CHÍNH
PHỦ
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
83/2016/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 07
năm 2016
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ, ĐIỀU KIỆN NÂNG BẬC CỦA CÔNG NHÂN QUỐC
PHÒNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
bậc trình độ kỹ năng nghề, Điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
Điều chỉnh
Nghị định này quy định về bậc trình độ
kỹ năng nghề, Điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng; trách nhiệm, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá bậc
trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Công nhân quốc phòng đang thực hiện
nhiệm vụ tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị
kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn
luyện và thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội và cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị
định này.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Kỹ năng nghề của công nhân quốc
phòng là khả năng vận dụng những kiến thức chuyên môn nghề
vào thực tế công việc tại các vị trí công tác được sắp xếp
theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Bậc trình độ kỹ năng nghề của công
nhân quốc phòng là thứ hạng về trình độ chuyên môn nghề, được xếp từ thấp đến cao, xác định mức độ về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề đối với mỗi nghề.
3. Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng là khung phân loại các bậc trình
độ kỹ năng nghề dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về:
tính chất, mức độ công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống, mức độ linh hoạt, sáng tạo và sự phối hợp,
trách nhiệm trong thực hiện công việc.
4. Chứng chỉ kỹ năng nghề là chứng nhận
một công nhân quốc phòng có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.
5. Nâng bậc trình độ kỹ năng nghề của
công nhân quốc phòng là việc kiểm tra, đánh giá trình độ kỹ năng nghề ở bậc thấp
lên bậc cao hơn của một nghề và được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề khi kết quả dự
thi nâng bậc đạt yêu cầu.
Chương II
QUY ĐỊNH BẬC
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Điều 4. Các bậc
trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng
1. Bậc trình độ kỹ năng nghề của công
nhân quốc phòng làm việc trong các lĩnh vực tương ứng với ngành, nghề dân dụng
được thực hiện theo quy định về trình độ kỹ năng nghề quốc gia, gồm 05 bậc, cụ thể như sau:
a) Trình độ kỹ năng nghề bậc 1;
b) Trình độ kỹ năng nghề bậc 2;
c) Trình độ kỹ năng nghề bậc 3;
d) Trình độ kỹ năng nghề bậc 4;
đ) Trình độ kỹ năng nghề bậc 5.
2. Bậc trình độ kỹ
năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các ngành, nghề đặc thù trong quân đội được quy định từ bậc 01 đến
bậc 07, cụ thể như sau:
a) Trình độ kỹ năng nghề bậc 1;
b) Trình độ kỹ năng nghề bậc 2;
c) Trình độ kỹ năng nghề bậc 3;
d) Trình độ kỹ năng nghề bậc 4;
đ) Trình độ kỹ năng nghề bậc 5;
e) Trình độ kỹ năng nghề bậc 6;
g) Trình độ kỹ năng nghề bậc 7.
3. Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng quy định danh Mục các ngành, nghề đặc thù trong quân đội; mô tả tiêu
chuẩn các bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng với từng ngành, nghề đặc thù
trong quân đội.
Điều 5. Khung
trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng
Khung trình độ kỹ năng nghề của công
nhân quốc phòng làm việc trong các lĩnh vực tương ứng với ngành, nghề dân dụng
thực hiện theo quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Khung trình độ kỹ năng nghề của công
nhân quốc phòng làm việc trong các ngành, nghề đặc thù của quân đội, cụ thể từng
bậc như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản,
công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn
và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực được
phân công; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc
theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép,
chuyển tải thông tin theo yêu cầu và tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu
trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện được các công việc thông
thường;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn
và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong một
số lĩnh vực được phân công; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để
giải quyết một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số yêu cầu phức
tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và
giải thích thông tin; có khả năng tự chủ khi làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách
nhiệm cơ bản đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện được các công việc thông
thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức
cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết về các hoạt động của nghề trong một
số lĩnh vực được phân công; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải
pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp khi thực hiện
công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích,
đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng làm việc độc lập trong
một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện được cơ bản các công việc
phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức
về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các
lĩnh vực được phân công; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải
pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu
cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích,
đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo
tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản
phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
a) Thực hiện được hầu hết các công việc
phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến
thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của
nghề trong một số lĩnh vực được phân công; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn
đoán đối với một số mô-đun hoặc một số hệ thống của tổ hợp để đưa ra giải pháp
giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên
môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý trong phạm vi hẹp khi thực hiện
công việc;
c) Có khả năng phân tích, đánh giá
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích, đánh giá để đưa
ra những ý kiến, kiến nghị phục vụ cho Mục đích quản lý và nghiên
cứu; tự chủ, có khả năng làm việc độc lập; có khả năng quản lý, Điều hành tổ,
nhóm thực hiện công việc được phân công; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả
công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm
đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
6. Bậc 6:
a) Thực hiện được các công việc phức
tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến
thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về
các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực được phân công và sự hiểu biết trong
một số lĩnh vực khác; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn
đoán, thiết kế của từng mô-đun hoặc từng hệ thống tổ hợp để đưa ra giải pháp giải
quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý trong phạm vi nhất định khi thực hiện công việc;
c) Biết phân
tích, đánh giá thông tin và có khả năng tổng quát hóa để đưa ra các quan Điểm,
sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ; có khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với
kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu
trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác tong tổ, nhóm
làm ra.
