BỘ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/VBHN-BNV
|
Hà Nội, ngày
16 tháng 4 năm 2019
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân
phố, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ
chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng
01 năm 2019.
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10
tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số
09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14,
Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn;
Căn cứ Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28
tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và
hoạt động của thôn, tổ dân phố.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và
phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố.
Điều 2. Thôn, tổ dân
phố
1. Thôn, làng, ấp, bản,
buôn, bon, phum, sóc,… (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là
thôn.
2. Tổ dân phố, khu phố,
khối phố, khóm, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức
ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
3. Thôn, tổ dân phố
không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có
chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã,
phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực
hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản,
tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Điều 3. Nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố[2]
1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp
hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp
ủy đảng.
2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước
(quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt
động ổn định; Thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc
điểm từng địa phương.
4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng,
quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi
có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì
điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường
hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 4. Tổ chức của thôn, tổ
dân phố[3]
1. Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ
trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ
trưởng tổ dân phố.
2. Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban
công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận
Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 5. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố[4]
1. Cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố bàn, quyết
định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi
công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ
hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư
phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cộng đồng dân cư tham gia bàn và biểu quyết để
cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền
quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của
Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
3. Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn
xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở
địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.
4. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận
động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát
động.
5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố.
Điều
6. Hội nghị của thôn, tổ dân phố
1. Hội nghị thôn, tổ
dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần
có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử
tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50%
số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
2. Việc tổ chức để
nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết
định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5
của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị
quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của
Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 7. Điều kiện thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới[5]
1. Trong trường hợp do khó khăn trong công tác
quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố yêu cầu
phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố
mới phải đạt các điều kiện sau:
a) Quy mô số hộ gia đình:
Đối với thôn ở xã:
Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc có từ 150 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có
từ 300 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Trung có từ 250 hộ
gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Nam có từ 350 hộ
gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 200 hộ
gia đình trở lên;
Thôn ở xã biên giới, xã đảo; thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành
chính cấp xã có từ 100 hộ gia đình trở lên;
Đối với tổ dân phố ở phường, thị trấn:
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh
trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng có từ 350 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hà Nội có từ 450
hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền
Trung có từ 300 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền
Nam có từ 400 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có từ 450 hộ gia
đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Tây
Nguyên có từ 250 hộ gia đình trở lên;
Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới,
phường, thị trấn đảo; tổ dân phố ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp
xã có từ 150 hộ gia đình trở lên.
b) Các điều kiện khác:
Cần có cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục
vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
2. Đối với các trường hợp đặc thù
a) Thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải
phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, thôn hình thành do di dân ở miền núi, vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, thôn nằm
biệt lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có địa bàn rộng, giao
thông đi lại khó khăn thì quy mô thôn có từ 50 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố
có từ 100 hộ gia đình trở lên.
b) Trường hợp ở khu vực biên giới, hải đảo cách
xa đất liền, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ quyền biển đảo
thì việc thành lập thôn, tổ dân phố không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia
đình nêu tại khoản 1 Điều này.
c) Thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm
canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp
xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm
thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới
thôn, tổ dân phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình
thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 9 Thông tư
này.
Điều 7a. Điều kiện sáp nhập,
giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố[6]
1. Trường hợp sáp nhập thôn, tổ dân phố
a) Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ
gia đình dưới 50% quy mô số hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều
7 Thông tư này thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố đạt từ 50% quy
mô số hộ gia đình trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông
tư này ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập;
c) Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ
dân phố cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong
tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương;
d) Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố phải được
trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố
sáp nhập tán thành.
2. Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố do Nhà
nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp, ổn định dân cư và các
trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân
cư và giải quyết các vấn đề liên quan khác được thực hiện theo Phương án bồi
thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
3. Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc
sáp nhập không được trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một
đơn vị hành chính cấp xã.
4. Việc đổi tên thôn, tổ dân phố được thực hiện
theo nguyện vọng của nhân dân sinh sống tại thôn, tổ dân phố.
Điều 8. Quy trình và hồ sơ
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
1. Căn cứ nguyên tắc
quy định tại Điều 3 và điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới tại Điều 7 Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân
dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết thành
lập thôn mới, tổ dân phố mới;
b) Tên gọi của thôn mới,
tổ dân phố mới;
c)[7] (được bãi bỏ);
d) Dân số (số hộ gia
đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới;
đ)[8] (được bãi bỏ);
e) Các điều kiện
khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông
tư này;
g) Đề xuất, kiến nghị.
2. Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong
khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
3. Đề án thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ
gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban
nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng
nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc
kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã
hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Trong thời hạn mười
lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy
ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố
mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ
không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
5. Hồ sơ trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban
nhân dân cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này);
b) Văn bản thẩm định của
Sở Nội vụ.
6.[9] Căn cứ hồ
sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị
quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
Điều 8a. Quy trình và hồ
sơ sáp nhập, giải thể và đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố[10]
1. Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố
được áp dụng thực hiện như quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Chuyển thôn thành tổ dân phố trong trường hợp
thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã:
Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
về việc thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển thôn thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.
3. Đối với trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố:
Sau khi thực hiện Phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư hoặc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Tờ trình kèm theo Danh
sách các hộ gia đình thuộc thôn, tổ dân phố liên quan trình Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quyết định giải thể thôn, tổ dân phố.
