ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 111/KH-UB
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 09 năm 2011
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011- 2016
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hà Nội; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị
40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng
Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô
giai đoạn 2011- 2016 như sau:
Phần 1.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ
1. Trước khi có
Chỉ thị 40-CT/TƯ năm 2005:
Trước năm 2005, Hà Nội là mội trong
những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT),
cả về quy mô, chất lượng dạy và học trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục Hà Nội còn bộc
lộ một số hạn chế như:
Toàn Thành phố còn 2.037 giáo viên
chưa đạt chuẩn (Hà Nội cũ 73, Hà Tây cũ 1964); Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên
chuẩn của các ngành học, cấp học chưa cao; Trình độ Ngoại ngữ, Tin học, Lý luận
chính trị của nhiều CBQL và giáo viên còn yếu. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý và trong giảng dạy chưa được áp dụng rộng rãi. Kết quả đánh
giá, xếp loại giáo viên cuối năm chưa cao, vẫn còn 0,1% giáo viên mầm non và
0,1% giáo viên tiểu học xếp loại yếu - kém.
2. Sau khi mở rộng
địa giới hành chính Thủ đô năm 2008:
Sau khi mở rộng địa giới hành chính
Thủ đô theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, ngành
GD&ĐT đã có nhiều giải pháp để giữ vững kết quả đạt được. Đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý có điều kiện giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm để
nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có trình độ
trên chuẩn chưa cao (MN: 13,5%, TH: 76,7%, THCS; 49%, THPT: 8,4%, TCCN: 28,5%,
GDTX: 1,1%, GD KTTH: 4,81%). Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng bộ về cơ cấu (cấp
THCS). Trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên chưa đồng đều giữa các quận huyện; một
số trường ở miền núi và vùng giữa sông còn thiếu giáo viên. Trình độ Ngoại ngữ,
Tin học của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế. Cơ chế quản lý ngành và một số
chế độ, chính sách đối với CBQL và giáo viên giữa các địa phương mới hợp nhất
chưa đồng bộ.
3. Kết quả sau 5
năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Hà
Nội có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ, nhà giáo có phẩm
chất đạo đức, chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; 100% CBQL
và giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn đào tạo của mầm non đạt:
37,1%; tiểu học 92%; THCS: 62%; THPT: 15,9%; TCCN 26,2%; GDTX: 1,5%; TT GDKTTH:
5,6%; Cơ cấu giáo viên được đảm bảo về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng đội ngũ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Công tác xây dựng tổ chức Đảng trong
trường học và phát triển Đảng viên mới có nhiều chuyển biến tích cực: Hà
Nội có 100% trường công lập đã thành lập tổ chức Đảng, 40 trường ngoài công lập
thành lập Chi bộ Đảng. Toàn ngành hiện có 24.341/84.693 CBQL và giáo viên là Đảng
viên, chiếm 28,8% .
Cùng với những kết quả đạt được,
ngành GD&ĐT đã bộc lộ một số hạn chế nhất định:
Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng bộ về
cơ cấu; Trình độ chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn có
sự chênh lệch giữa các vùng, các khu vực của Thành phố. Một số giáo viên chưa đạt
trình độ chuẩn đang bố trí làm việc khác, cho đi đào tạo lại hoặc cho nghỉ chờ
chế độ hưu (Cấp Mầm non 230 người; Cấp Tiểu học 19 người; Cấp THCS 48 người; Cấp
THPT 21 người: TCCN 113 người; GDTX 37 người). Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo
viên còn có hạn chế về năng lực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, về phương
pháp dạy học. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của một số CBQL và giáo viên còn hạn
chế.
Vì vậy việc tiếp tục triển khai thực
hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô là nhiệm vụ quan trọng, cấp
thiết hiện nay.
Phần 2.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNC ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN
2011 - 2016
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung;
Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo
chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô và đất nước.
2. Mục tiêu cụ
thể:
2.1. Về chất lượng: Phấn đấu đến năm 2016:
- 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về đạo
đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà
trường và có trình độ Lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;
- 100% đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng
về chuẩn nghề nghiệp theo các lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
kiến thức chuyên môn; kỹ năng sư phạm, chú trọng phát triển năng lực thực
hành…;
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên các cấp học, ngành học có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định,
trong đó trên chuẩn:
. Mầm non: cán bộ quản lý đạt 100%,
giáo viên đạt 60%,
. Tiểu học: cán bộ quản lý đạt 100%,
giáo viên đạt 95%,
. THCS: cán bộ quản lý đạt
100%, giáo viên đạt 80%,
. THPT: cán bộ quản lý đạt 50%, giáo
viên đạt 20%,
. GDTX: cán bộ quản lý đạt
50%, giáo viên đạt 10%,
. TCCN: cán bộ quản lý đạt 50%,
giáo viên đạt 30%.
