ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 256/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP
LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN; GẮN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỚI GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày
24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn
2015-2030; Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định
số 5120/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình phát
triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND Thành phố thực hiện Chương
trình phát triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, UBND thành
phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với
giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục nâng cao nhận thức về pháp
luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống thanh
thiếu niên nhằm xây dựng lối sống “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”,
văn hóa pháp lý trong thanh thiếu niên trên địa bàn Thủ đô. Xây dựng đội ngũ
thanh thiếu niên Thủ đô thành lực lượng tiêu biểu trong cả
nước về tuân thủ, xây dựng và bảo vệ pháp luật; nâng cao hành động, trách nhiệm
của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội các ngành, đoàn thể trong việc
tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu niên.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm, 100% thanh thiếu niên
trong các trường học trên địa bàn Thành phố được phổ biến chính sách pháp luật
trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp
với lứa tuổi của các em như Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Luật Giao thông đường bộ, Luật Thanh niên, Luật Trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường,
Bộ Luật hình sự, Luật Phòng, chống ma túy, Luật An ninh mạng, Bộ Luật lao động,
Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự, pháp luật về chủ quyền biên
giới, hải đảo...
- Hàng năm, 100% cán bộ đoàn tại các
trường học trên địa bàn Thành phố được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật
mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; kiến thức pháp luật trong việc
thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.
- Hàng năm, 80% thanh thiếu niên vi
phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiểu biết, hạn chế tái vi phạm pháp luật và tạo điều kiện hòa nhập tốt với
cộng đồng; thanh thiếu niên tự do, sinh sống tại địa bàn cư trú được tuyên truyền,
phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, đời sống và công
việc của từng đối tượng.
- Hàng năm, ít nhất có 50% sinh viên
đầu khóa các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố được tuyên truyền
quy định pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn
xã hội; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 60%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 80%.
- Hàng năm, có ít nhất 20% thanh thiếu
niên làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số và
tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tại vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ PBGDPL; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 90%, đến
năm 2030 đạt tỷ lệ 100%.
- Hàng năm, có ít nhất 80% thanh thiếu
niên được tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin về chính sách pháp luật
thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông
tin đại chúng; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 90%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ
100%.
3. Yêu cầu
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đối tượng, lứa tuổi;
đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên,
đảm bảo thiết thực, đi vào chiều rộng và chiều sâu, xuất phát từ nhu cầu thực sự
của thanh thiếu niên và gắn với vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên qua phương tiện thông tin đại chúng, ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phát
huy vai trò mạng xã hội và các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Phát huy vai trò các cơ quan truyền
thông, các ngành, đoàn thể; việc phối hợp với Đoàn, Đội, Hội trong hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; Tăng cường lồng ghép phổ biến,
giáo dục pháp luật trong các phong trào, hoạt động Đoàn, Hội, trong chương
trình ngoại khóa cho học sinh, sinh viên;
- Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu
pháp luật cho thanh niên tự do, lao động, thanh niên vi phạm pháp luật, thanh
niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn
cư trú.
- Các nội dung được thực hiện nghiêm
túc, đảm bảo đúng tiến độ, khoa học, khả thi, tận dụng các nguồn lực hiện có;
các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, trùng lắp;
kết hợp với các dự án, chương trình khác đã và đang được triển khai trên địa
bàn Thành phố, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học
tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên trên địa bàn Thủ đô;
Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của
cán bộ Đoàn trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp
hành pháp luật. Khơi dậy tinh thần thi đua học tập, tìm hiểu pháp luật và chấp
hành pháp luật của thanh thiếu niên.
- Phát huy vai trò của cán bộ, giáo
viên trong nhà trường trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
văn hóa với tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên và kỹ năng ứng
xử pháp luật cho học sinh, sinh viên.
- Thực hiện tốt chính sách xã hội
hóa, huy động các nguồn lực, đóng góp của xã hội và ứng dụng có hiệu quả công
nghệ thông tin vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI
DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Đối tượng
- Thanh thiếu niên trong trường học
(học sinh, sinh viên).
- Thanh thiếu niên tự do, sinh sống,
lao động tại địa bàn cư trú.
- Thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm
pháp luật; Thanh niên vi phạm pháp luật; Thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó
khăn; Thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng.
- Thanh niên là công nhân lao động
trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Đoàn thanh niên Thành phố.
- Thanh thiếu niên đô thị.
- Thanh thiếu niên nông thôn, thanh
thiếu niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đoàn viên, thanh niên là cán bộ,
công chức, viên chức trong các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của Thành phố.
