Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 372/KH-UBND 2021 đào tạo nhân lực y tế Đồng Tháp 2021 2025

Số hiệu: 372/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 27/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 372/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Phụ lục I kèm theo), Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nhân lực y tế giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

A. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU

Giai đoạn 2016 - 2020, Đồng Tháp đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao các chỉ số nhân lực y tế, số lượng và trình độ nguồn nhân lực ngành Y tế tăng nhanh. Hiện, tổng số công chức, viên chức và người lao động của ngành Y tế đạt 6.556 người, tỷ lệ bác sĩ /vạn dân là: 9 (kế hoạch là 8)(1); tỷ lệ dược sỹ đại học/vạn dân là: 3,87 (kế hoạch là 1,2)(2); tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân là 14,11. Trên 50% số lượng bác sĩ đang làm việc tại ngành Y tế tỉnh được đào tạo theo địa chỉ sử dụng, trong đó 75% được đào tạo tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; 88% số sinh viên được đào tạo theo địa chỉ sử dụng về công tác lâu dài tại tỉnh Đồng Tháp.

(Chi tiết Phụ lục II kèm theo)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

- Công tác phát triển nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, góp phần củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; chất lượng đội ngũ cán bộ y tế và công tác khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Các chỉ số nhân lực y tế cơ bản, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, 100% số trạm y tế xã có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, cán bộ phụ trách công tác dược và nhân viên y tế ấp hoạt động…

- Công tác đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ đạt nhiều kết quả tích cực, 88% số sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại các cơ sở y tế trong Tỉnh, qua đó bổ sung thêm nhân lực y tế trẻ, chất lượng (đặc biệt là bác sĩ) để kế thừa cán bộ y tế lớn tuổi, sắp nghỉ hưu trong thời gian tới.

2. Tồn tại, hạn chế

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng, số lượng viên chức qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng khá nhiều, nhưng nhìn chung các viên chức còn thiếu kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước, quản lý chuyên ngành, kỹ năng tác nghiệp…

- Tình trạng bác sĩ tốt nghiệp theo hình thức đặt hàng đào tạo không chấp hành sự phân công, xin nghỉ việc, yêu cầu bồi thường để chấm dứt hợp đồng ngày càng có chiều hướng tăng.

- Một số đơn vị cử viên chức đi đào tạo chưa định hướng theo quy hoạch phát triển của đơn vị, quy hoạch bố trí sau đào tạo chưa theo thực tế, chưa cân đối tốt số lượng viên chức đào tạo và định hướng chuyên ngành cần đào tạo theo vị trí việc làm.

- Môi trường phát triển; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y tế hấp, không tương xứng với thời gian học tập, lao động trong điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở tuyến cơ sở.

- Chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực y tế giữa khu vực điều trị và dự phòng, giữa các chuyên ngành, giữa tỉnh và huyện, thành thị và nông thôn, đặc biệt tuyến cơ sở; cơ hội tham gia học tập và đãi ngộ đối với nhân lực y tế dự phòng còn hạn chế.

B. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực y tế có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao; sẵn sàng kế thừa và phát huy thành quả tích cực đạt được.

- Tạo nguồn nhân lực y tế cho giai đoạn tiếp theo, hướng tới mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

Nâng cao các chỉ số nhân lực y tế cơ bản, phấn đấu đạt mục tiêu của Bộ Y tế và theo Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025:

- Số Bác sĩ/1 vạn dân toàn tỉnh đến năm 2025 là 11.

- Số Dược sĩ đại học (DSĐH)/1 vạn dân toàn tỉnh đến năm 2025 là ≥ 3,04

- Tỷ lệ Điều dưỡng/1 vạn dân công lập đến năm 2025 là 15.

3. Nhu cầu đào tạo, bổ sung nhân lực y tế

- Dân số đến năm 2025 ước đạt là 1.605.000 người.

- Giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm có 34 Bác sĩ, 01 Dược sĩ và 05 cử nhân y nghỉ hưu.

- Để đạt mục tiêu đến năm 2025, dự kiến phải bổ sung: Bác sĩ là 336 người; dược sĩ đại học là 10 người; điều dưỡng là 351 người.

