Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2013/NĐ-CP quản lý tang vật vi phạm bị tạm giữ

Số hiệu: 31/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 05/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

04 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm đang bị tạm giữ

Đây là nội dung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

Theo đó, quy định 04 trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:

- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
 
- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

(Hiện hành quy định bao gồm cả trường hợp phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm).

Ngoài ra, Nghị định còn quy định về khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính:

Trong thời hạn 10 ngày, từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.

Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2020.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2013/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ, TỊCH THU THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

1. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.”

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, âu thuyền, cảng, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này.

2. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi

a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy;

b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;

c) Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

3. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là bến, âu thuyền, cảng

a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy và các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này trong phạm vi nơi tạm giữ tang vật, phương tiện;

b) Đối với nơi tạm giữ là bến thủy nội địa thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, còn phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.

4. Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan hoặc trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp phục vụ cho việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

5. Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu

a) Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện có thể là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan hoặc nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phương và trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện. Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ;

b) Trường hợp cơ quan tạm giữ tang vật, phương tiện chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ. Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự;

c) Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cán bộ trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung phải bố trí cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, cụ thể như sau:

a) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện;

b) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan ở địa phương.”

3. Khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Chấp hành quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định này.”

4. Khoản 1, khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc phân loại từng tang vật, phương tiện và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp; cụ thể:

a) Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy;

b) Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ;

c) Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.

2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ là những vật mà cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ không đủ điều kiện về phương tiện kỹ thuật để di chuyển về nơi tạm giữ hoặc nơi tạm giữ không đủ các điều kiện cần thiết để bảo quản thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ căn cứ yêu cầu thực tiễn để giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ có đủ điều kiện quản lý, bảo quản hoặc giao cho cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ để quản lý, bảo quản, nếu xét thấy việc giao cho tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản không ảnh hưởng đến việc bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi được giao quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện có trách nhiệm bố trí nơi tạm giữ và thực hiện các biện pháp, yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này để quản lý, bảo quản tài sản được giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Nếu tài sản bị mất, hư hỏng do lỗi của mình gây ra thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”

5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:

a) Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

2. Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.

Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi kèm theo bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.

Trường hợp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân thì cá nhân vi phạm cung cấp số định danh của mình cho cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ khi gửi đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn không quá 02 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm từ khi ra quyết định tạm giữ cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản;

c) Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ; thời hạn tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm tạm giữ giấy chứng nhận; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền tạm giữ; tên tổ chức, cá nhân bị tạm giữ giấy chứng nhận; lý do, thời hạn tạm giữ. Biên bản phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm bị tạm giữ giấy chứng nhận và người có thẩm quyền tạm giữ; biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.

3. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý.

4. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nêu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.

5. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ.

6. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

7. Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:

a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

b) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.”

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.

3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện;

b) Thời hạn xem xét, quyết định việc cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện, giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm trong thời gian xem xét, quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này;

c) Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

4. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải chuyển số tiền đó vào bộ phận tài vụ, kế toán của cơ quan mình để quản lý; trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện để mất tiền đặt bảo lãnh hoặc sử dụng tiền đặt bảo lãnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý và phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Khi chuyển tiền vào bộ phận tài vụ, kế toán phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh; mức tiền chuyển vào bộ phận tài vụ, kế toán. Biên bản phải có chữ ký của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm trả lại tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định trả lại tiền đặt bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh; lý do nhận lại tiền đặt bảo lãnh; số tiền đặt bảo lãnh được nhận lại. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

5. Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải được lập biên bản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.

6. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông, không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định này.

7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.

Trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì số tiền thừa còn lại sau khi đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh trước đó. Khi trả lại số tiền thừa phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm trả lại; họ, tên, chức vụ của người trả lại số tiền thừa; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền; lý do và số tiền được nhận lại. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản. Số tiền thừa được trả lại cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.

8. Quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện vi phạm đang được giao giữ, bảo quản.

9. Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển số tiền xử phạt từ khấu trừ vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.”

7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ

1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

2. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;

d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

3. Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ và trả lại cho người nhận thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về việc mất, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.

4. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.

5. Thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;

b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;

c) Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ; việc thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”

8. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hết thời hạn tạm giữ

1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian niêm yết công khai, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định.

2. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu bằng quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.”

Điều 2. Bãi bỏ khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

2. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục Mẫu quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.

