Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 53/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật bổ sung Luật Khiếu nại

Số hiệu: 53/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 19/04/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********

Số : 53/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày  19  tháng  4 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo                ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Tổng thanh tra,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI  HÀNH CHÍNH

MỤC 1: KHIẾU NẠI VÀ VIỆC XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI

Điều 1. Cơ quan nhà nước thụ lý khiếu nại để giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Điều 2.

1. Công dân tự mình hoặc thông qua người đại diện theo quy định pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình.

2. Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại.

3. Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức đó được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức có thể uỷ quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại.

Điều 3. Trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện được việc khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại không tính vào thời hiệu khiếu nại; người khiếu nại phải xuất trình giấy xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở y tế hoặc cơ quan, tổ chức nơi người khiếu nại làm việc về trở ngại khách quan với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Điều 4. Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định hành chính mà mình khiếu nại, trừ trường hợp quyết định đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35, Điều 42 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 5. Cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau:

1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 1 của Nghị định này thì phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 1 của Nghị định này thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

3. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.

4. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý.

5. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời  người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan nhận được trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

Điều 6. Cơ quan nhà nước nhận được đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc các cơ quan báo chí chuyển đến, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn đến biết; nếu đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì gửi trả lại và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn biết.           

Điều 7. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét và báo cáo để Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp quyết định việc thụ lý giải quyết khiếu nại đó.

MỤC 2: TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN  HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 8.

1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội tham dự.

Đối với giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp chỉ thực hiện khi thấy cần thiết. Trong trường hợp khiếu nại là vụ việc phức tạp, đông người, gay gắt, kéo dài thì người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan. Việc gặp gỡ, đối thoại được tiến hành như lần đầu.

Người khiếu nại được uỷ quyền cho người đại diện của mình tham gia việc gặp gỡ, đối thoại.

2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, đại diện tổ chức chính trị - xã hội biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại; người được thông báo có trách nhiệm đến đúng thời gian, địa điểm, thành phần như trong thông báo.

3. Khi gặp gỡ, đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả việc xác minh nội dung vụ việc khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng có liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

4. Việc gặp gỡ, đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, tóm tắt kết quả về các nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.

5. Kết quả việc gặp gỡ, đối thoại là một trong các căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại.

Điều 9.

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

2. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và ủy ban nhân dân cấp huyện; khi cần thiết công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

4. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Điều 10. Thủ trưởng cơ quan thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, cơ quan thuộc Bộ, cơ quan thuộc cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. Việc giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Điều 9 của Nghị định này.

Điều 11.

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh; khi cần thiết công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

4. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 12.

1. Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là Giám đốc Sở) có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chánh thanh tra Sở có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.

2. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở, Giám đốc Sở ban hành quyết định giải quyết trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

3. Giám đốc Sở có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo; khi cần thiết công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

4. Giám đốc Sở có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 13.

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chánh thanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Căn cứ vào quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

Đối với những vụ việc phức tạp, trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tham khảo ý kiến của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những nội dung có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành đó; khi tham khảo ý kiến phải nêu rõ nội dung vụ việc và những nội dung cần tham khảo ý kiến; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhận được đề nghị tham khảo ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.

3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tiếp theo đối với vụ việc khiếu nại đó. Nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì gửi quyết định giải quyết khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung khiếu nại. Khi cần thiết công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

4. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 14.

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

2. Căn cứ vào quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quyết định giải quyết trong thời hạn quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo.

Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải tham khảo ý kiến của Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương đó.

Khi tham khảo ý kiến phải nêu rõ nội dung vụ việc và những nội dung cần tham khảo ý kiến. Cơ quan nhận được đề nghị tham khảo ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì gửi quyết định giải quyết khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ và Tổng thanh tra. Khi cần thiết công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 15. Tổng thanh tra có thẩm quyền:

1. Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

2. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết khiếu nại có liên quan tới nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.

3. Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị hoặc yêu cầu người đã ban hành quyết định xem xét lại. Nếu sau 30 ngày mà kiến nghị hoặc yêu cầu không được thực hiện thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 16. Người giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo các nội dung quy định tại Điều 38, Điều 45 của Luật Khiếu nại, tố cáo; không dùng thông báo, biên bản cuộc họp hoặc các hình thức văn bản khác để thay thế quyết định giải quyết khiếu nại.

MỤC 3:  VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 17. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành; người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp cần thiết, người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.       

Điều 18. Căn cứ vào nội dung quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có trách nhiệm:

1. Ban hành quyết định hành chính để thay thế hoặc sửa đổi quyết định hành chính bị khiếu nại và tổ chức thực hiện quyết định đó, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại trong trường hợp nội dung khiếu nại là đúng; bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, nếu nội dung khiếu nại không đúng; trong trường hợp cần thiết yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 19. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp dưới đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 18 của Nghị định này; trong trường hợp người có trách nhiệm không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền buộc họ phải chấp hành; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với người không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 20. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước hữu quan phải thực hiện đúng nội dung quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến trách nhiệm của mình; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan nhà nước quy định tại Điều 18, Điều 19 của Nghị định này để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

MỤC 4: VIỆC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CUỐI CÙNG CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 21.

1. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng phải được người khiếu nại, người bị khiếu nại, công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan chấp hành nghiêm chỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng chỉ được xem xét lại khi phát hiện có một trong những căn cứ sau đây:

a) Phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

b) Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng không phù hợp với các tình tiết khách quan của nội dung vụ việc khiếu nại;

c) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục khi xác minh, kết luận và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức;

d) Có sai lầm nghiêm trọng về việc áp dụng chính sách, pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức;

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng ban hành không đúng thẩm quyền.

2. Người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại khi người có thẩm quyền yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, hồ sơ đã cung cấp.

3. Thời hiệu yêu cầu hoặc kiến nghị xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật là 24 tháng kể từ ngày quyết định đó có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Điều 22. Khi phát hiện có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này thì người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có trách nhiệm xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Điều 23.

1. Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Tổng thanh tra yêu cầu người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại báo cáo bằng văn bản nội dung vụ việc và gửi bản sao hồ sơ vụ việc khiếu nại. Nếu cần thiết, Tổng thanh tra tổ chức kiểm tra việc giải quyết khiếu nại.

Trong trường hợp có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1            Điều 21 của Nghị định này thì Tổng thanh tra có văn bản kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét lại việc giải quyết khiếu nại.

