Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 01/CP bản quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản trong doanh nghiệp nhà nước

Số hiệu: 01/CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 04/01/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 1 năm 1995

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01-CP NGÀY 04 THÁNG 1 NĂM 1995 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO KHOÁN ĐẤT SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14 tháng 10 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 2.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3.- Nghị định này thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Võ Văn kiệt

 

QUY ĐỊNH

VIỆC GIAO KHOÁN ĐẤT SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01-CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ).

Điều 1.-

1/ Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao khoán đất trong Quy định này gồm: Nông trường quốc doanh, Lâm trường quốc doanh, Công ty, Xí nghiệp, Trung tâm, Trạm, Trại trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

2/ Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp cũng thực hiện giao khoán đất.

Các tổ chức nói tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gọi chung là Bên giao khoán.

Điều 2.- Các loại đất được giao khoán gồm:

1/ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm;

2/ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;

3/ Đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất trống được quy hoạch trồng cây lâm nghiệp);

4/ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Điều 3.- Bên nhận khoán nói trong Quy định này gồm các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau:

1/ Hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc cho Bên giao khoán. Trong trường hợp do yêu cầu quản lý sản xuất của Bên giao khoán thì có thể giao khoán cho một nhóm hộ gia đình;

2/ Hộ gia đình, cá nhân đã làm việc cho doanh nghiệp, nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp và thành viên trong gia đình họ đến tuổi lao động có nhu cầu nhận khoán;

3/ Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;

4/ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khác có vốn đầu tư vào sản xuất theo quy hoạch của Bên giao khoán.

Điều 4.- Căn cứ để giao khoán và nhận khoán:

1/ Quỹ đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho Bên giao khoán sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản;

2/ Dự án khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3/ Vốn, lao động của Bên nhận khoán;

4/ Các chính sách đầu tư, hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước và các chính sách lao động - xã hội có liên quan.

Điều 5.- Nguyên tắc giao khoán và nhận khoán:

1/ Đảm bảo lợi ích của Bên giao khoán, Bên nhận khoán;

2/ Khoán ổn định, lâu dài theo quy hoạch và dự án khả thi hoặc dự án đầu tư;

3/ Việc giao khoán đất gắn liền với cây trồng, vật nuôi và giá trị tài sản khác trên đất;

4/ Việc giao khoán và nhận khoán đất phải thông qua hợp đồng. Hợp đồng giữa Bên giao khoán và Bên nhận khoán phải thể hiện được nội dung kinh tế, quyền và nghĩa vụ mỗi Bên và những cam kết để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng.

Điều 6.-

1/ Hồ sơ khoán gồm;

a. Đơn xin nhận khoán;

b. Hợp đồng khoán;

c. Trích lục bản đồ hoặc sơ đồ khu vực đất giao khoán;

d. Biên bản giao, nhận khoán đất, cây trồng, cây công nghiệp, vật nuôi và các tài sản trên đất;

đ. Các văn bản, phụ lục có liên quan đến việc khoán (nếu có).

2/ Hồ sơ khoán đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản làm thành hai bản, một bản lưu tại Bên giao khoán, một bản giao cho Bên nhận khoán; hồ sơ khoán đất lâm nghiệp làm thêm một bản để lưu tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất lâm nghiệp.

Điều 7.- Nghĩa vụ và quyền của Bên giao khoán:

1/ Nghĩa vụ của Bên giao khoán:

a. Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất khoán trên bản đồ và trên thực địa; giá trị cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp, hiện trạng rừng và các công trình trên mặt nước;

b. Thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tiền vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho Bên nhận khoán chủ động sản xuất;

c. Thực hiện các chính sách về đầu tư, hỗ trợ, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định;

d. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho Bên nhận khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

2/ Quyền của Bên giao khoán:

a. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khoán, bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về đất đai;

b. Khi Bên nhận khoán vi phạm hợp đồng thì Bên giao khoán căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định việc bồi thường thiệt hại hoặc huỷ bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Điều 8.- Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận khoán:

