Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 49/2020/NĐ-CP 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng

Số hiệu: 49/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 17/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đặc xá ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định cụ thể các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù (gọi chung là các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng); trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với phạm nhân trước khi chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân (gọi chung là phạm nhân); người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (gọi chung là người chấp hành xong hình phạt tù) là người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng

1. Thực hiện đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 4. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng

1. Kinh phí nhà nước cấp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam được thành lập theo quy định tại Điều 34 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 để hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức thành lập các quỹ theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng và giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù vay vốn học nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật:

a) Đối với khoản đóng góp là tiền: cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng số tiền đóng góp; trường hợp khoản đóng góp bằng ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác phải tổ chức bán cho ngân hàng thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ quan, tổ chức được tiếp nhận;

b) Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật: cơ quan, tổ chức tiếp nhận thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi bảo quản đảm bảo an toàn để sử dụng;

c) Đối với khoản đóng góp phi vật chất: cơ quan, tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành;

d) Việc sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phải được lập kế hoạch, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức theo quy định tài chính hiện hành.

Chương II

CÁC BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHẠM NHÂN

Điều 5. Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân

1. Trong khoảng thời gian hai tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc sau khi có kết quả thẩm định nhất trí đề nghị đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan có thẩm quyền, các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân.

2. Tư vấn tâm lý nhằm cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Nội dung tư vấn bao gồm:

a) Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;

b) Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng;

c) Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

3. Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân:

a) Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;

b) Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn, có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.

4. Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý như: đăng ký cư trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Các cơ sở giam giữ phạm nhân có thể mời cán bộ của ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Thanh niên, trường đại học, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng khác đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân. Những người thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đến tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho phạm nhân phải được lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó giới thiệu đến làm việc bằng văn bản và được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng ý bố trí làm việc.

Điều 6. Định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân

1. Các cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân; phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân.

2. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, ba tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.

3. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.

4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho họ.

Điều 7. Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng

1. Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

2. Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.

Điều 8. Thông báo phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù

1. Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện việc thông báo cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

2. Trường hợp thực tế phạm nhân không có nơi nương tựa, không xác định được nơi sẽ về cư trú sau khi chấp hành xong án phạt tù và thuộc diện đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thì các cơ sở giam giữ phạm nhân đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi phạm nhân chấp hành án phối hợp làm thủ tục tiếp nhận phạm nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội của địa phương ngay sau khi họ chấp hành xong án phạt tù.

Chương III

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG HÌNH PHẠT TÙ

Điều 9. Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng

1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù.

2. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng:

a) Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù;

b) Quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong hình phạt tù được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;

c) Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ, đấu tranh xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù;

d) Nhân tố tích cực tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng và những gương hoàn lương, tiến bộ tiêu biểu;

đ) Các nội dung khác có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.

3. Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục:

a) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng internet, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

b) Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;

c) Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng, tư vấn, giáo dục cá biệt do báo cáo viên, tuyên truyền viên, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức;

d) Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật;

đ) Các hình thức thông tin, truyền thông giáo dục khác.

Điều 10. Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý

1. Trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội. Trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú, thông qua các hình thức sau:

a) Tổ chức tư vấn riêng, tư vấn nhóm;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu trên cơ sở nhu cầu cần được trợ giúp của người chấp hành xong hình phạt tù;

c) Thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, diễn đàn với chủ đề về các nội dung người chấp hành xong hình phạt tù cần được trợ giúp;

d) Tư vấn thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.

2. Người chấp hành xong hình phạt tù được hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết khi là người tham gia tố tụng hình sự; là đương sự tham gia tố tụng dân sự, hành chính; khi thực hiện các giao kết hợp đồng dân sự; làm thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích, đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp và thực hiện các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù

1. Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này.

2. Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù để phát triển sản xuất, tạo việc làm.