3. Các văn bản quy phạm pháp luật, điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được trích dẫn trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung trích dẫn cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC(2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC KHẤU TRỪ TIỀN ĐẶT BẢO LÃNH
(Kèm theo Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)

CƠ QUAN (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../QĐ-KTTĐBL

(2)……….., ngày …. tháng … năm……..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh

THẨM QUYỀN BAN HÀNH

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ……………../BB-VPHC lập ngày .... tháng. ...năm...;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số... /QĐ-XPVPHC ngày .... tháng ... năm… của(3)…………………………………………………………………………………………………;

Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Tôi:………………………….;

Chức vụ:(3) …………………………………………………………………………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Khấu trừ tiền đặt bảo lãnh để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……./QĐ-XPVPHC ngày……tháng…….năm…………. của(3)……………………. xử phạt vi phạm hành chính đối với ông (bà)/tổ chức có tên sau đây:

1. Họ và tên:……………………………………………… Giới tính:.......................................

Ngày, tháng, năm sinh: ………./………./…………………. Quốc tịch: ...............................

Nghề nghiệp: ..............................................................................................................

Nơi ở hiện tại: .............................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ........................ ; ngày cấp: ………/……../………

nơi cấp: ......................................................................................................................

2. Tên tổ chức vi phạm: ...............................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ...................................................................................................

Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động:…………………………………………………………………………………......................

Ngày cấp: ………../………/…………………..; nơi cấp: ...................................................

Người đại diện theo pháp luật (4):............................................ Giới tính:…………………

Chức danh (5): ............................................................................................................

3. Số tiền bị khấu trừ: ..................................................................................................

(Bằng chữ:.................................................................................................................. )

Lý do khấu trừ: Không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………./QĐ-XPVPHC ngày…….tháng…….năm………… của(3)……………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …….. tháng…….. năm………..


Nơi nhận:
- ….(6);
- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt;
- Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

________________

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.

(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt từ khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 31/2020/ND-CP

Hanoi, March 5, 2020

 

DECREE

ON AMENDMENTS TO DECREE NO. 115/2013/ND-CP DATED OCTOBER 3, 2013 OF GOVERNMENT ON MANAGEMENT AND PRESERVATION OF EXHIBITS AND VEHICLES OF ADMINISTRATIVE VIOLATION SEIZED OR CONFISCATED ACCORDING TO ADMINISTRATIVE PROCEDURES

Pursuant to Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to Law on Administrative penalties dated June 20, 2012;

At request of Minister of Public Security;

The Government promulgates Decree on amendments to Decree No. 115/2013/ND-CP dated October 3, 2013 of Government on management and preservation of exhibits and vehicles of administrative violations seized or confiscated according to administrative procedures.

Article 1. Amendments to Decree No. 115/2013/ND-CP dated October 3, 2013 of Government on management and preservation of exhibits and vehicles of administrative violations seized or confiscated according to administrative procedures

1. Amendments to Clause 3 Article 5 are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Amendments to Article 6 are as follows:

“Article 6. Locations for storage of seized and confiscated exhibits and vehicles

1. Locations for storage of seized and confiscated exhibits and vehicles are buildings, warehouses, ports, locks, docks, offices or other locations decided by competent individuals capable of seizing or confiscating which must satisfy requirements specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

2. Requirements for buildings and warehouses serving as temporary storage

a) Ensure safety, security and order; install fences, issue regulations on entry, exit, environmental protection and fire safety;

b) Ensure dry and airy conditions. In case of outdoor storage locations, install roofs or adopt measures to shelter from rain and direct sunlight;

c) Install lighting systems, fire safety equipment and devices, and technical equipment suitable for managing and preserving each kind of seized and confiscated exhibit and vehicles.

3. Requirements for ports, locks and harbors serving as temporary storage

a) Ensure safety, security, order and compliance with regulations on entry, exit, environmental protection, fire safety and conditions specified in Points b and c Clause 2 of this Article within the storage area;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. With respect to offices or cases specified in Clause 2 Article 13 of this Article serving as temporary storage, adopt measures to ensure security, order, fire and explosion safety and dry and airy conditions; install lighting systems, equipment and devices suitable for managing and preserving seized and confiscated exhibits and vehicles.

5. Preparation for locations for temporary storage of seized and confiscated exhibits and vehicles

a) Locations for temporary storage of exhibits and vehicles can be a separate storage of an agency or a mutual storage shared by multiple competent agencies capable of suspending exhibits and vehicles.