Văn bản của Tổng thanh tra kiến nghị hoặc yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng được gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi nhận được văn bản kiến nghị hoặc yêu cầu của Tổng thanh tra có trách nhiệm xem xét lại vụ việc khiếu nại.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị hoặc yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Tổng thanh tra về việc thực hiện kiến nghị hoặc yêu cầu đó. Trong trường hợp kiến nghị hoặc yêu cầu không được thực hiện thì Tổng thanh tra báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 24.

1. Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ yêu cầu người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại báo cáo bằng văn bản nội dung vụ việc và gửi bản sao hồ sơ vụ việc khiếu nại đó. Nếu cần thiết,  Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tổ chức kiểm tra việc giải quyết khiếu nại.

Trong trường hợp có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1              Điều 21 của Nghị định này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có văn bản yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét lại việc giải quyết khiếu nại.

Văn bản yêu cầu xem xét lại việc giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra, người khiếu nại, người bị khiếu nại.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi nhận được văn bản yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xem xét lại vụ việc khiếu nại.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về việc thực hiện yêu cầu đó. Trong trường hợp yêu cầu không được thực hiện thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 25. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, nếu thấy có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này thì phải ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp vẫn giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo bằng văn bản với người đã yêu cầu hoặc kiến nghị về cơ sở pháp luật để giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và có văn bản trả lời người khiếu nại.

Điều 26. Trong quá trình xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, nếu xét thấy việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Tổng thanh tra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền yêu cầu tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó.

Chương 2:

KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

MỤC 1: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT

Điều 27. Khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết; trong trường hợp còn khiếu nại tiếp thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

Điều 28

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành;

b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng.

Điều 29. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:

1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

2. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng.

Điều 30. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền:

1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.

2. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng.

Điều 31. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan, bộ phận quản lý nhân sự hoặc cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.

MỤC 2: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT

Điều 32. Người đã ban hành quyết định kỷ luật công chức khi nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định kỷ luật đó thì phải xem xét và ra quyết định giải quyết bằng văn bản theo thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 33. Trong trường hợp công chức bị kỷ luật không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tiếp tục khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản theo quy định tại Điều 53 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 34. Công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng hoặc tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu vẫn giữ nguyên hình thức kỷ luật đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Bộ trưởng Bộ Nội vụ căn cứ quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Chương 3:

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

MỤC 1: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 36. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Điều 37. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 38.

1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lý trực tiếp.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

3. Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

4. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

6. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

Điều 39.

1. Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:

a) Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao;

b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

2. Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền:

a) Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được giao;

b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

3. Chánh thanh tra cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao;

b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật;  trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

4. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:

a) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi được giao;

b) Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

Điều 40. Tổng thanh tra có thẩm quyền:

1. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.

2. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.

Điều 41. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan Thanh tra theo quy định tại điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 39 và khoản 2 Điều 40 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan nhà nước đã giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện và thông báo kết quả cho cơ quan Thanh tra đã có kiến nghị đó.

MỤC 2: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 42.

1. Cơ quan nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết;

c) Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới;

d) Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

2. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan nhận được đơn phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.

3. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp, các ngành nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo.

Điều 43. Trong trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận. Việc xử lý tố cáo trực tiếp được thực hiện như xử lý đơn tố cáo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.

Điều 44. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp.

Điều 45. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh phải ra quyết định về việc tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo; trong quyết định phải ghi rõ người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thời gian tiến hành xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.

Điều 46. Trong quá trình giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

Điều 47. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo phải được ghi chép thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo.

Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo và phải có những chứng cứ để chứng minh cho kết luận của mình.

Điều 48. Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

1. Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật.

2. Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh.

3. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 49. Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan Thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp; thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Chương 4:

TIẾP CÔNG DÂN

Điều 50. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân.

Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan mình; ban hành nội quy tiếp công dân; bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện; bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân và nội quy tiếp công dân. Lịch tiếp công dân phải được ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo.

Điều 51.

1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm định kỳ tiếp công dân theo quy định tại Điều 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo; lịch tiếp công dân phải được thông báo công khai cho công dân biết.

2. Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết.

3. Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.

4. Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải được ghi chép vào sổ tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.

Điều 52. Người tiếp công dân phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

Điều 53. Việc xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được tiến hành như sau:

1. Đối với đơn khiếu nại thì xử lý theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này; trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải tiếp nhận, phân loại và xử lý theo quy định tại các Điều 42, 43 và Điều 44 của Nghị định này.

Điều 54. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước, các cơ quan: Công an, Quốc phòng, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường ở cấp Trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên.

Các cơ quan khác của Nhà nước căn cứ vào quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định này và tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình quản lý để bố trí thời gian tiếp công dân.

Điều 55.

1. Việc tổ chức tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí địa điểm chung để Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại diện tổ chức chính trị tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; cử một công chức có chức vụ Phó Văn phòng hoặc cấp tương đương phụ trách nơi tiếp công dân để tổ chức thực hiện chế độ tiếp dân thường xuyên. 

Điều 56. Đối với những người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, của cá nhân có trách nhiệm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước, người phụ trách trụ sở tiếp công dân yêu cầu cơ quan Công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 57. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng cơ quan Công an trong việc bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân.

ủy ban nhân dân cấp xã, Công an tại các địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn trụ sở tiếp công dân của các cơ quan trên địa bàn mình quản lý; trong trường hợp cần thiết thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với những người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ trật tự, an toàn cho các trụ sở tiếp công dân, xử lý đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ở nơi tiếp công dân.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT  KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 58. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ. Nội dung quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm:

1. Soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo; trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Thanh tra Nhà nước các cấp, các ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7. Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và báo cáo Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất.

8. Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 59. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; định kỳ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại Điều 60 của Nghị định này.

Điều 60. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện để các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức thanh tra nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại địa phương; định kỳ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đồng thời thông báo đến ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.

Điều 61.

1. Định kỳ 3 tháng một lần, chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ qua Tổng thanh tra về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình.

2. Tổng thanh tra tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của Chính phủ và báo cáo định kỳ tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng đầu mỗi quý hoặc báo cáo đột xuất khi Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu; định kỳ thông báo đến ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Trong trường hợp cần thiết, Tổng thanh tra đề nghị Thủ tướng Chính phủ triệu tập lãnh đạo các cơ quan ở Trung ương, địa phương họp đề xuất các biện pháp để Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương.

Điều 62. Thanh tra Nhà nước các cấp, các ngành có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp trong việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.

2. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới của Thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp cần thiết, đề nghị Thủ trưởng cùng cấp triệu tập Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp.

3. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

4. Kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng cùng cấp.

5. Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Thủ trưởng cùng cấp; thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định của Tổng thanh tra.