4. Việc đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố:
a) Việc đặt tên thôn, tổ dân phố được thực hiện
trong quy trình lập hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới, sáp nhập thôn, tổ
dân phố;
b) Việc đổi tên thôn, tổ dân phố thực hiện theo
các bước như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gồm: Tờ trình
và Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố (phương án cần nêu rõ lý do của việc đổi
tên thôn, tổ dân phố; tên của thôn, tổ dân phố sau khi đổi tên…) và tổ chức lấy
ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân
phố về phương án đổi tên thôn, tổ dân phố, tổng hợp các ý kiến và lập thành
biên bản lấy ý kiến;
Phương án đổi tên thôn, tổ dân phố nếu được trên
50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp
xã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua Phương án đổi
tên thôn, tổ dân phố; trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết Hội
đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân
dân cấp huyện;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện
có Tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Nội vụ thẩm định,
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
xem xét ban hành Nghị quyết về việc đổi tên thôn, tổ dân phố.
Điều
9. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có
1. Đối với trường hợp
ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư này thì sau khi có quyết định về chủ trương của
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án ghép cụm dân
cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
a) Sự cần thiết ghép cụm
dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có;
b)[11] (được bãi
bỏ);
c) Dân số (số hộ gia
đình, số nhân khẩu) của thôn, tổ dân phố sau khi ghép;
d)[12] (được bãi
bỏ);
đ) Đề xuất, kiến nghị.
2. Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình
trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và thôn, tổ dân phố
hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có; tổng hợp các ý
kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
3. Đề án ghép cụm dân
cư vào thôn, tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện
hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân
dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân
dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể
từ ngày có Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp
xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực
hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần
thứ 2; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm ngày làm việc
kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
4. Hồ sơ trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban
nhân dân cấp xã;
b) Hồ sơ ghép cụm dân
cư vào thôn, tổ dân phố hiện có của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Trong thời hạn mười
lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy
ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem
xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định
việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có.
Chương III
TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ
DÂN PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ
Điều
10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố[13]
1. Nhiệm vụ:
a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố;
tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân
dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo
quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư này;
b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân
chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt;
c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã
giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ
dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm
pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được
nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn,
tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu
quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ
chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện
các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết
quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do
nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn,
tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc
cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp
và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ
dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ
dân phố.
Điều 11. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường
trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe,
nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị
và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và
phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của
cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Điều
12. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố[14]
1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng
thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trên cơ sở thống nhất với Chi ủy Chi bộ, Ban
công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử danh sách để Hội nghị của thôn, tổ dân
phố bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tại hội nghị này, cử tri tại thôn, tổ
dân phố có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử. Căn cứ kết quả bầu cử, Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thời
điểm tổ chức bầu được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng
thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Chương 2 Nghị quyết liên
tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn
thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh
Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
2. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ
là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân
phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày
có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ
dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 13. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những
người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; được hưởng phụ cấp hàng
tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của
pháp luật.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nếu hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm
vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ
sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM VÀ HIỆU LỰC
THI HÀNH
Điều 14. Trách nhiệm thi
hành
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh việc thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới;
b) Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương;
c) Ban hành Tiêu chí phân loại thôn, tổ dân phố
phù hợp với thực tế quy mô dân số, diện tích và tính đặc thù của địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a)[15] (được bãi bỏ);
b) Quyết định kết quả phân loại thôn, tổ dân phố
để chính quyền cấp xã thống nhất thực hiện;
c) Chỉ đạo việc thực hiện Thông tư này và Quy chế
tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
trên địa bàn.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân
phố hiện có sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này
và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành trên địa bàn.
4.[16] Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố trên địa bàn bảo đảm theo quy định tại Thông tư này và Quy chế
về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành.
5. Sở Nội vụ:
a) Thẩm định việc thành lập thôn mới, tổ dân phố
mới trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Theo dõi việc thực hiện các quy định của
Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện về
việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
d) Tháng 12 hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư này và Quy chế tổ chức và hoạt động
của thôn, tổ dân phố ở địa phương.
Điều 15. Hiệu lực thi hành[17]
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
10 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số
13/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ
dân phố.
Đối với thôn, tổ dân phố đã bố trí thêm 01 Phó
trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố theo số dân quy định tại Điều 4 của Quy chế tổ
chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số
13/2002/QĐ-BNV thì Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được bố trí thêm này tiếp
tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ, sau đó thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Trong quá trình thực
hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức và cá nhân gửi ý kiến về Bộ
Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
THEO VÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ)
Stt
|
Tên vùng
|
Các tỉnh thuộc
vùng
|
1
|
Trung du và miền núi phía Bắc
|
Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện
Biên, Thái Nguyên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang,
Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh
|
2
|
Đồng bằng sông Hồng
|
Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Hà
Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội
|
3
|
Miền Trung
|
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng
|
4
|
Miền Nam
|
Bình Phước, Cà Mau, Long An, Trà Vinh, Tây
Ninh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, Tiền
Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu, thành phố
Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh
|
5
|
Tây Nguyên
|
Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum
|
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Anh Tuấn
|
[1]
Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân
phố có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày
20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn và Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17
tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03
tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa
phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng
dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”
[2].
Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[3]
Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[4]
Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3, Điều 1 Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[5]
Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4, Điều 1 Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019
[6]
Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5, Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV
ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu lực thi hành từ
ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[7]
Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[8]
Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BNV
ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu lực thi hành từ
ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[9]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số
14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có hiệu
lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[10] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7, Điều 1 Thông
tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có
hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[11] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông
tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có
hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019
[12] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông
tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có
hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019
[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8, Điều
1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân
phố, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9, Điều
1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân
phố, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[15] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông
tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, có
hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10,
Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ
dân phố, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019.
[17] Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV
ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
của thôn, tổ dân phố, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2019 quy định
như sau:
“ Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 01
năm 2019.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số
09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và bãi
bỏ điểm a khoản 2 Điều 14; điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 8; điểm b, điểm d khoản
1 Điều 9 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
có vướng mắc, đề nghị tổ chức và cá nhân gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để xem xét, giải
quyết./.”