(Chi tiết Phụ lục III kèm theo)

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung

- Tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế; tạo sự chuyển biến nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người thầy thuốc, vì người bệnh mà phục vụ. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Tạo dựng hình ảnh người cán bộ Y tế “Đất Sen hồng”, qua đó thu hút sinh viên y khoa đến làm việc tại tỉnh.

- Đẩy mạnh liên kết đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao năng lực cho các tuyến, áp dụng khoa học - công nghệ vào công tác khám, chữa bệnh như hệ thống Hội chẩn y tế từ xa tại các bệnh viện, hệ thống thông tin quản lý ngành Y tế...; tiếp tục phát huy hiệu quả quy chế phối hợp giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, trong việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế trong công tác khám, chữa bệnh.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện tốt nhiệm vụ, phát huy được khả năng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng cơ chế đãi ngộ để thu hút, “giữ chân” cán bộ có chuyên môn giỏi; tạo điều kiện tối đa để bác sĩ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với đơn vị, chính sách đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong, giải phẫu bệnh.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm, phù hợp với sự biến động về nhân lực y tế và yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ sở y tế; từng bước giải quyết sự thiếu hụt về bác sĩ chuyên khoa thuộc 6 chuyên ngành ưu tiên sau đây: Ung thư, tim mạch, chỉnh hình, nhi khoa và truyền nhiễm và bác sĩ gia đình.

- Xây dựng Đơn nguyên thực hành tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên y khoa đến thực hành tại các cơ sở y tế; vận hành mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân.

- Tiếp tục Ký kết hợp tác toàn diện với các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp, các hội Y tế công cộng, hội Y học… và các cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín khác để đặt hàng tổ chức các hoạt động y tế, đào tạo bổ sung nhân lực y tế cho tỉnh, nhất là đào tạo trình độ đại học, sau đại học các lĩnh vực chuyên sâu; đào tạo bác sĩ đa khoa ngành hiếm để bổ sung nguồn lực cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại huyện, thành phố. Mời các chuyên gia giỏi tổ chức Hội thảo khoa học; cập nhật, bồi dưỡng kiến thức tại chỗ; chuyển giao kỹ thuật thông qua Đề án Bệnh viện vệ tinh.

- Ưu tiên đào tạo liên tục và đào tạo đặt hàng theo nhu cầu xã hội nhằm tăng cường số lượng bác sĩ chuyên khoa tại tuyến cơ sở, nhất là đối với bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Trên cơ sở đó, gia tăng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa ngay tại huyện, thành phố.

- Khuyến khích và hỗ trợ người theo học các ngành học và bậc học ưu tiên theo các định hướng phát triển, cũng như một số chuyên ngành hiếm. Đào tạo một số lĩnh vực như chuyên ngành chăm sóc dựa vào cộng đồng, y học phục hồi chức năng và một số chuyên ngành Y tế dự phòng và Y tế công cộng.

3. Chế độ, chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ cán bộ

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo như: Học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập trung; tăng thêm độ tuổi cử đi học sau đại học đối với ngành y tế (do tăng tuổi nghỉ hưu; phải có người thay thế phụ trách công việc mới cử đi học).

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách thu hút sinh viên đào tạo chính qui, chế độ đãi ngộ cán bộ y tế hợp lý để an tâm làm tốt công việc. Trong đó, tập trung tạo cơ hội tham gia học tập, nâng cao trình độ; cơ hội phát triển…, nhất là khu vực nông thôn, địa bàn khó khăn.

- Tiếp tục vận động các bác sĩ đã nghỉ hưu tiếp tục tham gia làm việc nhằm phát huy năng lực chuyên môn, kinh nghiệm khám chữa bệnh, đồng thời truyền thụ, dẫn đắt cho nhóm bác sĩ mới; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở y tế trong việc hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt của viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng… từ nguồn thu sự nghiệp, hạn chế phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách Tỉnh.

