Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 12/QĐ-BCT 2023 Kế hoạch kiểm tra rà soát văn bản quy phạm của Bộ Công Thương

Số hiệu: 12/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 05/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2023 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Công Thương”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, PC (10).

Bộ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Diên

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2023 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐ-BCT ngày 05 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tìm nguyên nhân và kiến nghị xử lý, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật ngành Công Thương nói riêng.

- Kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; định kỳ lập và công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật.

- Công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực tính đến hết ngày 31/12/2023 và các danh mục văn bản thể hiện kết quả hệ thống hóa kỳ 2019-2023. Thông qua việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản sẽ giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; cập nhật kịp thời thông tin của văn bản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

2. Yêu cầu

- Việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định pháp luật ngành Công Thương hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu kinh doanh và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Công Thương.

- Tập hợp đầy đủ văn bản thuộc đối tượng hệ thống hoá và kết quả rà soát văn bản kỳ 2019-2023 và kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản thể hiện kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng, phạm vi kiểm tra

- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành.

- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực Công Thương.

2. Đối tượng, phạm vi rà soát

- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành hoặc chủ trì soạn thảo.

- Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

3. Đối tượng, phạm vi hệ thống hóa

- Các văn bản trong Tập hệ thống hoá của kỳ hệ thống hoá 2014-2018 và các văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hoá 2019-2023 (gồm cả văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hoá 2019-2023 nhưng chưa có hiệu lực).

- Phạm vi hệ thống hóa văn bản là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đến hết ngày 31/12/2023 (trừ Hiến pháp) thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa của các cơ quan theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020); Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).

III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Kiểm tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Công tác tự kiểm tra

Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ (hoặc theo yêu cầu, kiến nghị, thông báo của các cơ quan, tổ chức liên quan), Vụ Pháp chế làm đầu mối tổ chức kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo quy định của pháp luật.

Trường hợp văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế gửi Phiếu kiểm tra văn bản đến đơn vị chủ trì soạn thảo. Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được Phiếu kiểm tra văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo có văn bản trả lời về kết quả kiểm tra để Vụ Pháp chế xem xét, trình Bộ trưởng phương án xử lý.

1.2. Công tác kiểm tra theo thẩm quyền

Hàng tháng, Vụ Pháp chế chủ trì kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành.

Trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp, Vụ Pháp chế kiến nghị Bộ trưởng có văn bản gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành để xử lý.

1.3. Kiểm tra theo yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành khi có yêu cầu của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật

- Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức thực hiện công tác rà soát văn bản liên quan đến lĩnh vực Công Thương.

- Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và thực hiện rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao của các đơn vị.

2.2. Những nội dung chính của công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật

- Rà soát các Luật, Pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

- Tiếp tục rà soát, hệ thống hóa, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành lên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia;

- Rà soát, xây dựng Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành, công bố theo quy định;

- Rà soát để phục vụ đề xuất, sửa đổi, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Công Thương;

- Rà soát chuyên đề theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan;

- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật;

- Rà soát, xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thuộc trách nhiệm nghiên cứu, xử lý của Bộ Công Thương.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tập huấn, trao đổi về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

3. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

3.1. Trách nhiệm hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

- Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản liên quan đến lĩnh vực Công Thương.

- Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và thực hiện hệ thống hóa văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao của các đơn vị.

3.2. Những nội dung chính của công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023

- Tập hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023.

- Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung.

- Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực theo các tiêu chí được pháp luật quy định.

- Công bố các danh mục văn bản và tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực.

- Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai công tác hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023 theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tập huấn, trao đổi về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; lấy ý kiến kết quả hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023 của Bộ Công Thương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Năm 2023

2. Phân công trách nhiệm

- Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến lĩnh vực Công Thương.

- Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và thực hiện kiểm tra, rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao của các đơn vị.

- Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra; rà soát, hệ thống hóa theo Kế hoạch này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 12/QĐ-BCT về Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ngày 05/01/2023 của Bộ Công Thương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.270

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.92.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!