HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
149-HĐBT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1982
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 149-HĐBT NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1982 VỀ VIỆC PHÂN VẠCH ĐỊA
GIỚI MỘT SỐ HUYỆN VÀ ĐỔI TÊN HUYỆN ĐÔNG THIỆU THUỘC TỈNH THANH HOÁ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Điều 107 của Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều 16 của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá và ban tổ chức của Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Phân vạch lại địa
giới hành chính một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hoá
như sau:
1. Chia huyên Lương Ngọc
thành hai huyện lấy tên là huyên Lang Chánh và huyện Ngọc Lạc.
a) Huyện Lang Chánh gồm 10 xã là
Yên Khương, Yên Thắng, Trí Năng, Giao An, Giao Thiện, Quang Hiến , Tam Văn, Tân
Phúc, Đồng Lương và Lâm Phú.
Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện
đóng tại xã Đồng Lương.
Địa giới huyện Lang Chánh ở phía
Bắc giáp huyện Bá Thước; phía Nam giáp huyện Thường Xuân; phía Đông giáp huyên
Ngọc Lạc; phía Tây giáp huyện Quan Hoá.
b) Huyện Ngọc Lạc gồm 20 xã và 2
thị trấn là Mỹ Tân. Vân An, Cao Ngọc, Nguyệt Ấn, Phùng Giáo, Phùng Minh, Phúc
Thịnh, Kiên Thọ, Minh Sơn, Minh Tiến, Ngọc Trung, Cao Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc
Sơn, Ngọc Liên, Quang Trung, Đồng Thịnh, Thạch Lập, Thuý Sơn, Ngọc Khê, thị trấn
nông trường Lam Sơn, thị trấn nông trường Sông Âm.
Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện
đóng tại xã Ngọc Khê.
Địa giới huyện Ngọc Lạc ở phía Bắc
giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước; phía Nam giáp huyện Thường Xuân và huyện
Thọ Xuân; phía Đông giáp huyện Thọ Xuân; phía Tây giáp huyện Lang Chánh.
2. Chia huyện Vĩnh Thạch
thành hai huyện lấy tên là huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc.
a) Huyện Thạch Thành gồm 25 xã
và 2 thị trấn là Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thạch Yên, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch
Cẩm, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Long, Thành Vinh, Thành Trực, Thành Tân ,
Thành Quảng, Thành Mỹ, Thành Minh, Thành Công, Thành Tâm, Thành Vân, Thành Thọ,
Thành An, Ngọc Trạo, Thành Long, Thành Tiến, Thành Kim, Thành Hưng, thị trấn
nông trường Thạch Thành, thị trấn nông trường Vân Du.
Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện
đóng tại xã Thành Kim.
Địa giới huyện Thạch Thành ở
phía bắc giáp tỉnh Hà Nam Ninh; phía nam giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Vĩnh Lộc;
phía đông giáp huyện Hà Trung; phía tây giáp huyện Bá Thước.
b) Huyện Vĩnh Lộc gồm 15 xã là
Vĩnh Quang, Vĩnh Hưng, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành,
Vĩnh Minh, Vĩnh Khang, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh,
Vĩnh An.
Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện
đóng tại xã Vĩnh Thành.
Địa giới huyện Vĩnh Lộc ở phía bắc
giáp huyện Thạch Thành; phía nam giáp huyện Thiệu Yên; phía đông giáp huyện Hà
Trung; phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Thiệu Yên.
3. Chia huyện Trung Sơn thành
hai huyện lấy tên là huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn.
a) Huyện Hà Trung gồm 24 xã là
Hà Long, Hà Giang, Hà Bắc, Hà Tiến, Hà Yên, Hà Tân, Hà Bình, Hà Lĩnh, Hà Sơn,
Hà Đông, Hà Ngọc, Hà Phong, Hà Ninh, Hà Lâm, Hà Dương, Hà Vân, Hà Thanh, Hà
Thái, Hà Lai, Hà Châu, Hà Phú, Hà Hải, Hà Toại, Hà Vinh.
Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện
đóng tại xã Hà Phong.
Địa giới huyện Hà Trung ở phía bắc
giáp thị xã Bỉm Sơn; phía nam giáp huyện Hậu Lộc; phía đông giáp huyện Nga Sơn;
phía tây giáp huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc.
b) Huyện Nga Sơn gồm 26 xã là
Nga Điền, Nga An, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thành,
Nga Hải, Nga Giáp, Nga Mỹ, Nga Yên, Nga Văn, Nga Trường, Nga Thiện, Ba Đình,
Nga Vinh, Nga Thắng, Nga Lĩnh, Nga Nhân, Nga Thanh, Nga Bạch, Nga Hưng, Nga
Trung, Nga Thuỷ, Nga Thạch.
Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện
đóng tại xã Nga Mỹ.
Địa giới huyện Nga Sơn ở phía bắc
giáp tỉnh Hà Nam Ninh; phía nam giáp huyện Hậu Lộc; phía đông giáp biển Đông,
phía tây giáp huyện Hà Trung.
4. Đổi tên huyện Đông Thiệu
thành huyện Đông Sơn.
Điều 2.- Ủy ban nhân dân
tỉnh Thanh Hoá và Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.