NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI
CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG HĐND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Thông
tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ
cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
đứng đầu cơ quan đơn vị khác;
Căn cứ Thông
tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập;
Trên cơ sở
xem xét nội dung Tờ trình số: 26/TT-TT.HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thường
trực HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định chế độ,
định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động HĐND tỉnh, HĐND các huyện, thành
phố, thị xã (gọi tắt là HĐND cấp huyện), HĐND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt
là HĐND cấp xã) bao gồm:
- Chi phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ.
- Chi phục vụ hoạt động giám
sát, khảo sát.
- Chi phục vụ công tác thẩm
tra, ban hành Nghị quyết HĐND.
- Chi phục vụ kỳ họp Hội đồng
nhân dân; Chi cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Thường trực HĐND, các
ban HĐND, các tổ đại biểu; Chi tiếp xúc cử tri; hỗ trợ đại biểu HĐND; Chi thăm
hỏi ốm đau; chi trả chế độ mai táng phí cho đại biểu HĐND ngoài biên chế; hoạt
động tham mưu, phục vụ của Văn phòng HĐND và một số nội dung chi khác.
Điều 2.
Nguyên tắc chung
a) Việc chi tiêu tài chính phục
vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân phải có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt, đảm bảo kịp thời, thống nhất trong mức chi, mục chi, đối tượng
chi trên cơ sở chế độ, định mức tại quy định này và các quy định khác của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Sử dụng có hiệu quả kinh phí
hoạt động của HĐND, thực hiện tiết kiệm và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà
nước, Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Việc chi phục vụ cho các
đoàn công tác (giám sát, khảo sát, kiểm tra) của Thường trực HĐND, các ban HĐND
và các thành viên khác tham gia đoàn công tác do HĐND các cấp triệu tập đảm bảo.
d) Thường trực HĐND các cấp căn
cứ dự toán được giao hàng năm và tình hình thực tế của từng địa phương để bố
trí mức chi cho phù hợp, nhưng không được vượt quá mức chi tại nghị quyết này.
đ) Chủ tịch HĐND cấp huyện trực
tiếp hoặc uỷ quyền cho Phó Chủ tịch HĐND làm chủ tài khoản của HĐND cấp mình và
sử dụng kế toán, thủ quỹ của Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện.
Điều 3. Một
số chế độ, định mức chi tiêu cụ thể
1. Chi phụ cấp kiêm
nhiệm và bồi dưỡng cho thư ký kỳ họp HĐND
a) Đối tượng được hưởng phụ cấp
kiêm nhiệm
- Đại biểu HĐND đang giữ các chức vụ đảng, đoàn thể nếu kiêm nhiệm các
chức danh Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.
- Đại biểu HĐND nếu kiêm nhiệm
các chức danh Phó Trưởng ban, Thành viên, Tổ trưởng các Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh,
cấp huyện.
b) Mức phụ cấp kiêm nhiệm:
- Chủ tịch HĐND: 10% mức lương
hiện hưởng;
- Trưởng ban HĐND: 10% mức
lương hiện hưởng;
- Phó ban HĐND: 7% mức lương hiện
hưởng;
- Thành viên ban HĐND: 4% mức
lương hiện hưởng;
- Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND:
3% mức lương hiện hưởng.
(Trường hợp đại biểu HĐND
nào kiêm nhiệm một lúc nhiều chức trong cùng một cấp thì chỉ được hưởng chức
danh có mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất)
c) Chế độ bồi dưỡng cho thư ký
kỳ họp HĐND các cấp:
+ Cấp tỉnh: 100.000đ/ngày họp/người;
+ Cấp huyện: 80.000đ/ngày
họp/người;
+ Cấp xã: 60.000đ/ngày họp/người.
2. Chi cho công tác thẩm tra
tờ trình, dự thảo nghị quyết HĐND
Thực hiện mức chi theo Quyết định
số 95/2009/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc
quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Chi cho công tác giám
sát, khảo sát
Chi cho công tác giám sát, khảo
sát của Thường trực HĐND, các ban HĐND bao gồm: xây dựng nội dung, chương
trình; thành lập đoàn giám sát, khảo sát; xây dựng báo cáo kết quả giám sát, khảo
sát. Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, mức chi bồi
dưỡng cho đại biểu HĐND, cán bộ công chức tham gia phục vụ đoàn giám sát, khảo
sát như sau:
a) Đoàn giám sát của Thường trực,
đoàn giám sát của các ban HĐND:
- Đại biểu HĐND tỉnh, thành
viên chính thức khác của đoàn giám sát 100.000đ/người/ngày.
- Đại biểu HĐND cấp huyện, các
thành viên chính thức của đoàn giám sát 80.000đ/người/ngày.