- Cán bộ Đoàn.
2. Nội dung
- Tuyên truyền PBGDPL tập trung vào
các quy định pháp luật, chính sách thiết thực, liên quan đến thanh, thiếu niên
tập trung pháp luật về lao động, việc làm; dân sự, hình sự, hôn nhân và gia
đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn
xã hội, ma túy, mại dâm; nghĩa vụ quân sự, bảo vệ môi trường, biển đảo; bạo lực
học đường, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khởi nghiệp, trọng dụng nhân
tài, pháp luật về tiếp cận thông tin, an ninh mạng...phù hợp với từng đối tượng,
lứa tuổi.
- Tuyên truyền các chính sách, pháp
luật trong thanh thiếu niên trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản liên quan,
tác động đến đối tượng thanh thiếu niên.
- Tuyên truyền nội dung về lĩnh vực
thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố như cải cách hành chính, phòng, chống
tham nhũng; xây dựng chính quyền đô thị; Luật Thủ đô; quy tắc ứng xử nơi cộng cộng
và những nội dung, vấn đề thanh thiếu niên Thành phố quan tâm.
3. Hình thức
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trực
tiếp hoặc trực tuyến qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các hoạt động
ngoại khóa;
- Lồng ghép tuyên truyền phổ biến,
pháp luật qua các chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
văn hóa cho học sinh, sinh viên;
- Tuyên truyền, phổ biến trên phương
tiện thông tin đại chúng: Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài phát thanh và truyền
hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, Cổng/Trang
thông tin điện tử...;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Tổ chức giới thiệu, nói chuyện
chuyên đề pháp luật;
- Phát hành tài liệu sách hỏi - đáp,
tờ gấp pháp luật cho thanh thiếu niên, video tuyên truyền phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp
vụ cho cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông
qua trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho thanh thiếu niên, phổ biến, giải đáp
pháp luật trực tuyến, sinh hoạt câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật”, các mô
hình tuyên truyền pháp luật tự quản trong cộng đồng dân cư ...;
- Tổ chức phổ biến,
giáo dục pháp luật qua các phiên tòa lưu động; phiên tòa giả định;
- Các hình thức khác.
III. TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN
1. Năm 2022- 2025
- Triển khai Kế hoạch của Thành phố đến
các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã trên
toàn Thành phố.
- Chỉ đạo điểm một số đơn vị trong việc
phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên (quận, huyện, thị xã; phường,
xã, thị trấn), mô hình câu lạc bộ “Pháp luật với thanh niên”, trợ giúp pháp lý,
tư vấn pháp luật cho thanh thiếu niên, đối thoại giải đáp trực tuyến,
- Tổ chức hội nghị, tập huấn, kỹ năng
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn các trường học trên địa
bàn Thành phố.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến
giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên; thanh niên là công nhân lao động;
thanh niên là phạm nhân; thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn, thanh niên
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
- Tuyên truyền, phổ biến trên phương
tiện thông tin đại chúng: Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài phát
thanh và truyền hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh
ở cơ sở, Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, Cổng/Trang
Thông tin điện tử của sở, ngành, đơn vị, đoàn thể, địa phương, nhà trường...
- Tổ chức các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa, Cuộc thi trực tuyến; cuộc thi
xây dựng video clip về tuyên truyền PBGDPL....
- Tuyên truyền PBGDPL qua mạng xã hội
(facebook, zalo, màn hình Led, thiết bị điện tử...).
- Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL
cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là thanh niên, chú trọng
thanh niên là người dân tộc thiểu số.
- Các hình thức khác.
2. Năm 2026-2030
- Nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Pháp luật
với thanh niên”, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho thanh niên ...
- Tiếp tục tổ chức hội nghị, hội thảo
phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên; thanh niên là công nhân
lao động; thanh niên là phạm nhân; thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn,
thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; sinh viên các trường Đại
học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức hội nghị, tập huấn, kỹ năng
nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật liên quan đến
thanh niên cho cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Cán bộ Đoàn.
- Tiếp tục xây dựng và tập huấn cho đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Biên soạn và phát hành tài liệu tuyên
truyền PBGDPL dưới dạng số; video chương trình tuyên truyền pháp luật cho thanh
niên
- Tuyên truyền PBGDPL qua mạng xã hội
(facebook, zalo, màn hình Led, thiết bị điện tử, qua ứng dụng....)
- Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin,
bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài Phát
thanh và Truyền hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh
ở cơ sở, Trang thông tin điện tử...