1/ Quyền của Bên nhận khoán:

a. Chủ động sản xuất trên diện tích đất nhận khoán, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng. Được nuôi, trồng xen theo hợp đồng và được hưởng toàn bộ sản phẩm nuôi trồng xen;

b. Được làm lán tạm để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản xuất; được làm sân phơi, đào giếng nước, xây bể chứa nước, kênh dẫn nước, cống cấp thoát nước, hố ủ phân, chuồng nuôi gia súc, gia cầm theo quy định của Bên giao khoán;

c. Được Bên giao khoán hoàn trả hoặc đền bù tài sản đã đầu tư trên đất nhận khoán trong các trường hợp: Khi chuyển đi nơi khác, chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động; Bên giao khoán thu lại một phần hoặc toàn bộ đất giao khoán để sử dụng vào mục đích khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

d. Khi Bên giao khoán vi phạm hợp đồng thì Bên nhận khoán được bồi thường thiệt hại hoặc huỷ bỏ hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm của Bên giao khoán;

đ. Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xét miễn, giảm các khoản phải nộp cho Bên giao khoán theo quy định của pháp luật;

e. Khi chủ hộ nhận khoán chết thì người đại diện các thành viên trong hộ được tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán cho đến hết thời hạn giao khoán.

Trong trường hợp hộ nhận khoán không còn thành viên nào có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán thì Bên giao khoán thu lại đất để giao khoán cho người khác, giá trị tài sản đã đầu tư trên đất của chủ hộ nhận khoán đã chết được Bên giao khoán đền bù cho người thừa kế, nếu Bên nhận khoán không có người thừa kế thì các khoản đền bù trên được bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất của Bên giao khoán.

2/ Nghĩa vụ của Bên nhận khoán:

a. Nộp cho Bên giao khoán các khoản:

Thuế sử dụng đất của diện tích nhận khoán; giá trị cây trồng, cây lâm nghiệp, vật nuôi và các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất trên đất và mặt nước giao khoán do vốn Bên giao khoán đã đầu tư theo hợp đồng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quỹ phúc lợi, theo quy định của Nhà nước;

b. Thanh toán với Bên giao khoán các khoản vay bằng tiền, vật tư hoặc các khoản dịch vụ ứng trước;

c. Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho Bên giao khoán theo hợp đồng;

d. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch của Bên giao khoán, cải tạo và bồi dưỡng đất, không làm thoái hoá đất;

đ. Chấp hành các quy định phòng, chống sâu bệnh, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp, phòng, chữa cháy rừng. Bảo vệ nguồn lợi của đất, nước, vật kiến trúc và môi trường sinh thái;

e. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho Bên giao khoán thì phải bồi thường thiệt hại;

g. Trả lại đất khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.

Điều 9.- Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm:

1/ Đất đã trồng cây lâu năm có vốn đầu tư từ nguồn của Nhà nước thì kết hợp giao khoán đất với giao khoán vườn cây; Bên giao khoán phải xác định đúng giá trị đã đầu tư vườn cây để giao khoán gọn theo chu kỳ kinh doanh của cây trồng, Bên nhận khoán hoàn trả đầy đủ giá trị vườn cây cho bên giao khoán theo hợp đồng.

Việc xác định giá trị vườn cây phải trên nguyên tắc bảo toàn tổng số vốn được nhà nước giao kết hợp với thực trạng vườn cây tại thời điểm giao khoán;

