ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2013/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 09 tháng 01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI HOẠT ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật số 102-SL/L004 ngày 20/5/1957 ban
hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định
số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày
26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 61/TTr-SNV ngày 11/12/2012 và ý kiến thẩm định của Giám Đốc Sở Tư pháp
tại Báo cáo số 228/BC- STP ngày 29/10/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định
quản lý nhà nước đối với các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể
như sau:
1. Những quy định chung
a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hội nhằm bảo đảm việc thành lập và hoạt động của các hội có hiệu quả, đúng pháp
luật và đúng Điều lệ đã được UBND tỉnh phê duyệt, góp phần vào sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.
b) Đối tượng quản lý nhà nước quy định trong Quyết
định này bao gồm các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập theo Luật số 102-SL/L004 ngày 20/5/1957
quy định quyền lập hội; Nghị định số 258-TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật số 102-SL/L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập
hội; Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức,
hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính
phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP
ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ.
2. Giao trách nhiệm quản lý nhà nước Đối với hội
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành quản lý nhà nước
đối với các hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh (theo danh sách đính kèm tại thời
điểm ban hành Quyết định này và các quyết định cho phép thành lập hội phát sinh
sau thời điểm ban hành Quyết định này).
b) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quản lý
nhà nước đối với các hội có phạm vi hoạt động trong huyện, thành phố, xã, phường,
thị trấn.
3. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Thủ trưởng các
sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đối với hội
a) Xem xét, quyết định công nhận ban vận động
thành lập hội theo điểm b, c, Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ và Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày
26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
ngày 21/4/2010 của Chính phủ.
b) Có ý kiến bằng văn bản cho đối tượng thuộc thẩm
quyền mình quản lý và quyết định, đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép
thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể, tổ chức đại hội
nhiệm kỳ, đại hội bất thường và phê duyệt điều lệ hội.
c) Cho ý kiến về nhân sự thuộc thẩm quyền mình
quản lý tham gia các chức danh lãnh đạo chủ chốt hội; tham gia ý kiến về công
tác nhân sự lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, Phó Trưởng
ban) đối với các hội đặc thù của tỉnh, trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ)
xem xét.
d) Cung cấp các thông tin cần thiết về chính
sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của
ngành, lĩnh vực hoặc địa phương để các hội có cơ sở định hướng và xây dựng kế
hoạch hoạt động của hội; tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động phát triển
sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao và khuyến
khích hoạt động của hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của ngành, lĩnh vực và của địa phương.
đ) Lấy ý kiến của các hội để hoàn thiện các quy
định quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các hội tham gia đóng góp ý
kiến với vai trò phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch,
quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác của tỉnh, ngành và của địa
phương.
e) Rà soát, lập danh sách các hội thuộc ngành,
lĩnh vực và địa phương được thành lập không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy
định, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét giải quyết.
g) Có ý kiến bằng văn bản với các cơ quan chức
năng về việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước theo
quy định của pháp luật và những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của
các hội thuộc thẩm quyền quản lý.
h) Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên
quan kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính của các hội, bảo đảm việc sử dụng
tài chính đúng mục đích đã đề ra.
i) Theo dõi, đôn đốc các hội tiến hành đại hội
nhiệm kỳ đúng thời gian quy định; đồng thời hướng dẫn hội xây dựng, sửa đổi điều
lệ hội theo quy định của pháp luật.
k) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
và thực hiện điều lệ hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với
các hội thuộc thẩm quyền quản lý.
l) Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố định kỳ báo cáo 6 tháng, báo cáo năm và báo cáo đột
xuất (khi có yêu cầu) về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội thuộc ngành,
lĩnh vực và địa phương quản lý cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
4. Phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố quản lý nhà nước đối với hội có phạm vi hoạt động trong địa bàn huyện,
thành phố, xã, phường, thị trấn
a) Xem xét, có văn bản chấp thuận việc tổ chức đại
hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường; quyết định phê duyệt điều lệ đối với hội có
phạm vi hoạt động trong địa bàn huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.
b) Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử, miễn nhiệm
các chức danh lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, Phó Trưởng
ban) đối với hội đặc thù ở địa phương.
c) Xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với hội
có phạm vi hoạt động tại địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành, đảm bảo
đúng quy định pháp luật.
d) Xem xét cho phép hội có phạm vi hoạt động tại
địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Ủy quyền Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
quyết định cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể
đối với hội có phạm vi hoạt động trong địa bàn xã, phường, thị trấn.
6. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu giúp
UBND tỉnh
a) Cấp kinh phí hoạt động đối với các hội được
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận là hội đặc thù của tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan trình
UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với một số tổ chức hội theo quy
định của pháp luật.
c) Định kỳ hàng năm và đột xuất, báo cáo UBND tỉnh
tình hình cấp kinh phí hoạt động cho các hội đặc thù và xem xét hỗ trợ đối với
các tổ chức hội thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương.
7. Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh
a) Xem xét, thẩm định trình UBND tỉnh cho phép
thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên đối với các hội có
phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện; phê duyệt điều lệ đối với các hội có phạm
vi hoạt động trong tỉnh.
b) Tham mưu UBND tỉnh nhân sự lãnh đạo chủ chốt
(Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, Phó Trưởng ban) các hội đặc thù của tỉnh;
quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt
đối với hội đặc thù của tỉnh.
c) Xem xét, tham mưu UBND tỉnh có văn bản chấp
thuận đối với nhân sự thuộc diện quản lý của UBND tỉnh dự kiến là người đứng đầu
hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010
của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ; chấp thuận việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất
thường của hội.
d) Theo dõi, quản lý và phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố giải quyết những vấn đề phát sinh trong
quá trình tổ chức, hoạt động của các hội.
đ) Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện điều lệ của
các hội; kiến nghị việc xử lý vi phạm của các hội, trình UBND tỉnh xem xét quyết
định.
e) Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước
về công tác hội cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
g) Báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất (khi có
yêu cầu) về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội trên địa bàn tỉnh cho Bộ
Nội vụ và UBND tỉnh.
8. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Công an tỉnh thực hiện việc giải quyết thủ tục
khắc dấu, đăng ký mẫu dấu của các tổ chức hội được thành lập theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật; rà soát, sửa
đổi dấu các tổ chức hội khắc không đúng tên theo quyết định cho phép thành lập
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thu hồi dấu của các tổ chức hội thành lập
không đúng quy định của pháp luật hoặc các tổ chức hội đã có quyết định giải thể
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Khoa
|
DANH SÁCH
PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐỐI
VỚI CÁC HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch:
a) Hội Văn học nghệ thuật;
b) Hội Sinh vật cảnh;
c) Liên đoàn cầu lông;
d) Liên đoàn bóng đá;
đ) Liên đoàn quần vợt;
e) Liên đoàn võ thuật;
g) Hiệp hội Du lịch.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật;
b) Hội Khoa học kinh tế.
3. Sở Y tế:
a) Hội Đông y;
b) Hội Dược học;
c) Hội Kế hoạch hóa gia Đình;
d) Hội Nữ hộ sinh;
đ) Hội Châm cứu;
e) Hội Y học.
4. Sở Công Thương:
a) Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Hội Sản xuất, kinh doanh và chế biến hành tỏi
Lý Sơn.
5. Sở Lao Động - Thương binh
và Xã hội:
a) Hội Chữ thập đỏ;
b) Hội Người mù;
c) Hội Tù yêu nước;
d) Ban đại diện Hội Người cao tuổi.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Hội Khuyến học;
b) Hội Cựu giáo chức.
7. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
a) Hội Làm vườn;
b) Hội Nghề cá;
c) Hội Chăn nuôi thú y;
d) Hội Thủy lợi.
8. Sở Xây dựng:
a) Hội Xây dựng;
b) Hội Kiến trúc sư.
9. Sở Tư pháp:
Hội Luật gia.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hội Doanh nghiệp trẻ;
b) Hội Nữ doanh nhân;
c) Hiệp hội Doanh nghiệp.
11. Sở Thông tin và Truyền
thông:
a) Hội Nhà báo;
b) Hội Tin học;
c) Hội Những người chơi tem.
12. Sở Tài nguyên và Môi
trường:
a) Hội Nạn nhân chất Độc da cam/Dioxin;
b) Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường;
c) Hội Trắc địa - Bản đồ.
13. Sở Ngoại vụ:
a) Hội Hữu nghị Việt – Nga;
b) Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào;
c) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc;
d) Hội Thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài.
14. Sở Giao thông vận tải:
Hội Cầu đường.
15. Sở Nội vụ:
a) Hội Cựu thanh niên xung phong;
b) Hội Sinh viên./.