3. Người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.

4. Căn cứ nhu cầu của người chấp hành xong hình phạt tù và thực tiễn thị trường lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp hành xong hình phạt tù; theo dõi, báo cáo tình trạng việc làm của người chấp hành xong hình phạt tù do trung tâm giới thiệu với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm.

Điều 12. Các biện pháp hỗ trợ khác

1. Người chấp hành xong hình phạt tù được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khả năng quỹ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức, cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Giúp Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chế độ, chính sách quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

3. Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

4. Chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân theo quy định.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu, báo cáo Chính phủ kết quả thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chỉ đạo các trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam cấp quân khu thực hiện các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân.

2. Chỉ đạo thực hiện công tác tiếp nhận, bố trí sử dụng và giải quyết chính sách đối với người trước khi bị phạt tù là quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát và báo cáo Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong hình phạt tù; hướng dẫn việc đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân trong các cơ sở giam giữ phạm nhân.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn học nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù có hoàn cảnh khó khăn để tạo việc làm và đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội người chấp hành xong hình phạt tù không có nơi nương tựa thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Thi hành án dân sự rà soát và lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với người chấp hành xong hình phạt tù khi có đủ điều kiện; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp các địa phương cập nhật thông tin về tình hình án tích của người chấp hành xong hình phạt tù và thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp để thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan

Các bộ và các cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú ở địa phương; quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với người chấp hành xong hình phạt tù không nơi nương tựa thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

4. Quyết định thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện do các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất theo quy định của pháp luật để hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù vay vốn học nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

5. Bố trí ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng; xem xét quyết định các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù để tạo việc làm và có chính sách phù hợp để khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạo điều kiện để người chấp hành xong hình phạt tù có điều kiện học nghề, tìm việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng; có chính sách phù hợp khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạo điều kiện để người chấp hành xong hình phạt tù có điều kiện học nghề, tìm việc làm, ổn định cuộc sống.

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện công tác tiếp nhận, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú ở địa phương.

3. Tổ chức việc dạy nghề, giải quyết việc làm giúp người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện các chính sách trợ giúp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương.

2. Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tiếp nhận, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và vận động nhân dân trong khu vực dân cư phối hợp chặt chẽ với gia đình giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.

3. Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

4. Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt cho người chấp hành xong hình phạt tù đã có tiến bộ rõ rệt và đã lập công theo quy định của pháp luật; báo cáo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét rút ngắn thời gian thử thách; miễn chấp hành thời hạn còn lại của hình phạt bổ sung; miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người chấp hành xong hình phạt tù khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; ưu tiên lựa chọn người chấp hành xong hình phạt tù tham gia chính sách việc làm công; áp dụng biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ đối với người chấp hành xong hình phạt tù là trẻ em khi trở về tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện chính sách đối với người chấp hành xong hình phạt tù thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.

Điều 23. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh

1. Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.

2. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn Công an cấp huyện thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù, tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân khác theo quy định của pháp luật.

3. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

4. Chỉ đạo cơ quan thi hành án hình sự của lực lượng Công an địa phương theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu tổng hợp số liệu, tình hình, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Điều 24. Trách nhiệm của Công an cấp huyện

1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương.

2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp xã thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

3. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hỗ trợ vốn vay, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

4. Chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét rút ngắn thời gian thử thách; miễn chấp hành thời hạn còn lại của hình phạt bổ sung; miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người chấp hành xong hình phạt tù khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; định kỳ hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp số liệu, tình hình, đánh giá kết quả công tác tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; báo cáo Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Điều 25. Trách nhiệm của Công an cấp xã

1. Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương.

2. Chủ động nắm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người chấp hành xong hình phạt tù để tư vấn, hướng dẫn họ thực hiện kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của bản thân và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp tạo điều kiện giúp đỡ họ giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống.

3. Lập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể xã hội tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.

4. Hướng dẫn, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú, đăng ký hộ tịch, cấp căn cước công dân, cấp Phiếu lý lịch tư pháp, xin xóa án tích; chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định xóa án tích cho người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.