Chương 6:

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 63. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 64. Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Thủ trưởng cơ quan cấp dưới khi phát hiện việc giải quyết có vi phạm pháp luật.

2. Ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý cố tình cản trở hoặc không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo hoặc không chấp hành yêu cầu của các cơ quan Thanh tra Nhà nước, của cơ quan nhà nước cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với người có một trong các hành vi quy định tại các Điều 96, 97 và Điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 65. Cán bộ, công chức có một trong các hành vi quy định tại các Điều 96, 97, 98, 99, 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau:

1. Khiển trách.

2. Cảnh cáo.

3. Hạ bậc lương.

4. Hạ ngạch.

5. Cách chức.

6. Buộc thôi việc.

Điều 66. Cán bộ, công chức đã gây ra thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì phải bồi thường; việc bồi thường thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Điều 67.

1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, nhiều lần để xảy ra vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cơ quan do mình quản lý thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, không áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 68. Người nào có một trong các hành vi quy định tại Điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo, nếu chưa đến mức độ phạm tội thì bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền hay bị xử lý bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Người tiếp công dân, người giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền lập biên bản, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo. Chủ tịch ủy ban nhân dân và cơ quan Công an địa phương căn cứ vào biên bản và yêu cầu của người tiếp công dân, người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải xử lý theo thẩm quyền và thông báo kết quả xử lý cho người có yêu cầu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH

Điều 69. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, việc tố cáo và giải quyết tố cáo của cá nhân nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này.

Điều 70. Khiếu nại quyết định hành chính trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp trên đối với cấp dưới theo thứ bậc hành chính không giải quyết theo quy định của Nghị định này.

Điều 71. Những khiếu nại đang được xem xét, giải quyết trước ngày  01 tháng 10 năm 2004 mà chưa có quyết định giải quyết cuối cùng thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định này.

Điều 72. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 6  năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo.

Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 73. Tổng thanh tra chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào các quy định của Nghị định này sau khi thống nhất với Tổng thanh tra hướng dẫn chi tiết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quân đội và công an./.

 


Nơi nhận :  
- Ban Bí thư Trung ương Đảng,                             
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ,
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
  trực thuộc Trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội,
- Văn phòng Quốc hội,                                          
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,                         
- Toà án nhân dân tối cao,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Học viện Hành chính quốc gia,
- Công báo,
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
   Ban Điều hành 112,
   Người phát ngôn của Thủ tướng,
   các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc,
- Lưu : V.II (5b), Văn thư.     

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 53/2005/ND-CP

Hanoi, April 19, 2005

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND THE LAW AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1998 Law on Complaints and Denunciations;
Pursuant to the June 15, 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations
At the proposal of the General Inspector,

DECREES:

Chapter I

COMPLAINTS ABOUT ADMINISTRATIVE DECISIONS, ADMINISTRATIVE ACTS AND THE SETTLEMENT THEREOF

Section 1. COMPLAINTS AND HANDLING OF WRITTEN COMPLAINTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Complainants must be persons having their legitimate rights and interests directly affected by the administrative decisions or administrative acts they complain about.

2. Complainants must be persons having full act capacity to law provisions; in cases where complaints are lodged via their representatives, the latter must comply with the provisions of Article 2 of this Decree.

3. Complainants must make and send their written complaints to the right competent agencies within the statute of limitations and time limits prescribed by the Law on Complaints and Denunciations.

4. Complaints have not yet been given final decisions.

5. Complaints have not yet been enrolled for settlement by courts.

Article 2.-

1. Citizens exercise their right to complain by themselves or through their representatives according to provisions of law; when making complaints, representatives must have papers to prove to competent state agencies their lawful representation.

2. Agencies exercise their right to complain through representatives being their heads. Heads of agencies may authorize their representatives according to provisions of law to exercise the right to complain.

3. Organizations exercise their right to complain through representatives being their heads, defined in their establishment decisions or charters. Heads of organizations may authorize their represen-tatives according to provisions of law to exercise the right to complain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- In the course of complaining, complainants must still abide by the administrative decisions which they complain about, except where such decisions are suspended from execution under the provisions of Articles 35 and 42 of the Law on Complaints and Denunciations.

Article 5.- Upon receiving written complaints, state agencies shall handle them as follows:

1. For written complaints falling under their respective settling jurisdiction and fully meeting the conditions stated in Article 1 of this Decree, they must accept them for settlement; where a written complaint is signed by many persons, they shall have to guide complainants to make separate written complaints.

2. For written complaints falling under their respective settling jurisdiction but failing to fully meet the conditions for acceptance for settlement as provided for in Article 1 of this Decree, they shall send written replies to complainants clearly stating the reasons for non-acceptance thereof.

3. For petitions containing both complaints and denunciations, the agencies receiving them shall have to handle the complaining contents according to the provisions in Clauses 1, 2 and 5 of this Article and the denouncing contents according to the provisions of Article 42 of this Decree.

4. For written complaints falling under the settling jurisdiction of their subordinates but having not yet been settled even the prescribed time limit has already expired, the heads of the superior state agencies shall request their subordinates to settle them while directing, inspecting, urging the settlement by their subordinates and to apply measures according to their competence to handle persons who show irresponsibility for or deliberately delay the settlement of such complaints. In case of necessity to apply measures beyond their jurisdiction, they shall request competent state agencies or persons to handle them.

5. For written complaints which do not fall under their settling jurisdiction or written complaints about cases or matters already settled under final decisions, the receiving agencies shall not have to accept them but issue documents guiding and replying the complainants. The guidance and reply shall be given only once for a case of complaint; where complainants send together with their written complaints papers and documents being originals related to the case of complaint, the receiving agencies shall return such papers and documents to the complainants.

Article 6.- State agencies receiving written complaints transferred by National Assembly deputies, People’s Council deputies, Vietnam Fatherland Front Committees and the Front’s member organizations or press agencies, which fall under their respective settling jurisdiction, shall accept them for settlement and notify such in writing to the agencies, organizations or individuals that have transferred the written complaints; if the written complaints do not fall under their settling jurisdiction, they shall return the complaints and notify such in writing to the agencies, organizations or individuals that have transferred the written complaints.

Article 7.- State inspectorates, when receiving the written complaints which fall under the jurisdiction of the heads of state administrative agencies of the same levels, shall have to examine them and report thereon to the heads of state administrative agencies of the same levels for decision to accept such complaints for settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.-

1. In the course of settling complaints, first-time complaint settlers must hold face-to-face meeting and dialogues with complainants, complained persons and/or persons with relevant rights and interests in order to clarify the complaining contents, the demands of complainants and complaint-settling directions; such meetings and dialogues must be carried out in a public and democratic manner; if deeming it necessary, they may invite representatives of socio-political organizations to participate.