- Đại biểu HĐND cấp xã, thành viên
chính thức của đoàn giám sát 60.000đ/người/ngày.
- Cán bộ, công chức, viên chức,
phóng viên, lái xe: 50.000đ/người/ngày.
b) Chi cho việc xây dựng báo
cáo tổng hợp kết quả giám sát của Thường trực và các ban HĐND mức chi tối đa
không quá:
- Cấp tỉnh: 500.000đ/Báo cáo
hoàn thành;
- Cấp huyện: 300.000đ/Báo
cáo hoàn thành;
- Cấp xã: 200.00đ/Báo cáo hoàn
thành.
(Mức chi cho các đoàn khảo
sát bằng mức chi cho đoàn giám sát)
c) Chi giám sát hoạt động xử lý
đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
- Chi cho việc xử lý đơn, thư
(trực tiếp nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý đơn thư).
+ Cấp tỉnh: 50.000đ/ngày/người
(tương ứng với 5 đơn thư được nghiên cứu, đề xuất xử lý);
+ Cấp huyện: 40.000đ/ngày/người
(tương ứng với 5 đơn thư được nghiên cứu, đề xuất xử lý);
+ Cấp xã: 30.000đ/ngày/người
(tương ứng với 5 đơn thư được nghiên cứu, đề xuất xử lý).
4. Chi tiếp công dân tại trụ
sở
a) Quy định này áp dụng cho đại
biểu HĐND cấp tỉnh; cán bộ, công chức phục vụ đại biểu HĐND cấp tỉnh tại trụ sở
tiếp công dân.
b) Mức chi
+ Đại biểu HĐND, đại diện lãnh
đạo cơ quan liên quan được phân công tiếp công dân được chi 50.000 đ/người/buổi;
+ Cán bộ, công chức trực tiếp
phục vụ đại biểu HĐND tiếp công dân được chi 30.000 đ/người/buổi.
5. Chi hỗ trợ điểm tiếp
xúc cử tri
- Định mức chi hỗ trợ cho mỗi
điểm tiếp xúc cử tri:
+ Cấp tỉnh; cấp huyện:
700.000đ/điểm/đợt tiếp xúc cử tri;
+ Cấp xã: 200.000đ/điểm/đợt tiếp
xúc cử tri.
(Trường hợp điểm tiếp xúc cử
tri có phối hợp 2 cấp hoặc 3 cấp thì chỉ được hỗ trợ 01 mức cao nhất).
6. Chế độ chi hỗ trợ đối với đại biểu HĐND các cấp
Ngoài chế độ được hưởng theo
quy định hiện hành, đại biểu HĐND còn được chi hỗ trợ như sau
a) Chế độ báo chí: Báo đại biểu nhân dân được cấp cho:
+ Mỗi đại biểu HĐND tỉnh - 01 số/ngày;
+ Thường trực HĐND huyện - 03 số/ngày;
+ HĐND cấp xã - 01 số/ngày.
b) Chi hỗ trợ phương tiện đi
lại: Đại biểu HĐND tỉnh ngoài biên chế được hỗ trợ
tiền thuê phương tiện đi lại theo các vùng như sau:
+ Vùng núi cao: 400.000đ/đại biểu/kỳ
họp;
+ Vùng núi thấp: 300.000đ/đại
biểu/kỳ họp;
+ Vùng đồng bằng: 200.000đ/đại
biểu/kỳ họp.
c) Mỗi nhiệm kỳ HĐND, một đại
biểu được cấp tiền may 1 bộ trang phục
+ Cấp tỉnh: 2.500.000đ/bộ/đại
biểu;
+ Cấp huyện: 1.500.000đ/bộ/đại
biểu;
+ Cấp xã: 1.000.000đ/bộ/đại biểu.
d) Một nhiệm kỳ HĐND, mỗi Đại
biểu HĐND tỉnh được trang cấp một máy vi tính xách tay với mức giá không quá
13.000.000đ (Mười ba triệu đồng) và 01 USB 3G.
đ) Một nhiệm kỳ HĐND, mỗi
cán bộ - công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
trực tiếp phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh được cấp tiền may 1 bộ trang phục với
mức chi 2.000.000đ (Hai triệu đồng).