. KTTH-HN: cán bộ quản lý đạt 50%,
giáo viên đạt 15%.
- Hàng năm bố trí cho 80 - 90% cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên được đi học nâng cao trình độ và bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ để đến năm 2016 có: 100%
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 90% đạt từ
khá trở lên; 100% cán bộ quản lý, giáo viên có kỹ năng ứng dụng thành thạo tin
học văn phòng và khai thác thông tin trên mạng vào hoạt động chuyên môn và quản
lý cơ sở giáo dục; 5% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở
lên (theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);
- Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng
cốt dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài trong các trường chất
lượng cao và trường THPT chuyên của Thành phố, phấn đấu đến năm 2016 đào tạo được
trên 100 giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng
được yêu cầu dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài (trong đó
THPT: 60 giáo viên, THCS: 20 giáo viên, Tiểu học: 20 giáo viên).
- Đến năm 2016, Hà Nội xây dựng được
35 trường cung ứng dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao ở các cấp học,
ngành học trên địa bàn Thành phố.
- Phấn đấu đến năm 2016 có 35 - 40%
giáo viên là Đảng viên.
2.2. Về số lượng: đảm bảo đủ định biên theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2.3. Về Cơ cấu: đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, 100% giáo viên dạy đúng môn học theo chuyên
ngành đào tạo.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tiến hành rà
soát, sắp xếp, sử dụng, bổ sung, luân chuyển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục.
- 100% các cơ sở giáo dục trên địa
bàn Thành phố tổ chức đánh giá chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn nghề nghiệp giáo
viên, nhân viên về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực sư phạm, năng lực quản lý… Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại đội
ngũ xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động, luân
chuyển, bổ nhiệm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, chất
lượng, cơ cấu hợp lý; công khai, dân chủ, minh bạch.
- Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên có đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi là lực lượng
kế cận phục vụ công tác quản lý giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thí điểm xây dựng một số trường
hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao nhằm
tiếp tục thực hiện Chương trình 07 của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố
về phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
giáo viên trong các trường THPT chuyên theo Đề án của Bộ GD&ĐT.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao trình độ ngoại
ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên và đội ngũ giáo viên dạy các môn khoa học tự
nhiên bằng tiếng nước ngoài ở các cấp: Tiểu học, THCS, THPT, đáp ứng tiến trình
hội nhập khu vực và Quốc tế về giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ
giáo viên trong các trường cao đẳng sư phạm, TCCN có kỹ năng dạy thực hành cao.
2. Tiếp tục xây
dựng, bổ sung và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục.
- Có chế độ chính sách đãi ngộ đối với
đội ngũ nhà giáo dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài. Đối với
những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt thành tích cao, có nhiều cống hiến
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thủ đô, có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài
nghiên cứu khoa học được áp dụng mang lại lợi ích và hiệu quả trong công tác
giáo dục và đào tạo (Giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia, cấp Thành phố; có học
sinh giỏi thi Quốc gia, Quốc tế; Tập thể, cá nhân có những tìm tòi sáng tạo áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy và quản lý…) Thành
phố có chính sách động viên bằng các hình thức: khen thưởng; học tập, bồi dưỡng
ở nước ngoài…
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán
bộ, giáo viên được đi đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Có chế độ cấp học phí cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên được cử đi học sau
đại học. Có chế độ cấp học bổng cho đối tượng đi học sau đại học là cán bộ quản
lý giáo dục, giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác theo quy định của
UBND thành phố Hà Nội.
- Đối với các huyện thuộc vùng xa của
Hà Nội, cán bộ quản lý và giáo viên khi được cấp có thẩm quyền cử đi học sau đại
học được giảm 50% số tiết giảng dạy; các đơn vị còn lại được giảm 30% số tiết
giảng dạy theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện chế độ tinh giản
biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP, ngày 8/8/2007 của Chính phủ về chính
sách tinh giản biên chế.
3. Tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
quy định phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo theo Nghị định
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý
nhà nước về giáo dục, theo hướng gắn trách nhiệm với quyền hạn, trong đó quy định
cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, các cơ quan
quản lý giáo dục và các ngành có liên quan.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng gắn
với yêu cầu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo
quy định của Bộ GD&ĐT.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý theo các quy định tiêu chuẩn, các chức danh quản lý đối với cán
bộ bổ nhiệm lần đầu. Đối với cán bộ sau khi bổ nhiệm lần đầu được đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước 6 tháng và trung cấp, cao cấp
lý luận chính trị.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán làm lực lượng chính trong việc đào tạo, bồi
dưỡng tại cơ sở.
- Xây dựng quy định quản lý chất lượng
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên trước khi hết tập sự, khi bổ
nhiệm vào ngạch phải có chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ và đạt chuẩn nghề nghiệp.
- Xây dựng quy trình kiểm định đánh
giá, kiểm tra chất lượng của các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý.
4. Củng cố, nâng
cao chất lượng các trường tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục của Thành phố.
- Đánh giá toàn diện về phẩm chất,
chính trị, năng lực, trình độ, hiệu quả công tác của đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường: Trường Đào tạo
cán bộ Lê Hồng Phong, Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội, Cao đẳng
sư phạm Hà Nội, Cao đẳng sư phạm Hà Tây, Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ,
Trung cấp Kỹ thuật - Tin học Hà Nội, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng
Long. Trên cơ sở đó chủ động xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển
toàn diện nhà trường đến năm 2016 và 2020 tầm nhìn 2030.
- Thực hiện đổi mới chương trình,
phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng gắn với nội dung đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông; Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực
hành cho cán bộ, giáo viên; Bồi dưỡng Lý luận chính trị; năng lực tự học, tự
nghiên cứu giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên.
5. Thu hút đầu tư
nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
- Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức
hợp tác quốc tế về giáo dục; tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân ở nước
ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ban hành các quy định
trong việc liên kết, hợp tác đào đạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong nước
với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Có chính sách thu hút các tổ chức
giáo dục nước ngoài có uy tín, các nhà giáo giỏi có kinh nghiệm, các nhà khoa học
nước ngoài đến để giảng dạy và làm việc tại các cơ sở giáo dục của Thủ đô.
- Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ,
giáo viên trẻ học ngoại ngữ ; Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ
quản lý và giáo viên học ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài.
- Tuyển chọn giáo viên dạy các môn
khoa học tự nhiên, tin học có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4 theo khung năng lực
ngoại ngữ châu Âu để dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài, theo
hướng đào tạo bồi dưỡng 06 tháng trong nước và 01 năm ở nước ngoài.
- Hàng năm chọn cử các nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo dục tiêu biểu đi đào tạo học tập ở nước ngoài phục vụ cho công
tác dạy học, quản lý các nhà trường theo hướng hiện đại hội nhập, phù hợp với
thực tế của Việt Nam.
- Ưu tiên các nguồn học bổng để giáo
viên, cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng, thực tập ở nước ngoài nhằm tăng chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
6. Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và sự tham gia của toàn xã hội
trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy
Đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơ sở giáo dục; nâng cao hiệu lực chỉ đạo,
điều hành của các cấp chính quyền các cơ quan quản lý giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức
Đảng, công tác phát triển Đảng trong các trường hợp cơ sở giáo dục; Hàng năm mở
các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng đảng viên là cán bộ quản lý
và cán bộ trong diện quy hoạch.
III. LỘ TRÌNH THỰC
HIỆN
1. Giai đoạn
2011- 2013
- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
quy định phân cấp quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo của thành phố Hà Nội
theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách
nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Các cơ sở giáo dục trên địa bàn
Thành phố tổ chức đánh giá chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn nghề nghiệp cho 100% cán
bộ, giáo viên, nhân viên về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học...
- Quy hoạch chi tiết đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý giai đoạn 2011 - 2016 theo từng năm.
- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo
bồi dưỡng và dự trù kinh phí đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2011 - 2016 và từng
năm (có biểu chi tiết đính kèm).
- Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ
đối với đội ngũ nhà giáo dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài.