For subsequent settlements of complaints, face-to-face meetings and dialogues shall be carried out when they are deemed necessary. Where complaints involve complicated matters or cases, many people, severity and/or prolongation, subsequent settlers of such complaints must have face-to-face meetings and dialogues with complainants, complained persons and persons with relevant rights and interests. The meetings and dialogues shall be the same as the first-time ones.

Complainants may authorize their representatives to participate in such meetings and dialogues.

2. Complaint settlers shall have to notify in writing complainants, complained persons, persons with relevant rights and interests, representatives of socio-political organizations of the time, venues and contents of meetings and dialogues; the notified persons shall have to come to the places on time as notified.

3. At meetings or dialogues, complaint settlers must clearly state the contents of dialogue, the results of verification of the complaining contents; participants may state their opinions, present proofs related to the complaining cases or matters and their demands.

4. Meetings and dialogues must be recorded in writing; the written records must be clearly written with the opinions of participants, summarized results on the dialogued contents and signed by participants; where participants decline to sign for certification, the reasons therefor must be clearly written in the records which must be kept in the dossiers of the complaining cases or matters.

5. The results of meetings and dialogues shall serve a basis for settlement of complaints.

Article 9.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Basing themselves on provisions of law, results of meetings and dialogues, results of verification, conclusions and proposals on settlement of complaints, commune-level People’s Committee presidents shall issue decisions to settle complaints within the time limits prescribed by the Law on Complaints and Denunciations.

3. Commune-level People’s Committee presidents shall have to send complaint-settling decisions to complainants, complained persons, persons with relevant rights and interests and district-level People’s Committees; and, when necessary, to publicize such decisions.

4. Commune-level People’s Committee presidents shall have to execute, and organize the execution of, legally effective decisions on settlement of complaints within the scope of their respective responsibility.

Article 10.- Heads of agencies under district-level People’s Committees, heads of agencies under provincial/municipal Services, agencies under ministerial-level agencies or Government-attached agencies shall have to settle complaints falling under their respective competence. The settlement shall comply with the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations and Article 9 of this Decree.

Article 11.-

1. District-level People’s Committee presidents shall have to settle complaints falling under their competence according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

District-level chief inspectors shall have to verify, make conclusions and propose the settlement of complaints falling under the competence of district-level People’s Committee presidents.

2. Basing themselves on provisions of law, results of meetings and dialogues, results of verification, conclusions and proposals on settlement of complaints of the district-level chief inspectors, district-level People’s Committee presidents shall issue decisions to settle complaints within the time limits prescribed in the Law on Complaints and Denunciations.

3. District-level People’s Committee presidents shall have to send complaint-settling decisions to complainants, complained persons, persons with relevant rights and interests and provincial-level People’s Committees; and, when necessary, to publicize such decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.-

1 Provincial/municipal Services’ directors and the equivalent under provincial-level People’s Committees (referred collectively to as Services’ directors) shall have to settle complaints falling under their competence according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

Provincial/municipal Services’ chief inspectors shall have to make verifications, conclusions and proposals on settlement of complaints falling under the competence of Services’ directors.

2. Basing themselves on provisions of law, results of meetings and dialogues, results of verifications, conclusions and proposals on settlement of complaints of Services’ chief inspectors, provincial/municipal Services’ directors shall issue settling decisions within the time limits prescribed in the Law on Complaints and Denunciations.

3. Services’ directors shall have to send complaint-settling decisions to complainants, complained persons, persons with relevant rights and interests and the persons with competence to further settle them; and, when necessary, to publicize such decisions.

4. Services’ directors shall have to execute, organize the execution of, legally effective decisions on settlement of complaints within the scope of their responsibility; to inspect and urge their subordinate agencies and units in execution of legally effective decisions on settlement of complaints.

Article 13.-

1. Provincial-level People’s Committee presidents shall have to settle complaints falling under their competence according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

Provincial-level chief inspectors shall have to make verifications, conclusions and proposals on settlement of complaints falling under the competence of provincial-level People’s Committee presidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For complicated cases and matters, before issuing final decisions on settlement of complaints, provincial-level People’s Committee presidents must consult with the concerned ministries, ministerial-level agencies and/or Government-attached agencies on contents related to their respective state management functions; upon consultation, they must clearly state the contents of the cases or matters and contents which need to be consulted on; upon receiving the consultation requests, the consulted ministries, ministerial-level agencies and/or Government-attached agencies shall have to reply within 15 days as from the date of receiving the requests.

3. Provincial-level People’s Committee presidents shall have to send complaint-settling decisions to complainants, complained persons, persons with relevant rights and interests; ministers, heads of ministerial-level agencies who have competence to further settle such complaints. If they are final decisions on settlement of complaints, such decisions shall be sent to the Prime Minister, the Inspector General and ministers, heads of ministerial-level agencies performing the state management over branches, domains related to the complaining contents; and, when necessary, to publicize such decisions

4. Provincial-level People’s Committee presidents shall have to execute, organize the execution of, legally effective decisions on settlement of complaints within the scope of their responsibility; to inspect and urge their subordinate agencies and units in execution of legally effective decisions on settlement of complaints.

Article 14.-

1. The ministers, the heads of ministerial-level agencies and the heads of the Government-attached agencies shall have to settle complaints falling under their respective competence according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

Chief inspectors of the ministries shall have to make verifications, conclusions, proposals on settlement of complaints falling under the ministers’ competence.

2. Basing themselves on provisions of law, results of meetings and dialogues, results of verifications, conclusions and proposals on settlement of complaints, the ministers, the heads of ministerial-level agencies and the heads of Government-attached agencies shall issue decisions on settlement of complaints within the time limits prescribed in the Law on Complaints and Denunciations.

For complicated cases or matters, before issuing final decisions on settlement of complaints, the ministers or the heads of ministerial-level agencies must consult with the concerned ministries, branches and/or provincial-level People’s Committees on contents related to the state management functions of such ministries, branches or localities.

Upon consultation, the contents of cases or matters and the contents, which need to be consulted on must be clearly stated. The agencies receiving the consultation requests shall have to reply within 15 days as from the date of receiving the requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The ministers, the heads of ministerial-level agencies and the heads of Government-attached agencies shall have to execute, organize the execution of, legally effective decisions on settlement of complaints within the scope of their respective responsibility; to inspect, urge agencies and units under their management in execution of legally effective decisions on settlement of complaints.

