Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 56/2006/NQ-QH11 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 56/2006/NQ-QH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 

 

NGHỊ QUYẾT 

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM NĂM 2006 - 2010

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Ðiều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội
;

QUYẾT NGHỊ:

Quốc hội cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 với các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu; đồng thời quyết nghị:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát:

Ðẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm và đến năm 2010:

a) Về kinh tế

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD.

- Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43

- 44%; dịch vụ 40 - 41%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

- Tỷ lệ huy động GDP hằng năm vào ngân sách đạt 21 - 22%.

- Vốn đầu tư xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP.

b) Về xã hội

- Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%.

- Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.

- Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5%.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 10 - 11%

- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20%.

c) Về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng 42 - 43%.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị là 95%, ở nông thôn là 75%.

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải là 100%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là trên 50%; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất; 80 - 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP LỚN CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010

1. Phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch đồng bộ cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý về đầu tư phát triển, xóa bỏ cơ chế xin - cho, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chống thất thoát lãng phí và nợ đọng, tăng cường quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến. Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển trên quy mô rộng.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Tập trung phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có tiềm năng, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Ðẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống. Phát triển các loại hình dịch vụ mới. Phát triển và tăng khả năng cạnh tranh những ngành dịch vụ có tiềm năng. Ðổi mới cơ bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công - khâu đột phá để đưa tiến trình xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội lên một bước phát triển mới.

2. Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

3. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đạt khoảng 500 nghìn doanh nghiệp vào năm 2010.

4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế và tôn trọng yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường trong các hoạt động kinh tế. Tập trung hoàn thiện thể chế về phát triển các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, bất động sản, lao động, tài chính và khoa học, công nghệ. Ðổi mới công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát huy tối đa những tác động tích cực của thị trường.

5. Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước và xã hội, trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Ðổi mới cơ chế quản lý tài chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường phân cấp, tăng quyền hạn đi đôi với đề cao trách nhiệm đối với các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách. Nâng cao hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong sử dụng và quản lý ngân quỹ, ngân sách nhà nước, tạo chuyển biến rõ rệt trong kiểm soát, tăng cường công tác kiểm toán nhà nước để góp phần ngăn chặn lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiền và tài sản nhà nước.

Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Huy động tốt các nguồn vốn gắn liền với đổi mới, tăng khả năng cung ứng vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt; đổi mới phương thức thanh toán theo hướng tăng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phân tích và dự báo; tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát tình hình biến động của thị trường và giá cả, chủ động xử lý những tác động bất lợi của biến động giá cả thế giới, giá cả những vật tư và hàng tiêu dùng chủ yếu, vừa bảo đảm yêu cầu hội nhập vừa bảo đảm kiềm chế lạm phát, tạo môi trường ổn định cho sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân.

Tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương. Nghiên cứu và áp dụng thống nhất mức tiền lương tối thiểu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xử lý những bất hợp lý về tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức trong bộ máy các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; thu nhập của người về hưu và các đối tượng hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.

6. Phát triển kinh tế, xã hội các vùng lãnh thổ theo hướng phát huy lợi thế và tính cạnh tranh của từng vùng về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, gắn kết liên ngành, liên vùng. Ban hành chính sách thông thoáng để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm thành động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước. Chú trọng phát triển các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa bàn khó khăn khác thông qua các cơ chế và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, thu nhập và đời sống giữa các vùng và các dân tộc.

7. Tổ chức thực hiện có hiệu quả, theo đúng tiến độ các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án đã được phê duyệt, các chương trình mục tiêu quốc gia. Việc thực hiện các dự án, công trình, chương trình quan trọng phải nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010; tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề; phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân...

8. Tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện. Phát triển quy mô hợp lý, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bảo đảm chất lượng đổi mới chương trình giáo dục các cấp học phổ thông; đổi mới giáo dục đại học; ưu tiên phát triển giáo dục, dạy nghề, bảo đảm cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động. Ðầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, dạy nghề; hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc tiểu số, trẻ em khuyết tật, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi hải đảo, biên giới. Chú trọng bồi dưỡng học sinh năng khiếu, những tài năng trong khoa học. Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - mục tiêu và nền tảng tinh thần của xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Bảo đảm các điều kiện để đẩy mạnh giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng vũ trang; phát triển các loại hình thể thao quần chúng, chú trọng việc nâng cao sức khỏe đối với người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em. Tiếp tục thực hiện và mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao.

9. Nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ. Ðẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành kinh tế, phát triển công nghệ cao và hiện đại hóa công nghệ truyền thống. Từng bước phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường; tập trung giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư, làng nghề, các thành phố lớn; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.

10. Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số. Nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư hợp lý giữa các vùng. Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số ở nông thôn và thành thị.

Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là lao động ở khu vực dịch vụ trong tổng lao động xã hội. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân. Thực hiện có hiệu quả chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động có tay nghề. Thu đúng, thu đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc, chuẩn bị và triển khai tốt bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ða dạng hóa các nguồn lực và phương thức, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm; khuyến khích làm giàu hợp pháp. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp người nghèo tự vươn lên. Ðẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, dạy nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; ngăn chặn tình trạng tái nghèo; tăng cường xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo.

Nâng cấp, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, các trung tâm y tế vùng, cơ sở y tế chuyên sâu trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế. Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các dịch bệnh mới phát sinh. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cao tuổi và các đối tượng chính sách. Thông qua bảo hiểm y tế, miễn giảm viện phí cho trẻ em trên 6 tuổi thuộc gia đình nghèo. Phát triển, nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, triển khai tốt bảo hiểm y tế tự nguyện, từng bước vững chắc tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ, các chính sách đối với người cao tuổi, người tàn tật, các đối tượng đang hưởng chính sách xã hội. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi các tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm và buôn bán phụ nữ trẻ em...

11. Nâng cao trình độ, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Ðào tạo, bồi dưỡng để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp; tạo điều kiện để thực hiện và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ðấu tranh phòng, chống bạo lực trong gia đình. Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội theo công ước quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam.

Triển khai thực hiện tốt Luật Thanh niên, Chiến lược Quốc gia về phát triển thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên thực hiện vai trò xung kích, tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

12. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, chủ động trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Ðẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn yêu cầu phục vụ quốc phòng với nhu cầu dân sinh. Tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ thiết thực cho mục tiêu giữ vững ổn định chính trị - an ninh, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao sức cạnh tranh ở trong nước và trên thế giới, ứng phó kịp thời và hiệu quả các vấn đề quốc tế nảy sinh.

13. Khẩn trương hoàn thiện và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới, tăng cường chất lượng công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm các quy định của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng và minh bạch để giảm dần việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Tổ chức thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; việc tuân theo pháp luật trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

14. Ðẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện dân chủ trên mọi lĩnh vực. Rà soát, kịp thời loại bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho hoạt động của tổ chức, cá nhân, cản trở sự phát triển của đất nước. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu mới; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, chế độ công vụ. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm, ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, thoái hóa, biến chất, quan liêu, cửa quyền.

Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, nhất là các tội phạm có tổ chức, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức thực hiện một cách hợp lý việc tăng thẩm quyền cho các tòa án cấp huyện với việc tổ chức tòa án khu vực theo Chiến lược cải cách tư pháp.

15. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bảo đảm công khai, minh bạch trong các quyết định về tài chính, ngân sách nhà nước. Kiên quyết xử lý người có hành vi tham nhũng bất kể ở chức vụ, cương vị nào, có biện pháp để kiên quyết thu hồi tài sản cho Nhà nước, hạn chế thiệt hại trong các vụ việc tham nhũng. Khen thưởng kịp thời, thỏa đáng và có biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo, người có công trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Ðề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc ngăn ngừa, xử lý người có hành vi tham nhũng, bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ, gây khó khăn cho quản lý.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thực hiện kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân.

Chính phủ đề ra chương trình hành động cụ thể, trình Quốc hội quyết định kế hoạch hằng năm; chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các Ðoàn đại biểu quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nêu cao trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện giám sát, động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò làm chủ, tích cực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội kêu gọi toàn thể đồng bào, cán bộ và chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. 

