ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 169/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 09
năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHỈ THỊ SỐ 26/CT-TTG NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương
trong các cơ quan hành chính các cấp, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành
chính, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của
chính quyền các cấp với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm
minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng và của Nhà nước, góp phần xây dựng Thủ đô trật tự, kỷ cương, văn minh
đô thị.
2. Yêu cầu
a) Các sở, ban, ngành, UBND quận,
huyện, thị xã quát triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị số 26/CT-TTg
ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ
cương trong các cơ quan hành chính các cấp;
b) Các cơ quan, đơn vị khẩn trương
xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng và
Kế hoạch của UBND Thành phố về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của
ngành mình, cấp mình;
c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
II. NỘI DUNG
1. Đối với các Sở, ban, ngành;
UBND quận, huyện, thị xã
a) Thường xuyên phổ biến, quán triệt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trong đó
chú trọng đến các yêu cầu, nội dung, giải pháp về công tác cán bộ trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;
b) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và
tổ chức thực hiện nghiêm túc: Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15
tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07 tháng
6 năm 2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ chủ chốt các cấp; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm
2010; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành
chính; Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong
giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày
10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các hoạt động
phòng, chống tác hại của thuốc lá; Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 01
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm
việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22
tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19 tháng 3
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong
công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng;...Nghị quyết của
Đại hội Đảng thành phố Hà Nội lần thứ XVI; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 26
tháng 4 năm 2016 của Thành ủy Hà Nội về việc “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo
bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ
Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020”
c) Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội
quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai
đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ
cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ
thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh
các quyết định của cấp trên;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ,
công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với
vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết thực hiện tinh giản
số công chức, viên chức năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn
thành nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện đồng bộ các biện pháp
đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính tại các cơ quan hành chính nhà nước;
e) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được phân công, chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền; tăng cường trách
nhiệm trong phối hợp xử lý các nội dung có liên quan. Thực hiện nghiêm quy chế
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời
các nội dung được lấy ý kiến; hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ
tục, nội dung; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của
mình lên cấp trên;
g) Nhanh chóng khắc phục những tồn
tại, hạn chế để tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành; kiên
quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải
quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái
phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong
thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các vấn đề xã hội quan tâm;
h) Tăng cường trách nhiệm của người
đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành
chính; thực hiện nghiêm túc việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên
đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra việc cán bộ, công
chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng
nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và
doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép,
đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xuất nhập cảnh, thuế, hải quan, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, tuyển sinh, công chứng, chứng
thực, khám chữa bệnh…;
i) Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính bao gồm cả giám sát từ người
dân, doanh nghiệp; về văn hóa công sở; về trách nhiệm và đạo đức, văn hóa giao
tiếp của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
k) Phối hợp và tạo điều kiện để các
cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng tham gia phát hiện và góp ý,
phê phán trước công luận đối với những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền
hà về thủ tục hành chính; đồng thời, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình
tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, công chức, viên chức.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động:
a) Trong thực thi nhiệm vụ, công vụ
phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền;
b) Nghiêm túc thực hiện công việc,
nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn
đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức,
nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện nghiêm các quy định về
đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử
dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa
hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm
cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa
của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức;
d) Nghiêm cấm lợi dụng chức năng,
nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý,
giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ
luật theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
a) Giúp UBND Thành phố, Chủ tịch UBND
Thành phố đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương của các Sở, ban,
ngành, UBND quận, huyện, thị xã; xây dựng kế hoạch, thành lập Đoàn thanh tra,
kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương của
các cơ quan, đơn vị; xử lý kịp thời các nguồn thông tin do các cơ quan báo chí
phản ảnh về việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan,
đơn vị báo cáo UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành
Thành phố; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã
a) Tổ chức quát triệt và xây dựng Kế
hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của cơ quan, đơn vị; rà soát, bổ sung hoàn
chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị, cụ thể hóa trách
nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời
xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành
chính của cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức thuộc cơ quan, đơn vị.
Thực hiện trong tháng 9/2016;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện trong quý IV năm 2016;
c) Tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn
thành tra, kiểm tra công vụ thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt.
3. Đài phát thanh và Truyền hình Hà
Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, các cơ quan thông tin đại chúng của
Thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình
đăng tải phản ảnh kịp thời kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, Kế hoạch của UBND Thành phố về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND Thành phố để
điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- TT Thành ủy; TT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Chánh Văn phòng UBND Thành phố;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành;
- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP UBND TP: CVP, các PVP; Phòng NC, TKBT, TH;
- TT Tin học - Công báo; Cổng
Giao tiếp điện tử TP;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
- Báo Hà Nội mới; Báo Kinh tế và Đô thị;
- Lưu: VT, NC(B).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|