4. Tăng cường nhân lực khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở

- Rà soát và điều chỉnh về chức năng, phạm vi thực hành của cán bộ y tế, nhất là bác sĩ công tác tại tuyến xã; kiện toàn đội ngũ y tế cơ sở, thúc đẩy mô hình bác sĩ gia đình tại cơ sở.

- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh theo Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/3013 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó tăng cường nhân lực khám chữa bệnh cho tuyến cơ sở, đồng thời góp phần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tuyến dưới.

- Phát triển nhân lực y học cổ truyền, Y tế công cộng và Y học dự phòng trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu để có định hướng phát huy vai trò tích cực của nguồn nhân lực này.

- Tăng cường tuyển dụng điều dưỡng, hộ sinh cho các cơ sở y tế, nhất là các đơn vị tự chủ về tài chính.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến tổng kinh phí đào tạo: 44.845 triệu đồng (Chi tiết Phụ lục IV kèm theo)

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề được giao hằng năm của Sở Y tế.

* Lưu ý: Nội dung chi và mức chi cho công tác đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Căn cứ Kế hoạch này, hằng năm xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể để triển khai thực hiện; thực hiện xét chọn viên chức cử đi đào tạo công khai, minh bạch và đúng quy định; tranh thủ kinh phí đào tạo từ các dự án, các nguồn tài trợ, lồng ghép thực hiện đào tạo nhân lực y tế.

- Tổ chức quản lý, đánh giá kết quả thực hiện đào tạo hằng năm, báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ sở y tế trực thuộc cử viên chức tham gia đào tạo trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu nhân lực của đơn vị; hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt của viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng… từ nguồn thu sự nghiệp, hạn chế phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách Tỉnh.

2. Sở Giáo dục và đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền, phổ biến chính sách đào tạo sinh viên chính qui theo nhu cầu xã hội của ngành Y tế cho học sinh tốt nghiệp phổ thông biết, tham gia.

3. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh xét chọn, cử nhân lực y tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng; rà soát, điều chỉnh Quy chế đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trong nước đối với nhân lực ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp phù hợp với tình hình thực tế.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch hằng năm; hướng dẫn việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo nhân lực y tế giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về Sở Y tế để phối hợp giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Sở Y tế tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Như Mục IV;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC I

CÁC VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG, TỈNH ỦY VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 372/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

I. CÁC VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG

1. Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

2. Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

3. Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

II. CÁC VĂN BẢN CỦA TỈNH UỶ, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

1. Chương trình hành động số 59-CTr/TU ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa X thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh thực nhiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

3. Nghị quyết số 116/2013/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh ban hành Quy định hỗ trợ học phí đào tạo cho viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế.

4. Nghị quyết số 207/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

 

PHỤ LỤC II

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 372/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

1. Nhân lực cán bộ y tế của các cơ sở y tế công lập

Hệ

Năm 2015

Năm 2020

Điều trị

Dự phòng

Tổng cộng

Điều trị

Dự phòng

Tổng cộng

Tổng số CBYT

4.807

1.096

5.903

5.466

1.090

6.556

Sau ĐH

Y

346

151

497

445

75

520

Dược

15

5

20

40

5

45

Khác

11

4

15

59

27

86

ĐH - CĐ

Y

430

244

674

1.030

188

1.218

Dược

63

36

99

222

87

309

Khác

235

87

322

814

153

967

Trung học

Y

2.442

313

2.755

1.521

374

1.895

Dược

482

89

571

286

51

337

Khác

447

101

548

801

82

883

Khác

336

66

402

248

48

296

* Ghi chú:

- Y (ĐK, RHM, YHCT, DP, YTCC, NHS, ĐD, KTY): trong đó sau ĐH Y: 252/1738

- Dược sĩ sau ĐH: 45; Dược sĩ ĐH: 80, Dược sĩ CĐ và TH : 566.

2. Nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý từ phó - trưởng phòng, khoa trở lên của các cơ sở y tế công lập

Hệ

Năm 2015

Năm 2020

Hệ điều trị

Hệ dự phòng

Tổng cộng

Hệ điều trị

Hệ dự phòng

Tổng cộng

CB lãnh đạo, quản lý hiện có (chung)

662

261

923

725

263

988

CB lãnh đạo, quản lý hiện có trình độ sau ĐH

278

69

347

360

102

462

Tỷ lệ %

41,99

26,43

37,59

49,65

38,78

46,76

3. Nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý từ phó - trưởng phòng, khoa trở lên có trình độ sau đại học của các cơ sở y tế công lập

Chức danh

Năm 2015

Năm 2020

Hệ điều trị

Hệ dự phòng

Hệ điều trị

Hệ dự phòng

Tiến sĩ Bác sĩ

2

1

2

-

Thạc sĩ Bác sĩ

12

1

16

2

Bác sĩ CK II

38

5

54

6

Bác sĩ CK I

193

47

219

53

Tiến sĩ Dược

-

-

-

-

Thạc sĩ dược

2

1

3

1

Dược sĩ CK II

-

-

2

1

Dược sĩ CK I

9

1

20

2

Thạc sĩ Điều dưỡng

2

-

-

-

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV…)

20

13

45

28

Tổng cộng

278

69

361

93

4. Số liệu 5 năm học sinh phổ thông trúng tuyển vào các trường Đại học Y - Dược về nhận công tác tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Đồng Tháp sau tốt nghiệp

Năm

Bác sĩ

Dược sĩ

Cử nhân y

2021

62

4

-

2022

84

1

-

2023

62

-

4

2024

71

-

2

2025

71

1

-

Tổng cộng

350

6

6

5. Cử đi đào tạo đại học từ năm 2016 - 2020 (chưa tốt nghiệp)

Nội dung

Cử đi đào tạo từ 2016 - 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

Bác sĩ

84

115

97

95

92

483

Chính quy Đ/C

84

62

71

71

67

355

Liên thông Đ/C

-

30

17

18

22

87

Liên thông

-

23

9

6

3

41

Dược sĩ

-

3

-

-

1

4

Chính quy Đ/C

-

1

-

-

1

2

Liên thông Đ/C

-

-

-

-

-

-

Liên thông

-

2

-

-

-

2

Cử nhân y

-

26

4

8

8

46

Chính quy Đ/C

-

-

-

4

2

6

Liên thông Đ/C

-

9

-

-

-

9

Liên thông

-

17

4

4

6

31

Tổng cộng

84

114

101

103

101

533

6. Đang đào tạo sau đại học

Stt

Nội dung

2019

2020

Tổng

1

Bác sĩ CK I

37

50

87

2

Dược sĩ CKI

6

2

8

3

Bác sĩ CK II

11

3

14

4

Dược sĩ CKII

2

-

2

5

Thạc sĩ

16

6

22

6

Tiến sĩ

-

-

-

Tổng cộng

72

61

133

 

PHỤ LỤC III

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỔ SUNG NHÂN LỰC Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số: 372/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

I. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Dự báo nhu cầu đến năm 2025 số lượng cán bộ đại học cần bổ sung là 256, hiện đang cử đào tạo đại học từ năm 2016 - 2020 (tốt nghiệp giai đoạn 2021 - 2025) là 533 người tốt nghiệp đại học gồm: Bác sĩ: 391/483 người đang học (còn 92 người tốt nghiệp vào năm 2026); DSĐH: 03/04 người đang học; Cử nhân Y: 38/46 người đang học.

Tỷ lệ bác sĩ hệ chính qui đào tạo theo địa chỉ sử dụng xin nghỉ việc, bồi thường kinh phí đào tạo giai đoạn 2015 - 2020 là 19,7%. Dự kiến tỷ lệ bình quân xin nghỉ việc, bồi thường kinh phí đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 tăng (do tự túc kinh phí đào tạo) là 25%.