Based on practical conditions of each province and request of competent agencies capable of suspending exhibits and vehicles, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall decide to construct mutual storage for exhibits and vehicles of multiple competent agencies capable of seizing and confiscating exhibits and vehicles. The storage must be designed with models and scale satisfactory to requirements for managing and preserving exhibits and vehicles. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall organize construction of the storage on behalf of agencies regularly suspending exhibits and vehicles;

b) In case agencies suspending exhibits and vehicles are ineligible for constructing temporary storage or satisfying construction scale and safety conditions at storage units and thus incapable of adequately managing and preserving seized and confiscated exhibits and vehicles, the agencies shall hire places to use as storage units. Rental prices shall comply with agreements and rental agreements must be signed upon renting according to the Civil Code;

c) In case of suspending exhibits and vehicles in small quantity or in small sizes which are unnecessarily transferred to storage units such as buildings, warehouses or ports, competent individuals capable of suspending exhibits and vehicles may temporarily store said exhibits and vehicles at their base offices. In this case, competent individuals capable of suspending exhibits and vehicles must allocate and assign the seized and confiscated exhibits and vehicles to direct managing officials for management and preservation.

6. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for managing the mutual storage or assign agencies to manage.  Agencies having storage for exhibits and vehicles or assigned to manage the storage must assign officials to manage and preserve seized and confiscated exhibits and vehicles as follows:

a) In case temporary storage of exhibits and vehicles are separate storage of an agency, head of that agency shall assign officials to manage and preserve exhibits and vehicles;

b) In case storage for exhibits and vehicles are mutual storage shared by multiple local agencies, assignment of officials to manage and preserve exhibits and vehicles shall comply with decisions of Chairpersons of People’s Committees of the same level or agreements between local authorities.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“3. Comply with Point a Clause 5 Article 16 of this Decree.”

4. Amendments to Clause 1 and Clause 2 Article 13 are as follows:

“1. Individuals assigned to manage and preserve seized and confiscated exhibits and vehicles shall classify and report to heads of agencies to arrange and adopt appropriate measures to manage and preserve, to be specific:

a) Seized or confiscated exhibits and vehicles are machines and vehicles that use gasoline, oil or flammable, explosive fuel upon being transported to storage location must be separated from fire sources, heat sources, devices that generate fire or high heat in order to ensure fire safety and be ready for firefighting;

b) Seized or confiscated exhibits and vehicles that are goods and commodities that can cause environmental pollution must be stored in buildings, warehouses or places with proper safety measures to prevent environmental pollution during storage period;

c) Seized or confiscated exhibits or vehicles that are dangerous substances or commodities regarding fire, explosives, toxic substances or radioactive substances must be stored in buildings, warehouses or places with proper safety measures to prevent fire, explosion, toxic, radioactive and environmental incidents.

2. In case agencies of competent individuals capable of suspending are technically ineligible for transporting seized or confiscated exhibits and vehicles to storage location or storage locations are inadequate for preserving seized or confiscated exhibits and vehicles, competent individuals capable of issuing decisions on suspension shall depend on practical requirements to assign People’s Committees of communes, wards or townlets where the violations occur or where the exhibits and vehicles are suspended capable of managing, preserving or assign individuals or organizations possessing suspended exhibits or vehicles to preserve and manage said exhibits or vehicles if doing so will not affect administrative penalties. 

People’s Committees of communes, wards or townlets or individuals, organizations possessing suspended exhibits and vehicles upon being assigned to manage and preserve exhibits and vehicles are responsible for arranging locations for suspension, adopting measures as specified in Clause 4 Article 6 of this Decree to manage and preserve assigned assets and complying with decisions of competent individuals capable of issuing decisions on suspending exhibits and vehicles. Be responsible to the law for any loss or damage to the commodities.”

5. Amendments to Article 14 are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. With respect to traffic vehicles committing the administrative violations suspended to enforce administrative penalties, if organizations and individuals committing violations meet any of the following conditions, competent individuals capable of suspension may assign organizations and individuals committing violations to store and preserve the vehicles under management of competent individuals capable of suspension, except for cases specified in Clause 7 of this Article, to be specific:

a) Individuals committing violations that have permanent or temporary residential registration or written confirmation regarding agencies and organizations where the individuals work; organizations that commit violations must have specific and proper operation address. Organizations and individuals that commit violations must have places to store and preserve vehicles;

b) Organizations and individuals committing violations that are financially enabled to pay deposit may be considered to be assigned for vehicle assignment and preservation.