 

                                

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
 
 
 
 
Nguyễn Phú Trọng

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 56/2006/QH11

Hanoi, June 29, 2006

 

RESOLUTION

ON 2006-2010 FIVE-YEAR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN

THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to Article 84 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly at its 10th session;
On the basis of considering the reports of the Government, reports of the National Assembly's agencies and concerned bodies and the opinions of National Assembly deputies,

RESOLVES:

The National Assembly fundamentally agrees with the Government's report on assessment of the implementation of the 2001-2005 five-year socio-economic development plan and the orientations for 2006-2010 five-year socio-economic development with major targets, tasks, norms and solutions; and further resolves:

I. OVERALL OBJECTIVES AND MAJOR NORMS

1. Overall objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Major norms for five years to 2010:

a/ Economically

- The GDP in 2010 at comparative prices shall increase by more than 2.1 times over 2000. The GDP growth rate shall reach 7.5 - 8%/year, with a goal to achieve over 8%/year. The average per-capita GDP at current prices shall be equivalent to USD 1,050-1,100.

- The GDP structure: agriculture to be around 15-16%; industry and construction, 43-44%; services, 40-41%.

- Export turnover shall increase 16%/year.

- The annual proportion of GDP contributed to the State budget shall reach 21-22%.

- The nation's total annual investment capital shall reach around 40% of GDP.

b/ Socially

- The population growth rate shall be around 1.14%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Jobs shall be created for more than 8 million laborers; the urban unemployment rate shall be under 5%.

- The poverty rate shall drop to 10-11%.

- To accomplish the universalization of lower secondary education; trained laborers shall account for 40% of the workforce.

- The rate of malnourished under-five children shall drop to below 20%.

c/ Environmentally

- Forest coverage shall reach 42-43%.

- The rate of population using clean water shall reach 95% in urban centers and 75% in rural areas.

- The rate of newly-built production establishments which are subject to the application of clean technologies or furnished with pollution-reducing and waste treatment equipment shall be 100%; the rate of production and business establishments reaching environmental standards shall be over 50%; to build wastewater treatment systems in 100% of the urban centers of grade 3 or higher, 50% of grade-4 urban centers and all industrial parks and export processing zones; 80-90% of the solid wastes and 100% of medical wastes shall be gathered and treated to environmental standards.

II. TASKS, MAJOR SOLUTIONS OF THE 2006-2010 FIVE-YEAR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To perfect the mechanism and policies on administration of development investment, eliminate the ask-and-give mechanism, overcome the state of scattered investment, combat loss, waste and outstanding debts, and enhance the quality of management of investment projects in capital construction.

To intensify investment and create qualitative changes in agricultural production and comprehensive development of the rural economy. To restructure agriculture and rural economy along the direction of industrialization and modernization; to raise the level of research and application of scientific and technological advances to production, preservation and processing. To form and develop on a large sale hi-tech agricultural production regions.

To maintain high growth rates while raising the quality of products and efficiency of industrial production; to raise industrial competitiveness in order to maintain and expand domestic and overseas markets. To concentrate on the selective development of some industries with great potential and products with hi-tech content. To step up the development of the energy industry and industries manufacturing important means of production, attaching importance to the development of labor-intensive industries; to boost the development of economic infrastructure for the process of industrialization and modernization.

To create a leap in the development of the service sector. To raise the quality of traditional services. To develop new services. To develop and raise the competitiveness of potential services. To substantially renew the administrative mechanism and modes of public-service provision- a breakthrough to take the process of socialialization of cultural and social domains to a new stage of development.

2. To actively integrate more intensively and extensively into the regional and world economies. To efficiently fulfill commitments on trade, investment, services and other domains with foreign countries and international organizations. To well prepare conditions for the performance of commitments after our country joins the World Trade Organization (WTO). To make full use of favorable conditions to bring into full play the advantages and restrict the adverse impacts of integration in order to further attract capital, advanced technologies and managerial experience.

3. To create an environment favorable for the development of enterprises, attaching importance to raising the quality and efficiency of their production and business activities; to quickly increase exports, attract capital and high technology, in order to reduce production costs and raise the competitiveness of enterprises. To accomplish the reorganization, renewal and equitization of state enterprises under the provisions of the Enterprise Law. To strongly develop without any restriction on the scale of enterprises of other economic sectors, bringing the number of enterprises to about 500,000 by 2010.

4. To further renew and perfect the institutions and respect the objective requirements of the market economy in economic activities. To concentrate on perfecting the institutions on development of assorted markets for goods, services, real estate, labor, finance and science and technology. To renew planning on socio-economic development along the direction of bringing into the fullest play the positive impacts of markets.

5. To enhance the nation's financial potential. To mobilize to the utmost and efficiently use the financial resources of the state and society, at home and abroad, for development.

