......
- Dự kiến nhiệm vụ công tác chủ yếu thuộc các
lĩnh vựcTổ chức Nhà nước của Bộ, ngành.
- Những biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO BỘ NỘI VỤ:
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ.
-
Lưu(4)
|
Thủ
trưởng đơn vị (3)
(Ký
tên)
|
(1) Tên cơ quan Bộ, ngành (thí dụ: Bộ Y tế)..(2)
Địađiểm trụ sở đơn vị báo cáo (Hà Nội, ngày....... tháng...... năm....)
(3) Thẩm quyền ký thuộc Vụ trưởng hoặc Phó Vụ
trưởngVụ TCCB các Bộ, ngành (Nơi gửi là Ban thì Trưởng ban hoặc Phó trưởng
Ban)ký thừa lệnh Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ.
(4) Văn thư cơ quan Bộ, ngành báo cáo.
* Báo cáo năm kèm theo phụ lục thống kê quy định
tạiQuyết định số 28/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 10/4/2000 của Bộ trưởng, Trưởng ban
BanTCCB Chính phủ (Bộ Nội vụ)..
Mẫu số 4 ( Báo cáo quý đối với địa phương)
UBND
tỉnh, thành phố/........... (1)
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
|
Sở
nội vụ
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:.........../BC-SNV
|
|
..................(2),
ngày......... tháng....... năm.......
Báo cáo công
tác quý........,
Kế hoạch công
tác quý........năm......
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TRONG QUÝ:
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên
môn chủyếu thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước: - Tổ chức bộ máy, biên chế; công
tácHội;
- Công vụ, công chức (thi tuyển dụng, đào tạo, bồidưỡng,
nâng lương và thực hiện chế độ, chính sách...).
- Địa giới hành chính;
- Cải cách hành chính;
- Xây dựng chính quyền cơ sở (thực hiện Quy chế
dânchủ...). ....
2. Tình hình thực hiện các quyết định quan trọng
củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ , của Chủ tịchUBND tỉnh,
thành phố về các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước.
3. Công tác tham mưu xây dựng các đề án, các văn
bảnquy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chính sách thuộc lĩnhvực
Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Đánh giá kết quả công tác trong quý (ưu điểm,
tồntại chủ yếu, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục)
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC QUÝ TỚI:
1. Những nhiệm vụ công tác trọng tâm,
2. Giải pháp tổ chức thực hiện
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO BỘ NỘI VỤ:
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ.
-
Lưu(4)
|
Thủ
trưởng đơn vị (3)
(Ký
tên)
|
(1) Tên tỉnh, thành phố (thí dụ tỉnh Nam Định:
UBND tỉnhNam Định)..(2) Địa điểm trụ sở đơn vị báo cáo (Thí dụ: Nam Định,ngày.......
tháng...... năm....)
(3) Thẩm quyền ký thuộc Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
SởNội vụ
(4) Văn thư cơ quan báo cáo..
Mẫu số 5 ( Báo cáo 6 tháng đầu năm đối với địaphương)
UBND
tỉnh, thành phố/........... (1)
Sở
nội vụ
Số:.........../BC-SNV
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
..................(2),
ngày.........tháng....... năm.......
Báo cáo công
tác 6 thángđầu năm........,
và nhiệm vụ
công tác 6 tháng cuốinăm......
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM:
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên
môn chủyếu thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước của Bộ, ngành 6 tháng đầu năm trongtỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (Tổ chức bộ máy, biên chế; quản lýHội; công chức,
công vụ; địa giới hành chính; xây dựng chính quyền cơ sở;cải cách hành chính;
v.v...)
2. Tình hình thực hiện các quyết định quan trọng
củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ , của Chủ tịchUBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổchức nhà nước.
3. Kết quả tham mưu xây dựng các đề án, các văn
bảnquy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chính sách thuộc lĩnhvực
Tổ chức nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Đánh giá tình hình kết quả nổi bật, tồn tại,
yếukém, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục.
II. DỰ KIẾN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI
NĂM:
- Những nhiệm vụ công tác chủ yếu và trọng tâm,
- Những biện pháp chỉ đạo thực hiện
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO BỘ NỘI VỤ:
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ.
-
Lưu(4)
|
Thủ
trưởng đơn vị (3)
(Ký
tên)
|
(1) Tên tỉnh, thành phố (thí dụ tỉnh Nam Định:
UBND tỉnhNam Định).
(2) Địa điểm trụ sở đơn vị báo cáo (Thí dụ: NamĐịnh,
ngày....... tháng...... năm....)
(3) Thẩm quyền ký thuộc Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
SởNội vụ
(4) Văn thư cơ quan báo cáo.
* Báo cáo 6 tháng đầu năm kèm theo phụ lục thống
kê quyđịnh tại Quyết định số 28/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 10/4/2000 của Bộ trưởng,Trưởng
ban Ban TCCB Chính phủ (Bộ Nội vụ).
.Mẫu số 6 ( Báo cáo năm đối với các địa phương)
UBND
tỉnh, thành phố/........... (1)
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
|
Sở
nội vụ
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:.........../BC-SNV
|
|
..................(2)
, ngày.........tháng....... năm.......
Báo cáo công
tác năm........,
và nhiệm vụ
công tác năm......
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
NĂM......
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên
mônthuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước (tổ chức bộ máy, biên chế; công vụ, côngchức;
tiền lương; đào tạo bồi dưỡng; cải cách hành chính; công tác lưutrữ v.v)...
trong tỉnh, thành phố. 2. Công tác tham mưu xây dựng các đề án,các văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ và các chế độ chínhsách thuộc lĩnh vực Tổ chức
nhà nước trình lãnh đạo các cấp có thẩmquyền ban hành.
3. Tình hình thực hiện các chủ trương, chính
sách vàcác quyết định quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộtrưởng
Bộ Nội vụ và của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về các vấn đề vềTổ chức nhà nước.
4. Đánh giá sâu và toàn diện tình hình thực
hiệnnhiệm vụ trong năm:
- Kết quả chung nổi bật, mức độ hoàn thành so với
kếhoạch đề ra;
- Các sáng kiến và điển hình tiêu biểu;
- Ưu điểm và tồn tại, yếu kém chủ yếu.
- Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại (khuyếtđiểm).
- Các bài học kinh nghiệm tổ chức thực hiện công
việc;
- Các giải pháp khắc phục
II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM......
- Dự kiến nhiệm vụ công tác chủ yếu thuộc các
lĩnh vựcTổ chức Nhà nước của Bộ,
ngành.
- Những biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
III. Kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Bộ Nội vụ:
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ.
-
Lưu(4)
|
Thủ
trưởng đơn vị (3)
(Ký
tên)
|
(1) Tên tỉnh, thành phố (thí dụ tỉnh Nam Định:
UBND tỉnhNam Định)..(2) Địa điểm trụ sở đơn vị báo cáo (Thí dụ: Nam Định,ngày.......
tháng...... năm....)
(3) Thẩm quyền ký thuộc Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
SởNội vụ
(4) Văn thư cơ quan báo cáo.
* Báo cáo năm kèm theo phụ lục thống kê quy định
tạiQuyết định số 28/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 10/4/2000 của Bộ trưởng, Trưởng ban
BanTCCB Chính phủ (Bộ Nội vụ).