2. Procedures for dealing with traffic vehicles that commit administrative violations stored and preserved by organizations and individuals that commit the administrative violations

a) Organizations and individuals must apply to agencies of competent individuals capable of suspending for the ability to store and preserve the vehicles; the application must specify name, address and occupation of the individuals that commit the violations or name and address of the organizations that commit the administrative violations and name, quantity, property, types, brand, symbol, origin, year of manufacture, engine number, chassis number, volume (if any), conditions, places for storage and preservation at request of organizations and individuals after being assigned by competent individuals to store and preserve the vehicles.

Upon submitting the application, the individuals that commit the violations must attach master registers or copies together with the master registers or verified true copies of permanent or temporary residence registration, ID cards, Citizen Identification Cards or documents confirming agencies or organizations where the individuals are working at; organizations that commit the violations must have documents proving base offices of said organizations.

In case permanent or temporary residence registrations are replaced by management in form of personal identification number, individuals committing violations shall provide agencies of competent individuals capable of suspending with their personal identification number when submitting the applications:

b) Within 2 days from the date on which the applications are received, agencies of competent individuals capable of suspending must consider and assign vehicles to organizations and individuals that commit the violations to store and preserve. With respect to complicated cases which require more time for verification, within 3 days from the date on which applications are received, agencies of competent individuals capable of suspending must consider and decide to assign vehicles to organizations and individuals that commit the violations to store and preserve. In case organizations and individuals are rejected from storing or preserving the vehicles, produce written explanation.

Agencies of competent individuals capable of suspending vehicles are responsible for managing and preserving the vehicles involved in the violations from the point in which decisions on suspension are made until the vehicles are transferred to organizations and individuals that commit the violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Together with producing records upon assigning the vehicles, competent individuals capable of suspension shall temporarily detain vehicle registration to enforce decisions on penalties, except for cases in which organizations and individuals that commit violations pay deposits. Temporary detention of vehicle registration must be made into records which specify date of the detention, name and title of competent individuals capable of suspending, name of organizations and individuals whose registrations are temporarily detained.

Competent individuals capable of suspending shall assign the vehicles to organizations and individuals that commit the violations for storage and preservation after the records have been produced and designated organizations and individuals have arrived to receive the vehicles. Organizations and individuals assigned to store and preserve the vehicles are responsible for bringing the vehicles to their places for preservation.

3. Within 2 days from the date on which vehicles are assigned to organizations and individuals that commit the violations for storage and preservation, agencies of competent individuals capable of suspending must inform People’s Committees of communes, wards and townlets where the vehicles stored and preserved by organizations and individuals that commit the violations are at for joint supervision and management.

4. During the storage and preservation period, organizations and individuals committing the violations shall not use the suspended vehicles for traffic use; do not deliberately change places for storage or preservation without written consent of competent individuals.

In case natural disasters, fire or other risks that directly create scenarios in which the vehicles will be damaged if not relocated or preserved promptly, the vehicles may be relocated or preserved as long as competent individuals are informed immediately after the relocation.

5. During the storage and preservation period, if organizations and individuals that commit the violations fail to comply with Clause 4 of this Article, competent individuals capable of suspending the vehicles shall consider and decide to relocate the vehicles to the storage location at agencies of competent individuals capable of suspending the vehicles.

Organizations and individuals that commit the violations are responsible for bringing the vehicles to storage location as per the law. In case of inability to bring the vehicles to storage location or failure to comply, competent individuals capable of suspending shall deliver the vehicles to temporary storage location; organizations and individuals that commit the violations shall pay for delivery of the vehicles.

6. During storage period, if organizations and individuals cause losses, swap, sell, trade, mortgage, replace, destroy or damage the vehicles, they shall be responsible for damage and consequences done to the vehicles by themselves as per the law.

7. Cases in which organizations and individuals that commit the violations are not assigned to store and preserve the violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Traffic vehicles are used for illegal street racing, resisting law enforcement officers, causing public disorder or traffic accidents;

c) Vehicle registrations are fabricated or falsified;

d) Fabricated license plates, illegally changed chassis number, engine number or erased chassis number, engine number.”

