ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 286/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
THÔNG; RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Kế hoạch số 136/KH-UBND
ngày 01 tháng 6 năm 2021 của UBND Thành phố ban hành Kế hoạch cải cách hành
chính (CCHC) nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Chủ tịch UBND
Thành phố xây dựng Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông; Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện Rà soát, đơn
giản hóa, kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông nhằm đạt hiệu quả cao; công tác kiểm soát thủ tục hành chính (KSTTHC) của
các Sở, ban, ngành thuộc Thành phố và UBND cấp huyện, cấp xã bảo đảm đồng bộ,
thống nhất;
- Kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế,
bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không còn phù hợp. Bảo
đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính và các quy định có liên quan theo thẩm quyền,
tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước;
- Xác định rõ và nâng cao trách nhiệm
của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong
thực hiện công tác KSTTHC của các Sở, ban, ngành thuộc Thành phố và UBND cấp
huyện, cấp xã; nâng cao mức hài lòng của công dân, tổ chức đối với việc giải
quyết TTHC trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu:
- Nội dung các Kế hoạch phải quy định
đầy đủ các nhiệm vụ KSTTHC theo quy định; đồng thời chú trọng các nhiệm vụ trọng
tâm, đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của từng cơ quan, đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng công chức; xác định cụ thể,
trách nhiệm thực hiện, thời hạn thực hiện và kết quả, hiệu quả đạt được.
- Phát huy vai trò phối hợp của các
cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong triển khai kế hoạch; hoạt động kiểm
soát TTHC phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ và có hiệu quả để
nâng cao chất lượng, đảm bảo tính thiết thực và tiết kiệm trong công tác
KSTTHC.
- Hoạt động rà soát, đánh giá thủ tục
hành chính phải được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm; bảo đảm một thủ tục
hành chính được thực hiện là cần thiết, hợp lý, hợp pháp, với chi phí thực hiện
thấp nhất, lợi ích đạt được cao nhất
Ngoài các nội dung rà soát theo Kế hoạch
này, các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã; UBND xã, phường,
thị trấn trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm tổ chức rà soát thủ tục hành chính
thường xuyên theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tăng cường trách nhiệm người đứng
đầu cơ quan trong công tác cải cách TTHC. Trong đó, tập trung vào trách nhiệm
công khai TTHC, giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức, xử lý phản
ánh kiến nghị của công dân, tổ chức về việc giải quyết các TTHC trong lĩnh vực
quản lý của ngành; thực hiện thường xuyên;
2. Thực hiện công khai thủ tục hành
chính tại nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trang
thông tin điện tử của Sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện, cấp xã và các
đơn vị tiếp nhận, giải quyết TTHC thuộc Thành phố; thực hiện thường xuyên;
3. Thường xuyên thực hiện rà soát đơn
giản hóa TTHC để cắt giảm tối đa các loại giấy tờ không cần thiết, tiết kiệm thời
gian, giảm chi phí cho cơ quan, công dân, tổ chức tham gia giải quyết TTHC;
Đơn vị chủ trì triển khai: Văn phòng
UBND Thành phố (Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai);
Thời gian thực hiện: Hàng năm
Đơn vị thực hiện: Sở, cơ quan tương
đương Sở (theo Kế hoạch cụ thể từng năm của Chủ tịch UBND Thành phố);
Kết quả thực hiện: Quyết định của Chủ
tịch UBND Thành phố phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC.
4. Kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục
hành chính và giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố;
Thời gian thực hiện: Hàng năm
Kết quả: Kế hoạch kiểm tra, văn bản
Thông báo kết luận;
Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND Thành
phố
Đơn vị phối hợp: Sở, cơ quan tương
đương Sở; UBND các cấp.
5. Rà soát, tham mưu trình Chủ tịch
UBND Thành phố công bố TTHC; phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của từng cơ quan, đơn vị theo quy định.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên,
hàng năm
Kết quả: Xây dựng và trình Chủ tịch
UBND Thành phố ban hành: Quyết định công bố Danh mục TTHC, Quyết định phê duyệt
quy trình nội bộ;
Đơn vị thực hiện: Sở, cơ quan tương
đương Sở theo lĩnh vực được giao quản lý nhà nước.
6. Thực hiện hiệu quả việc đánh giá tác
động của TTHC được quy định trong dự thảo văn bản QPPPL của UBND Thành phố khi
được giao chủ trì soạn thảo và trong góp ý đối với các dự thảo văn bản QPPL
theo quy định.
Đơn vị thực hiện: Sở, cơ quan tương
đương Sở (nếu được giao xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC)
Đơn vị hướng dẫn, thẩm định: Sở Tư
pháp
7. Các cơ quan, đơn vị thực hiện rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025 ( chi tiết tại Phụ lục
kèm theo, tùy theo thực tế có thể bổ sung lĩnh vực rà soát, đánh giá theo Kế hoạch
hằng năm).
8. Thực hiện tốt cơ chế Một cửa, Một
cửa liên thông:
8.1 Xây dựng 2 - 3 mô hình mẫu “Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại của Thành phố”
trình UBND Thành phố.