2/ Đối với đất trồng mới cây lâu năm:

a. Bên giao khoán được sử dụng nguồn vốn vay của Nhà nước và các nguồn vốn vay khác để cho Bên nhận khoán vay lại trồng cây lâu năm trên đất được giao khoán. Bên nhận khoán hoàn trả các nguồn vốn vay cho Bên giao khoán theo hợp đồng;

b. Bên giao khoán được sử dụng nguồn vốn vay của Nhà nước và các nguồn vốn vay khác, trực tiếp tổ chức trồng mới cây lâu năm, sau đó thực hiện giao khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

c. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước quy hoạch giao đất để trồng cây lâu năm trên đất trống, đồi núi trọc nhưng việc trồng mới có khó khăn thì doanh nghiệp Nhà nước có thể cho nhận vốn vay của Nhà nước hoặc các nguồn vốn vay khác để cùng các hộ gia đình, cá dân tổ chức trồng cây lâu năm trên đất đó, khi trồng xong doanh nghiệp Nhà nước giao khoán lại vườn cây cho hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán vườn cây phải hoàn trả lại vốn của doanh nghiệp đã đầu tư theo hợp đồng;

3/ Thời hạn giao khoán là 50 năm, thực hiện như sau:

a. Khi hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây mà thời hạn giao khoán đất vẫn còn thì Bên nhận khoán được tiếp tục sử dụng diện tích đất đó để sản xuất theo quy hoạch của Bên giao khoán cho đến hết thời hạn giao khoán đất;

b. Khi hết thời hạn giao khoán đất mà vườn cây chưa hết chu kỳ kinh doanh thì Bên nhận khoán được tiếp tục nhận khoán đất hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây.

Điều 10.- Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây hàng năm:

1/ Đất trồng cây hàng năm trong quy hoạch được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ để tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc để sản xuất nông sản hàng hoá cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì việc giao khoán đất gắn với thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn, dịch vụ kỹ thuật và mua sản phẩm theo hợp đồng;

2/ Đất trồng cây hàng năm có diện tích nhỏ, phân tán và đất đồng cỏ cải tạo, đất trồng cỏ không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì giao cho Bên nhận khoán tự đầu và tiêu thụ sản phẩm;

3/ Thời hạn giao khoán là 20 năm.

Điêu 11.- Giao khoán đất lâm nghiệp:

1/ Bên giao khoán xác định diện tích, hiện trạng, vị trí, ranh giới từng lô, khoảnh rừng trên thực địa và bản đồ để giao cho Bên nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo hợp đồng;

2/ Thời hạn giao khoán đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 50 năm; đối với rừng sản xuất thì theo chu kỳ kinh doanh.

Điều 12.- Giao khoán đất lâm nghiệp được quy hoạch cho rừng phòng hộ:

1/ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và xung yếu thì nội dung giao khoán và nhận khoán là: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, và trồng rừng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Hàng năm Nhà nước cấp kinh phí cho Bên giao khoán để trả cho Bên nhận khoán theo hợp đồng;

2/ Đối với rừng phòng hộ môi trường - sinh thái, rừng phòng hộ ven biển (ngăn cát di động, bảo vệ đê biển và chống lở ven biển) hàng năm Nhà nước cấp kinh phí cho Bên giao khoán để trả cho Bên nhận khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng theo hợp đồng.

Điều 13.- Giao khoán đất lâm nghiệp được quy hoạch cho rừng đặc dụng:

1/ Đối với khu vực cần bảo tồn nguyên vẹn, Bên giao khoán chỉ giao khoán cho những hộ gia đình sống xen kẽ trong khu bảo tồn để bảo vệ rừng. Hộ gia đình có trách nhiệm bảo tồn nguyên vẹn diện tích rừng. Hàng năm Nhà nước cấp kinh phí cho Bên giao khoán để trả cho các Bên nhận khoán theo hợp đồng;

2/ Đối với khu vực cần phục hồi sinh thái thì giao cho hộ gia đình để bảo vệ rừng và gây trồng rừng theo hợp đồng.

Điều 14.- Việc giao khoán rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để đầu tư khai thác cảnh quan cho kinh doanh du lịch, văn hóa, nghỉ dưỡng v.v… thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 15.- Giao khoán đất lâm nghiệp được quy hoạch cho rừng sản xuất:

1/ Đối với đất đang có rừng tự nhiên, thực hiện giao và nhận khoán để bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng theo hợp đồng.