5. Quan tâm giúp đỡ, bảo đảm về an ninh, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề và tiếp nhận, giúp đỡ tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.

6. Kịp thời xem xét, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ đối với người chấp hành xong hình phạt tù là trẻ em; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và xử lý người chấp hành xong hình phạt tù tái phạm, vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

7. Theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả và đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 26. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình tham gia giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù

1. Chủ động nắm tình hình hoạt động, tâm tư nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn của người chấp hành xong hình phạt tù để phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thống nhất biện pháp giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù thực hiện kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của bản thân; tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

2. Động viên, nhắc nhở người chấp hành xong hình phạt tù chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương; thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của người chấp hành xong hình phạt tù, tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động xã hội; kịp thời phát hiện, phản ánh với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chức năng địa phương về những biểu hiện, hành vi vi phạm của người chấp hành xong hình phạt tù để có biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2020.

2. Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 28. Hướng dẫn thi hành

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 49/2020/ND-CP

Hanoi, April 17, 2020

 

DECREE

ON GUIDELINES FOR THE LAW ON EXECUTION OF CRIMINAL JUDGMENT IN TERMS OF COMMUNITY RE-INTEGRATION

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Amnesty dated November 19, 2018;

Pursuant to the Law on Execution of Criminal Judgments dated June 14, 2019;

At the request of the Minister of Public Security;

The Government promulgates a Decree on guidelines for the Law on Execution of Criminal Judgment in terms of community re-integration;

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Decree further specifies measures to make necessary preparations for community re-integration of inmates; measures to assure community re-integration for persons who have completely served their prison sentences (hereinafter referred to as community re-integration measures); responsibilities of Ministries, People’s Committees and agencies, organizations, and individuals related to implementation of community re-integration measures.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to inmates who are going to completely serve their prison sentences, inmates who are granted amnesty, inmates who are conditionally released from prison at detention facilities (hereinafter referred to as inmates); Vietnamese, foreigners and non-residents in Vietnam who are pardon recipients, are conditionally released from prison, or completely served prison sentence and come back to the community (hereinafter referred to as persons having completely served their prison sentences); organizations and individuals involved in community re­integration measures.

Article 3. Principles of assurance of community re-integration

1. Compliance with the provisions of this Decree and other relevant provisions of law; assurance of the involvement of agencies, organizations, and individuals and families in implementation of community re-integration measures.

2. Creation of favorable conditions for persons having completely served their prison sentences to re-integrate themselves into the community and stabilize their lives, and prevention of recidivism and violations of law.

3. Acts of disparagement and discrimination against or infringement of the rights and legitimate interests of inmates and persons having completely served their prison sentences are strictly prohibited.

Article 4. Funds for implementation of community re-integration

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Community re-integration funds of prisons are established as provided in Article 34 of the Law on Execution of Criminal Judgments 2019 to provide assistance for inmates when they completely served their prison sentences and re-integrate into community. The state encourages entities to establish funds in compliance with law to facilitate community re-integration and help persons having completely served their prison sentences with loans for vocational training, job creation and stability of their lives.

3. Agencies, organizations and individuals directly implementing community re­integration measures may receive money, foreign currencies, articles, valuable papers, and other property rights voluntarily contributed by agencies, organizations and individuals at home and abroad for use under law for the community re-integration:

a) Monetary contribution: Recipients of money shall set up accounting books to keep track of the contributed amounts; if the contribution is in form of foreign currency, diamond, precious stones, precious metal or other valuable articles, it must be sold to a commercial bank or auction house; the amount earned shall be transferred to the account of the eligible beneficiary thereafter;

b) Contribution in kind: Recipients of contribution in kind shall perform certain procedures to take handover, prepare premises and warehousing to ensure that the contribution is adequately secured for use;

c) Non-material contribution: Entities shall receive, manage and use in compliance with the laws and regulations on intellectual property and applicable law;

d) The use of voluntary contributions and other legitimate sources (if any) in community re-integration activities shall be priorly specified in a plan, which clarifies purposes, beneficiaries; implementation, time for performance; quality and detailed budget estimates in line with applicable finance standards and norms.

