Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 70/KH-UBND 2020 phát động phong trào thi đua Dân vận khéo tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 70/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Ngọc Dũng
Ngày ban hành: 04/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 03/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; Công văn số 4156-CV/TU ngày 03/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện công tác dân vận năm 2020 với chủ đề "Năm Dân vận khéo" trọng tâm là dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước; Kế hoạch số 120-KH/BDVTU-BCSĐUBND ngày 15/01/2020 giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Cán sự đảng UBND tỉnh về phối hợp thực hiện công tác dân vận năm 2020;

Để nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước; đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tạo sự chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vvai trò, vị trí và tm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay nhằm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong cơ quan hành chính nhà nước, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

b) Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ tinh thần quyết tâm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác dân vận nói chung và phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

c) Xây dựng, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” để nhân rộng, phát triển những mô hình tích cực; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm tuyên truyền, nhân rộng tạo sự lan tỏa trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Phong trào thi đua phải gắn với thực tiễn, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính tham gia thường xuyên, có chất lượng tạo động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

b) Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: “Quảng Ngãi chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Quảng Ngãi chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi;...

c) Những mô hình, điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải đảm bảo tính trung thực, bền vững, có sức lan tỏa và khả năng nhân rộng.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Đối tượng thực hiện

a) Tập thể: Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương).

b) Cá nhân: Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức, viên chức).

2. Nội dung phong trào thi đua

a) Đối với tập thể

Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở chức năng, nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” và chọn lựa các nội dung xây dựng mô hình dân vận cụ thể để thực hiện với các nội dung cơ bản sau đây:

- Vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tham gia đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, hiến đất làm nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn,...; tham gia bảo vệ môi trường, "Nói không với rác thải nhựa"; xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng xã, thôn, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa.

- Vận động tham gia các phong trào phát triển kinh tế; ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; xây dựng các mô hình hợp tác phát triển sản xuất, câu lạc bộ, các loại quỹ hỗ trợ nhằm giúp nhau ổn định, phát triển cuộc sống; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; tổ chức phát động các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo...

- Vận động xã hội hóa giáo dục, y tế, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm; xây dựng phong trào thi đua trong học tập, rèn luyện; xây dựng “gia đình hiếu học”, xây dựng xã hội học tập, vận động học sinh không bỏ học.

- Vận động đẩy mạnh xã hội hóa công tác nhân đạo, từ thiện, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng; chăm sóc gia đình chính sách, người nghèo, người neo đơn, cơ nhỡ, người cao tuổi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam. Xây dựng các mô hình trong việc vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo theo phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”.

- Tham gia vận động nhân dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư khi thực hiện các dự án gặp phải khó khăn, vướng mắc. Giải quyết tốt các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân, người lao động, không để xảy ra “điểm nóng”; vận động nhân dân cùng tham gia giải quyết những vấn đề tồn đọng lâu ngày chưa giải quyết được.

- Xây dựng các mô hình trong vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn, khu dân cư không có tệ nạn xã hội. Phát triển các loại hình tự quản, xây dựng ý thức tự quản trong cộng đồng dân cư, đơn vị. Vận động ngư dân chấm dứt hoạt động khai thác thủy hải sản trái phép.

- Vận động và phát huy vai trò của nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước

- Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Đẩy mạnh dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành. Tập trung giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị của nhân dân liên quan đến các lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, an ninh trật tự,...

- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, vì nhân dân phục vụ, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

b) Đối với cá nhân

- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính nhà nước hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” theo Kế hoạch này và Kế hoạch do cơ quan, đơn vị, địa phương mình phát động, gắn với nâng cao đạo đức, trách nhiệm công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”.

- Cán bộ, công chức, viên chức xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và chức trách, nhiệm vụ được giao, thường xuyên nghiên cứu để có những sáng kiến hay, cách làm sáng tạo trong thực hiện cải cách hành chính, trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân nhằm thực hiện công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước đạt hiệu quả cao.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch này và tình hình thực tiễn, xây dựng kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; phát động và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” một cách thiết thực và đạt được kết quả cao nhất.

2. Các cơ quan thông tấn, báo chí, các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công tác dân vận; mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở, nhằm tuyên truyền, cổ vũ các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”; kịp thời phát hiện biểu dương, nhân rộng những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, cách làm sáng tạo, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

3. Chủ động đăng ký và xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp; nhất là các mô hình trong cải cách hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức, công dân; mỗi bộ phận, đơn vị thuộc khối hành chính, sự nghiệp từ tỉnh đến cơ sở xây dựng hoặc nhân rộng ít nhất 01 mô hình “Dân vận khéo” trong việc thực thi nhiệm vụ liên quan đến người dân của cơ quan đơn vị mình, kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua để khen thưởng.

IV. TIÊU CHUẨN THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

1. Tiêu chuẩn thi đua

a) Đối với tập thể

- Là tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và lập được thành tích xuất sắc, được bình xét trong phong trào thi đua.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dân vận theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy và các kế hoạch của tỉnh đã ban hành.

- Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; trong đó phải xây dựng được ít nhất một mô hình "Dân vận khéo" trong thực thi nhiệm vụ liên quan đến người dân của cơ quan, đơn vị, địa phương, được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận mô hình đã được triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tế và có thể nhân rộng.

- Cơ quan, đơn vị được đánh giá, xếp loại kết quả công tác dân vận hàng năm đạt mức hoàn thành xuất sắc theo Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy định tiêu chí, cách đánh giá, xếp loại công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và hướng dẫn của Ban Dân vận Tỉnh ủy.

b) Đối với cá nhân

- Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và lập được thành tích xuất sắc, được bình xét trong phong trào thi đua.

- Có thành tích xuất sắc trong tham mưu, thực hiện công tác dân vận và trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng hoặc đề xuất xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình “Dân vận khéo”, được cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận; có sáng kiến hay, cách làm sáng tạo, tác dụng tốt, có sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, địa phương về “Dân vận khéo”.

2. Hình thức khen thưởng

- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét, kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với tổng kết phong trào thi đua năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ xét, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân thật tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại khoản 1 mục IV Kế hoạch này.

3. Hồ sơ, thủ tục trình khen thưởng

Hồ sơ, thủ tục thực hiện theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định hiện hành, đồng thời theo hướng dẫn của Ban Dân vận Tỉnh ủy về biểu dương, khen thưởng các mô hình, điển hình "Dân vận khéo". Hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng gửi đến Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo”, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc theo quy định.

2. Sở Nội vụ phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xét chọn những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Ban Dân vận Trung ương;
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP, P.HCTC, CBTH;
- Lưu: VT, NC242.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 70/KH-UBND ngày 04/06/2020 về phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.084

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.43.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!