2/ Đối với đất trồng rừng:

a. Đất đã trồng rừng do vốn của Nhà nước thì giao khoán đất kết hợp với giao khoán rừng trồng. Bên giao khoán xác định giá trị đã đầu tư để giao khoán; Bên nhận khoán hoàn trả giá trị rừng trồng cho Bên giao khoán theo hợp đồng. Việc xác định giá trị của rừng trồng phải trên nguyên tắc bảo toàn tổng số vốn được Nhà nước giao kết hợp với thực trạng rừng tại thời điểm giao khoán;

b. Đất chưa có rừng mà Bên nhận khoán tự đầu tư vốn hoặc có vốn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để gây trồng, khi rừng đến tuổi khai thác, Bên nhận khoán bán sản phẩm cho Bên giao khoán theo hợp đồng. Trường hợp Bên giao khoán đầu tư vốn thì khi khai thác Bên nhận khoán hoàn trả lại vốn và bán sản phẩm cho Bên giao khoán.

Điều 16.- Giao khoán đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:

1/ Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản do vốn đầu tư từ nguồn của Nhà nước:

a. Bên giao khoán xác định giá trị công trình, vật nuôi trên đất có mặt nước để giao. Bên nhận khoán phải hoàn trả giá trị công trình, vật nuôi cho Bên giao khoán theo hợp đồng. Việc xác định giá trị công trình, vật nuôi phải theo nguyên tắc bảo toàn tổng số vốn Nhà nước giao kết hợp với thực trạng công trình, vật nuôi tại thời điểm giao khoán;

b. Ao, hồ, đầm và mặt nước khác có quy mô nhỏ thực hiện giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng. Thời hạn không quá 20 năm;

c. Ao, hồ, đầm và mặt nước khác có quy mô lớn hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau nếu không giao khoán được cho một hộ gia đình thì có thể giao khoán cho nhóm hộ hoặc tổ chức thích hợp. Thời hạn giao khoán theo hợp đồng;

d. Mặt nước chuyên dùng cho ươm, nuôi con giống đặc sản, giống mới và các công trình sản xuất con giống đòi hỏi kỹ thuật cao và quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng con giống thì giao khoán cho nhóm lao động, hoặc tổ kỹ thuật. Thời hạn giao khoán theo hợp đồng.

2/ Đất có mặt nước, không do vốn đầu tư từ nguồn của Nhà nước thì Bên giao khoán có thể giao khoán bằng hình thức đấu thầu cho hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất kinh doanh theo hợp đồng.

Điều 17.- Các hồ có mặt nước lớn thuộc công trình thủy lợi, thủy điện, ao hồ trong các công viên, các vườn quốc gia kết hợp nuôi trồng thủy sản thì Bộ Thủy sản phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy định bảo vệ công trình, quy định về kỹ thuật, quản lý và sử dụng các công trình đó.

Điều 18.- Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính; Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan theo chức năng, quyền hạn của mình hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy định này.

Bộ trưởng các Bộ Ngông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thủy sản phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành các mẫu hợp đồng khoán.

Điều 19.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện bản Quy định này. Những quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No: 01-CP

Hanoi, January 04, 1995

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON THE ALLOTMENT OF LAND BY STATE-OWNED BUSINESSES FOR AGRICULTURAL PRODUCTION, FORESTRY AND AQUACULTURE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to Item 1, Article 5 of the Ordinance on the Rights and Obligations of the Domestic Organizations with State-Assigned or Leased Land on the 14th of October 1994;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Food Industry, the Minister of Forestry, the Minister of Aquatic Resources, and the General Director of the General Administration of Land,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on the allotment of land by State-owned businesses for agricultural production, forestry and aquaculture.

Article 2.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the President of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

Article 3.- This Decree takes effect as from the 1st of January 1995. All stipulations made earlier which are contrary to this Decree are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON THE ALLOTMENT OF LAND BY STATE-OWNED BUSINESSES FOR AGRICULTURAL PRODUCTION, FORESTRY AND AQUACULTURE
(issued together with Decree No. 1-CP on the 4th of January, 1995 of the Government)

Article 1.-

1. The State-owned businesses to carry out the allotment of land stipulated by this Regulation are State-owned farms, State-owned forestry stations, companies, enterprises, centers, stations and farms engaged directly in agricultural production, forestry and aquaculture.