To renew the mechanisms of administration of state finances and management of the state budget, ensuring the leading role of the central budget, enhancing decentralization and increasing powers and heightening the responsibility of different budget levels and budget-using units. To raise efficiency, publicity and transparency in the use and management of state budget funds, creating marked improvement in the control of budget funds and intensifying the work of state audit in order to prevent waste and loss of state money and property as well as corruption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To raise the quality and efficiency of analysis and forecasts; to enhance measures to manage and control the situation of market and price fluctuation, actively dealing with adverse impacts of the fluctuation of world prices and prices of essential supplies and consumer goods, satisfying integration requirements while controlling inflation, and creating a stable environment for the development of production and the improvement of people's lives.

To continue wage reform. To study and uniformly apply the minimum wage level to domestic enterprises and foreign-invested enterprises. To deal with irrationalities in wages and incomes of cadres and civil servants in the apparatus of state bodies, political organizations and socio-political organizations and the incomes of pensioners and State policy beneficiaries.

6. To economically and socially develop territorial regions along the direction of bringing into full play their respective advantages and competitiveness in natural resources, geographical position, and human resources, linking together branches and regions. To adopt open policies to develop key economic regions into motive forces for boosting the national economy. To attach importance to the development of mountainous and border regions, ethnic minority areas and other difficulty-hit regions through various mechanisms and direct support of the State, aiming to narrow the development, income and living-standard gaps between regions and between ethnic groups.

7. To organize the efficient and scheduled execution of projects and important national works for which the National Assembly has adopted investment undertakings, and approved projects and national target programs. The execution of projects, important works and programs must aim to achieve the socio-economic development targets set in the 2006-2010 five-year plan; to concentrate on the objectives of economic growth and restructuring, poverty reduction, job creation, education and job-training development; and disease and epidemic prevention and fighting and people's healthcare.

8. To continue comprehensively renewing education and training. To rationally develop and step up socialization, standardization and modernization in order to raise the quality of education and training. To ensure the quality and renewal of general education curricula at all levels; to renew university education; to prioritize the development of education and job training and ensure a rational human resource structures, meeting the requirements of serving the national industrialization and modernization as well as labor export. To concentrate investment on priority objectives, national programs for education and job-training development; and to provide support for social policy beneficiaries, ethnic minority people, handicapped children, and people in regions with exceptional socio-economic difficulties and in mountainous, island and border regions. To attach importance to fostering gifted pupils and scientific talents.

To continue building the Vietnamese culture into an advanced one imbued with national identity- the objective and spiritual foundation of society. To conserve and promote the values of the nation's traditional culture.

To encourage, mobilize and create conditions for the entire society to participate in physical training and sports activities and develop the cause of physical training and sports. To ensure conditions for stepping up physical training in schools and the armed forces; to develop various forms of mass sports, attaching importance to improving the health of the elderly, disabled and children. To continue realizing and expanding the process of professionalization of high-achievement sports.

9. To raise the capacity and renew the mechanisms of management and organization of scientific and technological research. To speed up technological renewal in various economic sectors, develop high technologies and modernize traditional technologies. To incrementally develop information technology and bio-technology into economic branches with high growth rates, meeting domestic and export demands. To harmonize socio-economic development with a rational and efficient use of natural resources, environmental protection and improvement; to concentrate on redressing environmental pollution in industrial parks, residential areas, craft villages, and large cities; to raise the effectiveness of state administration of environmental protection. To realize the sustainable development strategy in Vietnam. To organize the implementation of Agenda 21 on sustainable development at all levels and in all branches.

10. To apply measures to control population growth. To raise the quality of population and rationally distribute population among regions. To elaborate appropriate planning and policies with a view to satisfying the trend of restructuring population in rural and urban areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To diversify resources and modes, to well implement the national program on hunger elimination, poverty reduction, and job creation; to encourage people to get rich lawfully. To concentrate on investment in construction of economic and social infrastructure and support for poor people to improve their own lives. To step up the implementation of the special policy on investment support for production development, particularly supports for land for production, and for residential use, clean water, job training and job creation for ethnic minority people, people in deep-lying, remote and difficulty-hit regions; to prevent the relapse into poverty; and to increase the socialization of the work on hunger elimination and poverty reduction.