Để bổ sung nguồn CBYT giai đoạn 2026 - 2030 và các năm tiếp theo, cần tiếp tục ban hành Kế hoạch cử đi đào tạo đại học theo từng năm giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:

1. Nhu cầu đến năm 2025

Chức danh

Hiện có 2020

Nhu cầu đến 2025

Dân số

1.600.000

1.605.000

Bác sĩ

1.440

1.776

Bác sĩ/1 vạn dân

9

11

Dược sĩ ĐH

619

10 (bổ sung cho DSĐH công lập nghỉ hưu)

Dược sĩ ĐH/1 vạn dân

3,87

≥ 3,04

Điều dưỡng

2.057

2.087

Điều dưỡng/1 vạn dân (công lập)

12,86

13

2. Số lượng bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân y nghỉ hưu đến năm 2025

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng

Số lượng

Y

36

31

33

45

37

182

Dược

-

3

1

-

3

7

Cử nhân y

8

8

11

10

9

46

Tổng cộng

44

42

45

55

49

235

3. Số lượng cán bộ đại học cần đào tạo bổ sung

Chức danh

Hiện có 2020

Cần bổ sung

Bác sĩ

1.440

246

Dược sĩ ĐH

619

10 (bổ sung cho DSĐH công lập nghỉ hưu)

CĐ, CN Y

2.057

30

 

4. Đang cử đi đào tạo đại học từ năm 2016 - 2020 (tốt nghiệp 2021 - 2025)

Nội dung

Cử đi đào tạo từ 2016 - 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

Bác sĩ

84

115

97

95

92

483

Chính quy Đ/C

84

62

71

71

67

355

Liên thông Đ/C

-

30

17

18

22

87

Liên thông

-

23

9

6

3

41

Dược sĩ

-

3

-

-

1

4

Chính quy Đ/C

-

1

-

-

1

2

Liên thông Đ/C

-

-

-

-

-

-

Liên thông

-

2

-

-

-

2

Cử nhân y

-

26

4

8

8

46

Chính quy Đ/C

-

-

-

4

2

6

Liên thông Đ/C

-

9

-

-

-

9

Liên thông

-

17

4

4

6

31

Tổng cộng

84

114

101

103

101

533

5. Số lượng bác sĩ chính qui nghỉ việc, bồi thường kinh phí đào tạo (từ năm 2015 đến năm 2020)

Ra trường từ năm 2015 đến 2020

Nghỉ việc, bồi thường KPĐT từ 2015 - 2020

Tỷ lệ %

208

41

19,7%

6. Tiếp tục cử đi đào tạo đại học từ năm 2021 - 2025 (bổ sung CBYT cho giai đoạn 2026 - 2030)

Đối tượng

Hiện có 2020

Nhu cầu đến năm 2025

Nghỉ hưu đến 2025

Nghỉ việc năm 2025 (25%)

Ra trường về phục vụ

Cần đào tạo 2021 - 2025 (bổ sung GĐ 2026 - 2030)

Bác sĩ

1.440

1.776

182

98(*)

293

225(**)

Dược sĩ (công lập)

204

214

7

3

0

20

Cử nhân y, ĐH, CĐ (công lập)

2.057

2.087

46

15

31

60

(*): 391 (BS ra trường đến năm 2025) x 25% (nghỉ việc) = 98; còn lại 293.

(**): Nhu cầu đào tạo 2026 - 2030 là 255 bác sĩ do:

- Để đạt tỷ lệ 11 bác sĩ trên vạn dân năm 2025 cần có: 1.776 bác sĩ.

- Số bác sĩ cần bổ sung là: 1.776 - 1.400 (hiện có) = 336 bác sĩ.

- Số bác sĩ ra trường về phục vụ là 293.

- Số BS ra trường bù đắp 182 bác nghỉ hưu còn lại là: 293 - 182 = 121 BS.

- Nhu cầu đào tạo 2026 - 2030 là: 336 (BS cần bổ sung) - 121 (BS ra trường) = 225 BS

7. Cử đi đào tạo đại học theo từng năm giai đoạn 2021 - 2025 để bù đắp cho giai đoạn 2026 - 2030 và các năm tiếp theo

Nội dung

Cử đi đào tạo từ 2021 - 2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

Bác sĩ

45

45

45

45

45

225

Chính quy Đ/C

30

30

30

30

30

150

Liên thông Đ/C

10

10

10

10

10

50

Liên thông

5

5

5

5

5

25

Dược sĩ

4

4

4

4

4

20

Chính quy Đ/C

2

2

2

2

2

10

Liên thông Đ/C

1

1

1

1

1

5

Liên thông

1

1

1

1

1

5

Cử nhân y

12

12

12

12

12

60

Chính quy Đ/C

2

2

2

2

2

10

Liên thông Đ/C

 

