BỘ
TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1477/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
55/2011/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
55/2011/NĐ-CP ngày 04 ngày 7 tháng 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai
thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây
dựng pháp luật, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2011/NĐ-CP NGÀY 04
THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1477/QĐ-BTP ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH
1. Đảm bảo triển khai thực hiện
kịp thời, thống nhất, đồng bộ và toàn diện các quy định của Nghị định số
55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
2. Tạo sự chuyển biến cơ bản
trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế từ Trung ương đến địa
phương và các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức pháp
chế, đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật và sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định của pháp luật
trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
3. Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác pháp chế ở các Bộ, ngành, địa phương
và doanh nghiệp nhà nước, vai trò đầu mối giúp Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác pháp chế của Bộ Tư pháp, Sở Tư
pháp nhằm đảm bảo tính khả thi của Nghị định.
II. YÊU CẦU
1. Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện
Nghị định với các Chương trình, Kế hoạch của Ngành Tư pháp.
2. Xác định đầy đủ và triển khai
kịp thời các hoạt động mà Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện.
3. Xác định cụ thể nội dung công
việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có
liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị định.
III. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Xây dựng,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án triển khai thực hiện Nghị định
1.1. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật
Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản QPPL
- Bộ Tư pháp;
+ Vụ Pháp chế, Vụ Tiền lương, Vụ
Công chức, viên chức - Bộ Nội vụ;
+ Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính hành
chính sự nghiệp - Bộ Tài chính;
+ Vụ Pháp luật, Vụ Tổ chức hành
chính nhà nước và Công vụ - Văn phòng Chính phủ.
Thời gian thực hiện: Trình Thủ
tướng Chính phủ trong tháng 9/2011.
1.2. Thông tư liên tịch giữa Bộ
Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho
người làm công tác pháp chế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật
Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản QPPL
- Bộ Tư pháp;
+ Vụ Pháp chế, Vụ Tiền lương, Vụ
Công chức, viên chức - Bộ Nội vụ;
+ Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính hành
chính sự nghiệp - Bộ Tài chính.
Thời gian thực hiện
Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội
vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong tháng 10/2011.
1.3. Thông tư liên tịch giữa Bộ
Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế, tiêu chuẩn của người
làm công tác pháp chế.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật
Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản QPPL
- Bộ Tư pháp;
+ Vụ Pháp chế, Vụ Chính quyền địa
phương, Vụ Tổ chức biên chế - Bộ Nội vụ;
Thời gian thực hiện: Trình Bộ
trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong tháng 11/2011.
1.4. Thông tư của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp hướng dẫn một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP về nghiệp vụ của
các tổ chức pháp chế.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật
Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản QPPL,
Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư pháp;
+ Tổ chức Pháp chế Bộ, ngành và
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thời gian thực hiện: Trình Bộ
trưởng Bộ Tư pháp trong tháng 12/2011.
2. Nghiên
cứu, tổ chức kiện toàn tổ chức pháp chế và nâng cao năng lực đội ngũ những người
làm công tác pháp chế theo các quy định của Nghị định
2.1. Hướng dẫn, phối hợp với tổ
chức pháp chế các Bộ, ngành; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các doanh nghiệp nhà nước xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án
thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế theo các quy định của Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP (Điều 8, 9, 10 và khoản 1 Điều 17).
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ
Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Cục Công nghệ Thông tin - Bộ
Tư pháp; Vụ Pháp chế các các Bộ, ngành, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91.
Thời gian thực hiện: Từ tháng
8/2011 – tháng 8/2012.
2.2. Kiện toàn tổ chức, đội ngũ
cán bộ, công chức Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác
pháp chế.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán
bộ.
Thời gian thực hiện: Từ tháng
8/2011 - 12/2012.
2.3. Khảo sát, đánh giá trình độ
chuyên ngành luật của những người làm công tác pháp chế nhằm xây dựng kế hoạch
đào tạo trình độ cử nhân luật cho các đối tượng làm công tác pháp chế ở các Bộ,
ngành, địa phương theo quy định chuyển tiếp của Nghị định (khoản
2 Điều 17) .
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán
bộ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Tháng
9/2011 - 3/2012.
2.4. Tổ chức các đợt tập huấn, bồi
dưỡng cơ bản và nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức,
viên chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật
Dân sự - Kinh tế, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư
pháp;
+ Vụ Pháp chế Bộ, ngành; tổ chức
pháp chế các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
Số lượng:
+ 01 lớp cho cán bộ, công chức,
viên chức pháp chế Bộ, ngành;
+ 03 lớp tại ba miền Bắc, Trung,
Nam cho công chức Sở Tư pháp và công chức pháp chế cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Trong Quý
III – IV/2011 và Quý I - II/2012 (Theo kế hoạch riêng).