Đào tạo, bồi dưỡng 50 cán bộ, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng
nước ngoài trong trường phổ thông của Thành phố.
- Hàng năm có kế hoạch cử cán bộ quản
lý, giáo viên đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ theo chỉ tiêu (có biểu kèm
theo).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp cho cán bộ quản lý giáo dục.
2. Giai đoạn
2013-2016
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, đạt các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng 50 cán
bộ, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài trong trường
phổ thông của Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch cử cán
bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ theo chỉ tiêu (có biểu kèm
theo).
- Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2011
- 2016.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí để triển khai thực hiện Kế
hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016 được trích từ nguồn ngân sách của Thành phố và các
quận, huyện, thị xã.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo: Là đơn vị thường
trực, chịu trách nhiệm toàn diện trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, cụ
thể:
- Chủ trì xây dựng các cơ chế chính
sách ưu đãi đặc thù của Hà Nội, đảm bảo phù hợp và tương thích với các cơ chế
chính sách hiện hành của trung ương và địa phương; Các sở, ngành liên quan phối
hợp thẩm định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ đề
xuất Quy định phân công, phân cấp quản lý về GD&ĐT của Thành phố; Xây dựng
quy chế tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên mới đảm bảo đạt chuẩn; Đề xuất quy
chế luân chuyển, điều động giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Đề xuất chính
sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chính sách giải quyết
chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý không đủ sức khỏe, chuyên môn nghiệp
vụ yếu kém đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, dạy đúng chuyên môn và có
lực lượng dự bị kế cận, báo cáo UBND Thành phố. Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra đối
với các đơn vị thực hiện Kế hoạch của Thành phố, tổng hợp kết quả, hàng năm báo
cáo UBND Thành phố; Tổng hợp đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể
và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và sở,
ngành liên quan đánh giá, phân loại, sắp xếp, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT,
Sở Tài chính đề xuất kinh phí từ ngân sách và các cơ chế thúc đẩy xã hội hóa thực
hiện kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành
liên quan đề xuất kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng, đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất cho trường Bồi dưỡng cán bộ GD.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở
Ngoại vụ và các đơn vị liên quan đề xuất chọn cử nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục đi đào tạo bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài, báo cáo UBND Thành phố.
- Phối hợp với các cơ sở tham gia
công tác đào tạo bồi dưỡng của Thành phố triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành phố.
2. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan rà soát, sắp xếp, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý.
- Thẩm định và ban hành chính sách
đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chính sách giải quyết chế
độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý không đủ sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ yếu
kém đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, dạy đúng chuyên môn và có lực lượng
dự bị kế cận.
- Chủ trì phối hợp Sở GD&ĐT, các
sở, ngành có Iiên quan và UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Quy định phân công,
phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Thành phố; Quy chế tuyển dụng,
luân chuyển, điều động giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư và Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng
kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, bố trí kinh phí và các cơ chế chính sách thúc đẩy
xã hội hóa thực hiện Kế hoạch theo quy định của nhà nước.
- Xây dựng chế độ kinh phí phù hợp với
tình hình thực tế cho các đối tượng là chuyên gia, giảng viên được mời giảng dạy,
tập huấn trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.
4. Sở Ngoại vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và
các Sở, ngành liên quan xây dựng các quy định về liên kết, hợp tác với tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
5. Các trường:
Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của trường theo nội dung,
mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch này; nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ 6
tháng, một năm tổng hợp kết quả, đề xuất khen thưởng, kỷ luật báo cáo UBND
Thành phố (qua Sở GD&ĐT để tổng hợp).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí từ ngân sách và cơ chế thúc đẩy xã hội
hóa thực hiện kế hoạch, UBND Thành phố.
6. UBND các quận,
huyện, thị xã:
Trên cơ sở nội dung Kế hoạch của UBND
Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
5 năm và kế hoạch hàng năm của địa phương; chịu trách nhiệm chính trong việc thực
hiện kế hoạch, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý GD ở địa phương theo phân cấp quản lý; huy động các nguồn lực đảm bảo
thực hiện Kế hoạch.
7. Đề nghị Ủy ban
Mật trận Tổ quốc và các đoàn thể:
Phối hợp với Sở GD&ĐT và các Sở
ngành liên quan trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức thành
viên liên quan tham gia triển khai thực hiện kế hoạch.
