ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
49/2013/CT-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 04 tháng 12 năm 2013
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm
2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Để triển khai, thực hiện có hiệu
quả Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7
năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh có
trách nhiệm:
a) Quán triệt thực hiện nội dung
Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
b) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp
dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp và các
cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành và
lĩnh vực được phân công theo đúng quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
d) Phân công, bố trí cán bộ, công
chức, viên chức thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính và thường xuyên theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
đ) Căn cứ vào điều kiện của cơ
quan, đơn vị, các văn bản pháp luật có liên quan bố trí kinh phí và cơ sở vật
chất phù hợp để thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
e) Phản ánh kịp thời các quy định
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực
tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn thuộc phạm vi quản lý của ngành về Ủy ban nhân
dân tỉnh (qua Sở Tư pháp).
g) Thực hiện nhiệm vụ thống kê xử
phạt vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của ngành.
h) Thực hiện chế độ báo cáo tình
hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định và gửi về Sở
Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các cơ quan được tổ chức theo
ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh:
a) Thực hiện chế độ báo cáo tình
hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của mình về Sở Tư pháp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị
định số 81/2013/NĐ-CP.
b) Phối hợp thanh tra thi hành pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
c) Thực hiện nhiệm vụ thống kê xử
phạt vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của mình.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa
bàn tỉnh.
b) Hàng năm, tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện công tác
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm chính theo các yêu cầu của cơ quan nhà nước
cấp trên.
c) Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra
liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
d) Phối hợp thanh tra khi có phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trên địa bàn trong trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định
số 81/2013/NĐ-CP.
đ) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính cho đội ngũ công chức, người làm công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm chính của các cơ quan, đơn vị.
e) Tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh các biện pháp giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình
thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
g) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ thống kê xử phạt vi phạm hành chính trong phạm
vi quản lý của tỉnh.
h) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
i) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại
địa phương để gửi Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành
chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5. Sở Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và cùng với các cơ
quan báo chí Trung ương trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền,
giới thiệu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số
81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố Huế
a) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến
Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
b) Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý
của địa phương.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị
định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp và các
cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.
đ) Thực hiện nhiệm vụ thống kê
trong phạm vi quản lý của địa phương.
e) Thành lập đoàn kiểm tra liên
ngành để thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi
phạm hành chính trong trường hợp quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều
21 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
g) Tổ chức thanh tra theo kiến nghị
của Sở Tư pháp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về
việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn trong trường hợp
quy định tại Điều 22 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. h) Chỉ đạo cơ quan tài
chính cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân bố trí kinh phí để thực hiện công tác
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
i) Thực hiện chế độ báo cáo tình
hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm chính theo quy định và gửi về Sở Tư
pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
7. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10
ngày, kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, khó khăn, các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|