2.5. Nghiên cứu xây dựng Đề án
“Tăng cường năng lực đội ngũ những người làm công tác pháp chế (cán bộ, công chức,
viên chức pháp chế) các Bộ, ngành và địa phương”.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Tổ chức pháp chế
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các đơn vị có
liên quan thuộc Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Trình Bộ
trưởng Bộ Tư pháp trong Quý I/2012 để trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý
II/2012.
3. Tổ chức
quán triệt, phổ biến, giới thiệu Nghị định và các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Nghị định
3.1. Tổ chức Hội nghị sinh hoạt
pháp chế Bộ, ngành và các Hội nghị/Tọa đàm nhằm quán triệt nội dung và tổ chức
triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ cho cán bộ, công
chức, viên chức pháp chế các Bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước và đoàn thể chính
trị - xã hội.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế,
đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, doanh
nghiệp nhà nước ở Trung ương và đoàn thể chính trị - xã hội;
Thời gian thực hiện: Trong Quý
III – IV/2011.
3.2. Nghiên cứu xây dựng, phát
hành các bài viết chuyên đề, giới thiệu Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các văn bản
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị định.
Đơn vị chủ trì: Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin.
Đơn vị phối hợp: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Thời gian thực hiện: Tháng
8/2011 - 8/2012.
3.3. Tổ chức biên soạn sách, sổ
tay về kỹ năng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế.
Đơn vị chủ trì: Nhà Xuất bản Tư
pháp.
Đơn vị phối hợp: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Pháp luật Hình sự
- Hành chính, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Cục Bồi
thường nhà nước.
Thời gian thực hiện: Tháng Quý I
- II/2012.
4. Thực hiện
quản lý nhà nước về công tác pháp chế
4.1. Giải đáp vướng mắc về việc
triển khai thực hiện Nghị định và về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ trong công
tác pháp chế.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ
Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành
chính, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Cục Bồi thường
nhà nước.
Thời gian thực hiện:
+ Giải đáp những vướng mắc về tổ
chức thực hiện Nghị định (trong Quý III - IV năm 2011).
+ Giải đáp về chuyên môn, nghiệp
(thường xuyên)
4.2. Tổ chức kiểm tra triển khai
thực hiện Nghị định, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và tổ
chức công tác pháp chế tại một số Bộ, ngành, địa phương.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Vụ Phổ biến
giáo dục pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư
pháp.
+ Vụ Pháp luật, Vụ Tổ chức hành
chính và Công vụ - Văn phòng Chính phủ và các đơn vị chức năng thuộc Bộ Nội vụ,
Bộ Tài chính.
Thời gian thực hiện: Quý I năm
2012.
4.3. Tổ chức Hội nghị sơ kết 01
năm triển khai thi hành Nghị định và đánh giá việc kiện toàn tổ chức pháp chế ở
các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp nhà nước theo quy định chuyển tiếp
của Nghị định.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp:
+ Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ
- Bộ Tư pháp.
+ Vụ Pháp chế các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố và các doanh
nghiệp nhà nước.
Thời gian thực hiện: Quý
IV/2012.
5. Xây dựng
Công văn trình Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Đảng ủy các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng
công ty 91 về việc quan tâm, phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức
năng quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định.
Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề
chung về xây dựng pháp luật.
Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ
Tổ chức cán bộ, Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư
pháp.
Thời gian thực hiện: Trình Bí
thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp trong tháng 8/2011.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
1.1. Vụ Các vấn đề chung về xây
dựng pháp luật chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai
các hoạt động đúng thời hạn được nêu trong Kế hoạch.
1.2. Các đơn vị thuộc Bộ trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Vụ
Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các cơ quan, đơn vị có liên quan
trong việc thực hiện Kế hoạch này.
1.3. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp
với các Sở có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương ban hành văn bản, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số
55/2011/NĐ-CP ; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP tại địa phương.
2. Kinh phí thực hiện
2.1. Vụ Các vấn đề chung về xây
dựng pháp luật chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính xây
dựng dự toán kinh phí triển khai Nghị định, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2.2. Nguồn kinh phí thực hiện
Nghị định được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác (nếu
có).
3. Trách nhiệm theo dõi, đôn
đốc
3.1. Vụ Các vấn đề chung về xây
dựng pháp luật giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện Kế hoạch.
3.2. Trong quá trình triển khai
thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Vụ Các
vấn đề chung về xây dựng pháp luật để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp
xem xét, quyết định./.