8. Đề nghị Ban
Tuyên giáo Thành ủy:
- Triển khai, hướng dẫn Ban Tuyên
giáo các cấp tham mưu cấp uỷ chỉ đạo thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố về
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Phối hợp với UBND Thành phố chỉ đạo,
kiểm tra thực hiện Kế hoạch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan cơ
quan thông tin và truyền thông của Thành phố tuyên truyền, cổ vũ thực hiện Kế
hoạch của UBND Thành phố về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục Thủ đô.
- Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu
các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức
triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND
Thành phố (qua Sở GD&ĐT để tổng hợp).
Nơi nhận:
- VP TW Đảng, VP Chính phủ;
- Bộ GD&ĐT;
- TT Thành ủy, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- MTTQ và các đoàn thể;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ngành: GD&ĐT, Nội vụ. Ngoại vụ, Sở TC, KHĐT; BHXH TP;
- Hội Cựu giáo thức, Hội Khuyến học HN;
- Các trường: ĐTCB Lê Hồng Phong, BDCBGD, CĐSPHN, CĐSPHT;
- Cấp ủy, UBND quận, huyện, thị xã;
- Đ/c CVP, các đ/c PVP;
- Phòng VH-KG, KT, TH;
- Lưu VT, VH-KGv.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
BIỂU 1: THỰC TRẠNG
TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
(Tính đến thời điểm
giữa năm học 2010-2011)
1. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị:
CẤP HỌC NGÀNH HỌC
|
ĐỐI TƯỢNG
|
SỐ LƯỢNG
|
Trình độ chuyên môn
|
Trình độ lý luận chính trị
|
Chưa đạt chuẩn
|
Đạt chuẩn
|
Trong đó trên chuẩn
|
Sơ cấp
|
Trung cấp
|
Cao cấp
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Mầm non
|
CB quản lý
|
2034
|
0
|
0
|
2034
|
100
|
1699
|
84
|
93,5
|
46
|
606
|
29,7
|
3
|
0,15
|
Giáo viên
|
22180
|
350
|
1,7
|
21830
|
98,3
|
8236
|
37,1
|
3534
|
15,3
|
123
|
0,6
|
0
|
0
|
Tiểu học
|
CB quản lý
|
1598
|
2
|
0,1
|
1596
|
99,9
|
1429
|
89,4
|
672
|
42,1
|
810
|
50,6
|
52
|
3,2
|
Giáo viên
|
21189
|
19
|
0,1
|
21170
|
99,9
|
19481
|
92,0
|
6559
|
30,9
|
111
|
0,5
|
0
|
0
|
THCS
|
CB quản lý
|
1305
|
0
|
0
|
1305
|
100
|
1179
|
90,4
|
523
|
40,1
|
700
|
53,6
|
15
|
1,1
|
Giáo viên
|
20689
|
40
|
0,2
|
20649
|
99,8
|
12918
|
62,4
|
7499
|
36,2
|
138
|
0,6
|
2
|
0,01
|
THPT
|
CB quản lý
|
550
|
0
|
0
|
550
|
100
|
219
|
39,8
|
155
|
28,1
|
310
|
56,3
|
85
|
15,6
|
Giáo viên
|
12407
|
21
|
0,1
|
12306
|
99,9
|
1976
|
15,9
|
10170
|
82,0
|
1722
|
13,9
|
494
|
4,0
|
GDTX
|
CB quản lý
|
67
|
0
|
0
|
67
|
100
|
5
|
7,5
|
32
|
47,7
|
27
|
40,2
|
8
|
12,1
|
Giáo viên
|
1113
|
37
|
3,3
|
1076
|
96,7
|
16
|
1,5
|
874
|
78,5
|
73
|
6,5
|
9
|
0,8
|
TCCN
|
CB quản lý
|
99
|
0
|
0
|
99
|
100
|
32
|
32,3
|
63
|
63,6
|
7
|
7,2
|
29
|
29,2
|
Giáo viên
|
1275
|
102
|
8,0
|
1173
|
92
|
333
|
26,2
|
1141
|
89,5