2. The managing boards of protection forests and forests of special use, and the armed forces units to which the State allots land for forestry, are also allowed to allot land.

The organizations mentioned at Item 1 and Item 2 of this Article are referred to as the land-allotting side.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Farm land for planting perennial trees;

2. Farm land for planting seasonal crops;

3. Forest land (protection forests, forests of special use, productive forests, and waste land planned for afforestation);

4. Water surface for aquaculture.

Article 3.- The land-receiving side mentioned in this Regulation include the following in the order of priority:

1. Those households and individuals who are public employees working for the land-allotting side. Land may be allotted to a group of households if so required by the land-allotting side for production management;

2. Those households and individuals who once worked for the businesses, but who have retired, or resigned for health reasons, or who have been paid off, and members of their families who have reached working age and want to receive land for production;

3. The households and individuals who reside legally in the locality, and are so certified by the People's Committees of communes, wards and towns;

4. The organizations, households and individuals from other localities who invest in production as planned by the land-allotting side.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The land fund which the authorized State agency has decided to give to the land-allotting side to use for agricultural production, forestry and aquaculture;

2. Feasible projects or investment projects already ratified by the authorized level;

3. Capital and labor of the land-receiving side;

4. State investment and capital subsidy policies, and relevant labor-social policies.

Article 5.- The principles for allotment and reception of land:

1. Ensuring the interests of both the land-allotting side and the land-receiving side;

2. Allotting land on stable, long-term plan, and on feasible projects or investment projects;

3. Land is allotted together with the trees planted, animals bred and other property on it;

4. The allotment and reception of land must be carried out under contract. A contract between the land-allotting side and the land-receiving side must specify the economic contents, the rights and obligations of each side, and their commitments to ensure proper implementation of the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The land allotment dossier includes:

a/ An application for receiving land;

b/ A land-allotting contract;

c/ A photocopy of the map or sketch of the plot of land allotted;

d/ Papers recording the allotment and reception of land, trees planted (including industrial plants), animals bred, and other property on it;

e/ Other papers and supplements concerning the allotment of land (if any).

2. The dossier on the allotment of land for agricultural production and aquaculture shall be made in duplicate, one copy for the land-allotting side and one copy for the land-receiving side; a third copy shall be sent to the People's Committee of the Commune which has the forest land in case of allotment of forest land.

Article 7.- The obligations and rights of the land-allotting side:

1. The obligations of the land-allotting side:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Carrying out activities in support of agricultural production, forestry, fisheries, the processing and marketing of products, and the provision of capital as stipulated by the State Bank, in order to create favorable conditions and environment for the land-receiving side to take the initiative in production;

c/ Implementing policies on investment, labor support and protection, and social insurance as stipulated by law;

d/ Compensating the land-receiving side for any losses that may be caused by violations of the contract.

2. The rights of the land-allotting side:

a/ Guiding and checking the implementation of the contract on land allotment in accordance with the land law;

b/ If the land-receiving side violates the contract, the land-allotting side considering the seriousness of the violation shall decide the amount of compensation for losses, or annul the contract, and shall have to take responsibility for such decision.

Article 8.- The rights and obligations of the land-receiving side:

1. The rights of the land-receiving side:

a/ Undertaking production on the lot of land allotted, and enjoying the results of their labor and investment on it as contracted. They can conduct inter-cropping and animal breeding as contracted, and are entitled to all the by-products therefrom;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ They can take back or get compensation from the land-allotting side for their investment on the lot of land allotted, in case they move to another place, take up another occupation, or can not longer work the land; or when the land-allotting side wants to take back part or the whole of the lot to use for another purpose, which has been approved by the authorized State agency;

d/ When the land-allotting side violates the contract, the land-receiving side shall be compensated for any damage resulting therefrom, or they can cancel the contract, depending on the seriousness of the violation by the land-allotting side;

e/ In case of natural disasters or mishaps, they shall be considered for exemption or reduction of fees paid to the land-allotting side as stipulated by law;

f/ When the recipient of land dies, the representative of the household members shall continue to carry out the contract till the expiry date.