To upgrade and develop the networks of grassroots medical establishments, preventive medicine, general hospitals of provincial and district levels, regional medical centers, intensive-care medical establishments for the purposes of stepping up the socialization of medical activities. To raise the capability to oversee, detect and control epidemics, particularly HIV/AIDS and newly arising epidemics. To implement the policy of free-of-charge medical examination and treatment for under-six children, free health insurance for the poor, elderly and policy beneficiaries. To reduce through medical insurance the hospital fees for children over six years of age from poor families. To develop and raise the quality of medical insurance, to well implement voluntary medical insurance, and incrementally proceed toward universal medical insurance for the entire population.

To well implement the policies of preferential treatment towards people with merit, families of war invalids and martyrs and policies towards the elderly, the disabled, and social policy beneficiaries. To develop the network of social welfare. To prevent and proceed to repel social evils of drug addiction, prostitution, and human trafficking.

11. To raise the level, material and spiritual life of women. To provide training and fostering to women so that they participate more in social activities and in leading and administrative agencies at all levels; to create conditions for women to perform and promote their role in all domains of political, economic, cultural and social life. To prevent and fight domestic violence. To respect and guarantee for children the exercise of their rights towards their families and society in accordance with the International Convention on Child Rights and the Law on Child Protection, Care and Education in Vietnam.

To well enforce the Law on Youth and the national strategy on youth development, creating conditions for youth to perform their role as shock force, voluntarily fulfilling their tasks. To implement policies and law on assurance of the rights to freedom of belief and religion. To create conditions for religious organizations to participate in social activities, contributing to national construction and development.

12. To enhance defense and security potentials and take initiative in coping with all contingencies, firmly defending national independence, sovereignty, and territorial integrity and security, contributing to firmly maintaining political stability, social order and safety.

To boost the development of the defense industry, linking defense requirements with public welfare demands.

To create and integrate strength in foreign affairs with a view to practically serving the objectives of firmly maintaining political stability and security, developing the national economy, raising competitiveness of the country in the world, and promptly and efficiently coping with arising international issues.

13. To expeditiously perfect and ensure the consistency of the legal system in order to satisfy the requirement of building a socialist state ruled by law. To continue renewing and raising the quality of legislative work, ensuring that legal provisions be specific, clear and transparent in order to gradually reduce the promulgation of regulations detailing and guiding implementation. To organize regular and efficient examination, inspection and supervision of the promulgation of regulations detailing and guiding the implementation of laws, ordinances, and resolutions, as well as the observance of law in all aspects of social life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To continue implementing the strategy on judicial reform, consolidating the organization and operation of investigate bodies, procuracies, courts, judgment-executing bodies, and legal support organizations and agencies, to efficiently struggle against crime of all kinds, particularly organized crime, creating a healthy environment for socio-economic development.

To rationally increase the powers of district-level courts with the organization of regional courts under the judicial reform strategy.

15. To efficiently implement the Anti-Corruption Law and the Law on Practicing Thrift and Combating Waste. To ensure publicity and transparency in decisions on finance and the state budget. To resolutely handle persons who commit acts of corruption regardless of their positions, to apply measures to resolutely recover property belonging to the state, and to limit damage in corruption cases. To promptly commend, reward and apply measures to protect denouncers and people with merit in the struggle to prevent and combat corruption. To raise the responsibility of the heads of agencies, organizations and units in preventing and handling persons who commit acts of corruption, cover up, obstruct the fight against corruption or abuse the denunciation of corruption to slander and harm others, and, cause internal disunity and difficulties for managerial officials.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

To implement the 2006-2010 five-year plan on socio-economic development is the duty of all levels, branches, agencies, units and people of all strata.

The Government shall formulate specific programs of action and submit annual plans to the National Assembly for decision; and direct branches and levels to take initiative in organizing the successful achievement of objectives and tasks of the 2006-2010 five-year plan on socio-economic development.

The National Assembly Standing Committee, the Nationalities Council, the Committees of the National Assembly, the delegations of National Assembly deputies, the National Assembly deputies, the People's Councils and deputies to the People's Councils at all levels shall increase their responsibility to supervise the implementation of this Resolution.

The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall supervise and mobilize people of all strata to bring into play their mastery and actively implement the socio-economic development plan.

The National Assembly calls on all compatriots, officials and combatants throughout the country and overseas Vietnamese to heighten the spirit of patriotic emulation, promote dynamism and creativity, and surmount all difficulties and challenges, and contribute to the comprehensive and coordinated renewal, successfully achieving the objectives and goals of the 2006-2010 five-year plan on socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 56/2006/NQ-QH11 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm ngày 29/06/2006 - 2010 do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.701

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.129.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!