Article 15.- The General Inspector shall have the power:

1. To settle complaints falling under his/her competence according to the order and procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

2. To assist the Prime Minister in monitoring, urging the ministries and ministerial-level agencies in the settlement of complaints related to many localities and many domains of state management.

3. To assist the Prime Minister in re-considering final complaint-settling decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies or provincial-level People’s Committee presidents; in cases of detecting law violations which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations, to propose or request the decision issuers to make reconsideration. If after 30 days the proposals or requests are not implemented, to report thereon to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 16.- Complaint settlers must issue complaint-settling decisions with the contents prescribed in Article 38 and Article 45 of the Law on Complaints and Denunciations; must not use notices, minutes of meetings or other forms of document to replace complaint-settling decisions.

Section 3. EXECUTION OF COMPLAINT-SETTLING DECISIONS

Article 17.- Legally effective decisions on settlement of complaints must be strictly observed by individuals, agencies or organizations; complaint-settling decision issuers shall have to urge, inspect, apply necessary measures according to competence or request competent state agencies to apply necessary measures for serious execution of complaint-settling decisions. In case of necessity, complaint-settling decision issuers shall request functional agencies to coordinate in organizing the execution of legally effective decisions on settlement of complaints.

Article 18.- Basing themselves on the contents of complaint-settling decisions of competent persons, heads of state agencies having their administrative decisions or administrative acts complained about shall have to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Explain to, request complainants to strictly abide by the complaint-settling decisions, if the complaining contents are incorrect; in case of necessity, request functional agencies to apply measures according to competence to ensure the strict execution of legally effective complaint-settling decisions.

Article 19.- Heads of superior state agencies shall have to inspect, urge the heads of their subordinate state agencies with their administrative decisions or administrative acts complained about to fulfill their responsibilities defined in Article 18 of this Decree; in cases where responsible persons refuse to strictly abide by the complaint-settling decisions, they shall apply measures according to competence to force such persons to abide by the decisions; to handle or propose competent agencies to handle the persons who decline to abide by the legally effective decisions on settlement of complaints.

Article 20.- Heads of concerned state agencies shall strictly comply with the contents of the complaint-settling decisions relating to their responsibilities; coordinate with heads of state agencies defined in Articles 18 and 19 of this Decree in organizing the execution of complaint-settling decisions.

Section 4. RECONSIDERATION OF FINAL COMPLAINT-SETTLING DECISIONS IN VIOLATION OF LAW

Article 21.-

1. Final decisions on settlement of complaints must be strictly observed by complainants, complained persons, concerned citizens, agencies and organizations. Final complaint-settling decisions shall be reviewed only when there is one of the following grounds:

a) New circumstances are detected, thus substantially changing the contents of the final decisions on settlement of complaints;

b) The final complaint-settling decisions fail to match the objective circumstances of the contents of the complaints;

c) Serious violations of the order and procedures are committed when making verifications, conclusions and issuing the final complaint-settling decisions, which cause harms to the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens, agencies and/or organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) The final complaint-settling decisions are issued ultra vires.

2. Persons who have issued final complaint-settling decisions shall have to fully supply information, documents and files on complaining cases or matters when so requested by competent authorities and must bear responsibility for the accuracy, truthfulness of the supplied information, documents and/or files.

3. The statute of limitations for requesting or proposing the review of final complaint-settling decisions which violate law shall be 24 hours as from the effective dates of such decisions, except for cases where the Prime Minister requests the review of final complaint-settling decisions.

Article 22.- Upon detecting one of the grounds defined in Clause 1, Article 21 of this Decree, persons who have issued final complaint-settling decisions shall have to review such decisions.

Article 23.-

1. When detecting that final complaint-settling decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of provincial-level People’s Committees show signs of law violation, the General Inspector shall request the persons who have issued such decisions to report in writing on the contents of the cases or matters and forward the copies of the case files. If necessary, the General Inspector shall organize the inspection of settlement of the complaints.

In cases where there is one of the grounds defined in Clause 1, Article 21 of this Decree, the General Inspector shall propose in writing ministers or heads of ministerial-level agencies or request presidents of provincial-level People’s Committees to reconsider the settlement of complaints.

The General Inspector’s written proposals or requests for review of final complaint-settling decisions shall be addressed to the Prime Minister, the ministers or the heads of ministerial-level agencies with the function of state management over the branches or domains related to the complaining contents, the complainants and the complained persons.

2. The ministers, the heads of ministerial-level agencies and the presidents of provincial-level People’s Committees, when receiving the written proposals or requests of the General Inspector, shall have to review the complaining cases or matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.-

1. Upon detecting that final complaint-settling decisions of provincial-level People’s Committee presidents, which fall under the state management domains of ministries or branches, show signs of law violation, ministers or heads of ministerial-level agencies shall request the persons who have issued the complaint-settling decisions to report in writing on the contents of the cases or matters and forward the files of such complaint cases or matters. If necessary, the ministers or the heads of ministerial-level agencies shall organize the inspection of the settlement of complaints.

In cases where there is one of the grounds defined in Clause 1, Article 21 of this Decree, the ministers or the heads of ministerial-level agencies shall request in writing provincial-level People’s Committee presidents to reconsider the settlement of complaints.

Written requests for reconsideration of the complaint settlement of ministers or heads of ministerial-level agencies shall be addressed to the Prime Minister, the General Inspector, the complainants and the complained persons.

2. Provincial-level People’s Committee presidents, when receiving the written requests of ministers or heads of ministerial-level agencies shall have to reconsider the complaint cases or matters.

Within 30 days after receiving the written requests, provincial-level People’s Committee presidents must report to the ministers or the heads of ministerial-level agencies on the realization of such requests. In cases where the requests are not materialized, the ministers or the heads of ministerial-level agencies shall report such to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 25.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee presidents, after reconsidering their final complaint-settling decisions, if detecting one of the grounds defined at Clause 1, Article 21 of this Decree, shall have to issue decisions amending, supplementing or replacing the law-breaking final decisions on settlement of complaints.

In case of retaining the final complaint-settling decisions, ministers, heads of ministerial-level agencies or provincial-level People’s Committee presidents must report in writing to the persons who have requested or propose on the legal grounds for retaining their final complaint-settling decisions and send written replies to the complainants.

Article 26.- In the course of reconsidering the final complaint-settling decisions, if deeming that the execution of such decisions would result in hardly addressable consequences, the General Inspector, ministers or heads of ministerial-level agencies may request the suspension of execution of such decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



COMPLAINTS ABOUT DECISIONS TO DISCIPLINE PUBLIC EMPLOYEES IN STATE ADMINISTRATIVE AGENCIES, THE SETTLEMENT THEREOF

Section 1. COMPETENCE TO SETTLE COMPLAINTS ABOUT DISCIPLINARY DECISIONS

Article 27.- For complaints about disciplinary decisions of heads of any agencies, such agencies’ heads shall have to settle them; in case of further complaint, heads of immediate superior agencies shall have to settle them.