7. Chế độ công tác phí hoạt động HĐND
a) Chế độ công tác phí: Thực hiện
theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập. HĐND chỉ thanh toán công tác phí và các chi phí
khác cho Đại biểu đi giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri hoặc thực hiện nhiệm vụ
khác theo sự phân công của Thường trực, Lãnh đạo các ban HĐND.
b) Chế độ xăng xe: Đối với các
đại biểu HĐND kiêm nhiệm có sử dụng xe của cơ quan nơi đại biểu HĐND công tác
thì cơ quan đó đưa vào dự toán kinh phí xăng xe hàng năm phục vụ đại biểu HĐND
đi tiếp xúc cử tri trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đại biểu
HĐND tham gia đoàn giám sát, khảo sát; các cuộc họp, hội nghị hoặc thực hiện
các nhiệm vụ khác theo phân công của Thường trực HĐND, của Lãnh đạo các Ban
HĐND do cơ quan triệu tập chi trả.
8. Chế độ chi phục vụ kỳ họp HĐND
a) Chế độ ăn đối với đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp, khách mời của kỳ họp; cán bộ, công chức, viên chức,
phóng viên, báo chí:
- Cấp tỉnh: 150.000đ/đại biểu/ngày;
- Cấp huyện: 120.000đ/đại biểu/ngày;
- Cấp xã: 80.000đ/đại biểu/ngày.
b) Chế độ ăn cho lái xe, bảo
vệ và phục vụ gián tiếp
- Cấp tỉnh: 80.000đ/ người/ngày;
- Cấp huyện: 60.000đ/ người/ngày;
- Cấp xã: 40.000đ/ người/ngày.
d) Chế độ phòng ở: Đại biểu HĐND và khách mời của kỳ họp ở xa, nếu có nhu cầu được bố
trí 2 người/phòng, nghỉ tại nhà khách, khách sạn (với mức giá không vượt quá
chế độ quy định.
9. Chế độ hội nghị thẩm tra, giao ban, các cuộc họp của Thường trực,
các ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND
Thực hiện chế độ ăn, nghỉ như kỳ
họp HĐND.
10. Chi công tác xã hội
a) Đại biểu HĐND khi ốm đau được
chi tiền thăm hỏi với mức:
+ Cấp tỉnh: 300.000đ/lần;
+ Cấp huyện, xã: 200.000đ/lần.
b) Trường hợp đại biểu HĐND
đương nhiệm bị bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khó khăn đột xuất thì được trợ cấp một
lần với mức:
+ Cấp tỉnh: 2.000.000đ/người/lần;
+ Cấp huyện, xã: 1.000.000đ/người/lần.
c) Trường hợp đại biểu HĐND
đương nhiệm từ trần, được thăm viếng với mức:
+ Cấp tỉnh: 1.000.000đ/người/lần;
+ Cấp huyện, xã: 500.000đ/người/lần.
d) Đại biểu HĐND có cha, mẹ; vợ
(chồng), con chết được thăm viếng với mức:
+ Cấp tỉnh: 500.000đ/người/lần;
+ Cấp huyện, xã: 200.000đ/người/lần.
đ) Chi thăm hỏi ốm đau, thăm viếng
các vị nguyên là Thường trực HĐND các cấp với mức:
+ Cấp tỉnh: 500.000đ/người/lần;
+ Cấp huyện, xã: 300.000đ/người/lần.
e) Các khoản chi đột xuất khác
như: thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, các đơn vị thuộc diện chính
sách xã hội như: Trại điều dưỡng thương, bệnh binh, trại dưỡng lão, trại trẻ mồ
côi, người khuyết tật, trường dân tộc nội trú, các đơn vị bộ đội, công an, các
tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc, các trường hợp gặp rủi ro, thiên tai
và các trường hợp đối ngoại khác… Thường trực HĐND các cấp vận dụng Nghị quyết
773/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 31/3/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản
quy định của Nhà nước cấp trên, quy định của Tỉnh ủy Nghệ An để quyết định mức
chi phù hợp với thực tế và khả năng ngân sách của tỉnh cấp cho hoạt động của
HĐND các cấp.
Điều 4: Tổ chức thực hiện
1. Thường trực HĐND tỉnh chịu
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn HĐND các cấp thực hiện các chế độ, định mức chi
tiêu tài chính được quy định trên đây.
2. Giao UBND tỉnh cân đối, đảm
bảo nguồn phân bổ trong dự toán chi ngân sách hàng năm để phục vụ hoạt động có
tính đặc thù của HĐND các cấp.
3. Nghị quyết này được áp dụng
kể từ ngày 01/08/2011 và thay thế Nghị quyết số 218/NQ-HĐND tỉnh ngày 18 tháng
6 năm 2008. Trong điều kiện có biến động giá cả thị trường tăng, giảm trên 10%
so với mức chi tại nghị quyết này, giao cho Thường trực HĐND tỉnh căn cứ vào
các quy định của Nhà nước cấp trên để xem xét, điều chỉnh mức chi cho phù hợp với
thực tế và báo cáo với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 2 thông qua./.