|
54
|
4,3
|
80
|
6,2
|
TTKT TH-HN
|
CB quản lý
|
27
|
0
|
0
|
27
|
100
|
3
|
11,1
|
9
|
33,3
|
18
|
66,7
|
0
|
0
|
Giáo viên
|
160
|
19
|
11,8
|
141
|
88,2
|
9
|
5,6
|
141
|
88,2
|
19
|
11,8
|
0
|
0
|
|
Tổng
|
84693
|
590
|
|
84023
|
|
47535
|
|
32307
|
|
4718
|
|
777
|
|
2. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học:
Cấp học ngành học
|
Đối tượng
|
Số lượng
|
Trình độ Ngoại ngữ
|
Trình độ Tin học
|
Không biết
|
Trình độ A
|
Trình độ B
|
Trình độ C trở lên
|
Không biết
|
Trình độ A
|
Trình độ B
|
Trình độ C trở lên
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Số lượng
|
Tỷ lệ%
|
Mầm non
|
CB quản lý
|
2034
|
1315
|
64,6
|
534
|
26,3
|
91
|
4,5
|
94
|
4,6
|
419
|
20,5
|
781
|
38,4
|
785
|
38,6
|
49
|
2,5
|
Giáo viên
|
22180
|
12275
|
55,6
|
8394
|
37,8
|
1029
|
4,5
|
482
|
2,1
|
7546
|
34,0
|
10115
|
45,7
|
3517
|
15,8
|
1002
|
4,5
|
Tiểu học
|
CB quản lý
|
1598
|
446
|
27,9
|
878
|
54,9
|
193
|
12,0
|
81
|
5,2
|
103
|
6,4
|
796
|
49,8
|
606
|
37,9
|
93
|
5,9
|
Giáo viên
|
21189
|
9977
|
47,1
|
9052
|
42,7
|
1152
|
5,4
|
1008
|
4,8
|
1268
|
6,1
|
13206
|
62,3
|
5891
|
27,8
|
824
|
3,8
|
THCS
|
CB quản lý
|
1305
|
451
|
34,5
|
586
|
44,9
|
148
|
11,3
|
120
|
9,3
|
132
|
10,1
|
493
|
37,7
|
535
|
40,9
|
145
|
11,3
|
Giáo viên
|
20689
|
6905
|
33,3
|
9593
|
46,3
|
2161
|
10,4
|
2030
|
10,0
|
3548
|
17,1
|
9989
|
48,3
|
5207
|
25.1
|
1945
|
9,5
|
THPT
|
CB quản lý
|
550
|
0
|
0
|
219
|
39,8
|
171
|
31,0
|
160
|
29,2
|
0
|
0
|
420
|
76,3
|
110
|
20,0
|
20
|
3,7
|
Giáo viên
|
12407
|
0
|
0
|
10355
|
83,4
|
636
|
5,1
|
1416
|
11,5
|
496
|
3,9
|
10880
|
87,9
|
439
|
3,5
|
592
|
4,7
|
GDTX
|
CB quản lý
|
67
|
0
|
0
|
52
|
77,6
|
13
|
19,4
|
2
|
3,0
|
18
|
26,8
|
23
|
34,3
|
22
|
32,8
|
4
|
6,1
|
Giáo viên
|
1113
|
23
|
2,1
|
973
|
87,4
|
59
|
5,3
|
58
|
5,2
|
237
|
21,3
|
708
|
63,6
|
131
|
11,7
|
37
|
3,4
|
TCCN
|
CB quản lý
|
99
|
0
|
0
|
64
|
64,7
|
15
|
15,1
|
20
|
20,2
|
45
|
45,6
|
20
|
20,2
|
19
|
19,1
|
15
|
15,1
|
Giáo viên
|
1275
|
20
|
0
|
462
|
36,2
|
370
|
29,0
|
423
|
34,8
|
51
|
4,0
|
524
|
41,0
|
542
|
42,5
|
158
|
12,5
|
TTKT
TH-HN
|
CB quản lý
|
27
|
0
|
0
|
12
|
37,0
|
7
|
26,0
|
8
|
29,6
|
0
|
0
|
10
|
37,0
|
7
|
26,0
|
10
|
37,0
|
Giáo viên
|
160
|
19
|
18,8
|
31
|
19,4
|
57
|
35,6
|
53
|
26,2
|
23
|
14,3
|
73
|
45,6
|
49
|
30,6
|
15
|
9,5
|
|
Tổng
|
84693
|
31431
|
|
41205
|
|
6102
|
|
5955
|
|
13886
|
|
48038
|
|
17860
|
|
4909
|
|
BIỂU 2: CÁC CHỈ
TIÊU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ
GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2011-2016
Cấp học Ngành học
|
Đối tượng
|
Trình độ chuyên
môn
|
Trình độ nghiệp
vụ
|
Trình độ LL
chính trị
|
Trình độ Ngoại
ngữ
|
Trình độ Tin học
|
Tỷ lệ % đạt chuẩn
|
Tỷ lệ % tiêu
chuẩn
|
Tỷ lệ % chưa có
chứng chỉ