7. Bậc 7:
a) Thực hiện được mọi công việc phức
tạp trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến
thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của
nghề trong các lĩnh vực được phân công và sự hiểu biết rộng trong một số lĩnh vực
khác; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế của tổng thể các
mô-đun hoặc các tổ hợp để đưa ra các giải pháp giải quyết,
xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và mọi yêu cầu của quản lý trong
phạm vi rộng khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin
và khả năng tổng quát hóa để đưa ra các quan Điểm, sáng kiến hiệu quả; làm việc
độc lập và tự chủ cao; khả năng quản lý, Điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực
hiện các công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm
ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ,
nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.
Chương III
ĐIỀU KIỆN NÂNG BẬC
CỦA CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG
Điều 6. Quy định
Điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề
1. Phải đủ các Điều kiện được quy định
tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này tương ứng với từng bậc trình độ kỹ
thuật nghề và phải dự thi đánh giá bậc trình độ kỹ năng
nghề, kết quả thi phải đạt yêu cầu.
2. Công nhân quốc phòng có nhu cầu đều
được dự thi đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1
của một nghề.
Để được dự thi đánh giá, cấp chứng chỉ
kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề, công nhân quốc phòng
phải có chứng chỉ sơ cấp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật
tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc liên tục
trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó.
3. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, công nhân quốc
phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ
năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng
với nghề dự thi và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc
liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt
nghiệp đó;
b) Học xong chương trình trung cấp, trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với
nghề dự thi.
4. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, công nhân quốc
phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với
nghề dự thi và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ
khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc
chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng
với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể
từ khi có chứng chỉ đó;
c) Học xong chương trình cao đẳng,
cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi.
5. Để được dự
thi đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một
nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc
bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất
03 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng
tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong
nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc
chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có
ít nhất 09 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể
từ khi có chứng chỉ đó;
d) Học xong chương trình đại học
tương ứng với nghề dự thi.
6. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, công nhân quốc
phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 hoặc
bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh
nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp
đó;
b) Có chứng chỉ kỹ
năng nghề bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề
dự thi và có ít nhất 09 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi
có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với
nghề dự thi và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ
khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc
chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có
ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ
đó.
7. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 6 của một nghề, công nhân quốc
phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5
tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục
trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 hoặc
bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 12 năm kinh
nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp
đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc
bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất
15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng
tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 18 năm kinh
nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
đ) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc
chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có
ít nhất 21 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ
đó.
8. Để được dự
thi đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 7 của một
nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các
Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 6
tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục
trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5
tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục
trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 hoặc
bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 18 năm kinh
nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp
đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc
bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất
21 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi
có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
đ) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với
nghề dự thi và có ít nhất 24 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể
từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
e) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc
chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có
ít nhất 27 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể
từ khi có chứng chỉ đó.
Điều 7. Cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề và tổ chức kiểm tra đánh giá bậc trình độ kỹ năng nghề
Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quy định việc cấp, cấp lại, hủy bỏ hoặc thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề của
công nhân quốc phòng; nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc
trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng.
Điều 8. Điều kiện
được miễn dự thi đánh giá nâng bậc và được xét công nhận bậc trình độ kỹ năng
nghề
1. Công nhân quốc phòng đã tham gia hội
thi tay nghề thế giới hoặc ASEAN đạt huy chương thì được bảo lưu kết quả, được
miễn dự thi đánh giá và được xét nâng 01 bậc trình độ kỹ năng nghề so với bậc trình độ kỹ năng nghề đang giữ.
2. Công nhân quốc phòng đã tham gia hội
thi tay nghề quốc gia đạt huy chương hoặc tham gia hội thi thợ giỏi cấp toàn
quân đạt giải ba trở lên thì được bảo lưu kết quả, được miễn
dự thi đánh giá và được xét nâng bậc trình độ kỹ năng nghề trước niên hạn 01
năm.
3. Công nhân quốc phòng đã tham gia hội
thi thợ giỏi cấp toàn quân nếu được công nhận thợ giỏi hoặc tham gia hội thi thợ
giỏi do các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức đạt giải ba trở lên
thì được bảo lưu kết quả, được miễn dự thi đánh giá và được cấp chứng chỉ kỹ
năng nghề khi đến niên hạn nâng bậc nghề tiếp theo.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
các trường hợp công nhân quốc phòng trong thời gian giữ bậc trình độ kỹ năng nghề nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được xét miễn dự
thi đánh giá và được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề khi đến niên hạn nâng bậc nghề
tiếp theo.
Điều 9. Điều kiện
chuyển nghề đối với công nhân quốc phòng trong quân đội
Công nhân quốc phòng đang làm việc tại
các vị trí được tuyển chọn, tuyển dụng vào quân đội, có nhu cầu chuyển nghề phải
đáp ứng các Điều kiện sau đây:
1. Có chứng chỉ bậc trình độ kỹ năng nghề hiện đang làm việc;
2. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm
việc liên tục trong nghề đăng ký chuyển khi chuyển nghề đến bậc 2 hoặc 05 năm
khi chuyển nghề từ bậc 3 trở lên;
3. Kết quả dự thi đánh giá bậc trình
độ kỹ năng nghề đạt yêu cầu.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 10. Hiệu lực
thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Điều 11. Trách
nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách
nhiệm quy định chi Tiết các Điều Khoản được giao tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí
thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, NC (3b).M
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|