In case the land-receiving household has no member capable of continuing to carry out the contract, the land-allotting side shall take back the land and allot it to another person; compensate the heir for the value of property already invested in the land when the land-receiving contractor dies; if the land-receiving side has no heir, the compensations shall be paid to the production development fund of the land-allotting side.

2. The obligations of the land-receiving side:

a/ Paying to the land-allotting side:

Land tax for the land allotted; the value of trees planted, forest trees, animals bred and facilities in direct service of production on the land and water surface allotted, in which the land-allotting side has invested as contracted; social insurance and medical insurance from welfare fund as stipulated by the State;

b/ Repaying to the land-allotting side the loans in money or materials, or the services provided in advance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Using the land for the right purpose in accordance with the plan of the land-allotting side, improving and fertilizing the land, and keeping it from deterioration;

e/ Observing the stipulation on preventing and fighting pest and diseases for plants, animals, forest trees, preventing and fighting forest fire. Protecting the resources of land, water, architectural structures and the ecology.

f/ Paying compensations to the land-allotting side for any violation of the contract that causes damage;

g/ Returning the land when the authorized State agency decides to take it back as stipulated by law.

Article 9.- Allotting farm land planted with perennial trees:

1. To combine the allotment of land with allotment of orchards if the land has already been planted with perennial trees from the State's investment capital; the land-allotting side must properly assess the value already invested in the orchard in order to contract the land according to the production cycle of the trees; the land-receiving side must return the full value of the orchard to the land-allotting side as contracted.

The assessment of the value of the orchard must be based on the principle of preserving the total amount of capital granted by the State, and assessing the real value of the orchard at the time of its allotment.

2. With regard to land of newly planted perennial trees:

a/ The land-allotting side may re-lend the capital granted by the State and other sources of capital to the land-receiving side for the planting of perennial trees on the land allotted. The land-receiving side must return all the loans to the land-allotting side as contracted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ In case the farmer households and individuals are allotted cultivable land or barren hills to plant perennial trees, but they are in financial difficulty in the new planting, then the State-owned businesses may obtain the capital granted by the State and other sources of capital, and together with the farmer households and individuals, organize the planting of perennial trees on that land; after planting trees, the State-owned businesses shall allot the orchards to the households and individuals. The households and individuals who receive such orchards must return the capital invested by the businesses as contracted.

3. The term of the land-allotment contract is 50 years, to be effected as follows:

a/ When the production cycle of the orchard expires, but the term of the land-allotment contract remains valid, the land-receiving side can continue to use the land for production, in accordance with the plan of the land-allotting side till the expiry of the contract;

b/ When the term of the land-allotment contract expires, but the orchard has not yet completed its harvest cycle, the land-receiving side may continue to use the land till after the harvest cycle of the orchard.

Article 10.- Allotting farm land for planting seasonal crops:

1. With regard to land intended for seasonal crops invested and subsidized by the State to create areas of material supply to the processing industry, or to produce farm products for domestic consumption and export, the allotment of this land must be combined with the implementation of the policy on investment, subsidy, loans, technical services and purchase of products on contract;

2. With regard to small, scattered plots of land for planting seasonal crops, improved pasture and pasture not mentioned at Item 1 of this Article, it shall be allotted to the land-receiving side to invest in production and market the products by themselves;

3. The maturity of land-allotment is 20 years.

Article 11.- Allotting forest land:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The maturity of land allotment is 50 years for protection forests and forests of special use, and must be based on the harvest cycle for production forests.

Article 12.- Allotting planned forest land for protection forests:

1. With regard to very vital and vital headwater forests, they are allotted for protection, tending and reforestation according to a plan ratified by the authorized level;

Every year, the State allocates funds for the land-allotting side to pay to the land-receiving side as contracted.

