Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Phạm Kim Yên
Ngày ban hành: 31/01/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 01/2008/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 31 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 10/TTr-SXD ngày 22 tháng 01 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Bộ Xây dựng;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ tư pháp (để b/c);
- Website Chính phủ;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh; (để b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành;
- UBND huyện, thị, TP;
- Trung tâm Công báo;
- P.KT, XDCB, NC, VHXH, TH;
- Lưu:VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Kim Yên

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh An Giang)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về quản lý, tư vấn, đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác hệ thống cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Quy định này không áp dụng đối với cây xanh chuyên dụng.

Điều 2. Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Quy định này.

Chương 2:

PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 3. Phân cấp thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị:

1. Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

2. UBND thành phố, thị xã và các huyện (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) quản lý cây xanh trên địa bàn mình ngoại trừ những nơi, vị trí đã được phân cấp cho đơn vị khác quản lý.

3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh quản lý toàn bộ cây xanh trong khuôn viên các Khu công nghiệp thuộc tỉnh.

Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ và di dời cây xanh đô thị

1. Sở Xây dựng có ý kiến thoả thuận cho UBND cấp huyện, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn. Khuyến khích áp dụng các biện pháp và phương tiện thích hợp để di dời (hạn chế chặt hạ) cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.

2. UBND cấp huyện cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh trong các trường hợp sau:

a) Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn; sau khi có văn bản thỏa thuận của Sở Xây dựng;

b) Cây xanh trồng trên đường phố, công viên thuộc sở hữu công cộng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

c) Cây xanh có chiều cao từ 10 m và đường kính từ 30 cm trở lên trồng trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi mình quản lý.

3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh trong trường hợp sau:

a) Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn trong khu công nghiệp (sau khi có văn bản thoả thuận của Sở Xây dựng);

b) Cây xanh trong khuôn viên khu công nghiệp;

4. Mẫu đơn, mẫu giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh (Phụ lục kèm theo).

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 5. Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Quản lý thống nhất cây xanh trên địa bàn tỉnh;

2. Ban hành danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế;

3. Ban hành văn bản quy định về quản lý cây xanh, các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị.

Điều 6. Sở Xây dựng

1. Tổ chức triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn theo quy định của UBND tỉnh;

2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức lập và trình UBND tỉnh ban hành danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế;

4. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ cây xanh đô thị, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh;

5. Chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan lập, trình UBND tỉnh ban hành đơn giá chuyên ngành cây xanh đô thị trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành;

6. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

Điều 7. UBND cấp huyện

1. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh;

2. Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành cây xanh, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị theo thẩm quyền phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được duyệt;

3. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn quản lý, bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ được duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi vi phạm, xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt;

4. Quản lý địa bàn, không để tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch bố trí cây xanh đô thị;

5. Tuyên truyền, giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh trên địa bàn;

6. Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn hỗ trợ cơ quan trực tiếp quản lý cây xanh trong công tác bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý;

7. Đối với các huyện chưa có đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý cây xanh thì tiến hành lựa chọn, ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành thực hiện việc trồng, duy trì và chăm sóc cây xanh đô thị;

8. Lập kế hoạch thông qua Sở Xây dựng trình UBND tỉnh xét duyệt thực hiện việc chặt hạ, thay thế các tuyến cây lâu năm, già cổi, không còn phát huy tác dụng cải thiện môi trường và không đảm bảo an toàn cho sinh hoạt đô thị;

9. Khảo sát, lập kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây xanh mang đặc trưng của tỉnh, của vùng địa lý, cây xanh trên đường phố có chiều cao từ 15 m trở lên. Tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên hệ thống cây xanh đường phố;

10. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị theo quy định;

11. Định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình hình quản lý cây xanh trên địa bàn về Sở Xây dựng theo qui định.

12. Cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh thuộc địa bàn quản lý.

Điều 8. Ban Quản lý các Khu công nghịêp tỉnh

1. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh trong khuôn viên các Khu công nghiệp thuộc tỉnh;

2. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn quản lý, bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ được phê duyệt. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền, lập biên bản hành vi vi phạm về chặt hạ, di dời cây xanh không xin phép;

3. Yêu cầu các Công ty Kinh doanh Hạ tầng Khu công nghiệp lập kế hoạch thông qua Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh trình UBND tỉnh xét duyệt thực hiện việc chặt hạ, thay thế các tuyến cây lâu năm, già cổi, không còn phát huy tác dụng cải thiện môi trường và không đảm bảo an toàn trong khuôn viên các Khu công nghiệp;

4. Khảo sát, lập kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây xanh mang đặc trưng của tỉnh, của vùng địa lý trong khuôn viên các Khu công nghiệp;

5. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý cây xanh trong các khu công nghiệp lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị theo quy định;

6. Định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình hình quản lý cây xanh trong các Khu công nghiệp tỉnh về Sở Xây dựng theo quy định.

7. Cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh đô thị thuộc địa bàn quản lý.

Điều 9. Các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý cây xanh đô thị

1. Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống cây xanh đô thị theo hợp đồng đã ký với cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh đô thị; cung cấp các dịch vụ có liên quan tới cây xanh đô thị cho xã hội;

2. Phát hiện, lập kế hoạch, thực hiện việc chặt hạ cây xanh bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, bị chết, có nguy cơ đổ ngã và cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng do UBND tỉnh ban hành, sau khi xin phép cơ quan có thẩm quyền;

3. Lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị theo quy định. Hàng năm có nhiệm vụ lập báo cáo kiểm kê diện tích cây xanh và số lượng cây trồng gửi cho cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh;

4. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh;

5. Nghiên cứu, đề xuất về chủng loại cây, hoa phù hợp quy hoạch xây dựng với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung, tiếp thu lai tạo các loại cây, hoa đẹp ở các địa phương khác để áp dụng trên địa bàn được giao quản lý;

6. Phối hợp với địa phương vận động thực hiện phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, quản lý và phát triển hệ thống cây xanh công cộng.

7. Phát hiện và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp chặt hạ, di dời cây xanh đô thị không xin phép.

Điều 10. Sở Nông nhiệp và Phát triển nông thôn

Hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị, phát triển cơ sở hậu cần vườn ươm phục vụ nhu cầu trồng cây xanh của tỉnh;

Phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan xây dựng danh mục cây cần bảo tồn, cây cấm trồng, cây cần hạn chế, cây cổ thụ.

Điều 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu trình UBND tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích xã hội tham gia quản lý và phát triển cây xanh đô thị.

Điều 12. Ngành Điện lực, Bưu điện, Cấp nước, Thoát nước

Trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật công trình có liên quan cây xanh đô thị, ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông, Cấp nước, Thoát nước có trách nhiệm thông báo phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh theo phân cấp quản lý cây xanh đô thị để đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật và sự an toàn của cây xanh.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Thay thế, chỉnh trang cây xanh hiện trạng

UBND cấp huyện tổ chức lập hồ sơ hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn, trên cơ sở đó lập quy hoạch, kế hoạch trồng mới và từng bước thay thế, chỉnh trang cây xanh hiện trạng đã có nhưng chưa phù hợp với quy định tại Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Quy định này.

Điều 14. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng và Quy định này; Giám Đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND cấp huyện, Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan, ban ngành có liên quan căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

ĐƠN XIN PHÉP

CHẶT HẠ, DI DỜI CÂY XANH ĐÔ THỊ

Kính gởi:

UBND huyện, thị, thành………
(Hoặc Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp)

 

Cá nhân, tổ chức:..........................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................................

Là đơn vị được phân công quản lý cây xanh đô thị thuộc địa bàn phường (xã)...................................... huyện, thị, thành   

Nay kính đề nghị UBND huyện, thị, thành (hoặc BQL các khu công nghiệp):.......................................

Cho phép chặt hạ (di dời) cây xanh thuộc danh mục.........................................................................

toạ lạc tại vị trí...............................................................................................................................

Lý do xin phép chặt hạ, (di dời):......................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Phương án thay thế cây xanh đã được chặt hạ (di dời), (nếu có)......................................................

....................................................................................................................................................

Phương án đền bù cây xanh đã được chặt hạ (nếu có)....................................................................

....................................................................................................................................................

Sau khi được cấp phép, cá nhân, tổ chức.......................................................................................

Cam kết đảm bảo an toàn cho việc chặt hạ thực hiện đúng nội dung và thời hạn qui định trong giấy phép.

 

 

Huyện, thị, thành………, ngày……, tháng…… năm……
Cá nhân, tổ chức xin phép

 

UBND Huyện, Thị, Thành (Ban QLKCN)
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: /GP-UB (GP-BQLKCN)

 

 

GIẤY PHÉP

CHẶT HẠ, DI DỜI CÂY XANH ĐÔ THỊ

1/ Cấp cho:...................................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................................

Số:............... đường:........................ phường(xã):....................... ,huyện, thị, thành:.......................

2/ Được phép chặt hạ (di dời):........................................................................................................

....................................................................................................................................................

Theo kế hoạch (yêu cầu) đã có ý kiến thỏa thuận với Sở Xây dựng An Giang ngày..…………………., tháng ………………………………………… năm.........................................................................................

Gồm các nội dung sau đây:

* Địa điểm, vị trí cây xanh được chặt hạ, (di dời):.............................................................................

....................................................................................................................................................

* Lý do chặt hạ, (di dời):.................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Sau khi được chặt hạ (di dời); phương án thay thế cây xanh đã chặt hạ (di dời), (nếu có)................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Giá trị đền bù cây xanh đã được chặt hạ, (di dời), (nếu có):............................................................

....................................................................................................................................................

3/ Giấy phép chặt hạ, di dời này có hiệu lực trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp, quá thời hạn trên thì phải xin giấy phép mới.

 

 

Huyện, thị, thành………, ngày……, tháng…… năm……
UBND Huyện, Thị, Thành
(BAN QL CÁC KHU CÔNG NGHIỆP)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2008/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.892

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.61.142
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!