Article 28.-

1. District-level People’s Committee presidents and directors of provincial/municipal Services are competent to settle complaints about disciplinary decisions they have issued respectively.

2. Provincial-level People’s Committee presidents are competent:

a) To settle complaints about disciplinary decisions they have issued;

b) To settle complaints about disciplinary decisions which have been settled for the first time by district-level People’s Committee presidents or provincial/municipal Services’ directors but are further lodged. Their complaint-settling decisions shall be final.

Article 29.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies are competent:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To settle complaints about disciplinary decisions, which have been settled for the first time by heads of agencies under their ministries, ministerial-level agencies or Government-attached agencies but are further lodged. Their complaint-settling decisions shall be final.

Article 30.- The Minister of Home Affairs is competent:

1. To settle complaints about disciplinary decisions he/she has issued.

2. To settle complaints about disciplinary decisions, which have been settled for the first time by ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies or provincial-level People’s Committee presidents but are further lodged. His/her complaint-settling decisions shall be final.

Article 31.- Heads of state agencies shall have to settle complaints about disciplinary decisions, which fall under their respective jurisdiction; in case of necessity, the personnel management agencies or sections or the inspectorates of the same level shall make verifications, conclusions and proposals on the settlement.

Section 2. PROCEDURES FOR SETTLING COMPLAINTS ABOUT DISCIPLINARY DECISIONS

Article 32.- Persons who have issued decisions to discipline public employees, when receiving complaints about such decisions, shall have to consider them and issue written settling decisions according to the procedures prescribed in the Law on Complaints and Denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations.

Article 33.- In cases where the disciplined public employees disagree with the first-time complaint-settling decisions and further lodge their complaints, persons with competence to further settle complaints must consider and issue written decisions on settlement of complaints according to the provisions of Article 53 of the Law on Complaints and Denunciations.

Article 34.- Public employees holding the position of department head or equivalent or lower, who are disciplined by sacking and have lodged their complaints but the persons competent to settle the complaints for the first time still retain such disciplinary form, shall, within 30 days after receiving the complaint-settling decisions, be entitled to complain to the persons competent to further settle the complaints or initiate administrative lawsuits at courts according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

DENUNCIATIONS AND SETTLEMENT THEREOF

Section 1. COMPETENCE TO SETTLE DENUNCIATIONS

Article 36.- Denunciations about law-breaking acts of persons managed by any agencies shall be settled by such agencies.

Denunciations about acts of violating the regulations on tasks, public duties of persons managed by any agencies shall be settled by the heads of such agencies.

Denunciations about acts of violating the regulations on tasks, public duties of heads or deputy-heads of any agencies shall be settled by heads of immediate superior agencies of such agencies.

Article 37.- Denunciations about law-breaking acts related to the state management functions of any agencies shall be settled by such agencies. Denunciations about criminal acts shall be settled by procedure-conducting agencies according to the provisions of criminal procedure legislation.

Article 38.-

1. Commune-level People’s Committee presidents are competent to settle denunciations about law-breaking acts of persons under their direct management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Provincial/municipal Services’ directors are competent to settle denunciations about law-breaking acts of section heads or deputy-heads under provincial/municipal Services and other persons they have appointed and directly managed.

4. Provincial-level People’s Committee presidents are competent to settle denunciations about law-breaking acts of presidents, vice-presidents of district-level People’s Committees, directors or deputy-directors of provincial/municipal Services and other persons they have appointed and directly managed.

5. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies are competent to settle denunciations about law-breaking acts of heads or deputy-heads of agencies or units under the ministries, the ministerial-level agencies or under the Government-attached agencies and other persons they have appointed and directly managed.

6. The Prime Minister is competent to settle denunciations about law-breaking acts of ministers, vice-ministers, heads or deputy-heads of ministerial-level agencies, heads or deputy-heads of Government-attached agencies, presidents or vice-presidents of provincial-level People’s Committees and other persons he/she has appointed and directly managed.

Article 39.-

1. District-level chief inspectors are competent:

a) To verify, conclude on denunciations, propose measures for handling denunciations which fall under the settling competence of the district-level People’s Committee presidents, when assigned to do so;

b) To examine, conclude on denunciations, which have been already settled by commune-level People’s Committee presidents but in violation of law; in case of concluding that the settlement has breached the law, to propose the persons who have settled them to consider and re-settle them.

2. Provincial/municipal Services’ chief inspectors are competent:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To examine, conclude on denunciations which have been already settled by heads of agencies under provincial/municipal Services but in violation of law; in case of concluding that the settlement has breached the law, to the persons who have settled them to consider and re-settle them.

3. Provincial-level chief inspectors are competent:

a) To verify, conclude on denunciations, propose measures for handling of denunciations which fall under the settling competence of provincial-level People’s Committee presidents when assigned to do so;

b) To examine, conclude on denunciations which have been already settled by district-level People’s Committee presidents or provincial/municipal Services’ directors, but in violation of law; in case of concluding that the settlement has breached the law, to propose the persons who have settled them to consider and re-settle them.

4. Chief inspectors of ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies are competent:

a) To examine, conclude on denunciations, propose measures for handling of denunciations which fall under the settling competence of ministers, heads of ministerial-level agencies, or heads of Government-attached agencies, when assigned to do so;

b) To examine, conclude on denunciations which have been already settled by heads of agencies under ministries, ministerial-level agencies or Government-attached agencies but in violation of law; in case of concluding that the settlement has breached the law, to propose the persons who have settled them to consider and resettle them.

Article 40.- The General Inspector is competent:

1. To verify, conclude on denunciations, propose measures for handling of denunciations which fall under the settling competence of the Prime Minister, when assigned to do so.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- Within 30 days as from the date of receiving proposals of inspectorates according to the provisions of Point b of Clauses 1, 2, 3 and 4 of Article 39 and Clause 2, Article 40 of this Decree, the heads of the agencies who have already settled the denunciations, shall have to realize them and notify the results to the inspectorates which have sent such proposals.