Chapter II

PREPARATIONS FOR COMMUNITY RE-INTEGRATION OF INMATES

Article 5. Psychological counseling, legal formality assistance for inmates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Psychological counseling aims to provide inmates with knowledge, orientate and raise their ability to solve their personal difficulties and problems by themselves during their community re-integration. Counseling contents include:

a) Counseling on affection, marriage, family, health; prevention and fight against drugs, HIV/AIDS and debauchery;

b) Counseling on eliminating inferiority complex; build up the will, belief, and ability to cope with and solve problems arising in the process of community reintegration;

c) Counseling on labor, jobs, utilization of vocation training, social insurance, and other relevant matters.

3. Methods of psychological counseling for inmates:

a) Detention facilities shall have prisoners register their need for counseling by ballots stating matters which they need to be consulted or actively detect problems that inmates need to be consulted, thereby assign experienced and specialized officers to counsel the inmates in person. For the same matter, either individual counseling or group counseling is allowed;

b) Individual counseling shall be conducted in counseling rooms furnished with desks, chairs and other equipment necessary for the counseling.

4. Inmates who are going to completely serve their prison sentences shall be provided with legal formality assistance such as: Registration of residence; registration of civil status affairs; issuance of citizen identification cards; application for loans, registration of business, conclusion of labor contracts and other administrative procedures as per the law.

5. Detention facilities may invite officers from justice or education and training sectors, from Lawyers' Association, Youth's Union, universities, and centers for HIV/AIDS prevention, employment service centers, businesses or other specialized agencies to consult and support legal formality assistance for inmates. Those who work for regulatory agencies or social organizations and come to provide counseling or legal formality assistance for inmates must obtain a letter of recommendation made by their employers and be agreed so by the superintendent, detention center, or the head of criminal enforcement agency of district-level police office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Detention facilities shall examine and appraise the capability, need, conditions, and circumstances of each inmate in order to guide them work out their own community re-integration plan; cooperate with employment service centers to provide labor market information, counseling, career orientation and job placement for inmates.

2. Based on inmates’ abilities and need, labor market and practical conditions, three months before the inmate has completely served their prison sentence, the detention facility shall plan and coordinate with specialized agencies to provide vocational training and advanced training program and issuance of vocational certificates for inmates.

3. Minor inmates shall be given priority to learn jobs and raise their job skills to facilitate their community re-integration.

4. The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing and guiding vocational training for inmates who are going to completely serve their prison sentences and contact enterprises and production establishments to employ them.

Article 7. Grants from community re-integration funds of prisons

1. An inmate who has completely served their prison sentence, is granted amnesty, or is on conditional parole shall be, before coming back their place of residence, awarded a grant from the community re-integration fund of the prison.

2. Depending on the sources of the community re-integration fund, the superintendent shall decide the amount of grant in conformity with conditions and circumstances of every inmate.

Article 8. Notification of inmates' completion of their prison sentences

1. Two months before inmates completely serve their prison sentences, detention facilities shall notify the inmates' completion of their prison sentences to the district-level criminal judgment execution agencies, the commune-level People's Committees or agencies or organizations where the inmates return to reside or work as provided in Clause 1 Article 46 of the Law on Execution of Criminal Judgments 2019.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

COMMUNITY RE-INTEGRATION MEASURES FOR PERSONS HAVING COMPLETELY SERVED THEIR PRISON SENTENCES

Article 9. Information, communications and education on community re-integration

1. Information, communications, and education on community re-integration aim to orientate and encourage the community to educate, assist and abolish prejudice, differentiate, discriminate persons having completely served their prison sentences; raise awareness, sense of compliance with law, prevent recidivism and violation of law of persons having completely served their prison sentences.

