Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05/KH-UBDTSĐHP Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 23/08/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBDTSĐHP

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT VIỆC THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 1992

Ngày 6/8/2011, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 06/2011/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Để triển khai nhiệm vụ do Quốc hội giao, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ban hành Kế hoạch tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TỔNG KẾT

1. Mục đích

1.1. Tổng kết sâu sắc, toàn diện cả lý luận và thực tiễn nội dung Hiến pháp, việc thi hành Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở đánh giá khách quan, đúng đắn về vai trò, sứ mệnh của Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ; quá trình cụ thể hóa các quan điểm, nội dung của Hiến pháp năm 1992 gắn với những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm đổi mới đất nước; những mặt được, hạn chế và nguyên nhân.

1.2. Xác định những tư tưởng, nội dung của Hiến pháp tiếp tục kế thừa, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp để đáp ứng những thay đổi của đất nước phù hợp với tình hình mới.

1.3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết trong Hiến pháp nhằm thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đảng.

2. Yêu cầu

2.1. Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 phải bám sát nội dung các quy định của Hiến pháp năm 1992; những mục tiêu, quan điểm, định hướng lớn đã được xác định trong các văn kiện của Đảng và Nghị quyết số 06/2011/QH13 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

2.2. Quá trình tổng kết phải làm rõ những thành công, hạn chế so với mục tiêu, yêu cầu của Hiến pháp, yêu cầu ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước; phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong việc thi hành Hiến pháp ở từng lĩnh vực để rút ra những bài học kinh nghiệm.

2.3. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và các định hướng chiến lược được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đảng để xác định các vấn đề chiến lược cần giải quyết; bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có giá trị chính trị - pháp lý cao và ổn định lâu dài; làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2.4. Đánh giá kỹ thuật trình bày Hiến pháp; tính chuẩn mực của ngôn ngữ; tính khái quát và chi tiết ở mức độ hợp lý; tính đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ về kết cấu bố cục, về cách thức thể hiện; những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thời gian qua có nguyên nhân từ kỹ thuật trình bày Hiến pháp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Phương pháp tổng kết

1.1. Đánh giá về giá trị chính trị - pháp lý của Hiến pháp, được thể hiện qua việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối chiến lược đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991.

1.2. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 bằng các văn bản quy phạm pháp luật.

1.3. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp: những kết quả của việc tổ chức thực thi các quy định của Hiến pháp trong thực tiễn so với mục đích, yêu cầu của Hiến pháp và yêu cầu đổi mới toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước trong thời gian qua.

1.4. Từ việc đánh giá quá trình thi hành Hiến pháp, chỉ ra được nguyên nhân của những thành công và hạn chế; những bài học kinh nghiệm; những giá trị nội dung về chính trị - pháp lý trong các quy định của Hiến pháp năm 1992 cần tiếp tục kế thừa và phát triển.

2. Nội dung tổng kết

Các cơ quan, tổ chức tiến hành tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992 theo từng Nghị định cụ thể sau đây:

- Lời nói đầu;

- Chế độ chính trị;

- Chế độ kinh tế;

- Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ;

- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

- Tổ chức bộ máy nhà nước (bao gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân);

- Kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

(Các nội dung tổng kết cụ thể được xác định rõ trong Đề cương Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 gửi kèm theo Kế hoạch này).

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TỔNG KẾT, BÁO CÁO KẾT QUẢ TỔNG KẾT

1. Công tác chỉ đạo tổng kết

- Kiến nghị Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về lãnh đạo việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 để quán triệt trong toàn hệ thống chính trị, bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả.

- Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992.

- Ban biên tập của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi chung là Ban biên tập) có trách nhiệm giúp Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra quá trình triển khai nhiệm vụ tổng kết; xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến và hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi chung là Báo cáo tổng kết) trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

2. Tổ chức tổng kết

2.1. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước chỉ đạo tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Chương VII) và các chương khác của Hiến pháp có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

2.2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là Chương I (Chế độ chính trị) và Chương VI (Quốc hội).

2.3. Chính phủ

Chính phủ tổ chức tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là Chương VIII (Chính phủ) và các chương khác của Hiến pháp có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là các quy định có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành mình và gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp, Văn phòng Chính phủ để theo dõi.

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ làm đầu mối triển khai công tác tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Cụ thể như sau:

- Tổng hợp kết quả tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 thuộc trách nhiệm của Chính phủ;

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giúp Chính phủ xây dựng Báo cáo tổng kết.

2.4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức tổng kết trong toàn ngành việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là Chương X (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân) và các chương khác của Hiến pháp có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành mình.

2.5. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là việc thi hành những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Hiến pháp quy định (Chương IX) và gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp, Văn phòng Chính phủ để theo dõi.