Section 2. DENUNCIATION-SETTLING PROCEDURES

Article 42.-

1. State agencies which receive written denunciations shall have to classify and handle them as follows:

a) If denunciations fall under their settling competence, they must accept them for settlement according to the order and procedures prescribed by the Law on Complaints and Denunciations and this Decree;

b) If denunciations do not fall under their settling competence, within 10 days as from the date of receiving them, they must transfer the written denunciations or the minutes recording the verbal denunciations and relevant documents, material evidences (if any) to competent persons for settlement;

c) Not to consider, settle denunciations which are anonymous, made under others’ names, or without clear addresses or genuine signatures, or denunciations already settled by competent authorities but now re-made without new evidences;

d) If denunciations are about criminal acts, to transfer them to investigating agencies or procuracies for handling according to provisions in Article 71 of the Law on Complaints and Denunciations.

2. In cases where the denounced acts cause or threaten to cause serious damage to interests of the State, collectives, the lives and/or properties of citizens, the denunciation-receiving agencies shall have to immediately report thereon to the functional bodies for taking preventive measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43.- In cases where denouncers personally present the denunciations, the denunciation receivers must clearly note down the contents of denunciation, full names and addresses of the denouncers; when necessary, tape-record the verbal denunciations. The contents of denunciations must be read or listened to again, and signed for certification by the denouncers. The handling of verbal denunciations made in person shall be the same as the handling of written denunciations provided for in Article 42 of this Decree.

Article 44.- Upon receiving information, documents supplied by denouncers, denounced persons, agencies, organizations and/or individuals, the denunciation settlers must compile the receipts signed by the receivers and the suppliers.

Article 45.- Persons competent to settle denunciations or heads of the agencies tasked to make verifications must issue decisions to examine, verify the denouncing contents, which must clearly state the persons tasked to verify, the contents to be verified, the time for conducting the verification, the powers and responsibility of such persons.

Article 46.- In the course of settling denunciations, the persons tasked to make verifications must create conditions for the denounced persons to explain and put forward evidences to prove the rightness and the wrongness of the denunciations.

Article 47.- The gathering of documents and evidences in the course of verification and settlement of denunciations must be recorded in documents which shall be kept in dossiers on denunciation settlement.

Upon the completion of verifications, the persons tasked to conduct verifications must make written conclusions on the denouncing contents and their conclusions must be proved with evidences.

Article 48.- Based on the verification results, conclusions on denouncing contents, the denunciation settlers shall handle the cases as follows:

1. In cases where the denounced persons do not breach the law or regulations on tasks, public duties, they must make clear conclusions thereon and notify such in writing to the denounced persons and their managing agencies, and at the same time handle or propose the competent state bodies to handle the persons who have deliberately made untruthful denunciations.

2. In cases where the denounced persons have violated laws, violated regulations on tasks or public duties and must be disciplined or administratively sanctioned, they shall handle according to competence or propose competent state bodies to handle them, and at the same time apply law-prescribed measures to decide or propose that the handling be strictly observed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 49.- The denunication settlers must send written conclusions on denouncing cases or matters, decisions on handling of denunciations to the inspection bodies and the immediate superior state bodies; notify the denouncers of the settling results if they so request, except for contents on the lists of State secrets.

Chapter IV

CITIZEN RECEPTION

Article 50.- The reception of citizens who come to make verbal complaints, denunciations or file written complaints or denunciations shall be carried out at citizen reception places.

Heads of state agencies must organize and manage the citizen reception in their agencies; promulgate rules on citizen reception; arrange the citizen reception at convenient places; ensure necessary material conditions for citizens to come and present their complaints, denunciations, proposals or reports.

The citizen reception places must be posted with citizen reception time- tables and rules. Citizen reception time-tables must show the time, the positions of the citizen receivers, the rights and obligations of persons who come to make complaints or denunciations.

Article 51.-

1. Heads of state agencies shall have to periodically receive citizens as provided for in Article 76 of the Law on Complaints and Denunciations; citizen reception time- tables must be publicly notified to citizens.

2. Apart from periodical receptions of citizens, heads of state agencies must receive citizens at urgent requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The citizen reception by heads of state agencies must be recorded in citizen reception books to be kept at citizen reception places.

Article 52.- Citizen receivers must have books to note down and monitor the citizen receptions; request citizens who come to make complaints or denunciations to produce their identification papers, to truthfully present their cases and matters, to supply documents related to the complaining or denouncing contents; in cases where many people come to make complaints or denunciations about the same contents, they shall request them to appoint their representatives to directly present their cases or matters.

Article 53.- The handling of complaints and denunciations at citizen reception places shall be conducted as follows:

1. Written complaints shall be handled according to the provisions in Article 5 of this Decree; in cases where citizens come to directly make complaints which fall under the settling competence of their agencies, citizen receivers shall guide them to write down or record the complaining contents and request such citizens to sign or give finger prints; if the complaints do not fall under the settling competence of their agencies, they shall guide the complainants to go to the agencies competent to settle them.

2. For denunciations, the citizen receivers must receive, classify and handle them according to the provisions in Articles 42, 43 and 44 of this Decree.

Article 54.- State inspectorates, the agencies of Public Security; National Defense; Trade; Planning and Investment; Construction; Finance; Labor-War Invalids and Social Affairs; Home Affairs; Transport; Health; Education and Training; Agriculture and Rural Development; Natural Resources and Environment at the central and provincial levels shall have to organize regular citizen receptions.

Other state agencies shall base themselves on the provisions of the Law on Complaints and Denunciations, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations, this Decree and the situation of complaints and denunciations related to their branches, domains to arrange time for reception of citizens.

Article 55.-

1. The organization of citizen reception by the Party Central Committee and the State at the citizen reception offices in Hanoi and Ho Chi Minh city shall comply with the Organization of Citizen Reception Regulation issued together with the Government’s Decree No. 89/CP of August 7, 1997.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 56.- For persons who come to make complaints or denunciations but cause disturbances, thus affecting security, public order and normal activities of state agencies, responsible individuals or commit other acts in violation of legislation on complaints and denunciations, heads of state agencies or persons in charge of citizen reception offices shall request local police offices to take measures to handle them according to law provisions.

Article 57.- Heads of state agencies shall have to closely coordinate with heads of police offices in ensuring order and security at citizen reception places

Commune-level People’s Committees, local police offices shall have to ensure safety for citizen reception offices of agencies in the localities under their management; in case of necessity, apply measures according to competence to handle persons who abuse complaints or denunciations to commit law-breaking acts at citizen reception places.

The Minister of Public Security shall direct the public security forces to coordinate with state agencies in ensuring order and safety for citizen reception offices and handling those who commit law-breaking acts at citizen reception places.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER THE SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS

Article 58.- The Government Inspectorate is answerable to the Government for performing the state management over the work of complaint and denunciation settlement within the scope of the Government’s jurisdiction. The contents of state management over the work of complaint and denunciation settlement shall include:

1. To draft legal documents on complaints and denunciations for the Government to submit them to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for promulgation; submit to the Government for promulgation documents guiding the implementation of legislation on complaints and denunciations.