 

 

 

 

 

Liên thông

10

10

10

10

10

50

Tổng cộng

61

61

61

61

61

305

II. ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

1. Nhu cầu đào tạo cần bổ sung đến năm 2025 đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ điều trị (dự kiến mỗi năm tăng khoảng 4% x 5 năm = 20%)

Năm 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

CB sau ĐH hiện có/CB LĐ, QL chung

CB sau ĐH cần có/CB LĐ, QL chung

360/725 (49,65%)

505/725 (69,65%)

Bổ sung đào tạo sau đại học đến 2025

145

2. Nhu cầu đào tạo cần bổ sung đến năm 2025 đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ dự phòng (dự kiến mỗi năm tăng khoảng 5% x 5 năm = 25%)

Năm 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

CB sau ĐH hiện có/CB LĐ, QL chung

CB sau ĐH cần có/CB LĐ, QL chung

102/263 (38,78%)

167/263 (63,49%)

Bổ sung đào tạo sau đại học

65

3. Nhu cầu đào tạo sau đại học cán bộ y tế có trình độ đại học không là cán bộ lãnh đạo, quản lý (bao gồm Bác sĩ, Dược sĩ đại học và ngành y khác) là 10% trên tổng số CBLĐQL của hệ điều trị và hệ dự phòng.

Năm 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

Tổng số cán bộ LĐ, QL (hệ điều trị và dự phòng)

Nhu cầu đào tạo sau đại học không là cán bộ LĐ, QL

725 + 263 = 988

988 x 10%

Bổ sung đào tạo sau đại học

99

4. Số lượng cán bộ y tế có trình độ sau đại học nghỉ hưu đến năm 2025

Năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Số lượng

27

28

27

41

30

153

5. Nhu cầu đào tạo sau đại học bổ sung giai đoạn 2021 - 2025

Đối tượng

Giai đoạn 2021 - 2025

Cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ điều trị

145

Cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ dự phòng

66

Đại học không là cán bộ lãnh đạo, quản lý

99

Đào tạo bù đắp cho CB lãnh đạo, quản lý nghỉ hưu

153

Tổng cộng

463

6. Kế hoạch đào tạo sau đại học giai đoạn 2021 - 2025

Chức danh

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Tiến sĩ Bác sĩ

01

01

01

01

01

05

Thạc sĩ Bác sĩ

02

02

02

02

02

10

Bác sĩ CK II

15

15

15

15

15

75

Bác sĩ CK I

40

41

41

41

40

203

Thạc sĩ dược

01

01

01

01

01

05

Dược sĩ CK II

01

01

01

01

01

05

Dược sĩ CK I

05

05

05

05

05

25

Thạc sĩ điều dưỡng

02

02

02

02

02

10

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV…)

25

25

25

25

25

125

Tổng cộng

92

93

93

93

92

463

 

PHỤ LỤC IV

DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 372/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

1. Dự kiến kinh phí đào tạo trình độ đại học

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Loại hình đào tạo

Số lượng đào tạo và kinh phí đào tạo

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Cộng kinh phí từ 2021 - 2025

Năm 2021

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2021

Năm 2022

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2021

Năm 2023

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2021

Năm 2024

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2021

Năm 2025

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2021

1

BÁC SĨ

45

 

 

45

 

 

45

 

 

45

 

 

45

 

 

 

1.1

Chính quy Đ/C

30

35

6.300

30

40

7.200

30

42

7.560

30

44

7.920

30

45

8.100

37.080

1.2

Liên thông Đ/C

10

35

1.400

10

35

2.100

10

35

2.100

10

35

2.100

10

35

2.100

9.800

1.3

Liên thông

5

25

500

5

25

750

5

25

750

5

25

750

5

25

750

3.500

2

DƯỢC SĨ

4

 

 

4

 

 

4

 

 

4

 