|
Tỷ lệ % có chứng
chỉ
|
Tỷ lệ % Sơ cấp
|
Tỷ lệ % Trung cấp
|
Tỷ lệ % Cao cấp
|
Tỷ lệ % đạt
trình độ A
|
Tỷ lệ % đạt
trình độ B
|
Tỷ lệ % đạt
trình độ C trở lên
|
Tỷ lệ % đạt
trình độ A
|
Tỷ lệ % đạt trình
độ B
|
Tỷ lệ % đạt
trình độ C trở lên
|
Mầm non
|
CB quản lý
|
100
|
100
|
0
|
100
|
0
|
99
|
1
|
80
|
10
|
10
|
40
|
50
|
10
|
Giáo viên
|
100
|
60
|
0
|
100
|
95
|
5
|
0
|
70
|
20
|
10
|
70
|
22
|
8
|
Tiểu học
|
CB quản lý
|
100
|
100
|
0
|
100
|
0
|
95
|
5
|
70
|
20
|
10
|
30
|
50
|
20
|
Giáo viên
|
100
|
95
|
0
|
100
|
95
|
5
|
0
|
44
|
36
|
20
|
50
|
40
|
10
|
THCS
|
CB quản lý
|
100
|
100
|
0
|
100
|
0
|
95
|
5
|
65
|
20
|
15
|
30
|
50
|
20
|
Giáo viên
|
100
|
80
|
0
|
100
|
90
|
9,9
|
0,1
|
75
|
15
|
10
|
55
|
30
|
15
|
THPT
|
CB quản lý
|
100
|
50
|
0
|
100
|
0
|
80
|
20
|
35
|
30
|
35
|
65
|
25
|
10
|
Giáo viên
|
100
|
20
|
0
|
100
|
81
|
15
(quy hoạch)
|
4
|
70
|
15
|
15
|
80
|
10
|
10
|
GDTX
|
CB quản lý
|
100
|
50
|
0
|
100
|
0
|
60
|
40
|
60
|
30
|
10
|
30
|
50
|
20
|
Giáo viên
|
100
|
10
|
0
|
100
|
82
|
15
|
3
|
40
|
40
|
20
|
60
|
40
|
15
|
TCCN
|
CB quản lý
|
100
|
50
|
0
|
100
|
0
|
50
|
50
|
40
|
30
|
30
|
30
|
40
|
30
|
Giáo viên
|
100
|
30
|
0
|
100
|
85
|
10
|
5
|
60
|
20
|
20
|
30
|
50
|
20
|
TTKT
TH-HN
|
CB quản lý
|
100
|
50
|
0
|
100
|
0
|
50
|
50
|
15
|
35
|
50
|
0
|
50
|
50
|
Giáo viên
|
100
|
15
|
0
|
100
|
75
|
25
|
0
|
10
|
45
|
45
|
30
|
50
|
20
|
BIỂU 3: DỰ TRÙ
KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÀNH GD&ĐT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2011 - 2016
I. KHỐI CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT:
TT
|
NỘI DUNG ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG
|
Số người
|
Số lớp
|
Thời gian ĐT,
BD
|
Dự kiến cấp
kinh phí cho 1 người
|
Tổng kinh phí
|
Ghi chú
|
1
|
Cử đi đào tạo Tiến sỹ
|
17
|
|
3-4 năm
|
15.000.000 đ
|
255.000.000 đ
|
|
2
|
Cử đi đào tạo Thạc sỹ
|
859
|
|
2 năm
|
15.000.000 đ
|
12.855.000.000 đ
|
|
3
|
Cử đi đào tạo Cử nhân
|
17
|
|
2 năm
|
10.000.000 đ
|
170.000.000 đ
|
Cao đẳng học chuyển
tiếp lên Đại học
|
4
|
Bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý
|
466
|
|
2 tháng
|
2.000.000 đ
|
932.000.000 đ
|
|
5
|
Bồi dưỡng Tin học
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trình độ A
|
742
|
|
2 tháng
|
1.000.000 đ
|
742.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ B
|
1.616
|
|
2 tháng
|
1.000.000 đ
|
1.616.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ C
|
1.164
|
|
2 tháng
|
1.000.000 đ
|
1.164.000.000 đ
|
|
6
|
Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trình độ B
|
1.777
|
|
6 tháng
|
15.000.000 đ
|
26.655.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ C
|
732
|
|
6 tháng
|
15.000.000 đ
|
10.980.000.000 đ
|
|
7
|
Cử CBQL và giáo viên đi trao đổi kinh nghiệm