2.6. Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức tổng kết việc thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992, mà trọng tâm là các quy định có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Báo cáo kết quả tổng kết

3.1. Báo cáo tổng kết của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng) gửi (01 bản) về Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Báo cáo tổng kết của Chính phủ; đồng thời gửi (01 bản) về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và (01 bản) về Văn phòng Chính phủ để theo dõi chung.

3.2. Báo cáo của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tổng hợp vào Báo cáo tổng kết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời gửi (01 bản) về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để theo dõi chung.

3.3. Báo cáo tổng kết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tổng hợp, xây dựng báo cáo chung.

3.4. Ban biên tập giúp Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết.

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Trước ngày 31/12/2011, Báo cáo tổng kết của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi về Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Báo cáo tổng kết của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

2. Trước ngày 25/01/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành tổng kết và gửi Báo cáo tổng kết về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

3. Trước ngày 15/2/2012, Ban biên tập xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết và tổ chức họp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết.

4. Trước ngày 20/2/2012, Ban biên tập trình dự thảo Báo cáo tổng kết xin ý kiến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

5. Trước ngày 10/3/2012, Ban biên tập tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Báo cáo tổng kết.

6. Trước ngày 15/3/2012, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chỉ đạo Ban biên tập tiếp thu chỉnh lý dự thảo Báo cáo tổng kết.

7. Trước ngày 20/3/2012, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết.

8. Trước ngày 25/3/2012, Ban biên tập hoàn thiện Báo cáo tổng kết.

9. Trước ngày 31/3/2012, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 báo cáo Bộ chính trị về kết quả tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992.

V. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM

1. Các cơ quan, tổ chức hữu quan ở trung ương có trách nhiệm cử người tham gia vào hoạt động tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 theo yêu cầu của Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

2. Kinh phí triển khai hoạt động tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(Gửi kèm theo Kế hoạch này Đề cương Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992)

 

 

Nơi nhận:
- Thành viên UBDTSĐHP;
- UBTVQH, HĐDT, UB của QH, Ban CTĐB, Ban DN, Viện NCLP;
- TANDTC, VKSNDTC;
- UBTW MTTQVN;
- VPQH; VPCTN; VPCP;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Thành viên Ban Biên tập;
- Lưu: HC, UBDTSĐHP.

TM. ỦY BAN DỰ THẢO
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

 

ĐỂ CƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT VIỆC THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 1992
(Kèm theo Kế hoạch tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 số 05/KH-UBDTSĐHP ngày 23/8/2011 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992)

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 1992

A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Đánh giá chung

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và bối cảnh ra đời của Hiến pháp 1992;

- Vị trí, vai trò của Hiến pháp 1992 - là Hiến pháp của thời kỳ đầu của quá trình đổi mới toàn diện đất nước;

- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 (năm 2001) nhằm đáp ứng kịp với những thay đổi quan trọng trong quá trình đổi mới.

2. Đánh giá những kết quả đã đạt được trong việc thi hành Hiến pháp năm 1992 theo từng nội dung cụ thể

Việc đánh giá cần nhấn mạnh những kết quả cơ bản đã đạt được trong quá trình thi hành Hiến pháp năm 1992 với vị trí, vai trò là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước và chế độ ta. Việc đánh giá từng nội dung cụ thể của Hiến pháp năm 1992 cần bám sát những trọng tâm sau đây:

- Thứ nhất, đánh giá về nội dung của Hiến pháp thông qua việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối chiến lược được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991;

- Thứ hai, đánh giá những kết quả cơ bản đã đạt được trong việc cụ thể hóa tư tưởng, nội dung của Hiến pháp 1992 bằng các văn bản quy phạm pháp luật.

- Thứ ba, đánh giá những kết quả cơ bản đạt được trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp: những kết quả của việc tổ chức thực thi các quy định của Hiến pháp trong thực tiễn so với mục đích, yêu cầu của Hiến pháp và yêu cầu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đất nước sau hơn 25 năm qua.

- Thứ tư, từ việc đánh giá quá trình thi hành Hiến pháp, chỉ ra được nguyên nhân của những thành công; những bài học kinh nghiệm; những giá trị nội dung về chính trị - pháp lý trong các quy định của Hiến pháp năm 1992 cần tiếp tục kế thừa và phát triển. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và các định hướng chiến lược được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng kiến nghị những vấn đề thực sự cần thiết sửa đổi, bổ sung trong nội dung của Hiến pháp.

- Thứ năm, đánh giá kỹ thuật trình bày Hiến pháp; tính chuẩn mực của ngôn ngữ; tính khái quát và chi tiết ở mức độ hợp lý; tính đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ về kết cấu bố cục, về cách thức thể hiện; những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thời gian qua có nguyên nhân từ kỹ thuật trình bày Hiến pháp.