 

4

 

 

 

2.1

Chính quy Đ/C

2

35

350

2

40

400

2

42

420

2

44

440

2

45

450

2.060

2.1

Liên thông Đ/C

1

35

140

1

35

140

1

35

140

1

35

140

1

35

140

700

2.1

Liên thông

1

25

100

1

25

100

1

25

100

1

25

100

1

25

100

500

3

Cử Nhân Y ĐH

12

 

 

12

 

 

12

 

 

12

 

 

12

 

 

 

3.1

Chính quy Đ/C

2

25

200

2

25

200

2

25

300

2

25

300

2

25

300

1.300

3.2

Liên thông Đ/C

0

25

-

-

25

-

-

25

-

-

25

-

-

25

-

 

3.3

Liên thông

10

25

1.000

10

25

1.000

10

25

1.500

10

25

1.500

10

25

1.500

6.500

TỔNG CỘNG

61

 

9.990

61

 

11.890

61

 

12.870

61

 

13.250

61

 

13.440

61.440

Ước tính kinh phí đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 (chưa trừ): 61.440 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ bác sĩ hệ chính qui đào tạo theo hệ B (ngành hiếm mỗi năm khoản 10 người): 12.360 triệu đồng

- Hệ liên thông ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo: 13.860 triệu đồng

- Trừ Kinh phí 30% đối tượng liên thông (do đơn vị chi hoặc cá nhân đi học chi trả): 6.330 triệu đồng

Tổng nhu cầu kinh phí đào tạo đại học giai đoạn 2021 - 2025: 26.220 triệu đồng

2. Dự kiến kinh phí đào tạo trình độ sau đại học

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Loại hình đào tạo

Số lượng đào tạo và kinh phí đào tạo

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Cộng kinh phí từ 2021 - 2025

Năm 2021

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2021

Năm 2022

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2022

Năm 2023

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2023

Năm 2024

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2024

Năm 2025

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2025

1

Tiến sĩ Bác sĩ

1

45

135

1

47

141

1

48

144

1

50

150

1

52

156

726

2

Thạc sĩ Bác sĩ

2

35

140

2

37

148

2

39

156

2

41

164

2

43

172

780

3

Bác sĩ CK II

15

40

1.200

15

42

1.260

15

44

1.320

15

46

1.380

15

48

1.440

6.600

4

Bác sĩ CK I

40

35

2.800

41

37

3.034

41

39

3.198

41

41

3.362

40

43

3.440

15.834

6

Thạc sĩ dược

1

35

70

1

37

74

1

39

78

1

41

82

1

43

86

390

7

Dược sĩ CK II

1

40

80

1

42

84

1

44

88

1

46

92

1

48

96

440

8

Dược sĩ CK I

5

35

350

5

37

370

5

39

390

5

41

410

5

43

430

1.950

9

Th sĩ Đ. dưỡng

2

35

140

2

37

148

2

39

156

2

41

164

2

43

172

780

10

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV)

25

35

1.750

25

37

1.850

25

39

1.950

25

41

2.050

25

43

2.150

9.750

TỔNG CỘNG

92

 

6.665

93

 

7.109

93

 

7.480

93

 

7.854

92

 

8.142

37.250

Ước tính kinh phí đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 (chưa trừ): 37.250 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo: 18.625 triệu đồng

- Kinh phí 50% (do đơn vị chi hoặc cá nhân đi học chi trả): 18.625 triệu đồng

Tổng Nhu cầu kinh phí đào tạo sau đại học giai đoạn 2021 - 2025: 18.625 triệu đồng

 



(1) Toàn tỉnh có 1.440 bác sĩ (công lập có 1.242 bác sĩ, tỷ lệ là 7,76; tư nhân có 198 là bác sĩ; tỷ lệ là 1,23).

(2) Toàn tỉnh có 619 dược sỹ đại học (công lập có 204 dược sỹ đại học, tỷ lệ là 1,28; tư nhân có 415 dược sỹ đại học; tỷ lệ là 2,59).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 372/KH-UBND ngày 27/12/2021 về đào tạo nhân lực y tế giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.190

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.212.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!