2. Information, communications and education on community re-integration:

a) Policies and laws of Communist Party and State on community re-integration associated with persons having completely served their prison sentences;

b) Rights and obligations of citizens, rights and obligations of persons having completely served their prison sentences as established in legislative documents;

c) Good measures and experience, advanced and typical model in management, education, assistance and abolishment of prejudice, discrimination against persons having completely served their prison sentences;

d) Positive people involving in community re-integration measures and good examples of typical successful rehabilitation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Forms of information, communications, and education:

a) Means of mass media, grassroots information system, internet, websites, web portals of relevant agencies and organization;

b) Release of propagation publications, documents;

c) Seminars, community meetings, consultancy, special education held by speakers, local governments, agencies, and unions;

d) Traditional culture, popular culture, literary composition, arts;

dd) Forms of other information, communications, education.

Article 10. Psychological assistance, legal formality assistance

1. Psychological assistance aims to support and help persons having completely served their prison sentences to build up their belief, will, ability to re-integrate into community and deter themselves from negative acts and violations of law. Descriptive psychological assistance: counseling to eliminate inferiority complex; practice life skills, community integration skills; improve the ability of self-solving difficulties and problems in social relations. Psychological assistance shall be undertaken promptly after the persons having completely served their prison sentences come back their places of residence, in the following forms:

a) Individual counseling, group counseling;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Talks, community meetings, and forums with topics about matters on which persons having completely served their prison sentences need counsel;

d) Social network, websites, emails, telephone and other means of media.

2. Persons having completely served their prison sentences may receive support and guidance on legal formality when they are participants in criminal proceedings, they are litigants in civil or administrative procedures; they are entering into civil contracts; they request the court to issue a criminal record expungement, they apply for issuance of police (clearance) certificate and perform other administrative procedures as per the law.

Article 11. Vocational training, job creation for persons having completely served their prison sentences

1. Persons having completely served their prison sentences who have joined vocational training at college, intermediate level or elementary level for less than 3 months, if eligible for vocational training assistance as per applicable law, shall be granted tuition fee remission, boarder policies, subsidies on training cost, meal allowance and travel expense.

If the persons having completely served their prison sentences are not eligible for vocational training assistance as per applicable law, vocational training assistance for them shall be subject to discretion of the People's Committee of province.

2. Persons having completely served their prison sentences may apply for vocational-training loans as per the law on credit applicable to students; apply for job-creation loans from National Employment Fund, be given priority to register temporary employment policy as per the law on job creation policies and National Employment Fund.

Depending on provincial socio-economic circumstances, Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with relevant agencies in advising the People's Committee of province to use other credit sources to grant concessional loans to persons having completely served their prison sentences for business or job creation.

3. Persons having completely served their prison sentences less than 18 years of age shall be given priority to join vocational training and take out loans for job hunting; children having completely served their prison sentences may apply appropriate support, intervention and protection measures as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Other assistance measures

1. Persons having completely served their prison sentences shall be received, educated, assisted by local administrations, agencies, units, organizations and individuals for community re-integration and prevention of violation of law.

2. The State encourages agencies, units, organizations and individuals to participate in counseling, vocational training and job placement activities to assist persons who have completely served their prisons to re-integrate into the community; and encourages employment of such persons in agencies, organizations, production and business establishments.

3. Agencies, units, organizations and individuals who monitor, educate and assist persons having completely served their prison sentences shall be given priority to lease houses or infrastructure of the state; shall be eligible for tax remission as prescribed in relevant law on taxation and guiding documents thereof.

4. Provincial-level People's Committees shall, according to their competence in land use planning, local land funds and other resources, assist organizations and individuals in organizing vocational training and job creation for persons who have completely served their prison sentences.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, PEOPLE'S COMMITTEES, AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR IMPLEMENTING COMMUNITY RE­INTEGRATION MEASURES

Article 13. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Assist the Government in supervising, directing and guiding the implementation of community re-integration measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Direct police offices at all levels to coordinate with the Fatherland Front Committees, the Labor, War Invalids and Social Affairs agencies and other related agencies and organizations in assisting the same-level People's Committees in implementing community re-integration measures.