6. Amendments to Article 15 are as follows:

“Article 15. Deposit payment for vehicles under suspension due to administrative violations

1. Organizations and individuals financial enabled to pay deposit may be considered to be assigned with the vehicles for storage and preservation.

2. Competent individuals capable of suspending the vehicles for committing administrative violations are entitled to allow organizations and individuals to pay deposit for the vehicles.

3. Procedures for handling deposit payment

a) Organizations and individuals that commit the violations shall apply to agencies of competent individuals capable of suspending for permission to pay deposit in order to store and preserve the vehicles; the application must specify name, address, occupation of the individuals that commit the violations or name and address of organizations that commit the violations, the administrative violations, name, quantity, property, type, labels, symbols, origin, year of origin, engine number, chassis number, volume (if any), conditions of the vehicles, places where the vehicles are requested to be stored and preserved after being assigned by competent agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) After competent individuals decide to allow deposit payment, organizations and individuals may pay deposit directly or via account of agencies of competent individuals. The minimum deposit amount shall equal the maximum penalties imposed on a violation; in case of multiple violations in the same case, the minimum deposit shall equal the total of maximum penalties of all the violations.

Deposit payment must be made into records. The records must specify date of deposit payment, name, titles of persons allowing deposit payment, name of organizations and individuals paying deposit, reasons for the deposit, deposit amount, deposit period and responsibilities of organizations and individuals paying pail. The records must bear signatures of competent individuals allowing deposit payment and organizations and individuals making deposit payment. The record shall be made into 2 copies; each party shall keep 1 copy.

4. Within 2 days from the date on which deposit payment is received, competent individuals suspending the vehicles shall transfer the payment to accounting departments of their agencies for management; in case competent individuals cause loss of deposit payment or use the deposit payment, depending on nature and seriousness, they shall be sanctioned and must compensate as per the law. Money transferred to the accounting departments must be made into records which specify date of transfer, name, titles of the transferors and receivers, deposit payment amount. The records must bear signatures of both the transferors and the receivers. The records shall be made into 2 copies, each party shall keep 1 copy.

The deposit shall be returned to organizations and individuals paying deposit after they have successfully complied with penalty decisions. Return of deposit payment must be made into records. The records must specify date of return, name, titles of individuals deciding to return the deposit, receivers of the deposit; reasons for receiving the deposit return, amount of deposit return. The record must bear signatures of competent individuals allowing deposit payment and organizations and individuals receiving the deposits. The records shall be made into 2 copies, each party shall keep 1 copy.

5. Upon assigning organizations and individuals that commit violations to store and preserve the vehicles, records must be made according to Point c Clause 2 Article 14 of this Decree.

Competent individuals shall assign the vehicles to organizations and individuals to store and preserve after successfully producing reports and assigned organizations and individuals have arrived to receive the vehicles. Organizations and individuals assigned to store and preserve the vehicles are responsible for delivering the vehicles to storage and preservation locations.

6. During the deposit period, organizations and individuals assigned to store and preserve the vehicles shall not use the vehicles for traffic use; do not change storage or preservation location without written consent of competent individuals. Competent individuals and shall consider and decide to relocate the vehicles to storage location specified in Clause 5 Article 14 of this Decree in case organizations and individuals violate this regulation.

7. Within 10 days from the date on which penalty decisions expire and organizations and individuals have not complied with said decisions, competent individuals capable of imposing administrative penalties shall issue decisions on offsetting deposit payment using form under Annex attached to this Decision.

Within 2 days from the date on which decisions above are issued, competent individuals shall send the decisions to organizations and individuals subject to said decisions according to address specified in the decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Decisions on offsetting deposits shall be considered as the basis to determine that organizations and individuals that commit the violations have complied with decisions on administrative penalties and may use the vehicles of administrative violations that are being stored and preserved.

9. Within 5 days from the date on which decisions on offsetting the deposits are issued, competent individuals shall transfer the penalties from offset to state budget account in State Treasury or commercial institutions assigned by the State Treasury to collect penalty payment specified in decisions on penalty.”

7. Amendments to Article 16 as follows:

“Article 16. Return of suspended exhibits and vehicles or transfer of seized or confiscated exhibits and vehicles; collection, submission, management and use of warehousing fees, port fees, fees for preserving suspended exhibits and vehicles

1. Returning of suspended exhibits and vehicles or transfer of seized or confiscated exhibits and vehicles requires written decisions of competent individuals.