2.1. Về chế độ chính trị

Tập trung vào các nội dung:

- Việc tổ chức thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện (cơ quan quyền lực nhà nước) và cơ chế dân chủ trực tiếp.

- Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; việc thể hiện nguyên tắc này trong Hiến pháp và việc cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật.

2.2. Về chế độ kinh tế

Tập trung vào các nội dung:

- Việc thực hiện những mục tiêu, định hướng, chính sách lớn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

- Vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ý nghĩa vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân; sự phát triển của kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

2.3. Về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ

Tập trung vào các nội dung:

- Việc thực thi những chính sách thể hiện rõ đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Việc thực thi những chính sách lớn về giáo dục, khoa học, công nghệ.

2.4. Về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tập trung vào các nội dung:

- Việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Về bảo đảm tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; vai trò là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong lĩnh vực này.

- Việc thực hiện chủ trương, chính sách lớn về xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

2.5. Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Tập trung vào các nội dung:

- Phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định; tính phù hợp, khả thi trong các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.

- Việc thực thi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

- Vai trò của các cơ quan nhà nước và việc tôn trọng, bảo đảm quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân từ phía các cơ quan nhà nước.

2.6. Về tổ chức bộ máy nhà nước

- Đối với Quốc hội: Địa vị pháp lý và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có các chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; thẩm quyền và những bảo đảm thực hiện thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo.

- Đối với Chủ tịch nước: Địa vị pháp lý và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, với tư cách là nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân; mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

- Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Địa vị pháp lý và vai trò, trách nhiệm của Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được Hiến pháp quy định.

- Đối với Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân: Địa vị pháp lý; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan này trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Hiến pháp quy định; đặc biệt là trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, với phương hướng lấy Tòa án làm trung tâm; việc thực hiện quy định của Hiến pháp về yêu cầu bảo đảm tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử, mối quan hệ với Quốc hội, Chính phủ.

- Đối với chính quyền địa phương: Địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Hiến pháp; cơ chế phân cấp, phân quyền giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Quá trình đánh giá, cần kết hợp tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại những địa phương đã và đang tiếp tục triển khai.

2.7. Về kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp

- Những ưu điểm trong kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp năm 1992.

- Chỉ ra được những nội dung cần tiếp tục kế thừa về mặt kỹ thuật trình bày, thể hiện các quy định của Hiến pháp (liên quan đến việc trình bày Lời nói đầu, bố cục các chương, điều; kỹ thuật thể hiện các nội dung, điều khoản cụ thể của Hiến pháp …), để các quy định của Hiến pháp được thể hiện rõ ràng, được hiểu thống nhất, bảo đảm để các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài.

B. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ; NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG VIỆC THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 1992 

Việc đánh giá cần gắn với các lĩnh vực lớn như đã nêu trên; trong đó, ở từng lĩnh vực cụ thể, chú ý đánh giá những trọng tâm sau đây:

1. Nhận thức và sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp.

2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp năm 1992 gắn với:

a) Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp;

b) Việc tổ chức thực hiện Hiến pháp trong thực tiễn cuộc sống;

c) Tổ chức bộ máy; việc thực hiện thẩm quyền hiến định của từng cơ quan; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp.

3. Những vướng mắc trong việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp; trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp có nguyên nhân từ những tồn tại, hạn chế trong chính các quy định của Hiến pháp.

4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan) và bài học kinh nghiệm; từ đó, chỉ ra được những quy định của Hiến pháp thực sự cần thiết phải xem xét sửa đổi, bổ sung.

III. BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH MỚI VÀ KIẾN NGHỊ NHỮNG NỘI DUNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1992

1. Bối cảnh tình hình mới và những yêu cầu đặt ra

- Bối cảnh tình hình trong nước và thế giới đang có những thay đổi quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

- Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn; yêu cầu thể chế hóa đường lối lãnh thổ của Đảng trong thời kỳ mới.

2. Kiến nghị những nội dung cần tiếp tục kế thừa; những nội dung cần xem xét sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 1992

Tùy theo từng nội dung, có thể có các kiến nghị sau đây:

- Kiến nghị về phương án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định trong Hiến pháp hay chỉ sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cụ thể.

- Kiến nghị về việc tiếp tục kế thừa những nội dung quy định của Hiến pháp năm 1992 gắn với các chương, điều, khoản cụ thể của Hiến pháp.

- Kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp (cả về nội dung và kỹ thuật trình bày) gắn với các chương, điều, khoản cụ thể của Hiến pháp.

- Kiến nghị về việc thi hành Hiến pháp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐHP ngày 23/08/2011 tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.654

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.73.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!