4. Direct detention facilities to make necessary preparations for community re-integration of inmates as prescribed.

5. Examine, inspect, supervise, preliminarily and finally review and periodically or extraordinarily report upon request to the Government on the implementation of community re-integration measures.

Article 14. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Direct prisons under the Ministry of National Defense and detention camps of military zones to make necessary preparations for community re-integration of inmates.

2. Direct the reception, employment of and payment of benefits to those who were soldiers, national defense workers before sentenced to prison so as to help them settle their lives and re-integrate into community.

3. Guide, examine, inspect, supervise and report to the Government on the situation and results of community re­integration measures.

Article 15. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense in initiating counseling, career orientation, job placement, job hunting for inmates who are going to completely serve their prison sentences; provide guidelines for training and issuance of vocational training for inmates in detention facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Responsibilities of the Ministry of Justice

1. Direct and guide the civil judgment execution agencies at different levels to compile dossiers to propose exemption from or reduction of civil judgment execution obligations for persons having completely served their prison sentences when conditions are fully met and settle complaints and denunciations about civil judgment execution according to law.

2. Direct the National Judicial Record Center and provincial-level Departments of Justice to actively update information on criminal record remission of persons having completely served their prison sentences and grant police (clearance) certificates upon requests as per the law.

3. Cooperate with the Ministry of Public Security and specialized agencies in studying, modifying and making better legislative documents, creating adequate legal bases to implement community re-integration in such an effective manner.

Article 17. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications

Take charge and cooperate with specialized agencies in directing news agencies, central and local press agencies to implement communications and education on community re-integration as prescribed in Article 9 of this Decree.

Article 18. Responsibilities of the Ministry of Finance

Allocate state budget funds for the application of measures to assure community re-integration according to current state budget decentralization.

Article 19. Responsibilities of related ministries, agencies and organizations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Responsibilities of provincial-level People's Committees

1. Direct the implementation of community re-integration measures, prevention and control of recidivism and violation of law.

2. Formulate programs and plans and assign specific tasks to administrations at different levels, sectors, agencies and organizations for implementing community re­integration measures.

3. Direct district-level People's Committees and related agencies and organizations to guide, direct and urge the reception, management, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences in localities; admit persons having completely served their prison sentences but homeless to social protection establishments if they are so eligible.

4. Decide the establishment of social funds and charity funds proposed by agencies, organizations, enterprises, units and individuals to support and assist persons who have completely served their prison sentences in job learning, production organization, job seeking and life stabilization.

5. Allocate budgets according to the State Budget Law for implementation of community re­integration measures; decide vocational training policies, grant concessional loans to persons having completely served their prison sentences for job seeking and encourage entities to enable persons having completely served their prison sentences in joining vocational training, seeking jobs, stabilizing their lives and integrating into community.

Article 21. Responsibilities of district-level People's Committees

1. Implement community re­integration measures; encourage entities to enable persons having completely served their prison sentences in joining vocational training, seeking jobs, and stabilizing their lives.

2. Direct the commune-level People's Committees, agencies, unions, social organizations in the implementation of the reception, management, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences and return to reside in localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Responsibilities of commune-level People's Committees

1. Adopt community re-integration measures for persons having completely served their prison sentences who return to reside in localities.

2. Assign organizations and individuals to undertake the management, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences; to inspect and urge the implementation and mobilize people in population quarters to closely coordinate with families in managing, educating and assisting persons who have completely served their prison sentences.

3. Mobilize and create favorable conditions for enterprises, production and business establishments, organizations and individuals to employ persons who have completely served their prison sentences.

4. Provide psychological assistance, legal formality assistance and request the competent court to consider expunging criminal convictions in special case of persons having completely served their prison sentences who has made excellent progress and has made merits as per the law; request the competent authority to consider shortening probation period; exempt serving the additional penalty for the remaining period; reduce or cancel civil judgment execution obligation imposed on persons having completely served their prison sentences when adequate conditions are met as per the law; accord priority to persons having completely served their prison sentences to participate in public employment policy; apply support, intervention and protection measures to children having completely served their prison sentences; adopt policies applied to persons having completely served their prison sentences eligible for social protection beneficiaries.

