CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LONG AN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 10/02/2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Long an)
Điều 1. Vị trí và
chức năng:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ
quan chuyên môn thuộc ỦY ban nhân dân tỉnh Long an, tham mưu giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn; về các dịch vụ công thuộc
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền
hạn:
1- Trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành các quyết
định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội
dung các văn bản đã trình;
2- Trình Ủy ban nhân Tỉnh và chịu trách nhiệm về
nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh;
3- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật về nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn đã được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Sở;
4- Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi):
4.1. Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án
sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi; về biện pháp chống thoái hóa đất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;
4.2. Giúp Ủy ban nhân Tỉnh chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng giống cây trồng, giống vật
nuôi mới, thời vụ. Chỉ đạo kiểm tra và chịu trách nhiệm việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và
các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp;
4.3. Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y,
phòng và chống bệnh động , thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực
hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.
5- Về lâm nghiệp:
5.1. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm
tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật
tư lâm nghiệp; trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ biên giới và ven biển trên địa bàn tỉnh theo quy định;
5.2. Tổ chức việc điều tra phân loại rừng, thống
kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn
tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
5.3. Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ
về thiết kế khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt,
hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình Ủy
ban nhân dân tỉnh việc cấp phép khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng sau khi được
phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng theo thiết kế được duyệt;
5.4. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành
lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm quan trọng
khác thuộc địa phương theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của
pháp luật.
6- Về thủy lợi:
6.1. Trình Ủy ban nhân Tỉnh phân cấp quản lý các
công trình thủy lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông
thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng,
khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực
hiện chương trình; mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã
được phê duyệt;
6.2. Thực hiện các quy định về quản lý lưu vực
sông, kênh đào, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông, kênh
đào trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;
6.3. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc
xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống lũ, lụt,
bão; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lũ, lụt,
bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt lở ven sông, ven biển trên
địa bàn tỉnh.
7. Về thuỷ sản:
7.1. Chịu trách nhiệm thẩm định tổng hợp hồ sơ
thiết kế nuôi trồng, khai thác thuỷ sản để trình UBND tỉnh phê duyệt, hoặc
trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình UBND tỉnh
cấp phép khai thác thuỷ sản tự nhiên; sau khi được phê duyệt, tổ chức kiểm tra
việc khai thác theo quy định của pháp luật;
7.2. Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án
sử dụng đất dành cho thuỷ sản; giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất thuỷ sản; hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh
giống, di giống, nhập giống, thuần hoá giống, chọn tạo giống thuỷ sản, các loại
thức ăn, thuốc, hoá chất, phế phẩm sinh học, vi sinh vật thú y sử dung trong
nuôi thuỷ sản ở địa phương;
7.3. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm
tra và chịu trách nhiệm về phát triển nuôi trồng thuỷ sản; tổ chức bảo vệ,
phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm
dịch nội địa trên địa bàn tỉnh. Xây dựng qui trình sản xuất phù hợp cho từng loại
hình nuôi ở các vùng sinh thái của tỉnh.
8. Về phát triển nông thôn:
8.1. Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh về cơ
chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; theo dõi, tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn;
8.2. Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại,
kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông thôn, lâm nghiệp vừa
và nhỏ tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường
nhà nước trên địa bàn tỉnh theo phương án được duyệt;
8.3. Hướng dẫn việc chế biến nông sản, lâm sản;
quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa
bàn tỉnh theo quy định;
8.4. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc
khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật;
8.5. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về
công tác khuyến nông, khuyến lâm trên điạ bàn tỉnh.
9- Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công
tác dự báo thị trường nông sản, lâm sản.
10- Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu
về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn; tổ chức công tác
thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp theo quy định.
11- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án
và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản
và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các công
trình, dự án được giao.
12- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa
bàn tỉnh.
13- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn theo phân cấp
của Ủy ban nhân tỉnh và quy định của pháp luật.
14- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch
vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển
nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ
công do Sở tổ chức thực hiện.
15- Cấp và thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh
vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
16- Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại,
tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo
quy định của pháp luật.
17- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ
huy phòng, chống lụt, bão; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ, lụt,
hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt lở, dịch bệnh trong sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
18- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải
cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau
khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
19- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản
lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện.
20- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn
làm công tác quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản và phát triển
nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban
nhân dân tỉnh.
21- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
22- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
23- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật hoặc do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc:
Mọi hoạt động của Sở nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước;
bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng; Quy chế thực hiện dân
chủ trong hoạt động của cơ quan; chỉ giải quyết những công việc thuộc phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được UBND tỉnh giao và không giải quyết những
công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Lãnh đạo Sở gồm Giám
đốc và 03 Phó giám đốc.
1- Giám đốc:
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc do
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh và quy định của Nhà nước
về phân công phân cấp quản lý cán bộ hiện hành.
* Nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Sở để thực
hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn trên địa bàn tỉnh.
b) Ký các văn bản thỉnh thị Tỉnh ủy, HĐND và Ủy
ban nhân dân tỉnh, các cơ quan cấp trên; ký các Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỹ luật theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành.
c) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các Pháp lệnh về
CB.CC, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện quy chế
dân chủ trong hoạt động cơ quan một cách đầy đủ kịp thời.
d) Thành viên trong các Ban, Hội đồng do UBND tỉnh
thành lập, có liên quan đến lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Quyền hạn:
a) Phân công, phân cấp cho các Phó giám đốc Sở,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở và chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra, kiểm tra
các đơn vị trực thuộc Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ đã phân công, phân cấp.
b) Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, tổ chức cán bộ; phân công cho các Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực
công tác hoặc ủy nhiệm cho Phó giám đốc làm việc và giải quyết các vấn đề của địa
phương, của các Sở, ngành khác và phải chịu trách nhiệm về những quyết định của
Phó giám đốc được phân công ủy nhiệm giải quyết; điều chỉnh lại sự phân công
công tác giữa các Phó giám đốc khi thấy cần thiết.
c) Những việc liên quan từ hai Phó giám đốc trở
lên nhưng các Phó giám đốc còn có ý kiến khác nhau; một số việc đã giao cho Phó
giám đốc nhưng do thấy cần thiết hoặc do Phó giám đốc đi công tác vắng, Giám đốc
trực tiếp giải quyết công việc và Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm thông báo
các Quyết định của Giám đốc cho Phó Giám đốc phụ trách.
d) Khi Giám đốc đi công tác vắng phải ủy quyền
cho một Phó giám đốc thay mặt giải quyết công việc.
đ) Chủ tài khoản, chịu trách nhiệm quản lý kinh
phí hoạt động, cơ sở vật chất cơ quan theo quy định của pháp luật hiện hành và ủy
quyền cho 01 Phó giám đốc ký thay chủ tài khoản khi cần thiết.
e) Chủ trì hoặc ủy quyền cho 01 Phó giám đốc chủ
trì họp giao ban (1 lần/tháng) đối với các đơn vị, phòng
ban trực thuộc Sở và Phòng Kinh tế các huyện, thị xã. Ngoài chế độ họp định kỳ,
Giám đốc có thể triệu tập cuộc họp bất thường khi cần thiết.
g) Những công việc Giám đốc cần thảo luận tập thể
trước khi quyết định:
- Quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án,
đề án phát triển của ngành.
- Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Sở theo
quy định
- Phân bổ và điều chỉnh các nguồn vốn đầu tư
hàng năm.
- Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện
kế hoạch Nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Sở.
- Những vấn đề khác mà Giám đốc thấy cần thiết
phải đưa ra thảo luận.
Trường hợp đặc biệt, không có điều kiện tổ chức
thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Giám đốc, Chánh Văn phòng sở lấy ý kiến các
Phó giám đốc, trình Giám đốc quyết định.
2- Các Phó Giám đốc:
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó giám đốc
do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ. Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc,
được Giám đốc phân công một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về nhiệm vụ được giao:
a) Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà
nước, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án và các văn bản quản lý khác
trong lĩnh vực được Giám đốc phân công.
b) Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện
các Quyết định của Giám đốc, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
c) Khi được Giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành
giải quyết công việc chung của Sở, Phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo kết quả
thực hiện công việc được ủy quyền; Phó giám đốc giải quyết sự việc không hợp
lý, sai quy định về những lĩnh vực mình phụ trách thì Giám đốc có quyền trực tiếp
điều chỉnh, sửa đổi hoặc yêu cầu Phó giám đốc điều chỉnh, sửa đổi.
d) Thành viên các Ban, Hội đồng của UBND tỉnh
thành lập, khi được Giám đốc phân công và được sự đồng ý của cấp trên.