Thời gian thực hiện: Quý I, Năm 2022
Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND Thành
phố
Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ và các Sở,
cơ quan tương đương Sở, UBND cấp huyện, cấp xã.
8.2 Xây dựng Nghị quyết của Hội đồng
nhân quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thủ tục hành chính và công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành
chính;
Thời gian thực hiện: Năm 2022
Kết quả: Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân Thành phố.
Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ Thành phố
Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND Thành
phố; Sở Tài chính và các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND cấp huyện.
9. Tiếp nhận, xử lý, hướng dẫn phản
ánh kiến nghị về quy định hành chính, giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm
đúng quy định;
Thời gian thực hiện thực hiện: Thường
xuyên;
Đơn vị thực hiện: Sở, cơ quan tương
đương Sở; UBND cấp huyện, cấp xã;
10. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC:
Bảo đảm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ
thuật, vận hành hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử,
cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 theo các chỉ đạo của Trung ương
và Kế hoạch của Thành phố;
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và truyền
thông;
Đơn vị phối hợp: Sở, cơ quan tương
đương Sở; UBND cấp huyện, cấp xã;
Thời gian thực hiện thực hiện: Năm
2021 và các năm tiếp theo
Kết quả thực hiện: Hệ thống thông tin
Một cửa điện tử, cổng dịch công của Thành phố hoạt động hiệu quả, ổn định; 100%
thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức 3, mức 4 theo quy
định và Kế hoạch.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Trách nhiệm thực hiện Kế hoạch
1. Căn cứ Kế hoạch này các Sở, cơ
quan tương đương Sở; UBND quận, huyện, thị xã xây dựng, ban hành Kế hoạch triển
khai 5 năm, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực
hiện tại đơn vị, trên địa bàn. Triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả. Hàng năm,
trên cơ sở kết thực hiện nhiệm vụ, báo cáo (lồng ghép trong báo cáo kiểm soát
TTHC năm) gửi Văn phòng UBND Thành phố để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố;
2. Văn phòng UBND thành phố Hà Nội:
Làm đầu mối, xem xét, đánh giá chất lượng rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong quá trình triển khai thực
hiện kế hoạch này; thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này; kịp thời
tham mưu cho UBND Thành phố trong công tác kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một
cửa, Một cửa liên thông trên địa bàn; Chủ trì tham mưu cho UBND Thành phố trong
việc kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố.
3. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch,
nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (qua Văn
phòng UBND Thành phố) xem xét, bổ sung Kế hoạch.
4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được
sử dụng từ nguồn ngân sách đã được phê duyệt đối với các hoạt động kiểm soát thủ
tục hành chính trên địa bàn Thành phố. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh
phí phục vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế Một cửa,
Một cửa liên thông theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- UBND Thành phố (để
b/c);
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, Ban, ngành thuộc Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PCVP V.T.Anh, các phòng: KSTTHC, NC, TH, HCTC;
- Lưu: VT, KSTTHC (Đg).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
PHỤ LỤC
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 286/KH-UBND, ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội)
TT
|
Tên
cơ quan, đơn vị
|
Lĩnh
vực rà soát
|
Năm
thực hiện
|
Ghi
chú
|
1
|
Sở Công Thương
|
Công
Thương
|
2025
|
|
2
|
Sở Giao thông vận tải
|
Giao
thông vận tải
|
2022
và 2025
|
|
3
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Giáo
dục và Đào tạo
|
2025
|
|
4
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Kế
hoạch và Đầu tư
|
2024
|
|
5
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Khoa
học và Công nghệ
|
2022
|
|
6
|
Sở Lao động-TB&XH
|
Lao
động-TB&XH
|
2023
và 2025
|
|
7
|
Sở Nội vụ
|
Nội
vụ
|
2023
|
|
8
|
Sở Ngoại vụ
|
Ngoại
vụ
|
2021-2025
|
|
9
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Nông
nghiệp và PTNT
|
2023
|
|
10
|
Sở Quy hoạch- Kiến trúc
|
Quy
hoạch- Kiến trúc
|
2022
|
|
11
|
Sở Tài chính
|
Tài
chính
|
2025
|
|
12
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Tài
nguyên và Môi trường
|
2022
|
|
13
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Thông
tin và Truyền thông
|
2024
|
|
14
|
Sở Tư pháp
|
Tư
pháp
|
2022
và 2023
|
|
15
|
Sở Văn hóa, Thể thao
|
Văn
hóa, Thể thao
|
2023
|
|
16
|
Sở Xây dựng
|
Xây
dựng
|
2022
|
|
17
|
Sở Y tế
|
Y tế
|
2024
|
|
18
|
Ban QL KCN & CX Hà Nội
|
QL
KCN & CX Hà Nội
|
2025
|
|
19
|
Ban Dân tộc
|
Dân
tộc
|
2024
|
|
20
|
Thanh tra Thành phố
|
Thanh
tra
|
2024
|
|
21
|
Sở Du lịch
|
Du lịch
|
2023
|
|
|
Tổng
|
|