Article 23. Responsibilities of provincial-level Police Departments

1. Advise the President of provincial-level People's Committees on implementation of community re-integration measures for persons who have completely served their prison sentences.

2. Work out plans for, and direct, guide district-level police offices in the reception. management, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences, create conditions for them to exercise their civil rights and fulfill other civil duties under law.

3. Assume the prime responsibility for, and coordinate with various committees, sectors, mass organizations and social organizations in, assisting persons who have completely served their prison sentences in overcoming difficulties and stabilizing their lives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Responsibilities of district-level police offices

1. Advise the People’s Committee of district to adopt community re-integration measures for persons having completely served their prison sentences who return to reside in localities.

2. Coordinate with agencies, organizations and functional units in assisting the commune-level People's Committees in organizing the management, supervision, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences to re-integrate into community.

3. Coordinate with agencies, committees, mass organizations and social organizations in mobilizing enterprises, production and business organizations as well as individuals to provide financial supports and recommend jobs for persons who have completely served their prison sentences.

4. Direct the criminal judgment execution agencies of the district-level police offices to consider shortening probation period; exempt serving of additional penalty for remaining period; reduce or cancel civil judgment execution obligation imposed by persons having completely served their prison sentences when adequate conditions are met as per the law; summarize periodically or upon request data, reasons and results of reception, management, supervision, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences in their community re-integration, and report them to provincial-level Police Departments and same-level People's Committees.

Article 25. Responsibilities of commune-level police offices

1. Advise the People’s Committee of commune to adopt community re-integration measures for persons having completely served their prison sentences who return to reside in localities.

2. Actively inquire into the situation, conditions, circumstances, feelings and legitimate aspirations of persons who have completely served their commune-level in order to advise and propose the commune-level People's Committees to assist them in solving their difficulties and stabilizing their lives.

3. Compile dossiers on management and education of persons who have completely served their prison sentences; to coordinate with the Fatherland Front Committees, organizations and social organizations in advising the chairpersons of commune-level People's Committees on assigning organizations and individuals to directly manage, educate and assist persons who have completely served their prison sentences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Maintain security and order, to assist and create conditions for establishments, organizations and individuals to participate in the education, vocational guidance, vocational training, job creation and employment of persons who have completely served their prison sentences.

6. Promptly consider and propose the chairpersons of commune-level People's Committees to issue decisions to apply intervention and protection measures for children having completely served their prison sentences; the measure of education at commune, ward or township to and handle according to law persons who have completely served their prison sentences when they commit recidivism or violations of law or obligations.

7. Make periodical or extraordinary review reports on the community re-integration situation and results and propose matters related to the management, education and assistance of persons who have completely served their prison sentences.

Article 26. Agencies, organizations, and individuals involved in education and assistance of persons having completely served their prison sentences

1. Take initiate in grasping situation, advantages and difficulties of persons having completely served their prison sentences so as to cooperate with local administrations and relevant entities in agreeing on education and assistance measures for persons having completely served their prison sentences to work out their own plan to re-integrate into community; job seeking and life stability.

2. Encourage and warn persons having completely served their prison sentences to comply with policies and law of the state, regulations of local administrations; fulfill their commitments and obligations, work, study and join social activities in an active manner; discover and report police authority, the People’s Committee of commune and specialized agency, in a timely manner, signs and acts of violation committed by persons having completely served their prison sentences for further appropriate measures.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27. Entry in force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Decree No. 80/2011/ND-CP dated September 16, 2011 of the Government on community re-integration measures for persons having completely served their prison sentences cease to be effective from the effective date of this Decree.

Article 28. Implementation guidance

The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Information and Communications and related ministries and sectors shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, coordinate in guiding and inspecting the implementation of this Decree.

Article 29. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree./.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 49/2020/NĐ-CP ngày 17/04/2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


49.156

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!