đ) Sử dụng quyền hạn của Giám đốc, nhân danh
Giám đốc khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc.
e) Quan hệ giữa các Phó giám đốc là quan hệ phối
hợp, thông tin cho nhau về việc giải quyết các công việc được phân công; nếu
công việc có liên quan đến lĩnh vực của Phó giám đốc khác thì trực tiếp phối hợp
với Phó giám đốc đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Giám đốc hoặc
giữa các Phó giám đốc còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Giám đốc quyết định.
Điều 5. Các tổ chức giúp việc
cho Giám đốc Sở:
Các phòng ban Sở:
1- Văn phòng Sở.
2- Phòng Kế hoạch.
3- Phòng Trồng trọt.
4- Phòng Lâm nghiệp.
5- Phòng Chăn nuôi.
6- Phòng Quản lý Đầu tư – Xây dựng cơ bản.
7- Thanh tra .
Các đơn vị trực thuộc Sở:
1- Chi cục Bảo vệ thực vật.
2- Chi cục Thủy lợi.
3- Chi cục Phát triển nông thôn.
4- Chi cục Thú Y.
5- Chi cục Thủy sản.
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở:
1- Trung tâm Khuyến nông.
2- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn.
3- Trung tâm Giống vật nuôi.
4- Ban quản lý dự án nông nghiệp.
5- Trung tâm Thuỷ sản.
Điều 6. Biên chế:
Biên chế Văn phòng Sở, thanh tra, các phòng
chuyên môn nghiệp vụ và các Chi cục là biên chế quản lý nhà nước do Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở phù hợp với các chức danh,
tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức.
Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở:
1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Văn phòng Sở, phòng chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở
do Giám đốc Sở quy định.
2- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
các Chi cục, Thanh tra Sở do UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.
3- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh,
Phó Văn phòng; Chánh, Phó Thanh tra; Trưởng, Phó phòng; Chi cục trưởng, Phó chi
cục trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc các đơn vị, phòng ban trực thuộc Sở thực hiện
theo phân cấp quản lý CB.CC hiện hành.
4- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được UBND tỉnh phê
duyệt. Giám đốc Sở xác định biên chế nhân sự, quy chế làm việc của từng đơn vị,
phòng ban trực thuộc Sở.
5- Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng
phòng, Chi cục trưởng, Giám đốc các đơn vị, phòng ban trực thuộc Sở chịu sự quản
lý, chỉ đạo điều hành trực tiếp của Giám đốc, các Phó giám đốc Sở được phân
công phụ trách và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao chính
xác, đúng quy định và chịu trách nhiệm về báo cáo đó.
Chương III
Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản về chuyên môn nghiệp
vụ, chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; quan hệ hợp tác và tranh
thủ sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn để tiếp cận và nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật kịp
thời; quan hệ hợp tác các cơ quan thuộc các tỉnh bạn để trao đổi kinh nghiệm thực
tế nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn theo đúng quy định pháp luật.
Điều 9. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Long an về quản
lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh theo
Quy chế làm việc của UBND tỉnh.
Điều 10. Quan hệ giữa Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh và
UBND các huyện, thị xã:
a) Phối kết hợp chặt chẽ và được sự hướng dẫn của
Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh về công tác tổ chức cán bộ của ngành.
b) Phối kết hợp với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể
tỉnh và UBND các huyện, thị xã để tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương,
Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện của các cơ quan, đơn vị đúng quy định pháp luật.
Điều 11. Bố trí phòng tiếp công dân và các điều kiện, trang thiết bị
phục vụ công tác tiếp công dân tại Sở; chỉ dẫn, tiếp đón công dân theo đúng quy
định; bố trí lịch để lãnh đạo tiếp công dân theo đề nghị của Thanh tra Sở; Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm phối kết hợp với Thanh tra Sở
trong việc tiếp công dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 12. Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc quy chế này. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế do UBND tỉnh xem xét quyết
định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc
Sở Nội vụ.