- Tuyên truyền, phổ biến trên phương
tiện thông tin đại chúng: Xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến,
giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài phát thanh và truyền
hình, Sóng phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, Trang
thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố...
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; cuộc thi xây dựng video clip về tuyên truyền
PBGDPL cho thanh thiếu niên.
- Xây dựng nền tảng ứng dụng trực tuyến
tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Các hình thức khác.
IV. KINH PHÍ TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Kinh phí thực hiện kế hoạch theo phân
cấp ngân sách hiện hành và huy động các nguồn lực hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp -
Cơ quan thường trực triển khai Kế hoạch
- Trên cơ sở các nhiệm vụ ở mục II Kế
hoạch, hàng năm triển khai có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch đề
ra.
- Tham mưu giúp UBND Thành phố ban
hành văn bản triển khai về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
2. Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và
các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối
tượng thanh thiếu niên trong các trường học thuộc thẩm quyền quản lý của Thành
phố.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
pháp luật cho giáo viên môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở; môn Giáo dục
kinh tế và pháp luật cấp trung học phổ thông.
- Thường xuyên chỉ đạo nhà trường
tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh dưới nhiều
hình thức.
- Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa,
cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh trong các nhà trường thuộc phạm vi quản
lý.
3. Công an Thành
phố
- Tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục
pháp luật có liên quan cho các đối tượng thanh niên vi phạm pháp trong các Trại
tạm giam của Công an Thành phố và thanh niên vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
quản lý của Thành phố.
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về
an ninh trật tự cho sinh viên đầu Khóa các trường Đại học, Cao đẳng trên địa
bàn Thành phố liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã
hội;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phổ biến giáo dục pháp
luật cho thanh niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú.
4. Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ
chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong các cơ sở
dạy nghề thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố.
5. Đài Phát thanh
và Truyền hình Hà Nội
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây
dựng, thực hiện phóng sự, chương trình, chuyên mục tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho thanh thiếu niên trên kênh phát thanh, truyền hình.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn
vị của Thành phố trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là cán
bộ, công chức, viên chức thuộc sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố.
7. Ban Dân tộc
Tích cực phối hợp Sở Tư pháp trong việc
đẩy mạnh nâng cao kỹ năng, kiến thức pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật là người dân tộc thiểu số.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp
tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên là đồng bào dân tộc thiểu số;
8. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Sở
Tư pháp và các đơn vị có liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài
chính tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
9. Liên Đoàn Lao
động Thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là công nhân
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; đoàn viên, thanh
niên tại các doanh nghiệp thuộc Thành phố quản lý.
10. UBND huyện,
quận, thị xã
- Căn cứ Kế hoạch của Thành phố, hàng
năm chủ động triển khai thực hiện tại địa phương mình; chú trọng các hình thức
phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả cao; quan tâm và có giải pháp tích cực
phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên lao động, tự do sinh sống trên địa
bàn cư trú và thanh niên vi phạm pháp luật.
- Chủ động bố trí kinh phí thường
xuyên triển khai thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
11. Đề nghị các
tổ chức đoàn thể Thành phố
a) Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật,
tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong hệ thống
Đoàn thanh niên Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và
các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên
thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp
vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn.
- Xây dựng câu lạc bộ pháp luật cho
thanh niên.
b) Hội Nông dân Thành phố
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh
niên là nông dân các các quận, huyện, thị xã bằng các hình thức thích hợp.
c) Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành
phố
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ
thanh niên các các quận, huyện, thị xã bằng các hình thức thích hợp.
d) Hội Luật gia Thành phố
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở
Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật,
trợ giúp pháp lý, đối thoại, giải đáp pháp luật cho học sinh, sinh viên trên địa
bàn Thành phố.
e) Đoàn Luật sư Thành phố
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở
Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật,
trợ giúp pháp lý, đối thoại, giải đáp pháp luật cho học sinh, sinh viên trên địa
bàn Thành phố.
12. Đề nghị Đảng
ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng
- Chỉ đạo tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho
cán bộ, giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
Căn cứ Kế hoạch này, hàng năm Sở Tư
pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật
Thành phố đôn đốc các Sở, ban, ngành đoàn thể thực hiện
các nội dung của Kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả và
báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Trung ương Đoàn TNCS HCM (để
báo cáo);
- TT: Thành ủy, HĐND TP (để báo
cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBNDTP (để báo cáo);
- Thành viên Hội đồng PHPBGDPL TP;
- Các Sở, ban, ngành, Đoàn thể TP;
- UBND Các quận, huyện, thị xã;
- VP UBND TP: CVP, các PVP;
- Lưu : VT, NC(Tr).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|