2. Persons assigned to manage and preserve seized and confiscated exhibits and vehicles shall return or transfer exhibits or vehicles after decisions on return or transfer of exhibits and vehicles following procedures below:

a) Examine decisions on returning exhibits or vehicles or decisions on transferring exhibits and vehicles; examine Citizen Identification Cards or identification cards of receivers.

Persons receiving exhibits and vehicles must be the persons committing the violations or owners of the suspended exhibits and vehicles or representatives of organizations that commit administrative violations specified in decisions on suspending exhibits or vehicles. If individuals and organizations above authorize other persons to receive the exhibits and vehicles, prepare written authorization as per the law;

b) Request the receivers to refer to records of suspension to examine type, quantity, mass, quality, property and current conditions of exhibits and vehicles suspended under supervision of managing officials. Handing and receiving exhibits and vehicles must be made into records;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) In case of confiscated exhibits and vehicles which is established as public property or approved by competent agencies or individuals for methods of disposing the commodities, agencies of individuals issuing decisions on confiscation shall cooperate with agencies assigned to dispose commodities in transferring commodities and relevant documents to receiving agencies.

3. Exhibits and vehicles upon being delivered out of storage and returned to the receivers, the receivers shall be responsible for any losses and changes to the exhibits and vehicles.

4. Persons assigned to manage and preserve the exhibits and vehicles after returning suspended exhibits and vehicles or transferring seized or confiscated exhibits and vehicles are responsible for reporting to competent individuals capable of issuing decisions on seizing or confiscating on implementation results.

5. Collect, submit, manage and use warehousing fees, port fees, fees for preserving suspended exhibits and vehicles

a) Organizations and individuals that commit the violations upon receiving exhibits and vehicles that do not fall under cases of susceptible to warehousing fees, port fees and fees for preserving suspended exhibits and vehicles.

Do not pay warehousing fees, port fees and fees for preserving suspended exhibits and vehicles if owners of the exhibits and vehicles have no faults in the administrative violations or confiscate exhibits or organizations and individuals committing violations assigned to store and preserve the vehicles according to Article 14 and Article 15 of this Decree;

b) Agencies of individuals issuing decisions on suspending exhibits and vehicles in case of storing and preserving suspended exhibits and vehicles or organizations hired by agencies of individuals issuing decisions on suspending exhibits and vehicles to store and preserve the vehicles shall be paid with warehousing fees, port fees and fees for preserving exhibits and vehicles during the suspension period;

c) Warehousing fees, port fees and fees for preserving exhibits and vehicles; collection, submission, management and use of warehousing fees, port fees and fees for preserving exhibits and vehicles shall comply with regulations of Ministry of Finance.”

8. Amendments to Article 17 are as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 3 days from the date on which suspension period of exhibits and vehicles of administrative violations specified in suspension decisions expires, if individuals committing the violations fail to arrive to receive without proper reasons or cases in which the offenders cannot be identified, persons issuing decisions on suspension must issue notice on central or local mass media where the exhibits and vehicles are suspended and publicly post at base offices of competent individuals capable of suspending the exhibits and vehicles; after 30 days from the date of public post and final notice on mass media, if the offenders fail to arrive to receive or cannot be identified, competent individuals shall decide to confiscate the exhibits and vehicles for disposal as specified in Article 82 of Law on administrative penalties and relevant law provisions.

Agencies of individuals issuing decisions on suspending exhibits and vehicles are responsible for managing and preserving the exhibits and vehicles from the point in which suspension period expires without recipients, during public post and notice on mass media until the exhibits and vehicles are confiscated and disposed as per the law.

2. After the exhibits and vehicles of administrative violations are confiscated by decisions on confiscation of competent individuals according to regulations and law on administrative penalties and deemed as public property, the exhibits and vehicles shall be disposed following procedures specified in Law on management and use of public assets and documents on elaboration thereto.”

Article 2. Annuls Clause 4 Article 7, Clause 1 Article 19, Decree No. 115/2013/ND-CP dated October 3, 2013 of Government on management and preservation of exhibits and vehicles of administrative violations seized and confiscated according to administrative procedures

Article 3. Implementation

1. This Decree comes into force from May 1, 2020.

2. Attach to this Decree are Form of decisions on deposit offsetting.

3. If legislative documents and clauses thereof referred to in this Decree are amended or replaced, the new documents and clauses shall prevail.

Article 4. Implementation responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 31/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 sửa đổi Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.779

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.185.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!