2. With regard to forests for environmental-ecological protection and coastal protection forests (to prevent sand encroachment, protect sea dykes and prevent coastal erosion), every year the State allocates funds for the land-allotting side to pay to the land-receiving side to protect forests and reforest as contracted.

Article 13.- Allotting planned forest land for forests of special use:

1. With regard to areas which should be preserved, the land-allotting side shall allot them only to those households living within the preserves for protection. These households shall have to preserve the full area of forest allotted to them. Every year, the State allocates funds for the land-allotting side to pay to the land-receiving side as contracted;

2. With regard to those areas which should be restored ecologically, they shall be allotted to the households for protecting and regreening as contracted.

Article 14.- The allotment of protection forests and forests of special use to serve tourist, cultural, rest and recreation activities, etc., shall be carried out according to the Government's separate regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. With regard to land covered by natural forests, it shall be allotted and received for protection and restoration as contracted;

2. With regard to land for afforestation:

a/ With regard to land planted with trees with State capital, both the land and forest shall be allotted. The land-allotting side shall assess the value of the investment made before the allotment; the land-receiving side shall return the value of the forest planted to the land-allotting side as contracted. The assessment of the value of the forest planted must be based on the principle of preserving the total amount of capital invested by the State and the real state of the forest at the time of its allotment;

b/ With regard to the land without forest, if the land-receiving side reforests it with their own investment capital or with subsidies from the State, and when the forest becomes productive, the land-receiving side must sell their products to the land-allotting side as contracted. In case the land-allotting side makes their own investment, and when the forest becomes productive, the land-receiving side must return the capital invested and sell the products to the land-allotting side.

Article 16.- Allotting land with water surface for aquaculture:

1. With regard to land with water surface for aquaculture invested by the State:

a/ The land-allotting side shall assess the value of the project and aquaproducts raised in it before allotting it. The land-receiving side must return the value of the project and aquaproducts raised to the land-allotting side as contracted. The assessment of the value of the project and aquaproducts must be based on the principle of preserving the total amount of capital invested by the State together with the real state of the project and aquaproducts at the time of the allotment;

b/ Ponds, lakes, swamps and other water surface of small scale shall be allotted to households and individuals on contract. The maturity of allotment shall not exceed 20 years;

c/ With regard to ponds, lakes, swamps and other water surface of large scale or closely connected to each other, if they cannot be allotted to one household, they may be allotted to a group of households or a suitable organization. The maturity of allotment shall be agreed upon by contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to land with water surface not invested with State capital, the land-allotting side can open a bidding for it among households, groups of households, organizations or individuals to organize production on contract.

Article 17.- With regard to large lakes belonging to irrigation or hydro-electric power works, and ponds and lakes in parks and national gardens which are also used for aquaculture, the Ministry of Water Resources shall cooperate with the other ministries and branches concerned to give guidance on the raising, exploitation and protection of aquaproducts, and on environmental protection, in conformity with the stipulations for protection of those projects and the stipulations for their technical maintenance and use.

Article 18.- The Minister of Agriculture and Food Industry, the Minister of Forestry, the Minister of Water Resources, the Director General of the General Administration of Land, the Heads of the ministerial-level agencies, and the Heads of the agencies attached to the Government concerned shall, in furtherance of their function and powers, guide and supervise the implementation of this Regulation.

The Minister of Agriculture and Food Industry, the Minister of Forestry, and the Minister of Water Resources shall cooperate with the Minister of Finance in promulgating regulation development fund, welfare fund, production insurance and management cost fund.

The Minister of Agriculture and Food Industry, the Minister of Forestry and the Minister of Water Resources shall cooperate with the Minister of Justice to issue models of contracts on land allotment.

Article 19.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to organize the implementation of this Regulation. All stipulations made earlier which are contrary to this Regulation are now annulled.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 ban hành bản quy định giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


48.607

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.127.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!