2. To propagate and disseminate legislation on complaints, denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To inspect, examine all levels and branches in the observance of law provisions on complaints and denunciations.

5. To settle complaints and denunciations according to competence.

6. To train and foster public employees performing the work of citizen reception, complaint and denunciation settlement.

7. To sum up the situation on complaints and denunciations, the settlement of complaints and denunciations and periodically or extraordinarily report thereon to the Government.

8. To draw experience on complaint and denunciation settlement.

Article 59.- The ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People’s Committees at all levels shall perform the state management over the work of complaint and denunciation settlement within their respective management scopes; guide, urge, examine agencies and organizations under their respective management in the observance of legislation on complaints and denunciations; periodically report on the work of complaint and denunciation settlement according to the provisions in Article 60 of this Decree.

Article 60.- The presidents of the People’s Committees at all levels shall, within the scope of their functions, tasks and powers, have to coordinate with the people’s procuracies and local people’s courts in settling complaints and denunciations; create conditions for agencies of the National Assembly, People’s Councils, National Assembly deputies, delegations of National Assembly deputies, People’s Council deputies, Vietnam Fatherland Front Committees and member organizations of the Front, people’s inspection organizations to supervise the enforcement of legislation on complaints and denunciations in their localities; periodically report on the work of complaint and denunciation settlement to the People’s Councils of the same levels, state administrative agencies and state inspectorates at all levels, and at the same time notify it to the Fatherland Front Committees of the same levels.

Article 61.-

1. Once every three months, on the 15th of the last month of a quarter at the latest, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall report to the Prime Minister through the General Inspector on the work of settling the complaints and denunciations falling within their respective management scopes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In case of necessity, the General Inspector shall propose the Prime Minister to summon leaders of central agencies and localities to meetings to discuss and propose measures for the Prime Minister to consider and direct the handling of complicated cases of complaint or denunciation related to many branches, many localities.

Article 62.- State inspectorates at all levels and of all branches have the responsibility:

1. To guide agencies, organizations and units of the same levels in reception of citizens, handling of written complaints and denunciations, settlement of complaints and denunciations, execution of decisions on settlement of complaints, decisions on handling of denunciations.

2 To examine and inspect the responsibilities of heads of subordinate agencies, organizations or units under the heads of the same levels in the reception of citizens, the settlement of complaints and denunciations; in case of necessity, propose the heads of the same levels to summon heads of subordinate agencies, organizations or units to meetings on measures to direct the settlement of, and handle complicated cases of complaints and denunciations.

3. Upon detection of violations of legislation on complaints and denunciations, to handle them according to competence or propose Competent Agencies to handle them.

4. To propose measures to rectify the work of settlement of complaints and denunciations falling within the management scope of the heads of the same levels.

5. To sum up the situation on complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations falling within the responsibilities of the heads of the same levels; to observe the regime of monthly report as provided for by the General Inspector.

Chapter VI

HANDLING OF VIOLATIONS OF LEGISLATION ON COMPLAINTS, DENUNCIATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 64.- Heads of state agencies shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have the responsibility:

1. To issue decisions to suspend the execution of complaint-settling decisions or denunciation-handling decisions of heads of subordinate agencies upon detecting that the settlement breaches the law.

2. To issue decisions to suspend the work of public employees under their respective management who deliberately obstruct or decline to abide by the complaint-settling decisions or denunciation-handling decisions or refuse to obey to the requests of State inspectorate or superior state agencies in the settlement of complaints or denunciations; to apply other handling measures to persons who commit one of the acts defined in Articles 96, 97 and 100 of the Law on Complaints and Denunciations.

Article 65.- Public employees who commit one of the acts prescribed in Articles 96, 97, 98, 99 and 100 of the Law on Complaints and Denunciations and cause serious consequences shall be examined for penal liability; if their acts are not serious enough for penal liability examination, depending on the nature and seriousness of their violations, they shall be handled with one of the following disciplinary forms:

1. Reprimand.

2. Caution.

3. Salary degrading.

4. Demotion.

5. Removal from office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 66.- Public employees who have caused damage due to their acts of violating legislation on complaints and denunciations shall have to pay compensations therefor; the compensation shall comply with the provisions of law on compensation for damage.

Article 67.-

1. If heads of state agencies show irresponsibility, letting violations of legislation on complaints and denunciations occur time and again in their agencies, they shall be disciplined; if serious consequences are caused, they shall be examined for penal liability.

2. If heads of state agencies show irresponsibility, failing to apply necessary measures for enforcement of complaint-settling decisions or denunciation-handling decisions, they shall be disciplined; if serious consequences are caused, they shall be examined for penal liability.

Article 68.- Those who commit one of the acts defined in Article 100 of the Law on Complaints and Denunciations, which are not serious enough to be crimes, shall be cautioned or fined or handled in other forms according to law provisions on handling of administrative violations.

Persons who receive citizens, persons who settle complaints or denunciations may make records on, and request competent agencies to administratively sanction persons who commit acts of violating legislation on complaints and denunciations. Local People’s Committee presidents and police offices shall base themselves on the records and requests of citizen receivers or complaint or denunciation settlers to handle them according to competence and notify the handling results to requesters within 15 days as from the date of receiving such requests.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 69.- Ccomplaints and settlement of complaints of foreign individuals, agencies or organizations, denunciations and settlement of denunciations of foreign individuals who are living, studying or working in Vietnam shall comply with the provisions of the Law on Complaints and Denunciations; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Complaints and Denunciations and this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 71.- Complaints, which had been considered or settled before October 1, 2004, but on which final decisions have not yet been made, shall continue to be handled according to the provisions of the Law on Complaints and Denunciations and this Decree.

Article 72.- This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replace Decree No. 67/1999/ND-CP of August 7, 1999 of the Government detailing and guiding the implementation of the Law on Complaints and Denunciations, Decree No. 62/2002/ND-CP of June 14, 2002 of the Government amending and supplementing a number of articles of Decree No. 67/1999/ND-CP of August 7, 1999 detailing and guiding the implementation of the Law on Complaints and Denunciations.

All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 73.- The General Inspector shall have to guide the implementation of this Decree. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to organize the implementation of this Decree.

The Minister of Defense and the Minister of Public Security shall base themselves on the provisions of this Decree, after consulting with the General Inspector, to guide in detail the settlement of complaints and denunciations in the army and the police.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 53/2005/NĐ-CP ngày 19/04/2005 Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.216

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!