và học tập ở nước ngoài
|
150
|
|
10 ngày
|
70.000.000 đ
|
10.500.000.000 đ
|
Mỗi năm 2 đoàn
(CBQL và GV)
|
8
|
Bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên dạy thí điểm
song ngữ các môn khoa học tự nhiên
|
100
|
|
12 tháng
|
300.000.000 đ
|
30.000.000.000 đ
|
6 tháng học trong
nước, 12 học ở nước ngoài
|
9
|
Cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các lớp
Lý luận chính trị và Quản lý hành chính do Thành phố Tổ chức
|
3.005
|
|
|
|
|
Kinh phí do Sở Nội
vụ, BTC Thành ủy và UBND Thành phố đảm nhiệm
|
10
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên
lý thuyết chuyên môn để dạy tích hợp lý thuyết - thực hành
|
400
|
|
4 tháng/lớp
|
16.000.000 đ
|
6.400.000.000 đ
|
|
|
Tổng
|
11.045
|
|
|
|
102.269.000.000 đ
|
|
II. KHỐI CÁC TRƯỜNG THUỘC QUẬN,
HUYỆN:
TT
|
NỘI DUNG ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG
|
Số người
|
Số lớp
|
Thời gian ĐT,
BD
|
Dự kiến cấp
kinh phí cho 1 người
|
Tổng kinh phí
|
Ghi chú
|
1
|
Cử đi đào tạo Tiến sỹ
|
29
|
|
3-4 năm
|
15.000.000 đ
|
435.000.000 đ
|
|
2
|
Cử đi đào tạo Thạc sỹ
|
822
|
|
2 năm
|
15.000.000 đ
|
12.330.000.000 đ
|
|
3
|
Cử đi đào tạo Cử nhân
|
10.792
|
|
2 năm
|
10.000.000 đ
|
107.920.000.000 đ
|
Cao đẳng học chuyển
tiếp lên đại học
|
4
|
Cử đi đào tạo Cao đẳng
|
3.672
|
|
1- 2 năm
|
7.000.000 đ
|
25.704.000.000 đ
|
|
5
|
Cử đi đào tạo Trung cấp
|
104
|
|
1 năm
|
5.000.000 đ
|
520.000.000 đ
|
|
6
|
Bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý
|
2.828
|
|
2 tháng
|
2.000.000 đ
|
5.656.000.000 đ
|
|
8
|
Bồi dưỡng Tin học
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trình độ A
|
9.197
|
|
2 tháng
|
1.000.000 đ
|
9.197.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ B
|
13.016
|
|
2 tháng
|
1.000.000 đ
|
13.016.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ C
|
6.597
|
|
2 tháng
|
1.000.000 đ
|
6.597.000.000 đ
|
|
9
|
Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trình độ A
|
12.813
|
|
6 tháng
|
15.000.000 đ
|
192.195.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ B
|
8.915
|
|
6 tháng
|
15.000.000 đ
|
133.725.000.000 đ
|
|
|
- Trình độ C
|
4.243
|
|
6 tháng
|
15.000.000 đ
|
63.645.000.000 đ
|
|
10
|
Cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các lớp
Lý luận chính trị và Quản lý hành chính do quận, huyện tổ chức
|
11.036
|
|
|
|
|
Kinh phí do Quận,
Huyện, Sở Nội vụ và Thành phố đảm nhiệm
|
|
Tổng
|
84.064
|
|
|
|
570.940.000.000đ
|
|
III. BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP
VỤ ….
30 tỷ/năm
x 5 năm = 150 tỷ
IV. TỔNG KINH PHÍ ĐTBD CỦA TOÀN
NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015:
102.269.000.000 + 570.940.000.000
+ 150.000.000.000 = 823.209.000.000 ĐỒNG
(Tám trăm hai mươi ba tỷ, hai
trăm linh chín triệu đồng)